Một Số Nghiên Cứu Về Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Tình Hình Quản Lý, Sử Dụng Đất; Đời Sống Và Việc Làm

Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giữa đô thị hóa và việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ. Đô thị hóa tăng lên đồng nghĩa với việc diện tích đất ở và các loại đất ở đô thị được mở rộng, trong khi đó diện tích quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp (Nguyễn Hữu Ngữ & cs., 2015; Nguyễn Thị Hoài Phương, 2017; Vũ Vân Anh & Nguyễn Thị Thu Trang, 2020; Trần Trọng Phương & cs., 2019).

2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT; ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM

2.3.1. Một số nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đến tình hình quản lý, sử dụng đất; đời sốngviệc làm trên thế giới

Nghiên cứu của Christopher & cs. (2017 cho thấy, mở rộng đô thị thường xảy ra trên đất canh tác. Kết quả nghiên cứu dự báo về việc mở rộng đô thị đến năm 1930 sẽ làm mất diện tích đất canh tác từ 1,8-2,4 với với sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực. Khoảng 80 diện tích đất canh tác toàn cầu bị mất do mở rộng đô thị sẽ diễn ra ở châu Á và châu Phi, trong đó phần diện tích bị mất đi có năng suất cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của cả nước. Châu Á sẽ bị mất diện tích đất trồng trọt tuyệt đối cao nhất, trong khi các nước Châu Phi sẽ bị mất đất trồng trọt theo tỷ lệ phần trăm cao nhất. Việc mất đất trồng trọt có thể đi kèm với các rủi ro bền vững khác và đe dọa sinh kế của người dân. Do đó, việc quản lý mở rộng khu vực đô thị là một vấn đề quan trọng để đảm bảo sinh kế trong các nền kinh tế nông nghiệp của các vùng phía Nam toàn cầu.

Nghiên cứu của Burak Guneralp & cs. (2017 tại Châu phi cho thấy, việc mở rộng các khu vực đô thị đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số đô thị gây áp lực trực tiếp và gián tiếp lên các hệ sinh thái. Mặc dù, sự mở rộng về mặt vật chất của các khu vực đô thị, việc tập trung dân cư vào các khu vực đô thị dường như sẽ giảm bớt áp lực lên môi trường sống tự nhiên, tuy nhiên ảnh hưởng của cư dân đô thị rất rộng lớn, tác động đến chất lượng cuộc sống của người dân từ việc mở rộng mạng lưới giao thông và tăng nồng độ bụi. Các cơ quan siêu quốc gia hoặc khu vực có tiềm năng đóng góp vào quản trị sinh thái ở Châu Phi, mặc dù có thể hiểu được những thách thức đối với nền kinh tế của Châu Phi do đô thị hóa mang lại. Tuy nhiên, nếu được quản lý tốt, đô thị hóa có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để chuyển các cơ chế quản trị địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế sang châu lục nhằm bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả nhằm tạo sinh kế cho cả khu vực nông thôn và thành thị.

Tại Ấn Độ, có một di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị và cả từ các khu vực đô thị nhỏ đến đô thị lớn hơn và sau đó đến các đô thị lớn như như Delhi, Bangalore, Mumbai... Quá trình đô thị hóa ở Ấn Độ đã đạt được mức độ cao từ những năm 1970. Theo Điều tra dân số Ấn Độ 2001, dân số của Delhi đã tăng 47,02 trong thập kỷ 1991-2001 (từ 9,4 triệu người năm 1991 lên 13,82 triệu người năm 2001 . Sự gia tăng dân số của Delhi chủ yếu là do sự di cư của người dân đến thủ đô để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn. Dân số của Delhi đã lên đến 21,7 triệu người vào năm 2009 (tăng 57 từ 2001-2008 . Sau khi độc lập, khi Delhi chứng kiến một dòng người di cư lớn, chỉ trong một thời gian rất ngắn, dân số của Delhi đã tăng xấp xỉ gấp đôi. Để chứa một lượng lớn dân di cư như vậy, thành phố đã mở rộng không có kế hoạch và thiếu kiểm soát. Rừng bị phá, đồng cỏ bị cày xới hoặc san bằng, các vùng đất ngập nước thoát nước và đất canh tác bị lấn chiếm dưới ảnh hưởng của việc mở rộng các thành phố với tốc độ nhanh chóng (Rahman, 2007). Tại thủ đô Delhi, mật độ dân số năm 2001là 14.387

