Công Trình Nghiên Cứu Chung Về Đô Thị Và Đô Thị Hoá Tại Việt Nam


năm 2015 trên các chiều cạnh khác nhau.

Phương pháp logic để xem xét các vấn đề, các nội dung nghiên cứu theo một trật tự đảm bảo sự hợp lý và chiều hướng phát triển tất yếu của quá trình đô thị hóa diễn ra phong phú, sinh động.

Tuy nhiên, một xu hướng quan trọng trong nghiên cứu hiện nay là nghiên cứu liên ngành. Xu hướng này giúp nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện, đánh giá một cách đa chiều. Trong luận án này, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp của cách thức tiếp cận nghiên cứu liên ngành, đa ngành như: phương pháp phân tích; tổng hợp; so sánh đối chiếu; phương pháp điều tra điền dã xử lý các thông tin để thẩm định và góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu khu vực học cũng được chú ý sử dụng nhằm căn cứ vào thực tế khách quan của lịch sử và điều kiện xã hội của thực tiễn địa phương huyện Củ Chi.

5. Đóng góp của luận án

Luận án đã sưu tầm, hệ thống hóa số lượng tài liệu phong phú, liên quan đến đô thị hóa và quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi.

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1997 đến năm 2015. Luận án đã làm rõ quá trình 20 năm tiến hành đô thị hoá ở Củ Chi về quy hoạch và quản lí đô thị, sự thay đổi về diện mạo cảnh quan, cơ sở hạ tầng thiết yếu, những chuyển biến trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, lối sống đô thị của các tầng lớp dân cư.

Luận án cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi, rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn làm luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiện nay của huyện Củ Chi nói riêng, của các vùng nông thôn khác trên cả nước nói chung trong thời kì đô thị hoá.

Kết quả của đề tài cũng góp thêm một nghiên cứu trường hợp về vấn đề đô thị hoá - một chủ đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh hiện nay.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu thành 4 chương

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 3

Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Quá trình đô thị hóa huyện Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2005 Chương 3. Quá trình đô thị hóa huyện Củ Chi từ năm 2005 đến năm 2015 Chương 4. Một số nhận xét về quá trình đô thị hóa ở Củ Chi.


Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa

1.1.1. Đô thị

Xuất phát từ lịch sử hình thành đô thị cổ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khái niệm đô thị gồm hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính - chính trị; thị có nghĩa là chợ, mang hàm nghĩa kinh tế, trong đó chức năng chính trị lấn át chức năng kinh tế. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, định nghĩa trên dường như không bao quát hết các khía cạnh của đô thị. Chính vì vậy theo các tác giả của công trình khoa học Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [2; tr.14].

Ngày 5/10/2001 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP được ban hành thay thế cho Nghị định 132 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Theo đó, đô thị nước ta là các điểm dân cư tập trung có đủ hai điều kiện sau: Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Về trình độ phát triển: 1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định, nhỏ nhất cũng phải là tiểu vùng trong huyện; 2- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4.000 người; 3- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên trong tổng số lao động của nội thành, nội thị; 4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị đạt 70% mức quy định đối với từng loại đô thị; 5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng, tối thiểu 2000 người/km.

Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị cũng như đưa ra chương trình phát triển đô thị. Theo Nghị định này, đô thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt; loại I, II, III, IV, V được cơ quan


nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Theo đó: đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành; đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị; Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị; Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

1.1.2. Đô thị hóa

Khái niệm đô thị hóa được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra định nghĩa tùy theo quan điểm và góc độ tiếp cận.

Theo các nhà địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp tại một khu vực. Quá trình đô thị hóa được thể hiện ở các nội dung:

- Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Sự thay đổi này thường không phải là tác nhân chính đối với sự phát triển của đô thị vì mức độ tăng dân số tự nhiên của thành phố không cao hơn so với vùng nông thôn.

- Sự chuyển dịch dân cư từ vùng nông thôn ra thành thị, nói rộng hơn là sự nhập cư từ các vùng đến đô thị. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng dân số đột biến trên một vùng hay lãnh thổ.

- Sự chuyển dịch đất đai từ mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và đất thổ cư.

Theo những nhà quản lý và kinh tế, đô thị hóa “là quá trình cấu trúc lại chức năng của khu vực nông thôn, là quá trình gia tăng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy đô thị hóa thường được hiểu như là quá trình song song với sự phát triển công nghiệp và cuộc cách mạng công nghệ, gia tăng các hoạt động phi nông nghiệp hội tụ trên một không gian nhất định” [72; tr.15].

