Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 2


cứu vào cùng một phần để đánh giá và phê bình các tác giả đó.

Từ sau năm 1945 đến 1975, các bộ lịch sử văn học đều dành sự quan tâm khảo sát giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh phần nói về hoạt động sáng tác, các công trình đều có đề cập ít nhiều đến hoạt động nghiên cứu văn học. Tuy vậy, các công trình phần lớn đều xem hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này như là một hình thức của phê bình văn học. Có thể kể những công trình tiêu biểu có đề cập đến hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX như: Lược thảo văn học Việt Nam(tập 3, 1957, Nhóm Lê Quý Đôn soạn); Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Nxb Phong trào Văn hóa, Sài Gòn, 1967) và Phê bình văn học thế hệ 1932 - 1945 (Nxb Phong trào Văn hóa, Sài gòn, 2 tập, 1972 - 1975) của Thanh Lãng; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên 1862 - 1945 (Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965) của Phạm Thế Ngũ, Lược khảo văn học: Nghiên cứu và phê bình văn học (tập 3, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn, 1968) của Nguyễn Văn Trung.

Trong những công trình nêu trên, công trình Phê bình văn học thế hệ 1932-1945 của Thanh Lãng có tầm bao quát rộng hơn cả. Trong tác phẩm này và một phần của Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng đã phác họa tổng quát bức tranh nghiên cứu - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như: Đặc điểm của giai đoạn, Lý thuyết về phê bình, Sự phân hóa của lực lượng cầm bút, Mười vụ án văn học, Sáu khuynh hướng phê bình; Giới thiệu và nhận định về 17 nhà phê bình... Các công trình của Thanh Lãng có một đặc điểm chung là mang tính khảo cứu, mô tả và liệt kê sự kiện; cho nên chưa thể hiện rò quá trình và những quy luật phát triển của ngành nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Đã thế, ở tập I của bộ sách Phê bình văn học thế hệ 1932, tác giả lại dành cả chương II để phát biểu chung về phê bình văn học và giới thiệu một số trường phái phê bình của thế giới. Sau đó, sang tập II, ông lại giới thiệu các trường phái của thế giới đã dẫn ở tập I.


Vì vậy, ấn tượng tản mạn của bộ sách lại càng thể hiện rò rệt. Nhưng cái đáng quý của các công trình này là đã cung cấp một khối lượng tư liệu giá trị rất cần thiết cho các thế hệ nghiên cứu sau này.

Tập 3 của bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1862 - 1945) của Phạm Thế Ngũ là công trình biên khảo được viết một cách nghiêm túc về tình hình văn học trong khoảng thời gian từ 1862 đến 1945. Trong công trình này, Phạm Thế Ngũ chủ yếu đề cập đến thành tựu về sáng tác văn học. Tuy vậy, ông cũng có dành một số trang để giới thiệu hoạt động biên khảo và phê bình giai đoạn từ 1907 đến 1932, cũng như để đánh giá cao hoạt động phê bình giai đoạn 1940 - 1945.

Trong Lược khảo văn học (tập 3) sau khi đề cập qua về sự ra đời của phê bình văn học, Nguyễn Văn Trung đã mô hình hóa các dạng hoạt động của phê bình và các loại tác gia phê bình. Theo tác giả, giai đoạn này có năm quan niệm phê bình: Phê bình ấn tượng chủ quan giáo điều (Đào Duy Anh, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính), Phê bình giáo khoa (Trần Thanh Mại, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Dương Quảng Hàm…), Phê bình luân lý (Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Hải Triều, Mộng Sơn, Thái Phỉ, Lê Thanh…), Phê bình phân tâm học (Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu), Phê bình xã hội (Hải Triều, Nguyễn Bách Khoa)...

Ngoài những công trình vừa nêu, rải rác trong cuốn sách Văn học sử thời kháng Pháp 1858 - 1945 (Nxb Trí Đăng, Sài Gòn, 1972), Lê Văn Siêu có đề cập đến vấn đề biên khảo và phê bình, cũng như có giới thiệu qua các nhà phê bình, nghiên cứu văn học như Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Trần Thanh Mại, Hoài Thanh, Trương Tửu.

Sau 1975, các công trình nghiên cứu về hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX ngày càng được quan tâm. Bên cạnh các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


bộ Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930 (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981) và Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 do Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Hoàng Dung biên soạn chỉ dành một số trang viết khiêm tốn về hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học so với hoạt động sáng tác, thì gần đây, chúng ta thấy có nhiều bài viết, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đề cập riêng đến thành tựu nghiên cứu và phê bình của một số nhà nghiên cứu - phê bình đã sống qua cả hai thời kỳ. Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Mến: Những đóng góp về mặt lý luận phê bình của Hoài Thanh trước Cách mạng tháng Tám (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2001); luận án tiến sĩ của Trần Hạnh Mai: Sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2000, Nxb Giáo dục, 2003); luận văn thạc sĩ của Dương Thu Thuỷ: Đóng góp về phê bình và nghiên cứu lịch sử văn học của Trần Thanh Mại (Trường Đại học Sư phạm Huế, Huế, 2004); luận văn thạc sĩ của Hồ Vi Thường: Khuynh hướng phê bình mác - xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2005)… Nghiên cứu về lý luận, phê bình những thập niên đầu thế kỷ XX phải kể đến cuốn sách Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX của Trần Mạnh Tiến (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001). Có một công trình được tác giả cho là “công trình chuyên biệt đầu tiên tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, toàn bộ hoạt động phê bình văn học thời trước Cách mạng” mang tên: Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945) của Trần Thị Việt Trung (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002). Công trình Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) của Nguyễn Thị Thanh Xuân (Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cũng ra đời vào năm 2004.

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 2

Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm


1945) của Trần Thị Việt Trung là cuốn sách nghiên cứu về phê bình văn học giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Trong công trình này, tác giả đã nêu lên những tiền đề về lịch sử xã hội và văn hoá của phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ đến năm 1945, trong đó có đề cập đến vai trò của hoạt động báo chí, đội ngũ những nhà văn tham gia hoạt động phê bình văn học.... Tác giả giới thiệu diện mạo và đặc điểm của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, dựng lên một số chân dung nhà phê bình chủ yếu ở giai đoạn 1930 - 1945 như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều. Vì vậy, theo chúng tôi, cuốn sách Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945) của Trần Thị Việt Trung chủ yếu đánh giá về hoạt động phê bình văn học như mục đích của tác giả đặt ra chứ chưa thể hiện rò toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học.

Trong công trình Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, Trần Mạnh Tiến đã khái quát một cách toàn diện và có hệ thống về tình hình, đặc điểm và thành tựu lý luận phê bình văn học 30 năm đầu thế kỷ. Tác giả đã nêu lên một số đặc trưng của văn học, các mối quan hệ cơ bản của văn học, tác dụng của văn học; quan niệm về tác phẩm văn học và đề cập đến hai thể loại chính là thơ và tiểu thuyết; về phê bình văn học, Trần Mạnh Tiến nêu ra hai khuynh hướng trong phê bình văn học đầu thế kỷ là phê bình truyền thống và phê bình mới, giới thiệu các quan điểm cũng như những đánh giá về cuộc tranh luận Truyện Kiều giữa những năm 20 của thế kỷ XX. Tóm lại, cuốn sách trên chỉ đề cập về lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Cũng nghiên cứu về phê bình văn học, Nguyễn Thị Thanh Xuân trong công trình Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) đã khái quát sự hình thành và phát triển của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời giới thiệu 12 tác giả phê bình tiêu biểu ở giai đoạn này là: Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại,


Trương Chính, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều, Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa, Đặng Thai Mai, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế. Theo tác giả, phê bình văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là một nền phê bình văn học “đã có cơ sở lý luận tuy chưa hoàn chỉnh”, phê bình văn học giai đoạn này đã phát triển một cách nhanh chóng về nhiều mặt, trong đó rò nhất là ngôn ngữ phê bình. Và cuốn sách cũng tập trung đề cập đến mảng phê bình của ngành nghiên cứu văn học.

Gần đây, trong cuốn Phương pháp luận nghiên cứu văn học (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004), Nguyễn Văn Dân cũng đã đánh giá sự đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu của một số tác giả thời trước Cách mạng như Trần Thanh Mại, Hoài Thanh và Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa, đồng thời chỉ ra những hạn chế về quan điểm phương pháp luận của họ. Nhưng đây vốn là một cuốn sách bàn về Phương pháp luận nên tác giả chỉ chủ yếu nêu lên những đóng góp cũng như những hạn chế về phương pháp nghiên cứu của các tác giả Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám để minh họa cho vấn đề “phương pháp luận nghiên cứu văn học” chứ chưa phải là cuốn sách chuyên sâu về hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này.

Cuốn sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lý luận và lịch sử (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004) do Phan Cự Đệ chủ biên chủ yếu đề cập đến lý luận, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX. Nghiên cứu lý luận, phê bình thời kỳ nửa đầu thế kỷ, Trần Đình Sử phân chia làm hai giai đoạn: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1932; Lý luận, phê bình văn học 1932- 1945. Ở giai đoạn đầu, sau khi nêu diện mạo chung của đời sống lý luận, phê bình văn học ba mươi năm đầu thế kỷ; cuộc tranh luận văn học đầu tiên mở đầu thế kỷ: Tranh luận Truyện Kiều; tác giả đã giới thiệu những nhà nghiên cứu, phê bình văn học đầu tiên gồm: Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Vò Liêm Sơn. Sang giai đoạn từ 1932 đến 1945, Trần Đình Sử cho rằng đặc điểm


chủ yếu của giai đoạn này là giai đoạn hình thành tư tưởng mới; phủ nhận tư tưởng cũ, nổ ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng, và đây cũng là giai đoạn hình thành lý luận văn học như là một “thể loại mới” xưa nay chưa từng có và đồng thời xuất hiện những nhà lý luận, phê bình văn học chuyên nghiệp. Trần Đình Sử chia ra sáu thể loại phê bình chủ yếu ở giai đoạn này gồm: thể bút chiến, thể phê bình tác giả, thể danh nhân truyện ký, thể phê bình khoa học hay nghiên cứu chuyên đề, thể loại bình chú, bình văn, thể loại văn học sử. Ông phân chia thế hệ các nhà lý luận, phê bình văn học giai đoạn 1932 - 1945 theo bốn khuynh hướng: các nhà phê bình có xu hướng tổng kết (Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan); các nhà phê bình mác-xít (Hải Triều, Đặng Thai Mai); các nhà phê bình, nghiên cứu văn học theo phương pháp khoa học (Trần Thanh Mại, Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa); các nhà văn học sử và biên khảo (Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế). Trong mỗi tác giả, Trần Đình Sử có giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, kèm theo vài lời nhận định hết sức ngắn gọn.

Chuyên luận Lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên đã giới thiệu 27 bài viết về hoạt động lý luận, phê bình nửa đầu thế kỷ của các tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài, Cao Kim Lan, Trịnh Bá Đĩnh, Tôn Thảo Miên, Nguyễn Đăng Điệp, Đinh Thị Minh Hằng. Cuốn sách ngoài phần mở đầu (Khái quát: Động lực lớn của lý luận - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX) và phần kết luận (Sự phát triển tiếp nối của lý luận, phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX đến nay) có ba chương. Chương một và chương hai, nghiên cứu về sự phát triển của lý luận và phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chương ba giới thiệu mười tác gia lý luận, phê bình văn học tiêu biểu gồm: Phan Khôi, Thiếu Sơn, Hải Triều, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Trương Chính, Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa, Lê Thanh, Vũ


Ngọc Phan, Đặng Thai Mai. Tóm lại, nội dung chính của cuốn sách là nghiên cứu về lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945.

Ngoài các cuốn sách nói trên, ta còn có thể tìm gặp những ý kiến nhận xét, đánh giá về từng tác gia, hay từng tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn này trên nhiều sách, bài báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu, nhà văn có uy tín. Tuy nhiên, hầu như chưa có một cuốn sách nào tập trung khảo sát và tổng kết về quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Đây vẫn còn là một lĩnh vực cần phải bổ khuyết, và đề tài Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của chúng tôi sẽ cố gắng đóng góp cho công việc tổng kết này.

4. Giới hạn của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các công trình nghiên cứu văn học ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã có độ lùi thời gian nhất định của các nhà nghiên cứu văn học chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Trong đó, luận án tập trung chủ yếu vào sự hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX qua những thành tựu chủ yếu, qua các phương pháp nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó. Những vấn đề khác không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án. Với yêu cầu nhằm vào sự hiện đại hoá, chúng tôi sẽ tập trung vào những công trình nghiên cứu tiêu biểu, có đóng góp về mặt đổi mới trong quan điểm lý thuyết và phương pháp thực hành.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: phạm vi của đề tài, chúng tôi xác định chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố nổi trội đã góp phần làm nên quá trình hiện đại hóa trong hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX (từ năm 1900 đến năm 1945); không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các tác giả và tác phẩm xuất hiện ở giai đoạn này mà chỉ giới hạn ở phạm vi những tác


phẩm tiêu biểu nhất của những tác giả có những đóng góp cụ thể trong hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này.

4.3. Giới thuyết một số khái niệm

4.3.1. Khái niệm nghiên cứu văn học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Nghiên cứu văn học còn gọi là khoa văn học hoặc khoa học về văn học, là khoa học nghiên cứu các quy luật và hiện tượng trong sự tồn tại và phát triển của văn học. Từ điển văn học (Bộ mới - xuất bản năm 2004) định nghĩa: Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ (văn học).

Nghiên cứu văn học, theo truyền thống, bao gồm ba bộ môn chính: Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Phê bình văn học. Trong đó, Lý luận văn học nghiên cứu những quy luật chung của cấu trúc và sự phát triển văn học; Lịch sử văn học (còn gọi là văn học sử) lấy đối tượng nghiên cứu là văn học quá khứ, khảo sát nó như một quá trình, hoặc khảo sát một trong số các thời đoạn của quá trình đó; Phê bình văn học chú ý đến trạng thái hiện tại của văn học đương thời, nó cũng chú ý lý giải văn học quá khứ từ quan điểm những vấn đề xã hội và nghệ thuật hiện thời. Ở trình độ phát triển cao và tính chuyên môn sâu, nghiên cứu văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu cụ thể, tương đối độc lập, tiếp cận cùng một đối tượng nghiên cứu là văn học từ những góc độ khác nhau.

Căn cứ vào những nội hàm khái niệm vừa nêu, chúng ta thấy rằng phê bình văn học nghiên cứu văn học là hai bộ phận có mối quan hệ gần gũi nhưng là hai bộ phận khác nhau. Phê bình văn học có tính chất khen chê những tác phẩm mang tính thời sự, kịp thời; trong khi nghiên cứu văn học nhìn một cách toàn diện, thấy được bản chất bên trong và ngoài của đối tượng thường là đã ổn định. Từ phê bình văn học chuyển sang nghiên cứu văn học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022