người/ km2 ở khu vực thành thị và 1.627 người/ km2 ở khu vực nông thôn. Năm

1901, 47,34 dân số Delhi sống ở các vùng nông thôn và giảm dần xuống còn 17,60 vào năm 1951 và 6,99 vào năm 2001. Khu vực nông thôn đang bị thu hẹp, giảm từ 1.158 km2 năm 1961 xuống 592 km2 vào năm 2001. Mặt khác, khu vực thành thị tăng từ 182 km2 vào những năm 1970 đến hơn 750k m2 vào năm 2001. Năm 1992, diện tích đất nông nghiệp của thủ đô Delhi là 65.114 ha và giản còn 54.153 ha vào năm 2004 (giảm 12 ). Trong cùng khoảng thời gian 12 năm này, các khu dân cư đông đúc đã tăng hơn gấp đôi và sự biến đổi đất đai tương tự cũng xảy ra xung quanh các khu vực rìa của Delhi, đặc biệt là ở các quận phía Đông, Tây Nam và Bắc của thành phố. Các khu dân cư mật độ trung bình và thấp cũng giảm. Hơn nữa, sườn núi Delhi, từng được coi là lá phổi của thành phố, đang xuống cấp nhanh chóng, giảm từ 6,69 tổng diện tích của thành phố vào năm 1992 xuống còn 5,52 vào năm 2004. Sự sụt giảm này là do tiếp tục chặt cây, khai thác đá trái phép, và hoạt động xây dựng ở phía Đông Nam của thành

phố. Việc mở rộng thành thị đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường đô thị, hiệu quả sử dụng đất của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội tổng thể (Netzband & Rahman, 2007).

2.3.2. Một số nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đến tình hình quản lý, sử dụng đất, đời sống và việc làm tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Tại Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến

vấn đề đô thị hóa cũng như tác động của đô thị hóa đến một số lĩnh vực của đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đô thị hóa tác động đến công tác quản lý đất đai còn rất hạn chế và ở phạm vi rất hẹp. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải & Huỳnh Văn Chương (2015 cho thấy quá trình đô thị hóa góp phần nâng cao hiệu quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác quản lý các dịch vụ công về đất đai và quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản... Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa đã làm gia tăng áp lực đối với công tác quy hoạch sử dụng đất, công tác quản lý tài chính về đất đai cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai... trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiến Huế. Nghiên cứu của Đào Thị Thanh Lam & cs. (2013 trong đề tài đánh giá thực trạng ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất cho thấy, quá trình đô thị hóa tác động mạnh đến công tác giao đất, cho thuê đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích cực đáp ứng nhu cầu có đất để ở, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng đối mặt với một số khó khăn, hạn chế như: việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất dài hạn 5 năm tính khả thi không cao; chính quyền cấp cơ sở chưa thực sự chú trọng đến công tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất; vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng ở nhiều khu đô thị gặp khó khăn, kéo dài; tình trạng khiếu kiện kéo dài liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tình trạng chống đối không hợp tác trong công tác kiểm đếm, bồi thường và di dời... đang trở thành những điểm nóng rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý, sử dụng đất của chủ đầu tư ở một số khu đô thị còn lỏng lẻo, để người dân trở lại tái chiếm đất sản xuất, xây dựng nhà ở dẫn đến sự khiếu kiện, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thắng (2009 , tại vùng ven đô cho thấy đô thị hóa đã tác động đến việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, khu dịch vụ và vui chơi giải trí. Sự tăng dân số do dòng nhập cư đến các vùng ven đô và sự thu hẹp đất canh tác đã làm cho việc làm trở thành một vấn đề bức xúc hiện nay của các phường, xã ven đô. Đặc biệt, khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội thì một bộ phận lớn cư dân nông thôn trước đây được coi là dân ngoại tỉnh, nay đã trở thành cư dân Hà Nội nên họ có thể tham gia chính thức vào các hoạt động kiếm sống ở thành phố cũng như các khu vực ven đô của Hà Nội. Mặc dù sát

nhập cả Hà Tây nhưng các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đang bị giảm đi nhanh chóng, thay vào đó là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và buôn bán.

Về tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trên phạm vi cấp tỉnh có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương (2017 tại tỉnh Bình Dương; Vũ Vân Anh & Nguyễn Thị Thu Trang (2020 tại tỉnh Thái Nguyên. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Phương (2017 , tốc độ gia tăng dân số đô thị của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000-2015 cao nhất trong 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (gồm cả thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai , cụ thể năm 2000 là 100 ; năm 2005 là 141,5 ; năm 2015 là 635,4 (tăng 535,4 so với năm 2000 . Tốc độ dân số đô thị tỉnh Bình Dương tăng rất nhanh nguyên nhân chính là do hình thức dịch cư tại chỗ, sáp nhập các vùng nông thôn lân cận thành những bộ phận mới của đô thị (từ đơn vị huyện - xã sang đơn vị thị xã -phường . Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đô thị hóa đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các khu công nghiệp, công trình giao thông, nhà ở. Số liệu thông kê cho thấy, diện tích đất nông nghiệp năm 2000 chiếm 84,7 tổng diện tích đất, đến năm 2015 giảm còn 77 tổng diện tích đất tự nhiên. Trong khi đó, diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên rất nhanh (năm 2000 đạt 10,5 tổng diện tích đất, đến năm 2015 tăng hơn gấp đôi lên 23 .

Nghiên cứu của Vũ Vân Anh & Nguyễn Thị Thu Trang (2020 cũng cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2018, sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi về diện tích, cơ cấu sử dụng, không gian sử dụng. Diện tích đất đô thị đã tăng gấp 1,9 lần, trong đó đất phi nông nghiệp đô thị tăng gấp 2,4 lần, đất nông nghiệp đô thị tăng 1,7 lần. Năm 2018, đất phi nông nghiệp chiếm 35,7 trong cơ cấu sử dụng đất đô thị, trong đó đất chuyên dùng chiếm 17,2 . Tỉ lệ đất đô thị so với đất tự nhiên của toàn tỉnh đã tăng từ 9,8 (năm 2010 lên 18,5 (năm 2018 . Diện tích đất đô thị tỉnh Thái Nguyên tăng thêm 30.979,2 ha trong giai đoạn 2010 - 2018, trong đó đất nông nghiệp đô thị đã tăng thêm 18.191,5 ha, đất phi nông nghiệp đô thị tăng 13.110,8 ha. Diện tích đất đô thị tăng thêm là do 3 đô thị lớn của tỉnh được mở rộng và nâng cấp. Thị xã Phổ Yên chiếm 81,9 , thành phố

Thái Nguyên chiếm 11,8 và thành phố Sông Công chiếm 4,5 diện tích đất đô thị tăng thêm của toàn tỉnh trong giai đoạn trên. Biến động trong cơ cấu sử dụng đất đô thị của cả tỉnh Thái Nguyên cũng như cơ cấu sử dụng đất ở thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên đều chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng đất phi nông nghiệp, giảm tỉ trọng đất nông nghiệp.

Ở phạm vi cấp huyện về tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất, nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định quá trình đô thị hóa có tác động rõ rệt đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và biến động đất đai. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ngữ & cs. (2015 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho thấy, cơ cấu sử dụng đất của thành phố Đồng Hới giai đoạn 2005 - 2013 có sự thay đổi khá lớn, trong đó tỷ lệ đất nông nghiệp giảm từ 66,29 năm 2005 xuống 64,36 vào năm 2013; tỷ lệ đất phi nông nghiệp tăng từ 24,46 năm 2005 lên 31,26 năm 2013; tỷ lệ đất chưa sử dụng giảm từ 9,24 năm 2005 xuống còn 4,37 năm 2013. Tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp giai đoạn này là 684,23 ha. Nghiên cứu của Trần Trọng Phương & cs. (2019 tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được thực hiện trên phạm vi 3 đơn vị hành chính cấp xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình đô thị hoá trên địa bàn thị xã Từ Sơn đều ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2017, trong đó phường Tân Hồng diện tích năm 2017 giảm còn 6,44 ha so với 9,11 ha năm 2011; phường Đông Ngàn giảm từ 6,54 ha năm 2011 xuống còn 4,22 ha năm 2017; xã Phù Chẩn giảm từ 13,24 ha năm 2011 xuống còn 3,76 ha năm 2017.

Trong những năm gần đây, nghiên cứu về tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống và việc làm của người dân khá đa dạng. Một số nghiên cứu tập trung vào các đối tượng người nông dân bị mất đất nông nghiệp, trong khi một số nghiên cứu khác lại tập trung vào các đối tượng là giai cấp công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hay những người nhập cư vào các thành phố.

Nghiên cứu của Nguyễn Anh Dũng (2014 cho thấy, quá trình thu hồi đất để phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa của Đà Nẵng đã có những tác động tích cực đến việc làm thu nhập và đời sống của nông dân bị thu hồi đất; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng hoá nghề nghiệp cho người dân. Từ đó điều kiện sống và sinh hoạt của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Thu nhập và chi tiêu của hộ đều tăng lên, người dân có điều kiện xây dựng nhà ở khang trang

hơn và mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… được đầu tư, nâng cấp ngày càng tốt hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT - XH nói chung và việc làm của nông dân bị thu hồi đất nói riêng. Về mặt tổng thể xã hội, sự mất mát của hộ nông dân bị thu hồi đất có ý nghĩa nhưng quyền lợi thiết thực và chính đáng của họ chưa được quan tâm, giải quyết thoả đáng, đặc biệt là vấn đề tạo việc làm.

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ngữ & cs. (2015) cho thấy, quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp dưới ảnh hưởng của đô thị hóa có tác động đáng kể đến đời sống của người bị thu hồi đất nông nghiệp với 5 số hộ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau khi bị Nhà nước thu hồi toàn bộ quỹ đất nông nghiệp. Nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế của Phạm Thị Thanh Xuân & Nguyễn Văn Lạc (2012 cũng cho thấy, quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp của các hộ nông dân đồng thời nhiều hộ nông dân chưa thích nghi được với điều kiện mới để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, lao động đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp tuy nhiên vẫn còn mang tính tự phát, tính ổn định chưa cao. Đô thị hóa tạo cơ hội để nhiều người chuyển việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Theo Đỗ Thị Thanh Huyền (2020 , đô thị hóa thường song hành với thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất và làm cho một bộ phân nông dân bị mất đất nông nghiệp, phải chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Nói cách khác, đô thị hóa có tác động cơ cấu việc làm. Nghiên cứu của Trần Trọng Phương & cs. (2019 cho thấy quá trình đô thị hoá trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã góp phần giải quyết số lao động dư thừa, lao động nông nghiệp nhàn rỗi, giúp người dân cũng có nhiều lựa chọn ngành nghề phụ ngoài nghề nông nghiệp truyền thống (năm 2011, thu nhập 20,60 triệu đồng/người/năm, đến năm 2017 là 32,40 triệu đồng/người/năm .

Nghiên cứu của Phạm Thanh Thôi (2013 về đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, vấn đề nhà ở là một trở ngại lớn đối với thanh nhiên nhập cư lao động

phổ thông khi họ đến thành phố mưu sinh, trong đó 50,7 số lao động ăn ngủ tại các cơ sở sản xuất nhỏ, 3,7 chủ nhà thuê phòng trọ cho ở và 37 còn lại tự thuê phòng trọ. Đời sống văn hóa, giải trí và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế còn nghèo nàn. Các cơ sở sản xuất chưa có chính sách hay kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này trong chiến lược đầu tư, phát triển kinh tế của họ. Một khi người lao động tai nạn lao động hay bệnh tật, tất cả họ phải chịu trách nhiệm, chủ cơ sở có giúp chăng cũng mang tính hỗ trợ một phần. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ bức tranh về sự phân tầng trong lĩnh vực kinh tế giữa người sử dụng lao động và người “bán” sức lao động ngày càng lớn. Theo kết quả khảo sát, hiện có trên 61 cho rằng họ muốn chuyển đổi việc do thu nhập thấp. Sự phân tầng còn thể hiện dưới góc độ quyền lực, chủ cơ sở có thể “đuổi” người lao động ra bên ngoài cơ sở bất cứ lúc nào mà không cần phải đắng đo xét về trách nhiệm pháp lý gì hết.

2.4. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Các tác giả kể trên mới tập trung nghiên cứu về đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến cơ cấu kinh tế hay tác động đến lao động, việc làm, hay thay đổi cơ cấu đất đai tại những địa bàn cụ thể. Có nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá thực trạng đô thị hóa và đề xuất những tiêu chí để đánh giá quá trình đô thị hóa hay tập trung đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống việc làm của người dân trong quá trình đô thị hóa. Các nghiên cứu chưa đánh giá đồng thời tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân và cũng chưa đi sâu nghiên cứu các yếu tố tác động đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm và mức độ tác động của các yếu tố đó.

Chính vì vậy, đề tài luận án nhằm giải quyết những khoảng trống kể trên. Cụ thể, đánh giá quá trình đô thị hóa, chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý, sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa từ 2008 đến 2019 tại thành phố Vinh. Luận án cũng nghiên cứu sâu mức độ tác động của đô thị hóa đến đời sống và đến việc làm của đối tượng có đất nông nghiệp bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, công cộng trong quá trình đô thị hóa từ 2008 đến 2019 tại thành phố Vinh làm cơ sở để xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý, sử dụng đất đai và bảo đảm đời sống, việc làm cho người bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Vinh dưới tác động của quá trình đô thị hóa.


Hình 2 5 Sơ đồ khung nghiên cứu 41 1


Hình 2.5. Sơ đồ khung nghiên cứu


41

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí