Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Quản Lý, Sử Dụng Đất Và Đời Sống Việc Làm Tại Trung Quốc

khác, bằng biện pháp quy hoạch “diện tích đất trồng trọt tuyệt đối” và “diện tích đất trồng trọt tương đối”, Chính phủ Hàn Quốc nghiêm cấm biến đất trồng trọt thành đất phi nông nghiệp hay được sử dụng xây dựng các khu đô thị. Đối với đất lúa, chính phủ cũng nghiêm cấm sử dung những cánh đồng lúa thuộc phạm vi diện tích đất trồng trọt tuyệt đối cho mục đích phi nông nghiệp. Còn đối với diện tích đất trồng trọt tương đối có thể được dùng cho các mục đích khác tùy thuộc vào chính quyền địa phương, tuy nhiên việc chuyển đổi này cũng được quy định rất chặt chẽ. Nhờ đó, từ năm 1970 đến 1983, diện tích những cánh đồng lúa được cải thiện đáng kể mặc dù các khu đô thị không ngừng phát triển và mở rộng (Diệu Linh, 2011 . Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị của Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đó là vấn đề già hóa dân số nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh thái, diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bởi toàn cầu hóa và ĐTH thôn (Hye, 2011 . Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi đất canh tác sang đất xây dựng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, diện tích đất trồng lúa cũng bị giảm do người nông dân chuyển hướng trồng các loại cây có thu nhập cao hơn lúa gạo

2.2.1.3. Tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm tại Trung Quốc

Trung Quốc (tên gọi chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) là quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với dân số ước tính đạt khoảng 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới với diện tích 9.596.961 km². Trung quốc bắt đầu cải cách nền kinh tế vào năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Kết quả là Trung Quốc trở thành cường quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10% trong vòng 30 năm. Bốn trong số mười trung tâm tài chính lớn nhất thế giới là của Trung Quốc (gồm có Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh và Thâm Quyến), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tính đến năm 2019, khu vực công của Trung Quốc đã tạo ra tổng cộng 63% việc làm. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2020), Trung Quốc xếp thứ 59 theo GDP bình quân đầu người (danh nghĩa và thứ 73 theo GDP bình quân đầu người (PPP) vào năm 2020. GDP của Trung Quốc là 15,66 nghìn tỷ đô la (101,6 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2020 (CBNE ditor, 2021).


26

Đô thị hóa của Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu phi thường, góp phần đưa kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh làm cả thế giới kinh ngạc. Trong giai đoạn 1950 - 1965, dân số đô thị tại Trung Quốc tăng đều đặn ở mức từ 3 - 20%, trongđó tăng mạnh trong giai 1958-1961 khi Chính phủ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa 1965 - 1975, tốc độ tăng dân số thành thị giảm do Trung Quốc thực hiện phong trào "cải cách giáo dục ở các vùng nông thôn" cho những người đã học hết phổ thông và "sự thuyên chuyển xuống làm lao động chân tay ở nông thôn” (Riskin & & United Nations Development Prograemme, 2000 . Năm 1960, tốc độ đô thị hóa giảm mạnh so với 5 năm trước với mức 18%, giảm 6,7% so với năm 1955.

Hình 2 3 Tỷ lệ đô thị hóa và dân số đô thị tại Trung Quốc từ 1950 2020 1

Hình 2.3. Tỷ lệ đô thị hóa và dân số đô thị tại Trung Quốc từ 1950-2020

Nguồn: China statistical yearbook (2020)

Năm 1950, xấp xỉ 90% dân số Trung Trung Quốc vẫn sinh sống ở khu vực nông thôn và bắt đầu từ những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế, nhiều nhà máy mọc lên ở vùng duyên hải đã làm cho quá trình đô thị hóa tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn từ năm 1978 - 2002, Trung Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh trên thế giới. Cùng với một loạt các cải cách kinh tế kể từ năm 1978, đô thị hóa ở Trung Quốc đã gia tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Mức độ đô thị hóa của Trung Quốc (tỷ lệ dân số phi nông nghiệp

trên tổng dân số đã tăng từ 18 năm 1978 lên 30 năm 1995 và lên 39 năm 2002. Đô thị hóa ở Trung Quốc là một quá trình toàn diện liên quan đến sự chuyển đổi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quản lý mở rộng không gian thông qua quy hoạch đô thị hiện đại, quản lý thay đổi sử dụng đất thông qua cải cách chính sách đất đai, quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị và phát triển hệ thống tài chính công... Tất cả những chuyển đổi này là một phần của quá trình chuyển đổi của Trung Quốc từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Yan & Ding, 2007 .

Dân số thành thị của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng; từ năm 1950 đến năm 2009, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị tăng gấp bốn lần từ 14% lên 48% (Guo, 2009 . Đến năm 2020, dân số đo thị tại Trung Quốc đạt 861,3 triệu người. Theo Ngân hàng Thế giới, số lượng thành phố tại Trung Quốc đã tăng gần 10 lần trong thời kỳ từ cuối 1940-2007, từ 69 thành phố cuối những năm 1940 và tăng lên 670 thành phố vào năm 2017. Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng là kết quả của sự di cư từ các làng mạc, cũng như sự gia tăng tự nhiên, dẫn đến sự mở rộng của các thị trấn nhỏ đã được phân loại lại thành thành phố. Trong số những thành phố này, 89 thành phố có dân số hơn một triệu người, thấp hơn con số ở các quốc gia lớn khác như Hoa Kỳ với 37 thành phố có quy mô này và Ấn Độ với 32 (World Bank, 2008). Theo số liệu cuộc điều tra dân số lần thứ bảy của Trung Quốc, tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 đạt 63,9 , tăng đáng kể so với 17,92% năm 1978 (Texto, 2021 . Tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đã vượt qua đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 56% (Szmigiera, 2021). Theo Ngân hàng thế giới (2014 , đô thị hóa của Trung Quốc có đặc điểm bởi sự dịch chuyển liên tục ra bên ngoài của các ranh giới đô thị và sự mở rộng phạm vi quyền hạn theo lãnh thổ của các thành phố, chủ yếu thông qua việc khai khẩn đất nông thôn xung quanh và hội nhập vào các khu vực đô thị (World Bank, 2014).

Quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường kể từ khi cải cách và mở cửa năm 1978 kèm với quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã chứng kiến di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị và mất đất canh tác nghiêm trọng (Gao & cs., 2006; Liu & cs., 2010; Li, 2011; Long cs., 2012). Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, đô thị hóa đã tác động nghiêm trọng đến các vấn đề sử dụng đất như mất đất canh tác, gia tăng số lượng người dân thiếu đất canh tác và bỏ hoang đất canh tác (Yang & Li,

2000; Bao & Wu, 2002). Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Trung Quốc làm gia tăng nhu cầu về đất xây dựng ở cả thành thị và nông thôn, trong khi đó diện tích đất canh tác lại bị thu hẹp (Lin & Ho, 2003; Xie & cs., 2005; Hao & cs., 2012). Theo Ngân hàng thế giới (2014 , năm 2011 diện tích đất xây dựng đô thị là 41.805 km2, tăng 58 tương ứng với 17.600 km2 so với năm 2001. Như vậy, hàng năm diện tích đất đô thị được mở rộng khoảng 1.600 km2, 90% diện tích quỹ đất này được thực hiện thông qua hình thức trưng thu đất tại vùng nông thôn, phần còn lại đến từ quỹ đất xây dựng đô thị đã có nhưng chưa đưa vào sử dụng (World Bank, 2014).. Theo Lu & cs. (2013 trong giai đoạn 1996 - 2002, tổng

diện tích đất canh tác của Trung Quốc giảm 4,1 triệu ha, trung bình giảm 821.840 ha/ năm. Nghiên cứu của Tan & cs. (2005) tại các vùng Beijing, Tianjin và Hebei của Trung Quốc cho thấy, việc mở rộng đô thị đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp 34 trong giai đoạn 1990 - 2000. Theo Jiang & cs. (2013), tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã chuyển đổi một lượng đất nông nghiệp khổng lồ sang mục đích nhà ở, công nghiệp, thương mại, hạ tầng và công vụ, điều này làm đe dọa đến an ninh lương thực.

Quá trình đô thị hóa tác động đến công tác trưng thu đất đai để phục vụ cho phát triển đô thị. Theo Ngân hàng thế giới (2014 , trong giai đoạn 2005 - 2011, Trung Quốc đã thực hiện trưng thu 27.200 km2 đất tại khu vực nông thôn và chuyển sang sở hữu Nhà nước, trong đó 10.200 km2 được sử dụng cho mục đích xây dựng đô thị. Diện tích đất nông thôn trưng thu hàng năm trung bình là 1.460 km2 và số liệu này phù hợp với xu hướng tăng diện tích đất xây dựng đô thị thời kỳ này. Trong cơ cấu gia tăng quỹ đất xây dựng đô thị, quỹ đất công nghiệp tăng lớn nhất với 10.800 km2 trong giai đoạn 2005-2012, tiếp theo là đất ở; đất tiện ích công cộng và cao ốc; đất thương mại (tương ứng là 6.081 km2, 4.290 km2;

2.140 km2) (World Bank, 2014).

Quá trình đô thị hóa tác động không chỉ tác động đến công tác thu hồi đất, mà nó còn làm tăng giá đất tại đô thị. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước (DRC 2013), từ năm 2000 đến năm 2010, giá đất thương mại và nhà ở đã tăng lần lượt là 310% và 530%. Trong một cuộc khảo sát khác được thực hiện tại 105 thành phố, giá đất đô thị trung bình đã tăng 46 trong giai đoạn 2006-2010, từ 1.544 CNY/m2 lên 2.881 CNY/m2. Trong đó, giá đất thương mại trung bình tăng 52 , từ 2.480 CNY/m2 lên 5.185 CNY/m2 và giá đất ở tăng 60 , từ 1.681 CNY/m2 lên 4.245 CNY/m2 (World Bank, 2014).

Tóm lại, quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc tăng nhanh sau khi bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa. Quá trình đô thị hóa của nước này đạt được nhiều thành tích lớn, góp phần đưa nền kinh tế phát triển nhanh, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng đất, đời sống và việc làm của người dân.

2.2.2. Tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm tại Việt Nam

Ở mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đô thị hóa là một quy luật tất yếu, tỷ lệ đô thị hóa là một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển của một quốc gia, vùng miền hay địa phương. Quá trình đô thị hóa có thể diễn ra theo xu hướng nhanh, chậm khác nhau ở mỗi quốc gia bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở quốc gia đó. Ở Việt Nam, trước thời kỳ Đổi mới năm 1986, tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm và tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 1931, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam là 7,5 , tăng lên 29,6 vào năm 2009 và 39,2 vào năm 2019 (Bộ Xây dựng, 2021 . Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 50-52 , với ít nhất ba đô thị đạt chuẩn đô thị quốc tế.

Hình 2 4 Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam Nguồn Bộ Xây dựng 2021 Trong 10 2

Hình 2.4. Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam

Nguồn: Bộ Xây dựng (2021)

Trong 10 năm qua, dân số ở các khu vực thành thị cũng liên tục tăng do tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại các địa phương trên

cả nước. Năm 2019, dân số khu vực thành thị ở nước ta là 33.816,6, chiếm 34,4 dân số của cả nước; tăng 32,17 so với năm 2009 và tăng 87,02 so với năm 1999. Tốc độ tăng dân số thành thị bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 chỉ đạt 2,64 /năm, thấp hơn tốc độ giai đoạn 1999 - 2009 là 3,4 /năm. Với tỷ lệ dân số thành thị là 34,4 vào năm 2019, Việt Nam đã không đạt được cả hai mục tiêu về đô thị hoá đến năm 2015 và 2020. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của nước ta vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ cao hơn Ti-mo Lét-xtê (31%), Mi-an-ma (29%) và Cam-pu-chia (23 . Tỷ lệ dân số thành thị tăng nhanh trong thời gian qua chủ yếu là do xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị, trong đó chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động di cư tìm cơ hội việc làm và do vấn đề quy hoạch, mở rộng đô thị ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn giữa các vùng kinh tế - xã hội cũng như 63 tỉnh, thành phố. Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8 , Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất (18,2 . Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất gồm Đà Nẵng, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh (tương ứng là 87,2 , 79,9 , 79,2 . Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước gồm Bến Tre, Thái Bình, Bắc Giang (tương ứng là 9,8 , 10,6 và 11,4 . Chưa đến một nửa cư dân sống tại Hà Nội là dân số thành thị (49,2 (Tổng cục Thống kê, 2019 .

Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 12 so với năm 2009. Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2

4.363 người/km2. Năm 2009, mật độ dân số trung bình ở Hà Nội là 1.926

người/km2, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 3.399 người/km2, cao gấp 7,4 lần và 13,1 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước là 259 người/km2. Có những quận ở Hà Nội có mật độ siêu cao, như quận Đống Đa là 38.896 người/km2, cao gấp 150 lần mật độ chung của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2019 . Quá trình đô thị hóa đã diễn ra rất mạnh mẽ tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước. Có khá nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở,…

Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1999-2020, số lượng đô thị của Việt Nam không ngừng tăng lên. Nếu năm 1999 ở Việt Nam mới chỉ có 604 đô thị lớn nhỏ,

với dân số đạt 18081,6 người, chiếm 23,7 tổng số dân, thì đến tháng 6 năm 2020 Việt Nam đã có 853 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV, 672 đô thị loại V (Tổng cục Thống kê, 2019). Số lượng đô thị tăng mạnh trong khi tỷ lệ dân số đô thị tăng chậm (0,5 /năm cho thấy đô thị hóa của nước ta còn mang tính “cưỡng bức”. Đó là đô thị hóa do mở rộng địa giới hành chính và chuyển đổi sử dụng đất nông thôn thành đất đô thị.

Những năm gần đây, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu tích cực. Đô thị hóa đã mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo hiệu ứng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Khu vực đô thị tiếp tục khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong viêc duy trì sự ổn định và phát triển chung của xã hội. Theo Ngân hàng thế giới (2014 , việc làm trong ngành sản xuất công nghiệp có mối tương quan tỷ lệ thuận với mức độ đô thị hóa - nghĩa là tỷ lệ đô thị hóa càng cao thì việc làm trong ngành công nghiệp càng nhiều.

Bảng 2.1. Số lượng đô thị tại Việt Nam


Loại đô thị

Năm 1999

Năm 2009

Tháng 6/2020

Đặc biệt


2

2

Loại 1

2

5

20

Loại 2

8

12

31

Loại 3

12

40

43

Loại 4

64

47

85

Loại 5

518

625

672

Tổng

604

731

853

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019); Bộ Xây dựng (2021)

Theo Tổng cục Thống kê (2009 , các vùng đô thị thuộc tất cả các loại đô thị đều đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về việc làm trong các ngành công nghiệp, thương mại nói chung cũng như hầu hết các tiểu ngành công nghiệp và

thương mại trong thời kỳ từ năm 1999 đến 2009. Số lượng việc làm trong ngành xây dựng tăng hơn 100 với tất cả các loại đô thị. Đặc biệt là các đô thị loại 2 và loại 3 đã chứng kiến sự bùng nổ việc làm trong ngành xây dựng, nơi mà tỷ lệ lực lượng lao động tăng hơn 240 . Đồng thời, việc làm trong ngành bất động sản, dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 0,1 trong tổng số việc làm cả nước, nhưng đã bùng nổ mạnh trong cùng thời kỳ (tăng 10 lần trong toàn quốc . Giai đoạn 2009-2019, tỷ trọng việc làm theo ngành có sự dịch chuyển rất tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ. Tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm liên tục trong những năm qua, từ 53,9 năm 2009 xuống còn 46,3 năm 2014 và đạt 35,3 vào năm 2019. Lần đầu tiên, số lao động làm việc trong khu vực Dịch vụ cao hơn số lao động làm việc trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản vào năm 2019 (Tổng cục Thống kê, 2019 .

Đô thị hóa tác động đến các nội dung quản lý đất đai. Quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng dân số tại các đô thị tăng nên, điều này gây sức ép đến quỹ đất để làm nhà ở hay sản xuất kinh doanh. Các nội dung quản lý đất đai chịu tác động lớn từ quá trình đô thị hóa bao gồm thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; khiếu nại và tranh chấp đất đai... (Đào Thị Thanh Lam & cs., 2013; Nguyễn Thị Hải & Huỳnh Văn Chương, 2015; Đỗ Thị Thanh Huyền, 2020). Đô thị hóa thường song hành với thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất và làm cho một bộ phân nông dân bị mất đất nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, việc tăng dân số đô thị đều đi đôi với tăng diện tích đất đô thị, tức là nhiều diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi thành đất đô thị (Phạm Sỹ Liêm, 2013 . Việc chuyển mục đích sử dụng đất cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và gia tăng bạo lực do tranh giành đất đai và do đất là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ nông dân vùng ven đô. Do đất ở khu vực ven đô ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn đến giá đất ở đây ngày càng tăng cao, tạo ra một sức ép tâm lý cho người dân. Hậu quả là người nghèo có thể sẽ bị đẩy ra xa hơn hoặc bị dồn ép vào các khu vực đất đai ít giá trị hay thiếu các dịch vụ công cộng và ô nhiễm môi trường, xã hội trở nên bất ổn nếu việc mâu thuẫn và bạo lực gia tăng (Phạm Thị Nhâm & Phan Thị Vân Anh, 2020 .

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022