Thơ Thiền Với Văn Học Phật Giáo Thiền Tông Thời Lý-Trần (Việt Nam) Và Thời Đường-Tống (Trung Quốc)


nhất là Jason Hoài Trần đang tiến hành luận án tiến sĩ về thơ đời Lý Trần của Việt Nam trong đối sánh với thơ Đường Tống, Trung Quốc.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu

- Đối tượng, pham vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là thơ thiền thời Lý Trần và Đường Tống với nội dung tìm hiểu so sánh là: vấn đề bản thể luận Phật giáo Thiền tông (thể hiện qua hình tượng thiên nhiên) và vấn đề nhân sinh quan Phật giáo Thiền tông (thể hiện qua hình tượng con người). Quan điểm so sánh này có kế thừa những nghiên cứu đi trước về điểm nhìn bản thể luận con người trong thơ thiền; đó là khu vực nghiên cứu có triển vọng mang lại cái nhìn rộng mở hơn

đối với hai vấn đề mang tính trọng tâm của thơ thiền. Những vấn đề khác như: nghệ thuật ngôn ngữ, văn bản, thể loại, điển cố điển tích Phật giáo…, không thuộc nội dung nghiên cứu luận án.

- Nguồn tư liệu:

1) Thơ văn Lý Trần, tập I, NXB KHXH, Hà Nội, 1977.

2) Thơ văn Lý Trần, tập II, quyển thượng, NXB KHXH, Hà Nội, 1989.

2) Văn học đời Lý, Ngô Tất Tố, Khai Trí xuất bản, SG, 1960.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

3) Văn học đời Trần, Ngô Tất Tố, Đại Nam xuất bản, SG.

4) Thơ thiền Đường Tống , Đỗ Tùng Bách, NXB Đồng Nai, 2000.

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 4

5) Thiền thi tam bách thủ, Lý Miễu, Cát Lâm văn sử liệu xuất bản, Trung Quốc, 1995.

6) Thiền thi nhất bách thủ, Lý Miễu, Trung Hoa thư cục, Hương Cảng, xuất bản (lần 1 vào tháng 5-1992), tái bản tháng 3 – 1996). Hai cuốn này sưu tầm thơ thiền Trung Quốc từ đời Tùy đến đời Nguyên, hiện chưa được dịch ra tiếng Việt.


Chúng tôi cũng khảo sát thêm một số sách rải rác có đề cập thơ thiền Trung Hoa như Vương Duy toàn tập (Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 1997), Tổ đình kiềm chùy (Thủ thuật nhà thiền) của Phí Ẩn Thông Dung (NXB Tp.Hồ Chí Minh, 2002); Thiền sư Trung Hoa của Thích Thanh Từ (3 tập, NXB Tôn giáo, 2002); sách này trích dẫn nhiều bài thơ thiền của các thiền sư Trung Hoa từ nguồn Cảnh Đức truyền đăng lục; Thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản của Lucien Stryk (bằng tiếng Anh), Thơ thiền của Sam Hamill biên soạn (bằng tiếng Anh, gồm một số bài thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản), thơ thiền có nguồn từ các tác phẩm trên mạng như Cảnh đức truyền đăng lục2Toàn Đường thi 3...

4. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đặt “thơ thiền” trong các hệ thống: văn học so sánh, văn học trung đại Việt Nam, và văn học Phật giáo Thiền tông. Vì tính chất đa diện này của đối tượng nghiên cứu, và xuất phát từ giới hạn so sánh về vấn đề bản thể luận và nhân sinh quan Phật giáo Thiền tông trong luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

- Phương pháp so sánh loại hình

- Phương pháp phân tích thi pháp học

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

5. Đóng góp mới của luận án

- Ý nghĩa khoa học:

Song song với thao tác so sánh để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa thơ thiền Lý Trần (Việt Nam) và thơ thiền Đường Tống (Trung Quốc), chúng tôi tập trung giới thiệu vẻ đẹp thơ ca thiền tông qua lăng kính mỹ học Phật


2 http://www.guoxue.com/fxyj/jdcdl/jdcd_ml1.htm

3 http://www.guoxue.com/qts/QTS_sml.htm


giáo Thiền tông. Đây cũng là một hướng tìm tòi khá mới, hứa hẹn nhiều phát hiện thú vị về nghệ thuật và tư tưởng thơ thiền.

