Văn Học Thiền Tông Việt Nam Thời Lý – Trần


V nếu tính từ Lưu Hiệp thời Nam Bắc Triều đến Nghiêm Vũ đời Tống. Cá tính phê bình mạnh mẽ và niềm tin về sự tương ngộ giữa thiền và thơ của Nghiêm Vũ để lại cho hậu thế nhiều sự nghiền ngẫm sâu sắc cùng với những cuộc phản đối quyết liệt. Trương Bác Vĩ, tác giả cuốn Thiền và thi học (tức Thiền dữ thi học) nhận xét: “Căn cứ vào sự khác biệt về tông phong để luận sự khác biệt về phương thức học thi, hoặc căn cứ vào vào sự biệt về phong cách thi ca, mà lấy môn phái khác nhau để so sánh, đây là hiện tượng thường gặp trong chủ đề “dĩ thiền dụ thi” ở đời Tống” [242; 91]. Thuộc về thế hệ các nhà phê bình hiện đại bàn về thơ thiền, Đỗ Tùng Bách là tác giả của các công trình Thiền học và Thi

học đời Tống, Thiền môn khai ngộ thi nhị bách thủ14Nối tiếp truyền thống “dĩ

thiền luận thi”, Đỗ Tùng Bách viết: “Nhà thơ đem thiền vào trong thi ca, bởi các thi sĩ văn nhân đời Đường Tống tham thiền thành phong trào, lấy nó làm sở đắc sở tri, đưa nó vào trong thơ. Thi nhân đời Đường Tống phần lớn hay viết về chỗ áo diệu của thiền cảnh, chỗ thích thú về thiền lý. Được sự trợ giúp của thiền, nhà thơ có cái nhìn sâu rộng về nội dung của thơ, đề cao ý cảnh của thơ, làm tăng thêm phương pháp biểu hiện trong thơ” [10; 305-306]. Trương Tích Khôn, tác giả Thiền dữ Trung Quốc văn học viết năm 1992 cũng thừa nhận: “Thiền học đem còi thiền đến cho thơ Đường, do đó cũng đem đến còi thơ. Đối với thơ Đường thì đây là điều cực kì quan trọng. Là còi thiền, mới khiến thơ Đường đạt được ý tượng tốt đẹp và còi ý thanh trong thuần nhất. Đây chính là mấu chốt và bí mật giúp nâng cao chất lượng nghệ thuật của thơ Đường, là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho thơ Đường được phồn thịnh vô tiền khoáng hậu.”15


14Tác phẩm sau này được dịch dưới cái tên Thơ thiền Đường Tống, NXB Đồng Nai, 2000.

15 Theo Trương Tích Khôn, Thiền dữ Trung Quốc văn học, Cát Lâm văn sử xuất bản xã, 1992, tr.244, trích từ bài viết Phật Thiền đối Liễu Tông Nguyên sơn thủy thi đích ảnh hưởng sô nghị (lấy từ Internet)


Trên thực tế, thơ thiền đời Tống vẫn tiếp nối con đường thơ thiền đời Đường với chủ âm về ý cảnh, thiền vị. Nhưng thêm vào đó, các nhà thơ đời Tống, trong không khí học thuật chung của thời đại, đã cố gắng đưa thơ thiền đi theo một con đường mới. Đó là phương thức lấy toàn bộ tinh thần tu tập thiền đạo làm ẩn dụ cho tinh thần sáng tạo thơ ca. Minh chứng cho phương thức này không chỉ là Thương Lang Thi thoại của Nghiêm Vũ. Chúng ta có thể kể đến hàng loạt thuật ngữ đã được các nhà thơ, nhà lý luận đời Tống sử dụng khi bàn về sáng tạo thi ca

như: phản thường hợp đạo, điểm thiết thành kim, đoạt thai pháp hoán cốt pháp, đãi cảnh nhi sinh, trúng đích, thức thủ quan liệt, thục dữ sinh, bảo tham biến tham, cú trung hữu nhãn16Một trong những thành tựu lý luận về thơ thiền đáng chú ý nhất từ hệ thống các thuật ngữ này, theo chúng tôi, là nguyên lý thục dữ sinh mà Chu Dụ Khải đã giới thiệu trong công trình Tống đại thi học thuật ngữ đích Thiền học ngữ nguyên (Nguồn gốc thuật ngữ Thiền học trong thi học đời Tống). Về từ nguyên, “thục dữ sinh” nghĩa là quen và lạ. “Lạ” ở đây được hiểu là “lạ hóa”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

phương thức biểu đạt. Liên hệ với nhận định đầy ẩn ý của Truyền Sở: “Trên con đường lạ người chết vô số”, tác giả Chu Dụ Khải giải thích yếu tố quen và lạ trong thơ ca dưới cái nhìn biện chứng về thể nghiệm và kế thừa. Trên con đường thể nghiệm ấy, hẳn có nhiều thi nhân danh sĩ đã thất bại bên quản bút mỏi mòn vì không thể vượt qua miền đất sáng tác cũ. Và vì thế, cuộc thể nghiệm mang chất thiền, chất tu tập vào thơ, vào sáng tạo thơ cũng là một con đường lạ có thể “giết chết” rất nhiều hồn thơ chưa sẵn sàng.

1.1.3. Văn học Thiền tông Việt Nam thời Lý – Trần

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 7


16Có thể hiểu khái quát như sau: Vượt qua các qui tắc thông thường để khế hợp với đạo (Phản thường hợp đạo); làm cho thiết trở thành vàng (điểm thiết thành kim); Mượn cấu tứ người xưa đổi thành ngôn ngữ của mình (đoạt thai pháp, hoán cốt pháp); ứng với hiện thực mà sáng tác (đãi cảnh nhi sinh); lời nói thường mà ngộ được ý chỉ thiền (trúng đích); bắt lấy mấu chốt việc ngộ đạo (thức thủ quan liệt); tham cứu nhiều công án để thành thục trong tâm, đọc nhiều tác phẩm thi ca tiền nhân mà có được trí tuệ thơ (bão tham và biến tham); lựa chọn và xếp đặt ngôn từ sao cho thể hiện được áo nghĩa trong thơ (cú trung hữu nhãn).


1.1.3.1. Xã hội Việt Nam thời Lý – Trần:

Buổi bình minh của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam gắn chặt với sự phát triển của Phật giáo, đặc biệt qua sự kiện Lý Công Uẩn – tương truyền được nuôi dưỡng tại chùa Cổ Pháp - lên ngôi vào năm 1010 dưới sự ủng hộ của các vị đại sư và công thần thế kỷ X - XI.

Phật giáo thời nhà Lý ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến xã hội Đại Việt trên các mặt: chính trị, văn hóa, mỹ thuật… Về chính trị, các bậc cao tăng như Vạn Hạnh, Viên Thông, Thông Biện… đều là được tham gia bàn hỏi việc nước, được các vua đời Lý xem như quân sư, quốc sư. Về văn hóa giáo dục nói chung, việc xây dựng Văn Miếu năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là dấu son cho “công nghiệp” nhà Lý trong việc xây dựng nền học thuật “tam giáo”. Tuy Phật giáo được xem là quốc giáo, song Nho-Lão “vẫn được vua quan đối đãi bình đẳng”, “mỗi lần nhà nước có việc hệ trọng cũng thường chất vất người bên Nho, Lão cũng như người bên Phật”, “khi vua có điều mừng, người cả ba đạo đều có đại biểu đến chúc tụng” …[20; 122]. Tinh thần Phật giáo từ bi thể hiện đậm nét trong ứng xử cộng đồng của vương triều Lý. Ngoài việc tổ chức pháp hội bố thí dân nghèo và ân xá cho các tù nhân, xây dựng quĩ cứu trợ tại các chùa, các vua quan đời Lý sống rất hòa đồng, gần gũi với nhau. Sách sử vẫn còn ghi rò cốt cách và tâm lượng bao la của các vua triều Lý đối với người dân qua các thư từ, chiếu biểu…, hầu hết đều bày tỏ tấm lòng thương xót muôn dân với tinh thần “dân chủ thuần phác”.

Tính đến thời điểm Lý Thái Tổ khởi nghiệp nhà Lý, Đại Việt lúc này đã có đến 3 dòng Thiền với lịch sử hình thành gần 500 năm. Đó là các thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, phái Vô Ngôn Thông và phái Thảo Đường. Tuy chịu ảnh hưởng rất nhiều tinh thần Thiền tông Trung Hoa nhưng Thiền Đại Việt dung chứa trong lòng nó dòng chảy Phật giáo có từ những tháp bảo Luy Lâu đầu công nguyên. Đó


là “truyền thống Phật giáo quyền năng, đề cập tới những vấn đề linh dị và thần thông” [220; 28] từng tồn tại trong dân gian suốt thời Bắc thuộc. Những huyền thoại về Man Nương và Khâu Đà La, tục thờ các nữ thần nông nghiệp, truyền thống đạo thánh ở làng quê Giao Chỉ xa xưa… đều là chứng tích đời sống văn hóa cổ người Việt trong cơ cấu tư tưởng Thiền tông Phật giáo Đại Việt đời Lý. Nguyễn Đăng Thục viết: “Đến triều Hậu Lý sau này, vua Lý Thánh Tông cũng đã kết hợp ngành tín ngưỡng sùng bái của nông dân với ngành tín ngưỡng của trí thức lãnh đạo thành một tôn giáo Thảo Đường, tin thờ Phật Quan Âm…” [250; 36]. Như vậy, sự kết hợp, hòa quyện vào nhau của hai yếu tố Phật giáo dân gian và Phật giáo bác học đời Lý là một đặc điểm rất đáng chú ýù. Sự kết hợp ấy có thể xem là “chặng dừng chân nhẹ nhàng” của triết học Phật giáo Đại Việt trước khi bứt phá khỏi cái nền Phật giáo dân gian để bước thẳng lên tầm cao bác học của những triết thuyết “biện Tâm” đời Trần. Điều này giải thích tại sao đến thời nhà Trần, trước tác thiền học để lại của các thiền sư không hề đượm mùi thần bí, ảo hóa. Yếu tố Mật giáo trộn lẫn với Đạo giáo từng vương vất khắp các sấm ký hồi đầu thời nhà Lý đã hoàn toàn chấm dứt trước quan điểm Phật giáo dân tộc (Trúc Lâm Yên Tử) của các thế hệ thiền sư - trí thức đời Trần.

Khác với sự thay đổi vương triều từ nhà Đường sang nhà Tống, cuộc chuyển giao quyền lực của nhà Lý cho nhà Trần, dưới bàn tay đạo diễn của Trần Thủ Độ, gần như được thực hiện nhẹ nhàng, hoàn hảo. Bi kịch nội triều chỉ là xảy ra ở giai đoạn tiếp theo, nhưng đã được thu xếp. Người dân Đại Việt không thấy có sự đứt nối loạn lạc giữa hai triều đại. Bên cạnh đó, nhà Trần vẫn tiếp nối nhà Lý trong công cuộc hoằng dương Phật pháp, xây dựng tông phái thiền dân tộc, đồng thời, vừa chăm lo cho sự phồn vinh của muôn dân, vừa dũng mãnh, oanh liệt bảo vệ giang san Đại Việt trước ba trận xâm lược của đại quân Nguyên Mông. Đời Đường-Tống, chỉ có hiện tượng các vị hoàng đế ủng hộ Phật pháp,


