Công Trình Nghiên Cứu Về Đô Thị Hóa Huyện Củ Chi


Thành, Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, 2006. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về xu thế đô thị hoá và phát triển các thành phố cực lớn thế kỷ 21, các lý luận về qui hoạch cấu trúc không gian đô thị lớn trên thế giới, thực trạng và định hướng phát triển và qui hoạch phát triển không gian TP. Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất các giải pháp tổ chức qui hoạch cấu trúc không gian TP. Hồ Chí Minh theo 2 phương án (mô hình): Mô hình cấu trúc không gian xuyên tâm - vành đai (đây là phương án hữu hiệu) có điều chỉnh hoàn thiện theo hướng lan toả ra ngoại thành theo một số trục lớn xuyên tâm. Mô hình tổ chức qui hoạch cấu trúc không gian TP. Hồ Chí Minh theo hướng “Đô thị trong đô thị” bằng việc xây dựng các đô thị vệ tinh, các đô thị đối trọng mới xung quanh TP. Hồ Chí Minh. Đây không phải là đề tài nghiên cứu về quản lý, kiểm soát nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án của mình dưới góc độ phát triển không gian hệ thống trung tâm của TP. Hồ Chí Minh.

Luận án Tiến sĩ Quá trình đô thị hóa ở ven đô TP. Hồ Chí Minh (1975 - 1996) của Nguyễn Thị Thủy đã trình bày quá trình đô thị hóa ở các quận huyện ven đô TP. Hồ Chí Minh như Thủ Đức, Quận 8, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ quá trình biến đổi của các quận huyện trong khoảng thời gian hơn 20 năm (1975 - 1996) trên tất cả các mặt, trong đó tập trung vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng của các địa bàn khảo sát. Đây là những kết quả đẩy chúng tôi có thể kế thừa nhằm so sánh với quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi.

Năm 2021, tác giả Nguyễn Bá Cường đã bảo vệ Luận án Tiến sĩ Lịch sử tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với đề tài Quá trình đô thị hóa ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2015. Luận án đã phân tích và làm rõ quá trình chuyển biến về quy hoạch, quản lý đô thị và kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, sự thay đổi trong lối sống đô thị của cư dân quận Tân Phú từ năm 2003 đến năm 2015, đồng thời nêu lên đặc điểm, thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, một số kinh nghiệm trong quátrình đô thị hóa ở quận Tân Phú từ năm 2003 đến năm 2015. Luận án là nguồn tài liệu có giá trị trong việc giúp chúng tôi có cái nhìn đối sánh khi nghiên cứu về quá trình đô thị hóa tại huyện Củ Chi.


Cuốn Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân, NXB Trẻ (1999), gồm có 3 chương, trong đó đáng chú ý là nội dung chương 1 trình bày về tình hình đô thị hóa tại quận Tân Bình. Tuy được trình bày ngắn gọn nhưng nội dung này cũng đã giúp ích cho chúng tôi nắm bắt một cách khái quát những bước phát triển đô thị của Tân Bình vào giai đoạn tiếp sau chính sách “đổi mới” năm 1986.

Công trình Nghiên cứu về người nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa của Lê Văn Năm, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007 là công trình nghiên cứu khá công phu về những “xáo trộn” trong đời sống của người nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa. Tác giả tập trung vào tình hình chuyển dịch đất đai và cơ cấu nghề nghiệp, cũng như sự thay đổi về môi trường sống, trong đó có môi trường văn hóa của họ. Theo tác giả, “ở vùng ngoại thành Thành phố, đang có sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông. Đó cũng là tiến trình người nông dân dần dần xa rời đồng ruộng để trở thành thị dân”. Đây là công trình để chúng tôi nghiên cứu về những chuyển biến trên lĩnh vực xã hội ở huyện Củ Chi trong quá trình đô thị hóa.

Ngoài những công trình, bài viết trên đây không thể không đề cập đến các cuốn sách như: Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh gồm 4 tập do GS.Trần Văn Giàu (chủ biên), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc các cuốn: Lược sử vùng đất Nam bộ do Giáo sư TSKH. Vũ Minh Giang (chủ biên), NXB Thế giới, Hà Nội - 2008; PGS.TS. Võ Văn Sen (chủ biên) Nam bộ đất và người gồm nhiều tập do NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2011; Lịch sử hình thành và phát triển vùng Đất Nam Bộ từ khởi thủy đến năm 1945 do PGS.TS. Trần Đức Cường (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - 2014; Nhiều tác giả: Một số nhân vật lịch sử đất phương Nam, NXB Hồng Đức và Tạp chí Xưa và Nay, 2015; Phạm Hữu Mỹ - Nguyễn Văn Đường: Di tích lịch sử - văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh - 2015; GS. Nguyễn Công Bình: Về miền đất phương Nam. NXB Đại học Cần Thơ - 2015...

