Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 8

Tự cổ tự kim.

Chấp chỉ vong nguyệt, Bình địa lục trầm.

….

Hữu cú vô cú Điêu điêu đát đát.

Tiệt đoạn cát đằng. Bỉ thử khoái hoạt


(Câu hữu câu vô,

Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,

Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm, Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Câu hữu câu vô,

Tác động qua lại, chẳng tác động qua lại. Chóng tan như tuyết làm nón, như hoa làm hài. Uổng công ôm gốc cây đợi thỏ.

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 8


Câu hữu câu vô, Từ xưa đến nay.

Chỉ “chấp” ngón tay mà quên vầng trăng, Thế là chết đuối trên đất bằng.

Câu hữu câu vô, Khiến người rầu rĩ.

Cắt đứt mọi duyên quấn quít như dây leo, Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt.) (Hữu cú vô cú)

Sự mê lầm bám chấp vào hữu và vô cũng giống như anh chàng qua sông rơi kiếm vội khắc dấu mạn thuyền, sau đấy cứ theo dấu mạn thuyền mà tìm kiếm. Hữu vô cũng chóng tan như dùng tuyết làm nón, như đem hoa làm hài, uổng công phí

sức như kẻ ôm gốc cây đợi thỏ. Hữu vô cũng như mải chấp vào ngón tay mà quên mất đích đến là vầng trăng. Con người chấp vào hữu vô chẳng qua là kết quả của sự vô minh. Chính thế giới giả tướng này đã trói buộc con người trong vòng vô minh. “Có người hỏi: “Tại sao hữu tình thì không có Phật tính, còn vô tình thì có Phật tính?” Sư đáp: “Từ người đến Phật là chấp trước vào thánh tình; từ người đến địa ngục là chấp trước vào phàm tình” [68, tr. 425]. Vì mê lầm giữa giả tướng với hiện thực mà con người luẩn quẩn trong vòng luân hồi. Bởi vậy mà chỉ cần con người cắt hết được sự mê lầm như dây leo quấn quít thì vô và hữu hoàn toàn biến mất, con người sẽ thoát khỏi sự vô minh và đạt tới bờ giác ngộ.

Vô tâm là:

Tịch mịch thiên sơn hồng diệp lạc, Thất vân như mộng viễn chung thanh. (Lặng lẽ nghìn non, rơi lá đỏ

Mây giăng như mộng, tiếng chuông xa.)

(Vũ Lâm thu vãn)

Đây là chỗ khác biệt của Thiền so với Nho giáo, cũng là chỗ phân biệt Trần Nhân Tông với các nhà Nho. Nếu Nho giáo, con đường tu thân là để đạt đến chỗ hợp với đạo thì với Thiền, tu thân là để trở nên vô tâm. Khi tâm đã không thì cõi trần gian biến mất, không còn trần gian, cũng chẳng còn miền cực lạc. Khi ấy thì con người dù ở cõi trần thì cũng không còn nghĩ là ở cõi trần nữa. Khi ấy mọi phiền não cũng không còn làm ta vướng bận. Chỉ còn lại một tiếng chim kêu khi mùa xuân đã tàn. Khi ấy con người dù vẫn trong luân hồi nhưng lại đã thoát ra khỏi luân hồi. Khi ấy thì con người thực sự cảm nhận được lạc thú của sự đắc ngộ đạo ngay giữa cõi trần gian.

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc; Danh lợi tâm tuỳ dạ vũ hàn.

Hoa tận vũ tình sơn tịch tịnh; Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

(Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm, Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm.

Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non tịch mịch

Một tiếng chim kêu, lại cảnh xuân tàn)

(Sơn phòng mạn hứng II)

Nho gia cũng có cái lạc thú theo kiểu này. Nhưng cái lạc của Thiền và của Nho không giống nhau. “Lạc của Thiền là vô chấp, là siêu việt. Lạc của Nho gia là chấp trứ. Lạc của Nho gia trong vòng của nhân tình thế tục, lạc của sự buộc tâm mình vào cuộc đời, lạc của thiên tính bất biến, của nhân cách cá thể, của sự hành đạo có hiệu quả… Còn lạc của Đạo gia là lạc thú của sự vượt bỏ mọi giới hạn, vượt bỏ mọi ràng buộc, ràng buộc của xã hội, của nhân tình, của sinh tử, của lợi ích, của thị phi, tìm tới tự do cho cá thể. Nhưng sự vượt bỏ giới hạn này chưa đạt tới sự siêu việt như Thiền. Các giới hạn mà Đạo gia vượt bỏ để truy cầu sự giải phóng cho cá thể vẫn trong vòng của thế giới thực” [129].

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.

Như kim kham phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng

(Thuở trẻ chưa từng hiểu rõ “sắc” với “không”, Mỗi khi xuân đến vẫn gửi lòng trong trăm hoa. Ngày nay đã khám phá được bộ mặt chúa xuân,

Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa rụng.)

(Xuân vãn)

Thời tuổi trẻ chưa hiểu được chân lý của sắc với không, còn mê lầm ngộ nhận nên xuân đến vẫn rộn rã trong lòng. Ngày nay khi đã thấu hiểu được mùa xuân bên ngoài kia chẳng phải là mùa xuân đích thực, rằng mùa xuân đích thực phải là ở trong tâm ta kia, rằng khi ta đã phá được vô minh, không còn bị cái nhìn nhị kiến trói buộc nữa, thì xuân hạ thu đông có ý nghĩa gì nữa đâu. Khi tâm ta đã là mùa xuân thì dẫu bên ngoài kia có đang là nóng đổ lửa hay lá rụng, tuyết rơi thì vẫn cứ là mùa xuân. Và chính vì thế mà người có được sự bình thản khi ngồi trên nệm cỏ ngắm những cánh hoa rụng cuối mùa xuân, cái bình thản của người đã ngộ đạo. Phải đạt đến cảnh giới vật ngã câu vong, cả ta và vật đều quên hết, thực sự không còn ta cũng không còn vật nữa, mới có thể đánh mất cảm giác về cái hữu hạn của kiếp người, của một con người, để vượt qua được vòng luân hồi ngay nơi hạ giới

này. Xét cho cùng, Trần Nhân Tông có những chỗ giống Nho, có nét Nho, nhưng về cơ bản, ông vẫn là một vị Thiền sư. Con đường tìm giải thoát không rời thế gian, nhậm vận tùy duyên, cư trần lạc đạo đã lại tạo điều kiện có tính tiên quyết, tính nền tảng cho sự tồn tại của nhiều cảm hứng và niềm quan tâm thế tục khác. Đó chính là chỗ để cho nhiều tinh thần khác của Nho gia xuất hiện, tích hợp, ươm mầm.