cho phép mở rộng các hệ tư tưởng ngoại lai, và tạo môi trường văn hóa cần thiết để thiết kế nền triết học hình nhi thượng. Các thiền sư Trung Quốc thời Đường- Tống có thể là các bậc đại gia về văn học, các dịch giả lỗi lạc hay các luận sư Phật học nổi tiếng; song trong số họ ít có trường hợp trực tiếp tham gia chính trường như các thiền sư đời Lý Trần của Việt Nam. Thiền sư đồng thời là anh

hùng dân tộc hay Hoàng đế chỉ có trong lịch sử Việt Nam. Và cũng có thể nói

thêm, chính vì dòng chảy thế tục lẫn sâu vào cảm xúc sáng tạo mà thơ thiền đời Trần và đời Tống (với hai kết quả tranh đấu chống ngoại xâm trái ngược nhau) trở nên khác biệt nhau ở cảm hứng tự hào và cảm hứng sầu tủi, ở tâm thế tự do khoan hòa và tâm thế tìm kiếm đắng cay…

Môi trường văn hóa triết học quan trọng thời Trần chính là sự dung hòa ba hệ triết thuyết Nho-Phật-Lão, với nội dung “hòa quang đồng trần” như một tiêu chí ứng xử văn hóa tiêu biểu nhất của tầng lớp trí thức. Dĩ nhiên, nguyên tắc dung hòa này là sự kế thừa tốt đẹp truyền thống của các triều vua đời Lý, sâu xa hơn nữa là sự kế thừa và ứng biến nguyên tắc Tam giáo đã tồn tại suốt gần một nghìn năm trên đất Trung Hoa. Song, không vì thế mà tính chất “tam giáo đồng nguyên”– một công thức tưởng chừng rất cũ – lại mất đi sức sống và hào khí Đại Việt ở thời nhà Trần.

1.1.3.2. Văn học Phật giáo Thiền tông thời Lý - Trần

Giáo sư Hà Văn Tấn đã gọi Lý hoặc luận của Mâu Bác là bông hoa đầu mùa của văn học Phật giáo Việt Nam với “cái cuống văn bản đầy gai góc”[202; 8]. Từ cái cuống văn bản này, văn học Thiền còn chứa đựng nhiều nhánh văn bản gai góc hơn mà bằng chứng là sự mất mát sách vở, sự lắp ghép, trùng lặp ý tưởng và ngôn từ với văn học Phật giáo Trung Hoa (tình trạng này còn kéo dài đến cả trường hợp Hương Hải thiền sư ở thế kỷ XVIII). Cho đến trước thời Lý, toàn bộ nền văn học viết Việt Nam gần như chỉ là những “mảnh sót” của một số tác


phẩm thi phú và các tác phẩm dịch thuật, tranh luận Phật học. Có thể xem đây là đặc điểm chung của văn học giai đoạn mở đầu thời kỳ trung đại ở các nước có truyền thống Phật giáo Bắc tông như Nhật Bản, Triều Tiên.

Tinh thần Phật giáo Trung Hoa được tiếp nhận ở Việt Nam chủ yếu là tinh thần Thiền tông, đặc biệt là Thiền Lục Tổ và về sau là Thiền Lâm Tế17. Về mặt tư tưởng, Thiền do Vô Ngôn Thông truyền bá từ chùa Kiến Sơ được xem là một dấu son cho sự phát triển thực sự của thiền tông Việt Nam theo tinh thần Thiền Trung Hoa. Tư tưởng Phật giáo được lưu truyền ở Việt Nam theo tinh thần này xuất phát từ các bộ kinh cơ bản sau: Kinh Pháp Hoa tam muội, Kinh Lăng

Già, Kinh Kim Cương (thuộc hệ Kinh Bát Nhã), Kinh Viên Giác, Kinh Hoa

Nghiêm. Trên thực tế, đạo Phật Việt thời trung đại có đến ba hệ phái chính: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Thiền tông và Tịnh độ tông ở Việt Nam có nguồn gốc Trung Hoa rất rò so với Mật tông18. Nhiều nghiên cứu cho thấy Mật giáo là sự hỗn dung Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo. Và sự có mặt của Mật giáo ở Việt Nam liên quan đến hoạt động tu tập của thiền sư Tỳ ni đa lưu chi với việc truyền bá kinh Mật giáo Đại thừa phương quảng tổng trì.