Luận án cũng tiếp thu cách đọc thơ thiền của các nhà nghiên cứu Âu Mỹ qua một số công trình nghiên cứu của họ về thơ thiền Trung Hoa và Nhật Bản. Qua đó, người viết có điều kiện khơi sâu thêm nhiều khía cạnh thi học của thơ thiền Lý - Trần khi so sánh với thơ thiền Đường - Tống.

Ngoài ra, việc nghiên cứu so sánh loại hình thơ thiền thời Lý - Trần và Đường - Tống cũng là một đóng góp cho bản đồ so sánh thơ thiền phương Đông nói chung trong hệ thống các nước có truyền thống Phật giáo Đại thừa như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam…

- Ý nghĩa thực tiễn:

Việc nghiên cứu thơ thiền Việt Nam nói chung, thơ thiền Lý Trần nói riêng đã có quá trình hơn nửa thế kỷ, với công lao sưu tập, dịch thuật, giới thiệu, thẩm bình… công phu của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu trong nước. Từ những gợi ý nhỏ trong các công trình nói trên, chúng tôi triển khai luận án theo hướng nghiên cứu so sánh, chủ yếu là so sánh ảnh hưởng, đồng thời cũng cố gắng phát hiện những biểu hiện đồng đẳng, tương quan giữa hai nền thơ Việt Nam và Trung Quốc. Những kết luận về so sánh bản thể luận và nhân sinh quan Phật giáo thông qua những hình tượng nghệ thuật chủ yếu là thiên nhiên và con người mà luận án đã đề cập khá gần gũi với yêu cầu tiếp nhận, nghiên cứu và giảng dạy thơ thiền hiện nay, nhất là ở bậc đại học.

6. Cấu trúc luận án

DẪN NHẬP

CHƯƠNG 1: THƠ THIỀN VỚI VĂN HỌC PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ-TRẦN (VIỆT NAM) VÀ THỜI ĐƯỜNG-TỐNG (TRUNG QUỐC)


CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN VÀ ĐIỂM NHÌN BẢN THỂ LUẬN PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRONG THƠ THIỀN LÝ-TRẦN VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG-TỐNG

CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRONG THƠ THIỀN LÝ-TRẦN VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG-TỐNG

KẾT LUẬN

TƯ LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


CHƯƠNG I

THƠ THIỀN VỚI VĂN HỌC PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ - TRẦN (VIỆT NAM) VÀ THỜI ĐƯỜNG - TỐNG (TRUNG QUỐC)


1.1 Xung quanh khái niệm “thơ thiền” ở Việt Nam và Trung Quốc

1.1.1. Nguồn gốc thơ thiền

1.1.1.1 Thiền Phật giáo và khái niệm Thiền Quán trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy

Ngay từ thời Đức Phật tại thế, Thiền (dưới tên gọi là Tứ Niệm Xứ), là một trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đã được Đức Thích Ca xem như con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho người học đạo, nhằm giúp họ vượt qua phiền não, đạt tới an lạc mãi mãi. Nói cách khác, Thiền Phật giáo là phương thức tu luyện, thanh lọc và điều phục tâm. Bản thân Đức Phật khi thành đạo vẫn luôn sống trong trạng thái Thiền định.

Theo Tự điển Phật học của Nyanatikola, Thiền (được chú là bhavana) là

sự phát triển tâm linh theo hai hướng: Thiền Chỉ và Thiền Quán. Trong đó, Thiền Chỉ (samatha-bhavana) có nghĩa là hướng đến sự yên tĩnh và thư giãn, tránh để tâm loạn động. Hành giả có thể dừng nghỉ trên một đối tượng cụ thể, tập trung vào đó cho đến khi đạt tới an tịnh sâu xa. Thiền Quán (vipasana-bhavana) là con đường tiếp cận vào bên trong của hiện hữu thông qua ánh sáng trí tuệ, nghĩa là nhìn trực tiếp bằng trí huệ. Có thể nói, Phật giáo ngay từ thời sơ khai nhất đã xem Thiền như một công năng tuyệt xảo có thể giúp người theo Phật, hay chúng sinh, vượt qua bể khổ, nhìn vào chân tướng hiện hữu để hướng tới đời sống Niết Bàn.

1.1.1.2 Thiền Đại thừa và nguyên tắc tối hậu “quán tính không”

Tinh thần tiếp cận hiện hữu thông qua ánh sáng trí huệ (chúng tôi đã giới thiệu ở phần Thiền Quán) được phát triển tột độ ở Thiền Đại Thừa. Tính từ thời


điểm Mã Minh (thế kỷ 1 trước công nguyên) viết Đại thừa khởi tín luận, đến sự xuất hiện của Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, dòng mạch Phật giáo Đại thừa đã phát triển huy hoàng ở khu vực Bắc châu Á.

Đối tượng chủ yếu của Thiền được hình thành từ nội dung rộng lớn nhất của triết học Phật giáo Đại thừa là Tính Không (còn được gọi là Phật tính, Chân Như, Thực tính, Như Lai, Như thị…). Hình thức thiền quán ở đây là quán tính không.

1.1.1.3 Thiền Trung Quốc và con đường “kiến tính thành Phật”

Lịch sử Thiền tông Trung Quốc bắt đầu bằng nhân vật nửa lịch sử nửa huyền thoại Bồ Đề Đạt Ma. Tổ là người xứ Quốc Hương, phía Nam Thiên Trúc, con thứ ba của vua Chí Vương, dòng Sát Đế Lị. Bồ Đề Đạt Ma được mệnh danh là Tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ tính từ Thích Ca Mâu Ni. Xuất hiện ở Trung Quốc vào đời nhà Lương (520), sau cuộc nói chuyện không khế hợp được đạo pháp với vua Lương Vò Đế, Bồ Đề Đạt Ma vào chùa Thiếu Lâm, chín năm nhìn vách không nói. Khi truyền y bát lại cho Huệ Khả, Tổ tiên đoán sự nở rộ của Thiền ở

Trung Quốc qua ý kệ nổi tiếng “Nhất hoa khai ngũ diệp” (Một hoa nở năm cánh)4. Sau Huệ Khả là Tam Tổ Tăng Xán, đến Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, và cuối cùng là Huệ Năng, Lục tổ, đồng thời là vị thiền sư kiệt xuất nhất của lịch sử Thiền tông Trung Hoa. Tôn chỉ trọng yếu nhất của Bồ Đề Đạt Ma truyền xuống đến Huệ Năng là: “Giáo ngoại biệt truyền – Bất lập văn tự – Trực chỉ nhân tâm

– Kiến tính thành Phật”.

Trước khi hình thành dòng Thiền Tổ sư, ở Trung Quốc, các nhà sư đã tu thiền theo cả Phật giáo Nguyên thủy, tức bao gồm phương pháp thực hành niệm hơi thở, niệm thân, nhất tâm. Tuy nhiên, lần ngược lên cội nguồn tư tưởng Trung


4Năm cánh ở đây là năm môn phái Thiền sau Huệ Năng: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Qui Ngưỡng, Vân Môn. Sau sự xuất hiện của năm phái này, truyền thống trao y bát chấm dứt tại Thiền Trung Quốc.


Hoa, một số nghiên cứu mới đây5cho thấy sự cộng hưởng giữa tư tưởng cổ xưa về Khí của người Trung Quốc với lối luyện hơi thở – nguyên tắc khởi đầu của Thiền Phật giáo. Bùi Biên Hòa trong công trình bàn Đạo Tâm phương Đông – Từ tâm đến tâm không – Thiền luyện tâm nhận xét Thiền của đạo tiên là “phép tọa thiền nhập định có ở Trung Hoa từ thời cổ xưa, dựa theo nguyên lý chuyển động: Tinh

– Khí – Thần chứa trong thân xác con người bình thường”[82; 204]. Khai triển thêm ý tưởng này, tác giả Hoàng Thị Thơ viết: “Khác với Đạo gia, bàn về khí từ góc độ quan hệ nội tại tất yếu của tự nhiên, Nho gia bàn về khí từ góc độ tâm và tính của con người với tư cách chủ thể song cũng có điểm tương đồng với Thiền Phật giáo, đó là tiếp cận hướng nội” [236; 133]. Như vậy, giữa quan niệm “khí” tràn ngập trong các trước tác triết học lớn của Trung Hoa (như Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Nam Hoa Kinh của Trang Tử, Luận ngữ của Khổng Tử, thuyết “Khí hạo nhiên” của Mạnh Tử, thuyết “Tinh khí tự nhiên” của Tuân Tử…) với quan niệm

về hơi thở được đúc kết từ kho tàng triết luận tối cổ Veda của Ấn Độ có một sự tương đồng kỳ lạ. Sản phẩm của cuộc tương tác các quan niệm cổ xưa ấy là sự hình thành một hình thức Thiền Phật giáo mới mẻ, sâu sắc và phổ biến cho đến hôm nay.

Khi Bồ Đề Đạt Ma và những môn đệ vĩ đại của ông (Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng) phát triển dòng thiền “Thấy Tính là thành Phật” hay “Phật tức Tâm” thì Thiền Phật giáo được gọi là Thiền Trung Quốc. Thậm chí tông phái Thiền này còn được xếp bên cạnh… Phật giáo như một đối trọng bởi nội dung triết học hết sức thâm sâu và đầy sức hoạt hóa của nó 6.


5Xem Đạo Tâm phương Đông – Từ tâm đến tâm không – Thiền luyện tâm, Bùi Biên Hòa, NXB VHTT, Hà Nội, 2001, Lịch sử tư tưởng Thiền từ Veda Ấn Độ đến Thiền tông Trung Quốc, Hoàng Thị Thơ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005,

6Nancy Wilson Ross trong Ba con đường minh triết Á Châu (NXB VHTT, H, 2005) đã chọn hệ thống sau:

Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiền đạo.


Linh hồn của Thiền Trung Quốc là Thiền Huệ Năng. Ngộ đạo nhờ nghe câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cương, Lục Tổ Huệ Năng đã hướng dòng Thiền Tào Khê của mình đến tinh thần đốn ngộ với nguyên lý căn bản là “không chấp thủ” và “bất nhị”. Con đường “kiến tính thành Phật” mà Huệ Năng có công hoằng dương đã tạo ra một sự sống mới cho văn học Phật giáo, chính xác hơn là văn học Thiền tông Trung Quốc. Vấn đề “thấy tính” (thấy Phật, thấy Tâm, thấy Pháp,…) cùng với sinh hoạt công án, tham thoại đầu nhằm biến đại nghi thành giác ngộ chính là những yếu tố rất quan trọng để hình thành chất thiền trong thơ thiền Trung Hoa. Đó là nội dung lớn như: cảm hứng về bản thể, con đường tìm kiếm bản thể, và tu chứng là trở về với bản thể…

1.1.1.4 Ngun gc thơ Thiền từ đim nhìn văn học Phật giáo

Văn học Phật giáo là một khái niệm rộng mở (cũng giống như sau này là khái niệm Thơ thiền, một đại diện cho trường hợp khái niệm rộng mở của Phật giáo) bao gồm một hệ thống phức tạp các kinh điển và luận giải Phật học dưới nhiều hình thức. Từ khởi thủy là các Tạng luật (Vinaya Pitaka) chủ yếu trình bày kỷ cương giáo hội đến Tạng kinh (Sutta Pitaka) là những bài Pháp do đức Phật truyền dạy, và Tạng luận (Abhidhamma Pitaka) được xem là phần thâm diệu nhất của toàn bộ hệ thống triết luận của Đức Phật và các môn đồ của Người, Phật giáo đã sáng tạo và gầy dựng nên một sự nghiệp văn học tôn giáo kỳ vĩ. Sự xuất hiện các truyện cổ Phật giáo, truyện tiền thân Đức Phật, và sau này là các thể loại

khác như ngữ lục, truyện cao tăng, biến văn, niêm tụng kệ, … chứng tỏ cuộc sinh nở lâu dài các hình thức văn học đa chức năng của Phật giáo, vừa để tuyên truyền giáo pháp, vừa phản ánh tinh thần mỹ học Phật giáo trong sự ảnh hưởng toàn diện của nó đến những vấn đề tư tưởng trọng yếu của con người.

Như trên đã phân tích, việc hành thiền đã có từ cách đây hơn 2500 năm. Những nguyên tắc và tư tưởng sâu sắc nhất của Thiền cũng được chứa đựng trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022