Nguyễn Trãi Trong Bước Chuyển Giao Của Lịch Sử Từ Phật Giáo Sang Nho Giáo

không gian. Có thể nói, không gian của thời trung cổ ít mang tính khách quan mà chịu ảnh hưởng cách nhìn nhận về thế giới của mỗi nền văn hóa.

Chúng tôi sử dụng cách nhìn của Gurêvich soi chiếu vào trong văn chương của Trần Nhân Tông thì nhận thấy cách tư duy về không gian trong những sáng tác này mang đậm yếu tố Thiền nhưng vẫn có những khoảng không gian đầy tính thế tục của Nho gia. Phật giáo quan niệm cùng với thời gian vô thủy vô chung thì không gian vũ trụ cũng rộng lớn vô cùng vô tận. Không gian trong thơ Thiền hướng ra ngoài vũ trụ bao la với khát vọng giải thoát hoặc khi tâm đạt đến cảnh giới giác ngộ là khi cái tiểu ngã hòa làm một cùng cái đại ngã. Hầu hết những bài thơ tả cảnh thiên nhiên có ý vị Thiền trong thơ Trần Nhân Tông đều hướng đến không gian vũ trụ này, cho dù không gian thực chỉ là một khung cửa sổ nhìn ra khoảnh sân nhỏ hay là một cánh đồng quê bát ngát, một con sông mênh mang. Trong số 14 bài thơ tả thiên nhiên mang Thiền ý thì chúng tôi thống kê thấy không gian xuất phát (không gian thực) khá quen thuộc, và cũng không quá đa dạng, nhưng cái đích hướng đến đều là vũ trụ rộng lớn. Thơ Trần Nhân Tông còn có một không gian thoát tục trong Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, ở đó nhà thơ mô tả một không gian nơi rừng núi, nơi Thiền gia tận hưởng lạc thú an lạc với đạo của người tu hành:

Đắc ý cong lòng, Cười riêng ha hả

Thiền ý sâu thẳm thì không so sánh được, nhưng có thể nói, đây là bài thơ mang đến cảm giác “lạc” trên câu chữ, trên bề mặt nhiều nhất. Thiền không so đo chuyện núi rừng hay thành thị, không phân biệt chuyện một mình hay giữa nhân quần, vì đối với Thiền, tất cả những thứ ấy chỉ là hình tướng, chỉ có ý nghĩa hư ảo. Thiền hướng người ta đến sự tĩnh tại của tâm bất chấp mọi không gian, mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy, cái mừng vui, hứng khởi ồn ào của bài thơ này có âm hưởng của Lão- Trang.

Yên bề phận khó,

Kiếm chốn dưỡng thân; Khuất tịch non cao, Náu mình sơn dã.

Vượn cười hủ hỷ,

Làm bạn cùng ta; Vắng vẻ ngàn kia, Thân lòng hỷ xả. Thanh nhàn vô sự, Quét tước đài hoa; Thờ phụng bụt trời,

Đêm ngày hương hỏa.

Cái không gian của núi rừng, của chùa chiền, của chim kêu vượn hót, của quét tước đài hoa đầy tịch mịch, đương nhiên nó khiến người ta dễ cảm nhận về một sự an tĩnh tự tại trong tâm hồn nhiều nhất. Trần Nhân Tông thể hiện sự phóng khoáng của một con người đầy tự tin và kiêu hãnh qua từng câu chữ. Chính điều đó mang lại cảm giác về sự gần gũi với Lão- Trang ở bài thơ này. Đương nhiên, Thiền không quy định và trói buộc con người vào các quy phạm mà phát huy tính cá thể, tính tự do của mỗi Thiền gia trên con đường đến với giác ngộ. Nhưng Thiền thường lặng lẽ hơn, và Thiền của Trần Nhân Tông nhìn chung là tĩnh tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Thơ Trần Nhân Tông cũng có một mảng không gian thế tục. Thường đó là những không gian quen thuộc đối với một ông vua: thư phòng, cung điện, lăng tẩm, miếu mạo, chùa chiền… Ví dụ như cảnh ở Chiêu lăng:

- Tì hổ thiên môn túc,

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 11

Y quan nhất phẩm thông.

(Quân thị vệ như hùm gấu, trước nghìn cửa đứng nghiêm túc, Áo mũ các quan đủ cả bảy phẩm.)

(Xuân nhật yết Chiêu lăng)

- Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(Trên nền xã tắc hai lần ngựa đá phải mệt nhọc, Nhưng núi sông nghìn đời được đặt vững như âu vàng)

(Tức sự)

Mấy câu thơ này rõ ràng mô tả cảnh ở Chiêu lăng, không gian trang nghiêm của các tượng đá. Nhưng không gian không hẳn thuộc về hiện thực, mà nó mang tính biểu tượng về những vấn đề của xã hội, mang tính cộng động. Khi nói đến

không gian ở lăng tẩm, Trần Nhân Tông thường đề cập đến những vấn đề thuộc về xã tắc, thuộc về giang sơn đất nước. Lần đầu là hoài niệm về một thời hào hùng chưa xa giữa những ngày tháng đất nước đang chông chênh trước một cuộc đại chiến không thể tránh khỏi. Lần thứ hai là cảm xúc về chiến thắng huy hoàng của hiện tại và khát vọng, niềm tin vào tương lai. Ở hai câu thơ sau, không gian cũng được mở ra từ Chiêu lăng tới xã tắc, sơn hà. Đặc điểm này thuộc về truyền thống của thơ nhà Nho, thường cũng hướng đến không gian vũ trụ, nhưng là một vũ trụ hữu hạn của thế tục. Có lẽ cái này nằm trong đặc trưng tư duy của thời trung cổ, do sự phát triển chậm chạp và tĩnh lặng của xã hội nên người ta thiên về cảm nhận không gian bất biến. Ở phương Đông, cách hình dung của về thế giới là “thiên hạ”, không gian sinh tồn là “giang sơn”, “non nước”.

Một loại không gian thế tục nữa khá phổ biến trong thơ Trần Nhân Tông, đó là không gian cung đình.

Giá chi vũ bài thí xuân sam,

Huống trị kim triêu tam nguyệt tam. Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính, Tòng lai phong tục cựu An Nam.

(Múa giá chi xong, thử tấm áo ngày xuân,

Huống nữa hôm nay lại gặp tiết mồng ba tháng Ba. Bánh rau mùa xuân, như hồng ngọc bầy đầy mâm, Đó là phong tục của nước An Nam xưa nay.)

(Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính)

Bài thơ mô tả một cảnh tiếp sứ thần phương Bắc trong mùa xuân với các điệu múa, mời bánh (bánh khúc?). Bài thơ mang tính xã giao nhưng cũng rộn ràng và ấm áp như mùa xuân. Những bài thơ tiếp sứ giả khác của Trần Nhân Tông thường hiện diện không gian cung đình như vậy, nhưng cũng có thể được mở ra với những không gian rộng lớn hơn:

Khảm khảm Linh trì noãn tiễn diên, Xuân phong vô kế trụ quy tiên.

Bất tri lưỡng điểm thiều tinh phúc, Kỷ dạ quang mang chiếu Việt thiên.

(Ao Linh trì thăm thẳm, bữa tiệc tiễn đưa ấm áp,

Gó xuân không cách nào giữ lại ngon roi trên đường về. Chẳng hay phúc lành của hai ngôi sao sứ thần,

Còn vằng vặc soi trời Việt được mấy đêm nữa.)

(Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai)

Bữa tiệc tiễn đưa diễn ra ở không gian cung đình. Từ không gian cung đình mở ra không gian trên đường về của hai sứ thần, cuối cùng hướng về không gian lớn hơn, là trời nước Việt, không gian sơn hà xã tắc. Chúng tôi cho rằng, những không gian mang tính trần thế này chính là một phần của cuộc sống Trần Nhân Tông, một người luôn sống với triết lý “cư trần lạc đạo”, sống thực giữa cuộc đời, làm những bổn phận của một con người bình thường một cách “lạc”.

Tiểu kết

Chương một của luận án đã mô tả sự khởi đầu của văn chương nhà Nho qua trường hợp Trần Nhân Tông. Chúng tôi khảo sát các phương diện của văn chương Trần Nhân Tông để nhận diện những yếu tố Nho giáo đã bắt đầu xuất hiện, dù chưa phải là chủ đạo, nhưng chiếm một phần quan trọng trong tác phẩm của ông. Ở từng phương diện, chúng tôi nhận thấy luôn có sự đan xen giữa các khuynh hướng Thiền và Nho một cách khá phức tạp, trong đó trục tâm vẫn luôn là Thiền. Quan niệm sáng tác của Trần Nhân Tông đã có sự kết hợp giữa tính chức năng của văn học Thiền và tính chức năng của văn chương nhà Nho, thể hiện ở bài phú gần với thể loại “Thánh huấn” của Nho gia, những sáng tác mang tính “thi ngôn chí” và những bài thơ vịnh vật. Cái đẹp của nhân cách chủ thể cũng bắt đầu xuất hiện dù chưa nổi trội so với các phạm trù thẩm mỹ của Thiền gia. Văn chương Trần Nhân Tông có thể chia thành nhiều mảng khác nhau, tương ứng với những khuynh hướng khác biệt trong tư tưởng của tác giả. Cảm hứng “cư trần lạc đạo” xuyên suốt là một phương diện mang tính chất nhập thế của Thiền từ trong bản chất đã có điểm gặp gỡ với Nho giáo. Vấn đề dân tộc gần gũi với trách nhiệm, lý tưởng xã hội và tinh thần trung quân ái quốc mà Nho gia chủ trương, nên nó trở thành chỗ mà Trần Nhân Tông đến gần với Nho giáo nhất. Hình tượng vị Bồ tát trang nghiêm- trượng phu trung hiếu là mẫu hình con người lý tưởng mà Trần Nhân Tông xây dựng trong tác phẩm của mình. Ông đã mang Thiền và Nho, mang hai lý tưởng kết hợp lại trong

một mẫu hình duy nhất. Thời gian nghệ thuật có sự tồn tại song song của thời gian vũ trụ vĩnh hằng của Thiền gia và thời gian hiện thực hướng về quá khứ của Nho gia. Không gian thế tục cũng hiện hữu bên cạnh không gian vũ trụ vô cùng vô tận của Thiền gia. Có thể khẳng định, ở Trần Nhân Tông, yếu tố Thiền vẫn là chủ đạo, nhưng Nho giáo cũng đã bắt đầu trở thành một khuynh hướng rõ rệt, chi phối toàn bộ các phương diện nội dung cũng như nghệ thuật trong sáng tác của ông. Từ sự khởi đầu này, chúng tôi sẽ xem xét diễn tiến của các yếu tố đặc trưng văn chương Nho giáo này trong hai tác giả kế tiếp, Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông, ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: GIAI ĐOẠN ĐỊNH HÌNH CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO

- TRƯỜNG HỢP NGUYỄN TRÃI


Chương hai sẽ mô tả trường hợp Nguyễn Trãi để làm rõ bước trung chuyển từ văn chương ảnh hưởng Tam giáo sang văn chương nhà Nho. Sau giai đoạn mà những yếu tố đầu tiên của văn học nhà Nho khởi phát từ những tác giả văn học Phật giáo như Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu đến Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Huyền Quang… là giai đoạn trung gian khi văn học nhà Nho bắt đầu quá trình định hình qua các tác giả cuối đời Trần, Hồ đến Lê Sơ, chủ yếu thuộc tầng lớp quý tộc và Nho sĩ như Trần Anh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng, Trần Minh Tông, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Đặng Dung, v.v… Nguyễn Trãi và các tác giả cùng thế hệ là Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Trình Thuấn Du... thuộc về cuối giai đoạn định hình của văn học nhà Nho, trước khi chuyển sang giai đoạn điển phạm. Ở chương này, chúng tôi cũng bắt đầu từ những vấn đề mang tính chất thời đại quy định đặc trưng của văn học đến những vấn đề liên quan đến tác giả và những đặc trưng về nội dung cũng như hình thức của văn chương Nguyễn Trãi.

2.1. Nguyễn Trãi trong bước chuyển giao của lịch sử từ Phật giáo sang Nho giáo

Ở chương một, luận án đã trình bày quá trình thâm nhập của Nho giáo vào trong xã hội Đại Việt, những nhu cầu quản lý đất nước đã khiến cho Nho giáo có cơ sở bám rễ, và trạng thái dung hòa Tam giáo có cơ hội tồn tại trong xã hội. Thời Trần đã diễn ra một quá trình Nho giáo tìm chỗ đứng trên vũ đài chính trị cũng như trong đời sống xã hội. Từ Khổng Tử đến Hán Vũ Đế, Nho giáo phải mất hơn 400 năm để bước lên địa vị độc tôn. Quãng thời gian đó, Nho giáo đã phải nếm trải tất cả những kinh nghiệm xương máu, thậm chí suýt chịu họa diệt vong. Vậy thì cái gì đã làm cho tình hình thay đổi? Đến tận thời Hán Vũ Đế, cơ sở xã hội Trung Quốc mới phát triển đến độ tương thích với khả năng ứng dụng của Nho giáo. Dĩ nhiên, Nho giáo lúc này so với thời tiên Tần đã khác rất xa, nó đã kịp tự vũ trang bằng cách dùng trong chừng mực nào đó những học thuyết khác để bổ khuyết cho bản thân, rõ rệt nhất là sự kết hợp với Pháp gia làm thành công thức “nội Pháp ngoại Nho”. Nho

giáo là học thuyết chống loạn cứu thế, chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng những nguyên tắc đạo đức. Nó hoàn toàn không thích hợp với một xã hội hỗn loạn của mưu mô và bạo lực với những cuộc chiến tranh kiêm tính liên miên như thời Khổng Tử. Nhưng với một xã hội thời bình thì lại khác:“Vua Cao Tổ biết rằng mình có thể ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, nhưng không thể ngồi trên mình ngựa mà trị được thiên hạ” [63, 14]. Nho giáo đem lại cho kẻ làm vua một quyền năng nhân danh cả cõi Trời và cõi Người. Mức độ ràng buộc mà Nho giáo tạo dựng cho mối quan hệ giữa thiên tử và thần dân thì không thứ luật pháp, bạo lực hay mưu mô nào có thể so sánh được.

Chế độ thái ấp- điền trang, Phật giáo và mô hình quân chủ quý tộc từng là những yếu tố tạo nên sự hùng mạnh của nhà Trần, nhưng sang đến thế kỷ XIV bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Nó làm cho tầng lớp quý tộc ngày càng giàu có lên, nhà chùa ngày càng mở rộng, tỉ lệ thuận với sự nghèo và suy yếu đi của nhà nước trung ương cũng như sự khốn cùng của người dân. Vua Trần Thánh Tông từng nói rằng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý” [74, tr. 441]. Người trong hoàng tộc được trọng đãi, không chỉ nắm chức vụ cao ở triều đình mà còn có trong tay phần lớn ruộng đất của quốc gia. Pôliacôp cho rằng, với tính chất đặc thù của lịch sử dân tộc Việt Nam và vị trí địa lý cạnh một đế quốc hùng mạnh phía bắc và các nước láng giềng hiếu chiến phía nam thì tình trạng cát cứ phong kiến là kết quả của tư hữu ruộng đất giai đoạn đầu có thể đưa quốc gia Đại Việt vào ách nô dịch một lần nữa [118]. Yêu cầu phải có một nhà nước phong kiến đủ vững mạnh đã khiến sự lựa chọn Nho giáo trở nên tất yếu. Xét về bản chất, “điểm cần nhấn mạnh ở làng Việt là tính chất thân tộc được không chỉ bảo lưu mà còn được củng cố và mở rộng trong cả một trường kỳ lịch sử… Cho nên tuy xét nguồn gốc thì Nho giáo là ngoại lai nhưng sự hô ứng giữa học thuyết này với thực tiễn xã hội ở Giao Châu đã khiến cả khu vực này chuyển vùng văn hoá một cách khá êm thấm, không để lại những dấu vết đề kháng văn hoá thật đậm nét và mang tính cơ chế. Phương thức và biện pháp tổ chức, quản lý, cai trị xã hội đến từ phương Bắc bắt gặp nhu cầu nội tại của cư dân bản địa nên định hướng tập trung hoá, thống nhất hoá mới ngày càng được khẳng định, dần trở nên xu thế không thể đảo ngược được” [189, tr. 51-52]. Do vậy,

đã có “một sự chuyển giao thực sự giữa Nho giáo và Phật giáo” (chữ dùng của Trần Đình Hượu) từ thế kỷ XIV đến XV.

Nguyễn Trãi là một nhà Nho ở giai đoạn bước ngoặt của lịch sử, khi nước Đại Việt quyết định lựa chọn Nho giáo làm hướng đi cho mình. Ông là sản phẩm của thời đại đang vận động chuyển tiếp từ chế độ quân chủ quý tộc sang chế độ chuyên chế quan liêu, từ một nền văn hóa đa nguyên của “hào khí Đông A” sang một nền văn hóa độc tôn Nho giáo. Ông chính là một trong những người có công nhiều nhất trong sự lựa chọn có ý thức hướng đi cho đất nước phù hợp với yêu cầu của lịch sử.

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, dưới triều vua Trần Phế Đế, khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông vẫn còn đang nắm thực quyền. Ra đời và sống suốt thời thơ ấu trong phủ của ông ngoại là Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán giữa kinh thành Thăng Long, Nguyễn Trãi đã thừa hưởng trực tiếp một tầng văn hóa cung đình nhà Trần. Đó là một nền văn hóa phóng khoáng, đa nguyên, với sự dung hòa Nho- Phật- Đạo, cộng với sự hào sảng của cả quá khứ anh hùng. Hiếm có nhà Nho nào trong lịch sử Việt Nam có một bảng niên biểu ghi các dấu mốc các sự kiện trong cuộc đời nhiều đến như Nguyễn Trãi. Ông bắt đầu con đường của một nhà Nho hành đạo thông thường bằng cách thi đỗ và ra làm quan cho nhà Hồ. Nhưng sinh ra giữa buổi loạn ly, ông đã nhanh chóng bị bão táp của thời đại cuốn theo. Cha là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Trung Quốc cùng cha con Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi ở lại, dường như hoàn toàn biến mất khỏi chính trường trong gần 10 năm, mặc cho bên ngoài kia, lần lượt các cuộc khởi nghĩa của hậu duệ nhà Trần từ Trần Quỹ đến Trần Quý Khoáng nổi lên rồi thất bại. Mãi đến năm 1416, người ta mới thấy Nguyễn Trãi xuất hiện ở nghĩa quân Lam Sơn. Và bắt đầu từ đây là quãng thời gian hăm hở hành đạo của Nguyễn Trãi khi đã tìm thấy minh chủ. Ông thực sự đắc dụng, làm được nhiều việc, thỏa sức tung hoành trong nhiều lĩnh vực, quan trọng nhất là phương diện Nho giáo hóa cuộc khởi nghĩa, biến cuộc nổi loạn của một đám dân ít học miền núi có nội dung vì dân tộc đơn thuần thành thiên quân cứu dân cứu nước đang lầm than cực khổ dưới nanh vuốt kẻ thù. Vũ khí ông đã dùng để tham gia cuộc kháng chiến chính là tài năng văn chương và tri thức của một nhà Nho. Ông nêu nhân nghĩa làm chân lý, vận dụng tư tưởng Nho giáo để chống lại quân xâm lược. Ông đã bằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023