Trong khuôn khổ các tác phẩm văn học thời kỳ Bắc thuộc, giới nghiên cứu đã đề cập các hiện tượng sau đây: bản dịch Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, bản chú giải An ban thủ ý kinh với tên tuổi của Khương Tăng Hội (thế kỷ III). Sau đó là trường hợp sáu lá thư của Đạo Cao, Pháp Minh trao đổi với Lý Miễu về việc không thấy chân hình Phật (thế kỷ V). Từ đây cho đến hết thế kỷ


17Tên tuổi và sự nghiệp hoằng pháp của các thiền sư như Tỳ ni đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường chứng tỏ Phật giáo Việt Nam rất tương hợp với Phật giáo Trung Hoa ở sự chọn lựa pháp môn Thiền tông. Cả ba nhân vật được xem là đứng đầu các trường phái Thiền Việt Nam đều là các môn đệ của thiền sư Trung Hoa. Tỳ ni đa lưu chi học đạo ở Tam tổ Tăng Xán, Vô Ngôn Thông là học trò của Bách Trượng Hoài Hải, Thảo Đường là đệ tử của của Tuyết Đậu Minh Giám thuộc dòng Thiền Vân Môn đời Tống.

18Tổ sư Thiền Trung Quốc là Bồ Đề Đạt Ma – người được thờ tụng trong nhiều Chùa chiền Việt Nam;

Với Tịnh Độ Tông, Huệ Viễn (334 – 416) người Trung Quốc là người sáng lập đầu tiên.


XIX, nếu chỉ xét về dòng mạch thơ thiền, có thể kể đến các tác giả sau đây: thiền sư Định Không, thiền sư Cảm Thành, thiền sư La Quí An…

Vị sư (với tư cách là tác giả văn học viết) được xếp đầu tiên trong công trình Thơ văn Lý Trần là Đỗ Pháp Thuận, một nhà sư danh tiếng đời tiền Lê với bài thơ Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn (Trả lời nhà vua hỏi về vận nước). Bài thơ do một thiền sư viết ra ở ngay những nấc thang đầu tiên của nền văn học viết trung đại Việt Nam đã gắn liền cảm thức “vô vi” với “vận nước”, gắn liền “cung

điện” với sự “dứt đao binh”. Quan điểm này sẽ còn dư chấn sâu rộng trong dòng văn học Thiền tông sau đó. Nếu khởi sự của văn học Phật giáo thời Bắc thuộc là dịch thuật kinh điển và tranh luận Phật học với tên tuổi như Khương Tăng Hội, Mâu Bác, Pháp Minh, Đạo Cao,… (có thể xem việc tranh luận này tương đương

với cảm hứng phán giáo19 có trong văn học Phật giáo Trung Hoa từ thế kỷ IV, V)

và sáng tác thơ thiền trong giới hạn kệ tụng thuần túy, thì cho đến cận thời Lý, nền văn học tôn giáo ấy thiên sang hai hướng mới: quan tâm đến vấn đề quốc gia dân tộc và gắn kết kệ với thơ ở một mức sâu đậm hơn. Tất nhiên, trước đó, ngay khi Phật giáo truyền bá vào Giao Châu thời đầu công nguyên, việc tư tưởng Phật giáo gắn với ý thức nguồn cội, ý thức dân tộc, ý thức về “còi riêng”20 … đã được

nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận chỉ ra. Đặc điểm này cho thấy sự vận động của thơ thiền trong dòng văn học Phật giáo Việt Nam nói chung sẽ có nét khác biệt nhiều so với nguồn thơ thiền từ chính Trung Hoa và một nền thơ thiền khác như Nhật Bản. Những cảm nhận, suy tư về vẻ đẹp thuần túy, mộng ảo và nghiêm


19Xem Lịch sử tư tưởng và triết học tính Không, NXB TPHCM, 1999 , phần viết về phán giáo: “Hệ thống phán giáo của Phật tử Trung Hoa có thể được xem là một sáng tạo lớn trong việc giải minh các hệ thống triết học Phật giáo. Nó được bắt đầu từ thời Tống (thời đại Nam Bắc triều 317 – 589) [231; 12]. Ở đây, phán giáo được hiểu như là phương thức bình luận và phân kỳ giáo nghĩa Phật giáo.

20Chữ dùng của Nguyễn Hữu Sơn trong bài Căn rễ văn hóa của nền văn học thời Lý – Trần, trích trong

cuốn Văn học trung đại Việt Nam – quan niệm con người và tiến trình phát triển, NXB KHXH, H, 2005: “Có thể khẳng định từ rất sớm trong tâm trí người Việt đã in đậm tiềm thức “con Rồng cháu Tiên”, đã có ý thức về một “còi riêng’, nghĩa đồng bào chung một “mẹ Âu Cơ trăm trứng””[184; 114].


trọng của đời sống đã chắt lọc thơ thiền Nhật thành một thể loại độc đáo. Từ đó thơ thiền Nhật Bản tạo dựng được một nền tảng thi học riêng. Thơ thiền Trung Quốc còn gây ra một làn sóng tranh luận mãnh liệt về “dĩ thiền luận thi” mà chúng tôi đề cập bên trên. Khác với Trung Quốc, bốn thế kỷ độc lập đầu tiên của người Việt không sản sinh ra Nghiêm Vũ và những nhà bình luận thiền thi, cũng như năm thế kỷ sau đó, cho tới thời cận đại, vẫn không có một học giả trung đại nào đặt thơ thiền lên bàn cân thi học. Các thế hệ thiền sư – cư sĩ Việt Nam không có những tên tuổi theo kiểu Thích Hiệu Nhiên, Tô Thức,… tức là những thiền sư, cư sĩ trực tiếp bàn về văn học nghệ thuật. Có thể đối với người Việt Nam, ấn tượng về văn học Phật thường nhắm đến tính chức năng; Thơ thiền gắn với lời kinh kệ nơi cửa chùa, là chuyện của các cao tăng thạc đức hoặc giới tu hành, hoặc nếu có ảnh hưởng đến thơ văn các nhà nho thì cũng là dấu vết “Tam giáo” hay cảm thức thiền “man mác”, “bàng bạc” mà không phải là một khuynh hướng hay một sự thể hiện thi học của thiền. Thêm vào đó, nạn chiến tranh binh lửa cộng với chính sách tiêu diệt văn hóa Đại Việt do giặc Minh gây ra đã làm biến mất nhiều di sản văn học quí báu thời Lý Trần, khiến người đời sau muốn tìm hiểu, khẳng định điều gì đó về một nền thi học cổ cũng thật khó lòng. Những gì còn lại của văn học Lý Trần, đặc biệt là mảng thơ văn Thiền có vẻ như rất khó đặt vào trong một hệ thống văn học cổ nào. Về vấn đề này, Trần Nho Thìn trong

bài Tính hệ thống của tiến trình lịch sử văn học Việt Nam (TCVH, số 7-2002) có ý

kiến: “Nhận định giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là giai đoạn khẳng định nền độc lập dân tộc là nhận định đúng với thực tế lịch sử song không đủ vì đã không bao gồm mảng thơ văn triết lý về Thiền rất đặc sắc của các Thiền sư vốn không dễ gì ép vào khuôn khẳng định dân tộc được…” [234; 60]. Trên thực tế, các công trình sưu tầm thơ ca của người Việt trong bốn thế kỷ đầu của nền văn học viết (trong đó có thơ ca đời Lý - Trần) đều không phải là những cuốn sách bàn về

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí