Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 2


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Kết quả giải quyết việc làm huyện Củ Chi giai đoạn 2001 -


Trang

2005 ............................................................................................................... 522

Bảng 2.2. Trình độ văn hóa của dân số từ 5 tuổi trở lên (1999 - 2004) 54

Bảng 2.3. Số năm đi học bình quân của dân số từ 7 tuổi trở lên năm 2004 ... 54 Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế huyện Củ Chi 59

Bảng 2.5. Doanh thu thương mại, dịch vụ giai đoạn 1996 - 2000 65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc tại huyện Củ Chi chia theo các ngành kinh tế năm 1999 71

Bảng 2.7. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 2001-2004 72

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 2

Bảng 3.1. Tình hình trường lớp năm học 2009 - 2010 87

Bảng 3.2. Một số kết quả trên lĩnh vực văn hóa của Củ Chi trong giai đoạn 2010 - 2015 89

Bảng 3.3. Một số kết quả trên lĩnh vực văn hóa của Củ Chi trong giai đoạn 2010 - 2015 90

Bảng 3.4. Số lượng bò phân theo quận/huyện năm 2015 95

Bảng 3.5. Số lượng heo phân theo quận/huyện 96

Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế huyện Củ Chi 97

Bảng 3.7. Giá trị toàn ngành công nghiệp của Củ Chi trong 5 năm 2010 - 2015 . 98 Bảng 3.8. Tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp ngoài nhà nước của huyện Củ Chi 100

Bảng 3.9. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước

của các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh 100

Bảng 3.10. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp huyện Củ Chi 101

Bảng 3.11. Dân số trung bình thành thị của huyện Củ Chi từ năm 2011

đến năm 2015 106

Bảng 3.12. Dân số trung bình thành thị và dân số trung bình nông thôn của huyện Củ Chi qua các năm 2011 - 2015 106

Bảng 3.13. Dân số nam, dân số nữ ở Củ Chi qua một số năm 107

Bảng 4.1. Các mặt hàng công nghiệp đem lại giá trị cao cho huyện Củ Chi 122 Bảng 4.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của một số ngành công nghiệp chủ lực của TP Hồ Chí Minh 123

Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước của các quận vùng ven, quận mới và các huyện ngoại thành TP Hồ Chí

Minh (giá so sánh 1994) 124

Bảng 4.4. Kinh phí hoạt động văn hóa - thể thao năm 2012 131

Bảng 4.5. Hàm lượng một số các kim loại nặng trong rau tại một số quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh (mg/kg rau tươi) 136

DANH MỤC CÁC BIỂU

Trang

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp trong tổng số diện tích đất

tự nhiên của huyện Củ Chi giai đoạn 2000 - 2005 58

Biểu đồ 2.2. Giá trị sản lượng nông nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000. 59 Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000 61

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 1996 - 2005 62

Biểu đồ 2.5. Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở huyện Củ Chi qua các năm 1996 - 2005 65

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu chung của

ngành kinh tế các năm 1996 – 2000 66

Biểu đồ 2.7. Sự gia tăng dân số của Củ Chi qua các năm 1997-2005 68

Biểu đồ 3.1. Số hộ được vay vốn để giải quyết việc làm ở huyện Củ Chi giai

đoạn 2010 - 2015 85

Biểu đồ 3.2. Số hộ nghèo và số người được giải quyết việc làm ở Củ Chi

giai đoạn 2010 - 2015 86

Biểu đồ 3.3. Số trường, số lớp tại huyện Củ Chi giai đoạn 2010 - 2015 87

Biểu đồ 3.4. Số học sinh, giáo viên tại huyện Củ Chi giai đoạn 2010 -

2015 ................................................................................................................. 88

Biểu đồ 3.5. Số hộ dân cư đạt chuẩn gia đình văn hóa giai đoạn 2010 - 2014 89

Biểu đồ 3.6. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp trong tổng số diện tích đất

tự nhiên của huyện Củ Chi giai đoạn 2005 - 2015 91

Biểu đồ 3.7. Cơ cấu diện tích đất trồng lúa cả năm của TP. Hồ Chí Minh (2015) 92

Biểu đồ 3.8. Năng suất lúa cả năm các quận, huyện ngoại thành thành phố

Hồ Chí Minh (2015) 93

Biểu đồ 3.9. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi của huyện Củ

Chi các năm 2010-2015 (tính theo giá so sánh 2010) 97

Biểu đồ 3.10. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 2008 - 2010 99

Biểu đồ 3.11. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi năm 2015 99

Biểu đồ 3.12. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ các năm 2010, 2012, 2015 ... 103 Biểu đồ 3.13. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ Củ Chi giai

đoạn 2010 -2015 (tính theo giá cố định 1994) 104

Biểu đồ 3.14. Sự gia tăng dân số của Củ Chi 105


Biểu đồ 3.15. Tỉ lệ biến động dân số trên địa bàn 108

Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề trong tổng lao động có

việc làm giai đoạn 2010 - 2015 110

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi năm 1997 và 2015 119

Biểu đồ 4.2. Thu - chi ngân sách của một số huyện ngoại thành Thành phố

Hồ Chí Minh năm 1997 125

Biểu đồ 4.3. Tình hình thu - chi ngân sách của huyện Củ Chi qua một số

năm 2005 - 2015 125

Biểu đồ 4.4. Thu - chi ngân sách của các huyện ngoại thành Thành phố Hồ

Chí Minh năm 2015 126

Biểu đồ 4.5. Vốn đầu tư thực hiện thuộc ngân sách địa phương theo giá

thực tế phân theo cấp quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 127

Biểu đồ 4.6. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện Củ Chi giai đoạn 2010 -

2015 ............................................................................................................... 128

Biểu đồ 4.7. Dân số trung bình khu vực nông thôn các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 130

Biểu đồ 4.8. Dân số trung bình khu vực thành thị các huyện ngoại thành

thành phố Hồ Chí Minh 130

Biểu đồ 4.9. Một số chỉ tiêu văn hóa của các huyện ngoại thành năm 2015 132 Biểu đồ 4.10. Số người nhiễm HIV tại các huyện ngoại thành Thành phố

Hồ Chí Minh 134

Biểu đồ 4.11. Số người mắc bệnh AIDS tại các huyện ngoại thành Thành

phố Hồ Chí Minh 134


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển nhanh chóng của kinh tế công thương nghiệp, quá trình đô thị hóa đang trở thành một tất yếu và diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam, đô thị hóa là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, thương mại

- dịch vụ, du lịch, thu hẹp dần tỷ trọng nông nghiệp, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng có nhiều bất cập và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề lao động và việc làm, nhất là việc làm cho người nông dân; áp lực của dân số đối với các vấn đề xã hội; tác động của đô thị hóa đến môi trường sinh thái… Chính vì vậy, việc nghiên cứu về quá trình đô thị hóa nói chung và đô thị hóa ở từng địa phương nói riêng nhằm đề ra những giải pháp thúc đẩy những yếu tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Củ Chi là một huyện ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ anh hùng của Thành phố trong suốt những năm kháng chiến trường kì của dân tộc. Nhắc đến Củ Chi, trong kí ức mỗi người đều không quên một vùng “Đất thép” - cái nôi kiên trung giữ nước giữ làng, từng là nỗi khiếp sợ của mỗi kẻ thù. Chính bởi vậy, trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Củ Chi phải chịu nhiều mất mát, đau thương khi chính quyền thực dân, đế quốc luôn muốn biến nơi đây thành “vùng trắng” để dễ kiểm soát. Ước tính rằng, mỗi người dân Củ Chi đã “gánh” khoảng 1,5 tấn bom đạn trong suốt những năm tháng đấu tranh vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

Từ sau ngày giải phóng, nhân dân Củ Chi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển quê hương với những khó khăn chồng chất. Chiến tranh đã huỷ diệt gần như toàn bộ hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng của vùng đất này, biến nơi đây thành một vành đai trắng với đầy rẫy hố


bom, bãi mìn, hàng rào kẽm gai và hàng nghìn hecta đất hoang hoá. Thế nhưng, với lòng quyết tâm,nhân dân Củ Chi đãbiến “Đất thép thành đồng” - mảnh đất anh hùng trong kháng chiến - ngày càng hồi sinh, thay da đổi thịt. Từ một huyện thuần nông, đặc biệt, từ sau năm 1997,Củ Chi đãphát triển theo định hướngđô thịhóa, với sựrađời củacáckhu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật ngày càng được nâng cấp, đời sống người dân được nâng cao, các khu dân cư được hình thành trên những mảnh ruộng vườn còn hoang hóa ngày nào. Củ Chi đã tiến những bước dài trên hành trình vươn tới mục tiêu trở thành một đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh, trở thành huyện điển hình trong quá trình đô thị hoá của một vùng đất ven đô. Những thành tựu mà nhân dân Củ Chi đạt được đã tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất anh hùng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả vượt bậc, quá trình đô thị hóa Củ Chi cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập về cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội cần giải quyết. Do đó, cần nghiên cứu một cách hệ thống để có thể góp phần đưa ra giải pháp tổng thể mang tính định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của vùng đất này.

Trên những ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn nghiên cứu về Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1997 đến năm 2015 làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đô thị hóa của huyện Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2015. Luận án sẽ tập trung tìm hiểu về chủ trương, đường lối, chính sách về đô thị hóa, quá trình đô thị hóa cũng như đưa ra những nhận xét về quá trình đô thị hoá trên vùng đất này.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung

Luận án nghiên cứu về quá trình đô thị hóa huyện Củ Chi trên nhiều phương diện, trong đó tập trung đi sâu tìm hiểu về những nhân tố tác động đến quá trình đô thị hóa của huyện Củ Chi, chính sách, chủ trương đô thị hóa, quá trình đô thị hóa trên các phương diện: cảnh quan đô thị, những thay đổi về diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân


trên địa bàn huyện Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó, một trong những nội dung quan trọng của luận án là rút ra các nhận xét về quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi trong sự đối sánh với một số quận, huyện khác.

Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trên phạm vi không gian huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Một điểm tương đối thuận lợi đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài là từ năm 1975 đến nay, phạm vi không gian địa lý huyện Củ Chi ổn định, không thay đổi. Khi thực hiện luận án, trong một số trường hợp cần thiết, khi cần so sánh với một số địa phương khác, chúng tôi có đề cập đến các không gian liên quan.

Phạm vi thời gian

Phạm vi thời gian của nghiên cứu được chọn từ năm 1997 là năm thành lập các khu công nghiệp tại huyện Củ Chi, đánh dấu quá trình đô thị hóa bắt đầu chính thức diễn ra tại Củ Chi. Luận án dừng lại ở mốc thời gian năm 2015, khi huyện Củ Chi cũng đã trải qua gần 20 năm đô thị hóa, đủ thời gian để tổng kết, đánh giá cơ bản về những thành công quan trọng cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình quy hoạch, quản lý đô thị và ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện và có thêm những cơ sở để đánh giá, trong quá trình thực hiện, luận án cũng đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến đề tài thuộc giai đoạn trước năm 1997 và sau năm 2015.

Trong chặng đường gần 20 năm đó, để có thể phân tích rõ quá trình đô thị hóa của Củ Chi qua các giai đoạn, chúng tôi lựa chọn mốc thời gian năm 2005 để phân chia nghiên cứu. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn mốc thời gian này vì trong quy hoạch của TP. Hồ Chí Minh về xây dựng đô thị Củ Chi đến năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng lựa chọn mốc năm 2005 để xây dựng quy hoạch gần.

Hơn nữa, điều quan trọng là, năm 2005 đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong việc xác định chủ trương phát triển kinh tế của huyện, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005, Củ Chi xác định cơ cấu kinh tế “Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ”, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của huyện. Từ năm 2005, trong điều kiện có những thuận lợi mới, Củ Chi đã có những điều chỉnh cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo


hướng “Công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” phù hợp với tình hình chung của Thành phố, đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, trong quátrình triển khai luận án,chúng tôi đãchia2 giai đoạn 1997-2005 và2005-2015 đểnghiên cứu về quá trình đô thị hóa của huyện Củ Chi.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu

Luận án tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 trên các phương diện chính như quy hoạch, cảnh quan, quản lí đô thị, những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như rút ra các nhận xét về quá trình đô thị hóa ở Củ Chi.

3.2. Nhiệm vụ

- Để thực hiện được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau

đây:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó xác định trọng tâm

những vấn đề luận án cần giải quyết.

- Phân tích những yếu tố tác động tới quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2015;

- Làm rõ những quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi trên các phương diện như: quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở vật chất, quản lí đô thị, biến chuyển về kinh tế, xã hội trong quá trình đô thị hóa ở Củ Chi;

- Đưa ra một số nhận xét về quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2015.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để thực hiện luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu sau đây:

- Nguồn tài liệu lưu trữ tại Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Phòng Thống kê huyện Củ Chi bao gồm các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hàng năm về phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi, các số liệu về các lĩnh


vực kinh tế, xã hội của huyện do phòng Thống kê cung cấp. Nguồn tài liệu này quan trọng nhất và được xem là tài liệu bậc 1 phục vụ cho quá trình thực hiện luận án. Chúng tôi đã sưu tầm, xử lý theo hướng từng giai đoạn và từng vấn đề liên quan đến nội dung của luận án;

- Nguồn tài liệu tham khảo là các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, luận án, luận văn,… có liên quan đến đề tài. Nguồn tài liệu này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong chương 1 của luận án;

- Nguồn tư liệu được tác giả thu thập khảo sát thực tế tại huyện Củ Chi: chúng tôi đã thực địa, quan sát, điều tra để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của Củ Chi trong quá trình đô thị hóa.

4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Phương pháp luận duy vật biện chứng nhằm nghiên cứu những biến chuyển về kinh tế - xã hội và những thay đổi trong lối sống của dân cư dưới tác động của đô thị hóa của huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp luận duy vật lịch sử nhằm xem xét những chuyển biến đó trong những điều kiện lịch sử cụ thể và theo trình tự thời gian phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phương pháp tiếp cận lịch sử với các phương pháp tiếp cận liên ngành và đa ngành. Cùng với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án còn bám sát tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Là một đề tài thuộc khoa học lịch sử, nhằm giải quyết được mục tiêu và những nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Với phương pháp lịch sử, luận án xem xét các yếu tố tác động và quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi trải qua các giai đoạn phát triển theo lịch đại và đồng đại từ năm 1997 đến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023