Các công trình nghiên cứu và bài viết trên đây đã cung cấp nguồn sử liệu phong phú, đa dạng, trong đó phản ánh khá cụ thể về vị trí địa lý, dân cư, truyền thống lịch sử, văn hóa,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng của cả TP. Hồ Chí Minh cũng như một số quận, huyện. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu đối chứng và so sánh.

1.3.2. Công trình nghiên cứu về đô thị hóa huyện Củ Chi

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 5

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay, khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới đất nước xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với cả nước, nhân dân Củ Chi đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tổng kết hơn ba mươi năm kể từ khi giải phóng, Ban chấp hành Đảng bộ huyện xuất bản sách “Củ Chi 20 năm xây dựng và phát triển từ 30/4/1975 đến 30/4/1995” “Củ Chi - 30 năm xây dựng và phát triển”, nhằm tổng kết lại chặng đường đã qua của Đảng bộ và nhân dân huyện. Đây là những công trình nghiên cứu tổng hợp về các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện cũng như những vấn đề về tự nhiên, thổ nhưỡng, lịch sử hình thành vùng đất Củ Chi anh dũng trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

Sau giải phóng, mặc dù hậu quả chiến tranh vẫn còn để lại nặng nề trên quê hương “Đất thép”, nhưng với lòng quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ, nhân dân Củ Chi không ngừng ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh và đã đạt được những thành quả đáng tự hào. Năm 2000, tác giả Đặng Thị Kim Liêng chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội trong nông thôn huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) thời kỳ 1975 - 1996” làm đề tài tốt nghiệp cao học Lịch sử của mình.

Năm 2010, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình với đề tài “Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh (1997 - 2009)”. Nghiên cứu về lịch sử địa phương - huyện Củ Chi - là hướng nghiên cứu tôi đã theo đuổi trong nhiều năm. Năm 2015, khi thực hiện luận án tiến sĩ, chúng tôi tiếp tục lựa chọn hướng nghiên cứu về vùng đất này với định hướng tìm hiểu sâu hơn về quá trình đô thị hóa và mở rộng thời gian nghiên cứu đến năm 2015.

Năm 2018 tác giả Nguyễn Minh đã chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1986 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử. Trong luận án này, tác giả đã tìm hiểu về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi


qua 2 giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2010. Từ đó luận án rút ra các nhận xét, đặc điểm và những vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện. Đây là nguồn tài liệu quan trọng đã giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của Củ Chi từ khi đổi mới đến năm 2010. Luận án của chúng tôi có sự tham khảo và kế thừa song không trùng lặp với luận án của TS. Nguyễn Minh trên các phương diện sau đây: Thứ nhất, đối tượng của luận án do tác giả Nguyễn Minh thực hiện là tìm hiểu về quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của Củ Chi; trong khi đó chúng tôi tập trung nghiên cứu về quá trình đô thị hóa của Củ Chi với các phương diện như: quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, quản lí đô thị và những biến chuyển kinh tế, xã hội dưới tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa. Thứ hai, chúng tôi tập trung nghiên cứu giai đoạn 1997 - 2015, còn luận án của tác giả Nguyễn Minh nghiên cứu giai đoạn 1986 - 2010. Do giới hạn nghiên cứu của đề tài từ năm 1986 đến năm 2010 nên khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2010 chỉ được tác giả trình bày trong 46 trang, trong đó, vấn đề chuyển biến kinh tế, xã hội của Củ Chi được tác giả mô tảtrong cáctrang từ82 đến 124. Thứba,vềphương pháp nghiên cứu,khi tìmhiểu vềchuyển biến kinh tế, xã hội của Củ Chi, tác giả Nguyễn Minh chủ yếu sử dụng cách thức trình bày lịch đại theo từng năm. Trong khi đó, cách thức chúng tôi sử dụng là không liệt kê số liệu theo từng năm mà xử lí theo giai đoạn để thấy rõ hơn quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi qua một số mốc thời gian chủ yếu.