1.3.2. Vấn đề dân tộc

Dân tộc là vấn đề lớn mà nền văn học Việt Nam kéo dài từ trung đại đến hiện đại tập trung thảo luận, đề cập chứ không phải chuyện riêng của một giai đoạn nào. Nhưng nó càng không phải là chuyện của văn học Thiền. Ở Việt Nam, đối với nhà Nho, từ chuyện thiên hạ chuyển thành vấn đề dân tộc là con đường đi rất ngắn để đạt được địa vị vững chắc. Nó gần gũi và có thể được đồng nhất với lý tưởng, trách nhiệm xã hội và tinh thần trung quân ái quốc của Nho gia. Với Phật giáo thì không có chuyện thiên hạ, càng không có chuyện quốc gia dân tộc. Nhưng ở thời Lý- Trần, Thiền nhập thế, và nhất là với hoàn cảnh xã hội ở một đất nước non trẻ mới thành lập, với xuất thân và địa vị của những người tu Thiền, văn chương của các vị Thiền sư vẫn đến với những vấn đề dân tộc quốc gia. Chúng ta đều không xa lạ gì với chuyện các thiền sư thời Lý- Trần tham dự chính sự, và càng không ngạc nhiên với chuyện họ dùng thơ văn để nói về những chuyện liên quan đến nước nhà. Phật giáo ở giai đoạn này có có tác dụng chống bạo loạn, chống tàn sát và chiến tranh khốc liệt; chống lại sự khác biệt tư tưởng và là cơ sở để cố kết nhân tâm. Khi chính trị và Phật giáo hợp nhất, vương quyền và thần quyền kết hợp làm một ở vị quốc chủ thì hoạt động Phật giáo có ý nghĩa chính trị, hay nói cách khác, nhà nước quân chủ Đại Việt đã sớm nhìn thấy sức mạnh của Phật giáo để khai thác triệt để trong việc xây dựng, cai trị và bảo vệ đất nước. Hành vi sùng bái ngai vàng và tôn kính Phật giáo được đồng nhất. Ở buổi đầu dựng nước, trong hoàn cảnh nguy cơ phân liệt, nội chiến và cả sự tàn khốc, dã man do thiếu giáo hóa thì Phật giáo cũng có ý nghĩa với việc lập quốc và duy trì nền chính trị. Nhưng vì không có sẵn những hệ thống quan niệm và tri thức để giải quyết những chuyện thế tục theo cách của thế tục, cho nên, để đến với vấn đề dân tộc này, các vị Thiền sư thường đồng thời bước gần tới Nho giáo hơn, thậm chí vay mượn và đồng nhất với cách nhìn vấn đề dân tộc từ Nho giáo.

Với tư liệu hiện có, chúng ta không lưu giữ được nhiều tác phẩm văn chương của giai đoạn lập quốc. Nếu không kể đến bài thơ Nam quốc sơn hà (khuyết danh) và Dự đại phá Hoằng Thao chi kế (Ngô Quyền) thì tác phẩm văn chương đầu tiên của nền văn học viết là Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận).

Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

(Vận nước như dây leo quấn quýt, Ở góc trời Nam mở ra cảnh thái bình Vô vi ở nơi cung điện

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh)

Đây là bài thơ được ông viết để trả lời vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước. Từ hoàn cảnh ra đời, tác phẩm này đã mang đậm màu sắc văn học chức năng. “Vô vi” là một thuật ngữ được cả Nho, Phật, Đạo sử dụng. Nhưng với bài thơ này, có lẽ hiểu “vô vi” theo Nho giáo là hợp lý hơn cả, đó là “chữ của Nho gia mượn của Đạo gia để biểu thị phương sách Đức trị” [170, tr. 1828]. Khổng Tử nói rằng: “Vô vi nhi trị giả, kỳ Thuấn dã dư? Phù, hà vi tai? Cung kỷ, chính Nam diện nhi dĩ hĩ” (Vô vi mà bình trị được, là Thuấn vậy chăng? làm sao đây? Cung kính giữ vị trí trị dân của mình mà thôi). Chu Hi chú giải câu này như sau: “Vô vi mà thịnh trị là vì bậc thánh nhân có đức thịnh nên cảm hóa được nhân dân, không phải làm gì hơn”. Bài thơ khẳng định vận nước sẽ bền chắc như dây leo quấn quýt, cảnh thái bình thịnh trị sẽ kéo dài lâu, đó là do nhà vua ở ngôi cao mà theo cách trị nước “vô vi”. Chúng tôi cho rằng cảm hứng cũng như xúc cảm của bài thơ là theo hướng Nho giáo, là cách nói, cách luận giải quen thuộc của nhà Nho về cảnh thái bình thịnh trị. Các nhà Nho sau này dù nói gì, luận lý gì về đề tài này thì cũng không ra khỏi cái vòng cảm khái đó. Không xét đến yếu tố tác giả thì chúng ta hoàn toàn có thể xếp lẫn Quốc tộ vào trong số những bài thơ đầu tiên của nền văn học Nho giáo Việt Nam, đại diện cho loại văn học chức năng phục vụ mục đích chính trị, mang cảm hứng về đất nước, mang niềm tin về một nền thái bình thịnh trị dài lâu bằng con đường Đức trị.

Trần Nhân Tông không viết nhiều về những vấn đề đời thường, về chuyện dân tộc. Sống giữa thời đại hào hùng, là người dẫn dắt đất nước chống lại hai cuộc xâm lăng của quân Nguyên Mông, nhưng dấu ấn của những chiến thắng huy hoàng này để lại trong tác phẩm của ông không nhiều và không rõ nét. Trong số vài bài thơ hiếm hoi mang cảm hứng dân tộc của Trần Nhân Tông, chúng ta đều thấy toát lên một tinh thần lạc quan với niềm tin vào sức mạnh của dân tộc mình.

Tì hổ thiên môn túc,

Y quan nhất phẩm thông. Bạch đầu quân sĩ tại,

Vãng vãng thuyết Nguyên Phong

(Quân thị vệ như hùm gấu, trước nghìn cửa đứng nghiêm túc, Áo mũ các quan đủ cả bảy phẩm.

Người lính già đầu bạc còn đến ngày nay, Thường kể lại chuyện đời Nguyên Phong)

Bài thơ được sáng tác trong một ngày xuân nhà vua tới thăm lăng mộ của Thái Tông trước cuộc chiến tranh năm 1285. Những câu thơ gợi nhắc đến hào khí Nguyên Phong của chiến thắng năm 1257. Hai câu đầu mô tả cảnh vật thời hiện tại với cảnh uy nghi trước lăng. Hai câu sau là hình ảnh người lính già đầu đã bạc mà vẫn nhớ mãi những tháng ngày hào hùng thời trai trẻ của mình và của đất nước. Nó cho thấy niềm tin của Nhân Tông vào khí thế của thời đại, dựa trên sức mạnh của hiện tại và quá khứ. Sáng tác này gần với tiểu loại thơ vịnh sử của nhà Nho, từ những xúc cảm trước cảnh vật có ý nghĩa lịch sử, hồi cố lại quá khứ oai hùng, và suy ngẫm về hiện tại.

Chuyện chiến tranh chỉ là thứ nhất thời, trong phạm vi cảm hứng dân tộc, khát vọng hòa bình mới là chủ đề mà Trần Nhân Tông nói đến nhiều hơn cả. Khi cuộc chiến chống quân Nguyên vừa chấm dứt, Trần Nhân Tông lại đem quân đi đánh Ai Lao. Bài thơ sau được làm trên đường hành quân ấy:

Cẩm phàm khinh sấn lãng hoa khai, Bồng để yêm yêm thủ bất đài.

Tam giáp mộ vân vô nhạn đáo,

Cửu than minh nguyệt hữu long lai.

Thê lương hành sắc thiêm cung mộng, Liêu loạn nhân sầu đáo tửu bôi.

Hán Vũ phiên chiêu cùng độc báng, Nam nhi cấp cấp nhược vi tai.

(Buồm gấm nhẹ nhàng lướt tới, hoa sóng nổ tung, Dưới mui thuyền, uể oải không muốn ngẩng đầu. Núi Tam giáp lơ lửng mấy chiều, không nhạn tới,

Chốn Cửu than trăng sáng vằng vặc, có rồng bơi lại.

Cảnh đi đường lạnh lẽo lại thêm giấc mộng cung đình vấn vương, Mối sầu vơ vẩn đến với chén rượu.

Hán Vũ Đế lại chuốc lấy lời chê “cùng binh độc vũ”, Thế thì nam nhi lật đật về việc chinh chiến làm gì?)

Bài thơ tả cảnh vật thảm đạm trên con đường đi chinh chiến. Ở đấy người ta không thấy khát vọng của kẻ đi chinh phục, không thấy tráng chí của người cầm quân ra trận, mà chỉ thấy nỗi băn khoăn của người về chuyện tại sao phải lật đật về chuyện chinh chiến làm gì, khi mà Hán Vũ Đế thì bị chê là kẻ “cùng binh độc vũ”.

Chúng ta hiện còn giữ lại được vài bài thơ ngoại giao của Trần Nhân Tông. Trong số đó có một bài thơ Nhân Tông làm trong dịp thù tiếp sứ thần nhà Nguyên sang dụ vua nhà Trần sang cống nạp.

Thiều tinh lưỡng điểm chiếu thiên Nam, Quang dẫn thai triền dạ nhiễu tam.

Thượng quốc ân thâm tình dị cảm, Tiểu bang tục bạc lễ đa tâm.

Tiết lăng chướng vụ thân vô dạng. Tiên phất xuân phong mã hữu tham.

Đỉnh ngữ nguyện ôn Trung Thống chiếu. Miễn giao ưu quốc mỗi như đàm.

(Hai ngôi sao sứ thần chiếu xuống trời Nam,

Ánh sáng dẫn theo cung độ mỗi đêm diễu quanh ba vòng. Ơn thượng quốc sâu sắc dễ cảm tình người.

Phong tục nước nhỏ đơn giản thẹn lễ nghi sơ suất.

Cờ tiết mao vượt qua lam chướng, ngài vẫn bình an, Ngọn roi quất vào gió xuân, ngựa có ngựa kèm.

Xin hãy ôn lại lời nói “chuông vạc” trong tờ chiếu năm Trung Thống,

Để tránh cho nhau khỏi mối phiền “lo nước” luôn luôn nung đốt trong lòng.)

(Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng)

Đây là tác phẩm mang tính chất ngoại giao được viết ra phục vụ mục đích chính trị rõ ràng. Lúc này, chúng ta chỉ thấy Trần Nhân Tông với tư cách một ông vua, một nhà ngoại giao. Cả bài thơ tràn ngập những từ ngữ ngợi khen, xã giao mềm mỏng như “thượng quốc”, “ân thâm”, “tiểu bang”, “tục bạc”. Từng câu chữ toát lên một nỗi niềm lo lắng cho sự yên bình của đất nước. Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn cũng là một bài thơ ngoại giao như thế, được sáng tác sau chiến thắng năm 1288, khi quân Nguyên bị nhà Trần đánh bại. Sau khi Trần Nhân Tông cho sứ sang cống và dâng biểu tạ lỗi thì năm 1289, Lý Tư Diễn được cử sang tuyên chiếu tha tội và phong tước cho vua Trần. Trong dịp ấy, Trần Nhân Tông viết bài thơ này:

Thác khai địa giác giai hòa khí, Tịnh hiệp thiên hà tẩy chiến trần.

(Mảnh đất mới mở rộng cũng có hòa khí, Kéo sông Thiên Hà rửa sạch bụi chiến tranh)

Hai câu thơ nói về chuyện kéo sông Thiên hà để rửa sạch bụi chiến tranh. Đó là niềm khát khao được thấy cuộc sống thanh bình trường cửu, như chưa từng có cuộc chiến tranh nào diễn ra. Đấy là cách thức diễn đạt và tư duy mà các nhà Nho luôn hướng tới sau các cuộc binh đao. Đặng Dung sau này, người ngay cả khi đất nước đang trong những ngày tháng đen tối nhất, không tìm ra lối thoát mà đầu đã sớm bạc, vẫn hàng đêm “Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma” (Luống tiếc bao phen mài gươm Long Tuyền dưới bóng trăng), cũng từng viết rằng:

Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

(Giúp vua, có lòng định dỡ trục đất,

Rửa gươm, tiếc không đường kéo nổi sông Ngân)

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí