trình nghiên cứu của các nhà sử học về sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ ở Việt Nam. Trước hết là cuốn Đô thị cổ Việt Nam do Viện Sử học xuất bản năm 1989. Đây là một công trình tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu lịch sử đi sâu nghiên cứu về các đô thị cổ trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam như Thăng Long, Hoa Lư, Phố Hiến, Hội An. Bên cạnh đó, có thể kể đến công trình Đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễn của các tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (NXB Thuận Hóa, 2000).
Từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ. Để phản ánh quá trình đó, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về đô thị trên các phương diện và nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong thập niên 80 - 90 thế kỷ XX, các nhà kinh tế học, xã hội học, nhân học đã quan tâm ngày càng nhiều hơn về vấn đề đô thị và đô thị hóa. Trong đó, tác giả Đàm Trung Phường là một người rất tâm huyết với vấn đề đô thị của nước ta. Hầu hết các nghiên cứu, tác giả thể hiện rõ cái nhìn tổng quát về các vấn đề đô thị của thế giới và Việt Nam, sự đánh giá sâu sắc về thực trạng và triển vọng của đô thị Việt Nam. Một trong những công trình có giá trị nhất của tác giả là cuốn Đô thị Việt Nam (NXB Xây dựng, 1995) được hoàn thành trong khuôn khổ đề tài “Chiến lược xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam” có mã số KC. 11 do Phạm Sĩ Liêm làm chủ nhiệm. Trong công trình công phu này, tác giả đã đúc rút được nhiều kết quả quan trọng từ thực tiễn khảo sát, từ đó đề ra chiến lược phát triển đô thị ở Việt Nam.
Cuốn Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á (NXB TP. Hồ Chí Minh, 1996) do Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Cuốn sách gồm 4 chương, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề đô thị hóa. Trong chương 1, các tác giả khái lược về xu thế đô thị hóa của các nước Đông Nam Á và các thành phố tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến TP. Hồ Chí Minh. Chương 2 nêu lên những vấn đề bất cập xuất phát từ hiện tượng đô thị hóa như nhu cầu quản lí đô thị, bảo vệ môi trường, tăng dân số cơ học, nhà ở, việc làm… Chương 3 nhấn mạnh đến vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa trong quá trình phát triển đô thị. Chương 4 là vài nét nhìn về quá khứ, dựng lại tiến trình đô thị hóa trong lịch sử, giới thiệu một số đô thị cổ nổi tiếng trên thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, do cuốn sách là tập hợp các bài viết của các tác giả
khác nhau nên các vấn đề trong các chương chưa mang tính hệ thống và toàn diện, hầu hết mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu trường hợp cụ thể.
Năm 1998, các tác giả Trần Ngọc Hiên và Trần Văn Chử là đồng chủ biên của công trình Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội). Nội dung cơ bản của cuốn sách được thể hiện trong 2 phần: phần thứ nhất trình bày về đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay - các vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm, phần thứ hai phân tích hiện trạng đô thị Việt Nam, bao gồm các vấn đề về kinh tế, kết cấu hạ tầng, nhà ở, thực trạng văn hóa, giáo dục, y tế. Có thể nói, công trình đã khái quát những vấn đề cơ bản về đô thị hóa ở Việt Nam trong thời kì đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhìn từ góc độ dân tộc học, Mạc Đường viết cuốn Dân tộc học - Đô thị và vấn đề đô thị hóa (NXB Trẻ). Trên cơ sở khái lược vấn đề đô thị hóa trong lịch sử Việt Nam, phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và lịch sử phát triển xã hội, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề khái luận về môn học Dân tộc học - Đô thị. Mặc dù nội dung chính tác giả muốn giới thiệu về một lĩnh vực mới của dân tộc học, nhưng cuốn sách cũng đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin có giá trị về đô thị hóa trong chiều dài lịch sử Việt Nam.
Năm 2008, tác giả Lê Thanh Sang xuất bản sách Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979 - 1989 và 1989 - 1999 (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội). Cuốn sách phân tích toàn diện về tăng trưởng đô thị, di cư đến đô thị và chức năng đô thị Việt Nam. Tác giả đã phân tích các thành tố tăng tự nhiên, di dân thuần và thay đổi địa giới của tăng trưởng đô thị giữa hai thời kì tổng điều tra dân số 1979 - 1989 và 1989 - 1999; các khuôn mẫu vĩ mô và nhân tố quyết định của di cư đến đô thị trong những thập niên 1980, 1990 và các chức năng được chuyên môn hóa của đô thị Việt Nam trong thập niên 1990. Nghiên cứu cho thấy rằng, trên cấp độ toàn quốc, đô thị hóa ở Việt Nam bị ngưng trệ trong thời kì 1979 - 1989 nhưng đã gia tăng đáng kể trong thời kì 1989 - 1999 như là kết quả của quá trình đổi mới.
Tuy không trực tiếp bàn về đô thị hóa, nhưng nhiều công trình nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa cũng giúp cho chúng tôi có cái nhìn liên hệ giữa vấn đề công nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 1
- Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 2
- Công Trình Nghiên Cứu Chung Về Đô Thị Và Đô Thị Hoá Tại Việt Nam
- Công Trình Nghiên Cứu Về Đô Thị Hóa Huyện Củ Chi
- Các Yếu Tố Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Và Văn Hóa Xã Hội Của Huyện Củ Chi Trước Năm 1997
- Quy Hoạch Cảnh Quan, Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Đô Thị
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
hóa và đô thị hóa. Có thể kể đến các công trình như: Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á Thái Bình Dương (NXB TP. Hồ Chí Minh, 1997) của Trần Văn Thọ, Mấy suy nghĩ về môi trường kinh tế - xã hội cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995) của Nguyễn Danh Sơn (chủ biên).
Bên cạnh các nghiên cứu tổng thể, từng lĩnh vực của đô thị hóa cũng được đi sâu nghiên cứu. Trước hết, về diện mạo các đô thị, không thể không nhắc đến công trình Kiến trúc cảnh quan đô thị của Hàn Tất Ngạn (Tái bản lần thứ nhất, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1996). Dưới góc nhìn của một kiến trúc sư, cuốn sách giúp cho người đọc có thêm thông tin về các yếu tố như địa hình, kiến trúc công trình, mặt nước, cây xanh, trang trí trong cảnh quan đô thị. Từ đó, chúng ta có thể xem xét để đánh giá thực tiễn cảnh quan đô thị tại các địa phương.
Liên quan tới kiến trúc đô thị, tác giả Nguyễn Thế Bá viết công trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị (NXB Xây dựng, Hà Nội, 2009). Trên cơ sở khái quát về đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất các thiết kế quy hoạch xây dựng phát triển đô thị hiện đại. Đây là công trình có giá trị cao đối với các nhà quản lí, cũng là tài liệu giúp chúng tôi có thêm các nhìn nhận, đánh giá về đề tài luận án.
Trên phương diện các vấn đề xã hội như nhà ở, đói nghèo… nhiều công trình cũng đã được công bố. Có thể kể đến như: Nghèo đô thị những bài học kinh nghiệm quốc tế do các tác giả Ngô Văn Lệ, Michael Leaf, Nguyễn Minh Hòa tập hợp và giới thiệu (NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003). Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích về khái niệm “nghèo đô thị”, các bối cảnh của vấn đề nghèo đô thị tại các nước đang phát triển, các chiến lược can thiệp nhằm xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Những phân tích này có ý nghĩa thiết yếu khi chúng tôi soi xét trong điều kiện thực tiễn của một vùng đất như Củ Chi. Bên cạnh đó, vấn đề nhà ở trong quá trình đô thị hóa cũng là điều có ý nghĩa quan trọng đối với việc ổn định quản lí xã hội. Điều này đã được nghiên cứu từ rất sớm với các công trình như: cuốn sách Dân số và nhà ở đô thị (NXB Xây dựng, Hà Nội, 1987) của Phạm Văn Trình, Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới thứ ba (1996), Các đô thị lớn của Việt nam và trên thế giới (1998), Tác động kinh tế - xã hội của Đổi mới trong
lĩnh vực nhà ở đô thị (1998)… hoặc cuốn Đô thị hôm qua, hôm nay và ngàymai của Trương Quang Thao (1988). Trong cuốn sách này, bên cạnh vấn đề nhà ở, Trương Quang Thao cũng quan tâm nghiên cứu đến một số nội dung khác của đô thị hóa như sự bùng nổ dân số, cuộc sống trong đô thị, sự phát triển và tàn tạ của đô thị... và tìm những giải pháp cho đô thị trong tương lai.
Các nghiên cứu về văn hóa đô thị và lối sống đô thị là mảng đề tài được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa. Công trình Lối sống đô thị miền Trung, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn là tập hợp các bài viết về nhiều vấn đề của đời sống văn hóa đô thị miền Trung. Đó là vai trò của nhân cách trong lối sống đô thị, tính hai mặt trong sự phát triển nhân cách, môi trường sinh thái, phân tầng xã hội và phân tầng về văn hóa, lối sống đô thị, nếp sống Thiên chúa giáo, văn hóa cảng đô thị miền Trung, ảnh hưởng của đạo Phật với lối sống, trang phục Huế, giá trị văn hóa của cư dân đô thị cổ Hội An...
Cũng nghiên cứu về lối sống đô thị, tác giả Lê Như Hoa tiếp cận nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề về Lối sống trong đời sống đô thị ở nước ta hiện nay (xuất bản năm 1993) Theo đó tác giả cho rằng: “Văn hóa biểu hiện giá trị của lối sống, đánh giá trình độ lối sống đó cao hay thấp. Mọi hoạt động văn hóa tinh thần liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng lối sống ở đô thị. Sự phát triển của lối sống là lối sống có văn hóa. Và có văn hóa hay không, trước hết phải thể hiện trong lối sống, nghĩa là trình độ của lối sống tương ứng với trình độ của văn hóa”.
Cùng trong năm 1993, tác giả Hoàng Vinh trong công trình Nếp sống văn hóa đô thị thời mở cửa đã cho rằng: “văn hóa là toàn bộ sự hiểu biết của con người, đúc kết thành hệ giá trị xã hội, hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội người, nó có khả năng chi phối và điều tiết đời sống tâm lý cũng như mọi hoạt động xã hội của con người sống trong cộng đồng xã hội ấy”. Từ quan niệm này, có thể hiểu văn hóa đô thị là toàn bộ sự hiểu biết của con người, được đúc kết thành hệ giá trị xã hội, hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội, của cư dân đô thị; nó có khả năng chi phối và điều tiết đời sống tâm lý cũng như mọi hoạt động xã hội của cộng đồng cư dân đô thị.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, trong cuốn Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay
(2007) xác định 5 đặc trưng của văn hóa đô thị so với văn hóa nông thôn là: Lối sống văn hóa đô thị tùy thuộc vào các dịch vụ công; Trong văn hóa đô thị, hệ số sử dụng các phương tiện giao thông lớn và tăng lên không ngừng cùng với quá trình hiện đại hóa; Văn hóa đô thị có tính phân hóa cao và rõ nét; Hoạt động ứng xử đa phương hóa, đa dạng hóa ngày càng rộng mở; Là phức hợp văn hóa bác học (hàn lâm, chuyên nghiệp), văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng. Từ các đặc trưng trên, có thể thấy văn hóa đô thị là một phức hợp văn hóa bác học, dân gian và đại chúng, với lối sống mang tính công cộng hay tính xã hội hóa cao, tính mở, đa phương hóa, đa dạng hóa.
Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hải Vân (2012) về đề tài Tác động của đô thị hóa đối với lao động ở khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội, đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận, khung lý thuyết và tác động của đô thị hóa đối với lao động việc làm ở nông thôn, kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Hà Nội. Nội dung luận án cũng đã dành dung lượng lớn để làm rõ thực trạng của những tác động của quá trình đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội từ năm 2000 đến trước khi Hà Nội mở rộng (2000 - 2008); đồng thời đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong chiến lược phát triển đến năm 2020.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, các bài viết, tham luận hội thảo khoa học nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa. Các công trình, bài viết đi sâu vào từng khía cạnh khác nhau đều nhằm làm rõ hơn về thực trạng của quá trình đô thị hóa, cũng như sự tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong số đó có thể kể ra một số công trình và bài viết như: Lịch sử tụ cư, quá trình đô thị hóa và những đặc điểm dân số học: nghiên cứu trường hợp phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội của Nguyễn Thị Thùy Dương trên Tạp chí Xã hội học số 2/2011; Bài Từ làng đến phố: đô thị hóa và quá trình chuyển đổi lối sống ở một làng ven đô (trường hợp phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội của tác giả Bùi Thị Kim Phượng; Hoặc các bài tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học, Hội thảo Các xu hướng đô thị hóa và đô thị hóa vùng ven Đông Nam Á, Hội thảo quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng
vì hòa bình… trong đó tập trung nghiên cứu về lý thuyết nhằm đưa ra những khái niệm mới, mô hình mới về đô thị hóa bền vững.
1.3. Công trình nghiên cứu về đô thị hóa của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi
1.3.1. Công trình nghiên cứu về đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Trong cáccông trình của cáctác giả nước ngoài,đáng chú ý là bài viết “Urbanization in the Out City: A case Study in Ho Chi Minh City’s Suburbs” (Đô thị hóa ở ngoài thành phố: Một trường hợp nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh) của Drummond được đăng trên Malaysian Journal of Tropical Geography, 29, No.1 (1998): p 23-38. Công trình đã đi sâu nghiên cứu về những thay đổi của một khu vực ngoại ô TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa. Tác giả đã phân tích những mặt tích cực của đô thị hóa như tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo chung thay đổi nhanh chóng cũng như những hạn chế bất cập như tình trạng ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch giàu nghèo, quy hoạch bừa bãi không thể kiểm soát, các tệ nạn xã hội gia tăng, nhất là trong giới trẻ…
Nghiên cứu về đô thị hóa ở vùng ven TP. Hồ Chí Minh còn phải kể đến công trình Saigon’s edgeon themargins of Ho Chi Minh City (Cạnh Sài Gòn bên lề TP. Hồ Chí Minh), (Publisher. University of Minnesota Press, 2011) của Erik Harms. Erik Harms đã chọn Hóc Môn, một huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh để nghiên cứu. Cuốn sách bố cục thành 6 vấn đề lớn để làm rõ quá trình đô thị hóa của một vùng ven Sài Gòn (Phần I. Sự hăng hái trong xã hội gồm: 1. Sự chuyển đổi của Bittersweet: Đô thị hóa ở rìa thành phố; 2. Quyền lực và loại trừ ở rìa: Sự kết hợp của không gian nông thôn và thành thị; Phần II. Không gian, thời gian và mở rộng đô thị gồm: 3.Định hướng tương lai ở đất nước của trí nhớ: Các quan niệm xã hội về thời gian; 4. Đàm phán Thời gian và không gian: Hộ gia đình, Lao động, Đất đai và Phong trào; Phần III. Hiện thực hóa lý tưởng gồm: 5. Đường đến thiên đường: Xây dựng đường cao tốc xuyên châu Á; 6. Vấn đề văn minh đô thị ở rìa của Sài Gòn).
Với các công trình trong nước, những nghiên cứu về đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua tập trung ở mấy vấn đề chủ yếu sau đây:
Trước hết là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa vấn đề đô thị hóa và dân số. Trong đó phải kể đến công trình Dân số và di chuyển nội thị - trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội của Viện Nghiên Cứu Phát triển Paris, Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Dân số, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2002). Nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm đáng chú ý như từ khi thực hiện các biện pháp tự do hóa kinh tế theo chính sách đổi mới vào năm 1986, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai đô thị lớn nhất Việt Nam, đã bước vào giai đoạn phát triển đô thị mạnh mẽ.
Phân tích vấn đề đô thị dưới góc nhìn quản lý có công trình Chính quyền đô thị tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống từ Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng do trường Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh và quỹ Châu Á thực hiện năm 2013. Công trình tập trung phân tích những tranh cãi đã và đang tồn tại về tính hiệu quả của hệ thống quản lý đô thị ba lớp (thành phố, quận, phường) và những khó khăn trong việc áp dụng mô hình tổ chức chung này vào cả chính quyền đô thị và nông thôn. Cũng bàn về vấn đề quản lý đô thị, tác giả Nguyễn Thanh Quang nghiên cứu về Kiểm soát và phát triển trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập làm đề tài Luận án tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình. Luận án đã bảo vệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vào năm 2013. Tác giả luận án đã chỉ ra rằng:
+ Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế cộng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tạo ra nhiều động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và các đô thị, nhất là khu trung tâm đô thị nước ta nói riêng:
+ Với những ưu thế vượt trội so với những khu vực khác, khu trung tâm đô thị là địa bàn màu mỡ hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư vào phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ kéo theo các hoạt động xây dựng phát triển đô thị diễn ra rất sôi động, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, làm cho công tác quản lý đô thị trở nên phức tạp hơn, nhiều khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương như: tác động phương hại đến việc sử dụng đất, đến cơ cấu chức năng và tạo lập không gian của các khu trung tâm đô thị, bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế.
+ Nhiều nhà hàng, siêu thị, khách sạn, văn phòng, ngân hàng, cao ốc đã và đang
được xây dựng trong khu trung tâm các đô thị lớn không có sự phù hợp với quy hoạch xây dựng làm cho không gian đô thị trở nên chật chội, lộn xộn, chắp vá, thiếu cây xanh, giao thông ùn tắc. Đó là những vấn đề đang đặt ra cho chính quyền các đô thị, nhất là các đô thị lớn trong việc kiểm soát phát triển đô thị trong bối cảnh hội nhập.
+ Việc phát triển cân bằng và đồng bộ khu trung tâm thành phố là mục tiêu của thành phố để phấn đấu xây dựng nơi đây thành khu trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sống, môi trường đô thị. Muốn đạt được mục tiêu đó, việc tăng cường kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm là giải pháp không thể thiếu và có vị trí then chốt trong các hoạt động quản lý đô thị của thành phố.
+ Luận án đã đánh giá tình hình phát triển và kiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm hiện hữu của TP. Hồ Chí Minh.
+ Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát phát triển không gian đô thị và đề xuất tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh theo mô hình trực tuyến - chức năng, độc lập riêng và trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; theo mô hình 3 cấp: Thành phố - Quận, Huyện - Phường, Xã trực thuộc sự quản lý hành chính của UBND cấp tương ứng; đề xuất Bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh với 8 nhóm tiêu chí tiêu biểu, bao quát các hoạt động cơ bản về phát triển và khai thác sử dụng không gian đô thị.
Luận án Tiến sĩ với đề tài Tổ chức không gian qui hoạch - kiến trúc Trung tâm thương mại Dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thanh Hà, Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, 2005. Đây là một đề tài chuyên ngành Qui hoạch không gian đô thị. Thông qua tổng quan đánh giá qui hoạch kiến trúc trung tâm thương mại dịch vụ đô thị nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng, tác giả đề xuất các mô hình lý thuyết tổ chức không gian và đề xuất áp dụng cho TP. Hồ Chí Minh về qui hoạch và tổ chức không gian các trung tâm thương mại dịch vụ. Đề tài không đề cập đến nghiên cứu về quản lý và kiểm soát phát triển đô thị và khu trung tâm.
Luận án Tiến sĩ với đề tài Giải pháp qui hoạch tổ chức không gian đô thị cực lớn theo hướng phát triển bền vững lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm ví dụ của Nguyễn Tiến