Có thể nói, các công trình tham khảo nêu trên là những nguồn tài liệu khoa học có giá trị để chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu về Củ Chi. Trên cơ sở đó, chúng tôi bổ sung tư liệu, xử lí tư liệu nhằm làm rõ về quá trình đô thị hóa tại huyện Củ Chi trong thời gian nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2015.

1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

1.4.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Thứ nhất, từ số lượng của các công trình nghiên cứu cho thấy, đô thị hoá là hướng nghiên cứu được nhiều ngành quan tâm. Vì vậy, đã có nhiều công bố liên quan thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa đã cung


cấp lượng kiến thức về các khía cạnh đa dạng của đời sống đô thị với nhiều cách tiếp cận, trào lưu, trường phái, quan điểm khác nhau, nhất là những kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Các phương pháp nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa đã mở rộng ra các chủ đề như: kinh tế học đô thị, xã hội học đô thị, văn hóa học đô thị... Mặc dù chưa có một định nghĩa chung nhất, nhưng các công trình nghiên cứu đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về đô thị và đô thị hoá. Đây là những kết quả quan trọng giúp cho các nghiên cứu đi sau có cái nhìn tổng quan về đô thị hoá khi thực hiện nghiên cứu trên các trường hợp cụ thể. Chúng tôi đã kế thừa các phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu về khái niệm đô thị, về đặc trưng của đô thị hoá khi thực hiện đề tài.

Thứ hai, trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, các tác giả đã khái quát khá rõ ràng các khía cạnh của đô thị hiện đại, đó là quy hoạch tổng thể, quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật - cơ sở hạ tầng xã hội, dân số, phát triển bền vững, văn hóa lối sống... Các công trình đã đưa ra được những góc nhìn toàn cảnh về quá trình đô thị hóa trên thế giới, tại Việt Nam cũng như TP. Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua. Tất nhiên, do mục tiêu nghiên cứu của từng tác giả khác nhau nên ngoại trừ các luận án về quá trình đô thị hoá tại các địa phương thì các công trình khác đã công bố đa phần chưa thể đi sâu tìm hiểu thực trạng đô thị hóa và những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa trên từng địa bàn hay những phạm vi nhỏ, hẹp, cụ thể khác nhau mà thường là chỉ đánh giá trên mặt tổng thể, diện rộng của toàn thành phố hay khu vực.

Thứ ba, những nghiên cứu về biến chuyển của huyện Củ Chi từ sau ngày giải phóng trên các phương diện như kinh tế, xã hội đã được đề cập ở mức độ chung trong một số công trình nghiên cứu. Những công trình này đã giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát, toàn diện về Củ Chi, là nền tảng cơ sở quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và sâu sắc về quá trình đô thị hóa của huyện, đặc biệt từ khi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khoảng thời gian 1997 - 2015 vẫn còn là khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử. Chính vì vậy, có thể nói rằng luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.


1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở kế thừa kết quả từ các công trình đi trước và bổ sung các nguồn tư liệu mới, luận án đi sâu nghiên cứu về quá trình đô thị hóa huyện Củ Chi từ năm 1997 đến 2015, trong đó, tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản sau đây:

Một là phân tích được những yếu tố tác động đến quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi từ năm 1997 như điều kiện tự nhiên, dân cư lao động, bối cảnh kinh tế, xã hội trước năm 1997 cũng như chủ trương đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi.

Hai là làm sáng rõ quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi từ năm 1997 đến 2015, trên các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lí đô thị, những biến chuyển về kinh tế, xã hội, văn hoá trong quá trình đô thị hoá.

Ba là đưa ra một số nhận xét về quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi. Những đánh giá của chúng tôi không chỉ tập trung chỉ ra các đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở đất thép anh hùng mà còn đánh giá khách quan các tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trên cả hai phương diện là tác động tích cực và tác động tiêu cực.


Chương 2

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

2.1. Vài nét về vùng đất Củ Chi và những yếu tố tác động đến quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi

2.1.1. Vài nét về vùng đất Củ Chi

Năm 1698, Chưởng Cơ - Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam thành lập phủ Gia Định để quản lý 2 huyện Phước Long và Tân Bình thì Củ Chi thuộc tổng Bình Dương huyện Tân Bình. Năm Gia Long thứ 7 (1808) huyện Tân Bình nâng lên thành phủ Tân Bình, tổng Bình Dương nâng lên thành huyện. Huyện Bình Dương được chia làm 2 tổng là Bình Trị và Dương Hòa.

Sang đến triều Minh Mạng, dân số tăng, nhiều đất ruộng cũng được khai phá, thôn ấp được thành lập thêm, nên địa bàn 2 tổng trên đây thuộc huyện Bình Dương được chia làm 6 tổng mới đặt tên theo cách thêm vào sau tên tổng cũ các chữ Thượng, Trung, Hạ để giữ được nguyên gốc như cách đã đặt tên cho các thôn mới tách từ thôn cũ. Do đó 6 tổng mới mang tên: Bình Trị Thượng,Bình Trị Trung,Bình Trị Hạ.Dương Hòa Thượng,Dương Hòa Trung, Dương Hòa Hạ. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1814) tách phần đất phía Tây Bắc huyện Bình Dương, gồm 1 số thôn thuộc 3 tổng Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung, Bình Trị Hạ để thành lập huyện mới lấy tên là huyện Bình Long. Huyện Bình Long là địa bàn huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi ngày nay [72; tr.35-36].

Vào đầu thế kỉ XX, tổ chức hành chính của tỉnh Gia Định gồm 4 quận là Quận Thủ Đức, Quận Nhà Bè, Quận Gò Vấp và Quận Hóc Môn. Địa bàn huyện Củ Chi thời bấy giờ gồm 16 xã thôn của tổng Long Tuy Hạ, 18 thôn của tổng Long Tuy Thượng và một số thôn xã của tổng Long Tuy Trung và Bình Thạnh Trung thuộc quận Hóc Môn.

Cuối năm 1944 chính quyền thực dân Pháp nhập một số xã, thôn ít dân lại thành những xã mới rộng hơn, đông dân hơn vì thế quận Hóc Môn chỉ còn 28 xã. Tổng Long Tuy Hạ còn 4 xã là xã Thái Mỹ, Trung Lập, Phước Hiệp, Tân An Hội. Tổng Long Tuy Trung


còn lại 4 xã là Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông. Các xã của 2 tổng trên cộng với xã Tân Phú Trung, Phước Vĩnh Ninh (nay là xã Phước Vĩnh An) của tổng Long Tuy Thượng, Tân Hòa (nay là Tân Thạnh Tây), Tân Thạnh Đông của tổng Bình Thạnh Trung. Các đơn vị hành chính này tồn tại đến năm 1954.

Ngày 29 tháng 4 năm 1957, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 138-BNV- HC-NĐ ấn định các đơn vị hành chính của tỉnh Gia Định gồm có 6 quận, trong đó có 4 quận đã có từ thời Pháp thuộc cộng thêm 2 quận mới là Tân Bình và Bình Chánh. Theo nghị định này, địa bàn các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung, Long Tuy Hạ được tách khỏi tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương vào ngày 30/8/1957, địa danh Củ Chi được chính thức ra đời từ đó và tồn tại cho đến ngày nay.

Đến năm 1963, chính quyền Sài Gòn chia quận Củ Chi thành 2 quận là quận Củ Chi và quận Phú Hòa. Quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương.

Về phía cách mạng, do tính chất ác liệt của cuộc kháng chiến sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân ta trong Tết Mậu Thân, tháng 8 năm 1968, chính quyền cách mạng chia Củ Chi thành 2 huyện là huyện Nam Chi và Bắc Chi. Tháng 3 năm 1973, 2 huyện Nam Chi và Bắc Chi được thống nhất trở lại thành huyện Củ Chi [8; tr.14].

Sau ngày 30/4/1975, chính quyền cách mạng được thành lập bắt tay vào sắp xếp lại các đơn vị hành chính mới. Quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương được sát nhập vào địa bàn TP. Hồ Chí Minh thành một đơn vị hành chính, gọi là huyện Củ Chi.

Quyết định số 70-HĐBT ngày 11/7/1983 của Hội Đồng Bộ Trưởng chia xã Trung Lập thành 2 xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ; Chia xã Phước Hiệp thành 2 xã mới lấy tên là xã Phước Hiệp và Phước Thạnh; Giải thể xã Phạm Văn Cội 2 và tách ấp Phú Trung, Phú Bình xã Phú Mỹ Hưng, ấp Xóm Chùa, ấp Xóm Thuốc khỏi xã An Nhơn Tây để thành lập xã mới lấy tên là xã An Phú; Đổi tên xã Phạm Văn Cội 1 thành xã Phạm Văn Cội.

Ngày 1 tháng 2 năm 1985, Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Quyết định số 25-HĐBT

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023