Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Hoạt Động Xét Xử Đối Với Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy

Tỷ lệ trường hợp tái phạm nguy hiểm bình quân tính trên tổng số bị cáo phạm tội các loại: 2,27%.

Như vậy, tỷ lệ tội phạm về ma túy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm so với tỷ lệ trường hợp tái phạm nguy hiểm của các loại tội phạm khác luôn ở mức cao hơn đến gần 160% (3,63% bị cáo phạm tội về ma túy tái phạm nguy hiểm so với 2,27% bị cáo phạm tội các loại thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm).

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng, thì việc khảo sát và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong hoạt động xét xử đối với loại tội phạm này là một việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua chủ yếu là:

a) Nguyên nhân về công tác nghiệp vụ:

Trên thực tế, khi chứng cứ của vụ án còn yếu và chưa đủ để thể hiện rõ về một tội danh cụ thể, thì việc định tội danh một cách chính xác là rất khó khăn. Vì vậy, giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra thường có nhiều quan điểm khác nhau về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự và hai cơ quan này cũng thường không thống nhất với nhau về quan điểm trong việc điều tra, truy tố và giải quyết các vụ án. Khi hồ sơ được chuyển đến Tòa án, thì việc xét xử sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và vì vậy chất lượng xét xử cũng bị giảm đi rất nhiều.

Trong một số vụ án cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng đã không xác định đúng bản chất khách quan của hành vi phạm tội, khởi tố sai tội danh hoặc phải ra các quyết định thay đổi tội danh của bị can, bị cáo. Thậm chí, một số vụ án có chứng cứ buộc tội yếu nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn khởi tố vụ án hình sự và sau đó phải đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hình sự.

Các Thẩm phán thuộc Tòa án nhân dân cấp quận, huyện thường không chuyên

trách trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án ma túy và các vụ án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Do đó, một số Thẩm phán chưa nhận thức được một cách đầy đủ, chính xác tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy. Trong hoạt động xét xử, một số Thẩm phán đã không hiểu rõ và không áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự và các hướng dẫn cụ thể về đường lối xử lý đối với tội phạm về ma túy. Do đó, việc đưa ra phán quyết và quyết định hình phạt trong một số trường hợp là không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tính giáo dục, thuyết phục, răn đe của bản án đối với người phạm tội cũng như đối với xã hội là chưa cao. Thậm chí trong một số vụ án, phán quyết của Tòa án đã gây nên sự bất bình và hoài nghi trong dư luận xã hội.

Hội thẩm tham gia xét xử các vụ án ma túy nói chung, các vụ án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng chưa được trang bị các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, kỹ năng xét xử, kiến thức pháp luật và trình độ chuyên môn, nên chưa thể hiện đúng vai trò và tính độc lập của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử. Một số Hội thẩm nhân dân thiếu nhiệt tình và thường có thái độ, tâm lý thụ động khi tham gia xét xử các vụ án ma túy.

Trong thực tiễn, công tác nghiệp vụ có tầm quan trọng hàng đầu đối với chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án ma túy và các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử lưu động đối với các vụ án này đang là một vấn đề cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và khách quan hơn, đặc biệt là khi Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương tiến hành cải cách tư pháp để hướng đến mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong đó, quyền con người và quyền công dân được bảo vệ tốt hơn.

Bảng thống kê dưới đây cho thấy tầm quan trọng và hiệu quả của hoạt động xét xử lưu động đối với các vụ án ma túy cũng như vai trò của Thẩm phán được phân công giải quyết các vụ án ma túy theo hình thức này.

Bảng 2.3: Thống kê số lượng và tỷ lệ vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được đưa ra xét xử lưu động tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015


Năm

Số vụ án ma túy

được đưa ra xét xử lưu động

Số vụ án các loại

được đưa ra xét xử lưu động


Tỷ lệ

2011

8

44

18,2%

2012

15

49

30,6%

2013

28

101

27,7%

2014

36

113

31,8%

2015

27

87

31,0%

Bình quân/năm

22,8

78,8

28,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - 9

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các bản “Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng” trong giai đoạn 2011 – 2015).

Bảng thống kê trên đây đã thể hiện rõ: Tỷ lệ số vụ án ma túy được đưa ra xét xử lưu động trong tổng số các vụ án hình sự nói chung được đưa ra xét xử lưu động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tăng lên đều đặn theo từng năm và luôn ở mức độ cao với tỷ lệ bình quân hằng năm là 28,9%. Tuy nhiên, sự gia tăng (cũng rất đều đặn) của số vụ án ma túy và số lượng bị cáo phạm tội về ma túy (như đã được phân tích, chứng minh trong Chương 2 của luận văn này) cũng đã cho thấy rằng: Hoạt động xét xử lưu động đối với các vụ án ma túy tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 5 năm qua đã không đạt được hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân chính là do tính giáo dục, thuyết phục, răn đe trong các vụ án ma túy được đưa ra xét xử lưu động này chưa cao, đồng thời việc lựa chọn các vụ án điểm hoặc xét xử lưu động cũng như địa bàn trọng điểm được lựa chọn vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Trường hợp điển hình nhất là: Quận Hải Châu luôn được xem là địa bàn trọng điểm về số lượng các vụ án ma túy hằng năm, nhưng trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Tòa án nhân dân quận Hải Châu mới chỉ đưa ra xét xử lưu động đối với 8 vụ án ma túy trong tổng số 118 vụ án ma túy đã được thụ lý để giải quyết, chiếm tỷ lệ

6,8%. Thậm chí trong ba năm liên tiếp kể từ năm 2011 đến năm 2013, Tòa án nhân dân quận Hải Châu đã không đưa một vụ án ma túy nào ra xét xử lưu động. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 thì Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu đã đưa ra xét xử lưu động đối với 25 vụ án ma túy trong tổng số 58 vụ án ma túy đã được thụ lý để giải quyết, chiếm tỷ lệ 43,1%.

Trên thực tế, tỷ lệ về số lượng vụ án ma túy được đưa ra xét xử lưu động luôn cao hơn gấp nhiều lần tỷ lệ về số lượng các vụ án hình sự các loại được đưa ra xét xử lưu động. Theo thống kê, tỷ lệ bình quân số lượng các vụ án ma túy được đưa ra xét xử lưu động hằng năm luôn cao hơn gấp bốn lần tỷ lệ bình quân số lượng các vụ án hình sự các loại được đưa ra xét xử lưu động. Điều đó có nghĩa là việc xét xử lưu động đối với các vụ án ma túy luôn luôn được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Việc lựa chọn vụ án trọng điểm cụ thể và việc lập kế hoạch tổ chức xét xử lưu động của Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án; trình độ, năng lực và kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống của Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án; việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức xét xử lưu động và giữ trật tự, an ninh trong phiên tòa xét xử lưu động; đặc điểm dân cư và các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa bàn được lựa chọn để tổ chức xét xử lưu động... và chất lượng xét xử cũng như ý nghĩa của việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử lưu động đối với từng vụ án ma túy cụ thể.

b) Nguyên nhân về công tác tổ chức

Công tác tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Thẩm phán của ngành Tòa án chưa được chú trọng đúng mức. Việc tổ chức tập huấn về nghiệp vụ và tổ chức hội thảo hoặc các chuyên đề rút kinh nghiệm về công tác xét xử các vụ án ma túy chưa được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục. Vì vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy.

Khi tội phạm nói chung, tội phạm ma túy và tội phạm tàng trữ, vận chuyển,

mua bán trái phép chất ma túy nói riêng đang có chiều hướng gia tăng, thì áp lực công việc đối với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là rất lớn. Số lượng cán bộ, Thẩm phán công tác tại các Tòa án thường là cố định và ngoài việc giải quyết các vụ án về ma túy, các cán bộ Thẩm phán này còn phải giải quyết nhiều loại vụ án, vụ việc khác, nên thời gian được dành để nghiên cứu hồ sơ, xét xử các vụ án về ma túy không có nhiều. Vì vậy, những sai sót trong hoạt động xét xử nói chung, trong xét xử các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng cũng là điều khó tránh khỏi.

Phần lớn các Hội thẩm nhân dân đều là những người đang công tác tại các cơ quan, tổ chức, ban ngành tại địa phương nên việc tham gia xét xử các vụ án cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành Tòa án vẫn chưa có sự phối hợp và liên hệ chặt chẽ với các cơ quan công tác của các Hội thẩm nhân dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử. Bên cạnh đó, chế độ thù lao đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng chưa được quan tâm một cách tương xứng với công việc xét xử của họ.

Ngành Tòa án chưa có chế tài nghiêm khắc để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng đối với đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi tham gia giải quyết các vụ án ma túy nói chung, những vụ án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Một số hiện tượng bất thường trong quá trình giải quyết các vụ án ma túy đã không được xác định rõ nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.

Công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách và chế độ khen thưởng đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành Tòa án cũng chưa được quan tâm đúng mức nhằm khuyến khích, động viên kịp thời và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình công tác.

c) Nguyên nhân về quan hệ phối hợp hoạt động

Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự phối kết hợp đồng bộ và chặt chẽ, đặc biệt là sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng

pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này. Trong một số vụ án, Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa chủ động trong quan hệ phối hợp giải quyết án ma túy ở giai đoạn điều tra. Điều tra viên không trao đổi hoặc trao đổi không cụ thể, rõ ràng với Kiểm sát viên về những khó khăn phát sinh trong quá trình điều tra vụ án. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát quá trình điều tra cũng chưa thực hiện tốt chức năng kiểm sát điều tra theo luật định. Thông thường những trường hợp này thì chỉ đến khi vụ án đã kết thúc giai đoạn điều tra và có kết luận điều tra, Kiểm sát viên mới tiếp cận đầy đủ hồ sơ vụ án. Khi phát hiện thiếu sót hoặc vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong quá trình điều tra, thì việc khắc phục hậu quả hoặc điều tra bổ sung đã trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn so với khi mới khởi tố vụ án và khi vụ án đang ở trong giai đoạn điều tra. Hơn nữa, mối quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự nói chung và án ma túy nói riêng giữa Viện kiểm sát và Cơ quan Cảnh sát điều tra không được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong các văn bản qui phạm pháp luật.

Khi mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất, thì Tòa án cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như trong quá trình xét xử. Việc Tòa án trả lại hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung chắc chắn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và hiệu quả giải quyết các vụ án này thường cũng bị giảm đi rất nhiều. Thậm chí hoạt động xét xử của Tòa án sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn khi việc điều tra, thu thập, bổ sung chứng cứ trong các vụ án về ma túy nói chung, các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng là rất khó khăn, phức tạp. Đặc biệt là đối với các vụ án ma túy điều tra qua truy xét, Cơ quan điều tra thường không thu giữ được ma túy nên cũng không có vật chứng để làm căn cứ xử lý đối tượng phạm tội.

Bảng thống kê dưới đây cho thấy tầm quan trọng của quan hệ phối hợp hoạt động giữa ngành Tòa án và Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.

Bảng 2.4: Thống kê số lượng vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 bị Tòa án hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát


Năm

Tổng số vụ án ma túy bị Tòa án hoàn trả hồ sơ

Tổng số bị cáo ma túy trong các vụ án bị Tòa án hoàn trả

hồ sơ

Tổng số vụ án các loại bị Tòa án hoàn trả hồ sơ

Tổng số bị cáo các loại trong các vụ án bị Tòa án

trả hồ sơ

2011

0

0

40

109

2012

0

0

5

10

2013

3

4

33

82

2014

1

1

34

108

2015

16

33

62

141

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các bản “Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng” trong giai đoạn 2011 – 2015).

Bảng thống kê cho thấy số lượng vụ án ma túy cũng như số lượng bị cáo trong các vụ án ma túy bị Tòa án hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đã tăng đột biến trong năm 2015. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Công văn số: 234/TANDTC-HS ngày 17/09/2014 của Tòa án nhân dân tối cao về việc yêu cầu phải giám định hàm lượng các chất ma túy, tiền chất ma túy trong các chất nghi là chất ma túy được thu giữ để làm căn cứ xét xử. Sau khi nhận được Công văn số: 234/TANDTC-HS ngày 17/09/2014 của Tòa án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cả hai cấp tại thành phố Đà Nẵng đã không chấp nhận thụ lý để xét xử các vụ án ma túy mà chưa có kết luận về giám định hàm lượng. Trong đó, có 10 vụ án đã được giám định để xác định trọng lượng nhưng không còn mẫu để giám định hàm lượng. Một số vụ án khác bị khởi tố về tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” tuy còn mẫu để giám định hàm lượng nhưng sau khi giám định thì không đủ định lượng cấu thành tội phạm. Viện kiểm sát đã phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để trưng cầu giám định hàm lượng đối với nhiều vụ án. Qua giám định, có 4 trường hợp hàm lượng ma túy không đủ trọng lượng để truy tố về

tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã phải đình chỉ điều tra. Đối với 10 vụ án không còn mẫu để giám định hàm lượng, thì cả ba ngành Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra đều đã phải báo cáo Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng để tiến hành họp bàn và thống nhất quan điểm: Mặc dù các vụ án này không được giám định hàm lượng, nhưng do không còn mẫu để giám định nên vẫn đề nghị Toà án đưa ra xét xử theo quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn trước đây. Sau khi Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cho ý kiến chỉ đạo thì Tòa án mới tiến hành xét xử các vụ án này. Bên cạnh đó, trong một số vụ án phức tạp, Tòa án đã phải hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung nhằm làm rõ những tình tiết quan trọng và có ý nghĩa đối với việc xét xử cũng như quyết định hình phạt đối với các bị cáo.

d) Nguyên nhân về pháp luật

Những quy định hiện hành trong pháp luật hình sự về tội phạm ma túy nói chung, về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng vẫn chưa được đồng bộ, thống nhất và còn nhiều bất cập. Do đó, quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả của hoạt động tố tụng nói chung, hiệu quả của hoạt động xét xử nói riêng chưa thật sự có tính thuyết phục, răn đe, giáo dục cao đối với tội phạm cũng như đối với toàn xã hội.

Như đã được tác giả trình bày tại Chương 1 của luận văn này, các tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã được các nhà làm luật ghép chung thành Điều 194 của Bộ luật hình sự năm 1999: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”. Đồng thời, quy định về hình phạt bổ sung theo Điều 185(o) trong Bộ luật hình sự năm 1985 cũng được chuyển thành khoản 5 trong Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm giảm thiểu số lượng điều luật với hy vọng rằng việc áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022