Có thể thấy rằng đô thị hóa là một phạm trù rộng lớn, đề cập một cách sâu sắc, toàn


diện đến quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các lĩnh vực trong đời sống từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú của con người. Tác giả Đàm Trung Phường đã tổng kết: “Đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng phân tán trên một diện tích rộng khắp, hầu như toàn quốc sang những hoạt động tập trung hơn như chế biến sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật,... Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế - xã hội, trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức lối sống xã hội... Do vậy, có thể nói đô thị hóa là một quá trình diễn biến về kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [105; tr.7].

Mặc dù còn nhiều cách nhìn khác nhau về đô thị hóa nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều thống nhất với nhau: đô thị hóa là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan của sự phát triển, có tính phổ biến toàn cầu trên phạm vi rộng lớn. Đây là hiện tượng kinh tế

- xã hội phức tạp, nó diễn ra trong một không gian rộng lớn và khoảng thời gian lâu dài để chuyển biến các xã hội nông nghiệp - nông dân sang các xã hội đô thị - công nghiệp và thị dân. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng quan điểm rằng: Đô thị hóa thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội với các đặc trưng sau:

Một là, hình thành và mở rộng quy mô hạ tầng đô thị hiện đại với quy hoạch về cảnh quan kiến trúc theo hướng đô thị hiện đại.

Hai là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Ba là,những chuyển biếntrong đời sống xãhội nhưthay đổi cơ cấu dân cư, lao động, chuyển đổi từ lối sống phân tán (mật độ dân cư thưa) sang sống tập trung (mật độ dân cư cao), chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống thành thị, đi cùng với đó là cách thức quản lí đô thị phù hợp.


Quan điểm trên chính là định hướng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện các nội dung của luận án.

1.2. Công trình nghiên cứu chung về đô thị và đô thị hoá tại Việt Nam

1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở châu Âu, Bắc Mỹ và cùng với đó là quá trình đô thị hóa đã diễn ra rất rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nửa sau thế kỷ XX, thực tế phần lớn cư dân các nước phát triển phương Tây đã sống ở đô thị và văn hóa đô thị chi phối các mặt đời sống của họ. Văn hóa đô thị trong xã hội hiện đại được nhận thức trên nhiều phương diện, đặc biệt về mặt xã hội và văn hóa.

Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có cách tiếp cận mới về đời sống xã hội, văn hóa đô thị, tiêu biểu là công trình nghiên cứu Vấn đề đô thị (1970) của Manuel Castell. Dưới ảnh hưởng của quan niệm mác-xít mới, M. Castell định nghĩa đô thị là “một không gian cho sự tiêu dùng tập thể”; sau này, M. Castell tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những tác động của các phong trào xã hội ở đô thị và tính tự trị tương đối của nhà nước đối với đô thị. Năm 1972, tác giả Davis, K. trong cuốn World Urbanization 1950-1970 (Đô thị hoá thế giới 1950-1970), (Califonia, 1972) đã phân tích sự thay đổi dân số nông thôn - đô thị trong những năm 1950- 1970 và coi đó là nền tảng của đô thị hoá. Davis, K. cho rằng: Công nghiệp chính là động lực cơ bản đằng sau dẫn đến sự di chuyển của cư dân nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp.

Trong bài viết “The World City Hypothesis, Development and Change” (Giả thuyết thành phố thế giới, phát triển và thay đổi) của Friedmann, đăng trên International Journal of Urban and Regional Research, 1986, 17, từ trang 69 đến trang 83, tác giả đã trình bày lý thuyết toàn cầu hoá về đô thị hoá tiếp tục từ những năm 1970 đến năm 1980 với sự hình thành của các siêu đô thị trên thế giới. Tác giả đã đưa ra ba giả thuyết với dân số đô thị và không gian đô thị hóa. Thứ nhất là các thành phố trên thế giới tập trung tạo nguồn vốn thế giới. Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế của các thành phố trên thế giới minh họa cho những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản công nghiệp, đáng chú ý nhất là sự phân cực không gian và


giai cấp của Hồi giáo. Thứ ba, chi phí cho thành phố trên thế giới thường vượt xa khả năng tài chính của bang mà kết quả là tiếp tục khủng hoảng tài chính và xã hội.

Tác giả Timberlake M. trong công trình World-system Theory and The Study of Comparative urbanization (Lý thuyết hệ thống thếgiới và nghiên cứu về đô thị hóa so sánh), (In: Smith, M.P and Feagin, J.R (eds.), được công bố bởi The Capitalist City, Blackwell, Oxford, 1987), đã khẳng định rằng đô thị hoá có thể xem như là một phản ứng nội tại của địa phương trong kinh tế toàn cầu. Tác giả đã đưa ra các khung lý thuyết để nghiên cứu về đô thị hóa so sánh. Tương tự vấn đề này, Kasarda, J.D. và E.M.Crenshaw trong một nghiên cứu liên ngành Third World Urbanization: Dimensions, Theories, and Determinants (Đô thị hóa thế giới thứ ba: kích thước, lý thuyết và các yếu tố quyết định) (Annual Review of Sociology, 1991, Vol.17) cũng đưa ra ba khung lý thuyết nghiên cứu đô thị hoá dưới cách tiếp cận hiện đại hoá, đó là: 1. Thực trạng đô thị hoá trong bất kỳ xã hội nào phụ thuộc bởi trạng thái ban đầu khi bắt đầu đô thị hoá. 2. Công nghệ là nhân tố quan trọng hơn so với tổ chức xã hội trong quá trình đô thị hoá. 3. Cách thức và mô hình đô thị giữa các nước phát triển và đang phát triển có nhiều điểm tương đồng mặc dù có sự khác biệt về văn hoá. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra phương pháp phác họa mô hình đô thị hóa trong “Thế giới thứ ba” trong nghiên cứu.

Năm 2000, hai tác giả người Thụy Điển là Ronald Inglehart và Wayne E.Baker hiện đều đang là giáo sư thuộc Đại học Michigan (Mỹ) đã có công trình Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị truyền thống (Bản dịch của Bùi Lưu Phi Khanh, Hà Nội, 2000, tài liệu lưu trữ của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam). Các ông cho rằng, trong quá trình hiện đại hóa hiện nay, sự phát triển kinh tế có xu hướng thúc đẩy các xã hội theo một hướng đi chung, nhưng thay vì hội tụ, chúng dường như tiếp tục những quỹ đạo song song được hình thành bởi những di sản văn hóa riêng của mình.

Năm 2007, trong cuốn The urbanization of the world (Đô thị hoá thế giới), (In: R. Burdett and D.Sudjic (eds), The Endless City, Phaidon, London),

E. and M. Kanai, cho rằng toàn cầu hoá dẫn đến một tiến trình mới của đô thị công nghiệp và đưa ra cách tiếp cận mới về việc xét tốc độ đô thị hoá trên thế giới từ khía cạnh dân số.


Các tác giả nhận định tốc độ đô thị hoá tăng nhanh trong tương lai, tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới sẽ đạt 75% vào năm 2050.

Những công trình nghiên cứu trên đây, tuy nội dung không trực tiếp bàn về vấn đề đô thị hóa của Việt Nam, nhưng đây là các nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quát, mang tính lí luận chung trong quá trình thực hiện đề tài.

Liên quan đến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, trước hết có thể kể đến Jhon Kleinen trong năm 2007 đã cho ra mắt cuốn Đối mặt tương lai, hồi sinh quá khứ: một nghiên cứu về sự biến đổi xã hội ở một làng Bắc Việt Nam. Trong đó tác giả đã phản ánh những biến đổi về văn hóa xã hội qua tiến trình lịch sử từ năm 1954 đến những năm đầu Đổi mới (1986) ở một làng quê thuộc huyện Hoài Đức. Năm 2008, Mike Douglass (Mỹ) đã hoàn thành công trình nghiên cứu và cho xuất bản cuốn Đô thị hóa vùng ven Đông Nam Á: bỏ rơi không gian công cộng. Trong đó tác giả khẳng định đô thị hóa đã tạo ra cho Hà Nội một diện mạo mới. Thành phố đã không những được mở rộng ra các vùng ven đô theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều cao với những khu đô thị cao tầng, khách sạn, nhà hàng, văn phòng… Đó là những khu đô thị mới điển hình ở Việt Nam như Phú Mỹ Hưng, Ciputra, Bắc An Khánh…

Cũng trong năm 2008, tác giả Timothy M. Gorman (Mỹ) trong bài viết Nền kinh tế hàng ngày: suy nghĩ lại về tính chất không chính thống ở Việt Nam đã coi việc gia tăng nhanh chóng số lượng cư dân nông thôn vào thành phố kiếm sống bằng việc bán hàng rong là hệ quả tất yếu của đô thị hóa. Từ đó tác giả đề xuất với chính quyền thành phố nên sắp xếp lại công ăn việc làm, bố trí nơi ở và quản lý họ, thay vì áp dụng các biện pháp hành chính cứng nhắc.

Các công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án, các bài viết trên đây đã thể hiện rõ đô thị hóa là một quá trình tất yếu diễn ra mạnh ở nước ta, làm biến đổi mạnh mẽ và hết sức sâu sắc về kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thế kỉ XX và bước sang thế kỉ XXI.

1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước

Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu về đô thị dưới góc độ sử học. Đó là những công

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí