Cơ Sở Lý Luận Về Tác Động Đô Thị Hóa Đến Quản Lý, Sử Dụng Đất Và Đời Sống, Việc Làm

phố. Câu hỏi đặt ra là thực trạng đô thị hóa của thành phố Vinh và tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất đai như thế nào? Tác động của đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, việc làm của dân bị thu hồi đất nông nghiệp? Cần có những giải pháp gì để quản lý, sử dụng đất đai được hiệu quả hơn? Cần có những giải pháp gì để đảm bảo đời sống, giải quyết việc làm cho người dân và thúc đẩy quá trình đô thị hóa được diễn ra nhanh hơn? Để trả lời cho các câu hỏi này, nghiên cứu vấn đề đô thị hóa và quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất, đời sống và việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý, sử dụng đất và đảm bảo đời sống, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong quá trình đô thị hóa.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giá đất, giải quyết khiếu nại đất đai và sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong quá trình đô thị hoá.

- Đời sống, việc làm của người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong quá trình đô thị hoá.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu mức độ tác động của quá trình đô thị hóa đến một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai chịu tác động nhiều từ quá trình đô thị hóa (giá đất và giải quyết khiếu nại đất đai) và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa từ 2008 đến 2019 tại thành phố Vinh. Luận án cũng nghiên cứu sâu mức độ tác động của đô thị hóa đến đời sống và đến việc làm của đối tượng có đất nông nghiệp bị thu hồi trong quá trình đô thị hóa từ 2008 đến 2019 tại thành phố Vinh làm cơ sở để xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý, sử dụng đất đai và bảo đảm đời sống, việc làm cho người bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Vinh dưới tác động của quá trình đô thị hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

- Về không gian: Đề tài đánh giá tác động của quá trình đô thị đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân tại các phường, xã thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi về thời gian: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân tại các phường, xã thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ 2008 (khi thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại I đến hết năm 2019.

Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - 3

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

- Xác định được mức độ tác động của quá trình đô thị hoá đến giá đất, khiếu nại, đời sống và việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với tỷ lệ tác động tương ứng là 13,66%, 17,91%, 17,87% và 21,60%.

- Đề xuất được giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất và đảm bảo đời sống việc làm của người dân bị thu hồi đất tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong quá trình đô thị hoá.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về đô thị hóa, quản lý, sử dụng đất đai, đời sống, việc làm, cũng như tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án đã chỉ ra những tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý, sử dụng đất và bảo đảm đời sống, việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà quản lý, người học và những người khác quan tâm đến tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất đai và đời sống, việc làm của người dân. Ngoài ra, các giải pháp được đề xuất trong Luận án có thể để các địa phương có điều kiện tương tự thành phố Vinh tham khảo, áp dụng khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất, đời sống và việc làm của người bị thu hồi đất.


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM

2.1.1. Đất, đất đai

2.1.1.1. Khái niệm đất, đất đai, đất đô thị

Theo William, đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng (dẫn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009). Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng:“Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (dẫn theo Vũ Ngọc Tuyên, 1994).

Theo Từ điển Tiếng Việt, đất đai là khoảng mặt đất tương đối rộng (Hoàng Phê & cs, 2020 . Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995b . Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012 , đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trong hiện tại hoặc tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, đại mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người. Như vậy, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, bao gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều nằm ngang trên mặt đất, đất đai là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác và giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của con người.

Đất đô thị là đất nội thành, nội thị và đất ngoại thành được quy hoạch để phát triển đô thị, đất đô thị được xem xét theo 3 khu vực: đất trung tâm đô thị (đã xây dựng ; đất quy hoạch xây dựng đô thị (đang hình thành ; đất trong phạm vi quản lý hành chính của đô thị (gồm cả vùng ngoại ô . Đất đô thị phát triển là dựa chủ yếu vào đất nông nghiệp. Về địa lý, do kinh tế đô thị phát triển, nhân khẩu tập trung về đó, quy mô đô thị phải mở rộng ra vùng nông nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp bị suy giảm. Về kinh tế, đô thị mở rộng làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao buộc phải nâng cao số tầng xây dựng, nhưng những hạn chế về điều kiện kỹ thuật và năng lực đầu tư cũng làm cho diện tích đất đô thị buộc phải mở rộng ra các vùng xung quanh... Cuối cùng, đất nông nghiệp vẫn là nguồn chủ yếu của đất đô thị (Phạm Sỹ Liêm, 2009 . Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, năm 2010 dân cư của thế giới là 6.600 triệu người; trong số đó dân cư đô thị có 2.900 triệu người (chiếm 48 (Đất đai và dân số thế giới năm 2010 . Dự báo vào năm 2030, dân cư đô thị sẽ là 5,0 tỷ, chiếm 60 dân số thế giới. Đến năm 2010 trên thế giới có khoảng 320 "tích tụ đô thị" (với hơn 1 triệu dân trong số này, chỉ có 20 đô thị được phân loại trên cơ sở các số liệu điều tra dân số năm 1995 là siêu đô thị (với hơn 10 triệu dân . Bao gồm các khu vực đô thị với dân số (triệu người : Tôkyô 26,8; New York 16,5; Saopaolo 16,4; Mêhicô City 15,6; Bombay 15,1; Thượng Hải 15,1; Los Angeles 12,4; Bắc Kinh 12,3;

Calcuta 11,7; Sơun 11,6 (Anonymous, 2010 .

2.1.1.2. Vai trò của đất đai

Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của loài người, là cơ sở tự nhiên và tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1990) tổng hợp bao gồm: Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí; Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác. Đất là môi trường sống của mọi sinh vật gồm con người, động thực vật, vi sinh vật; Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính; Đất là nơi lưu trữ, vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người; Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm; Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép

lịch sử như hóa thạch, bằng chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ,...; Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác.

Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. Lịch sử nhân loại cho thấy, đất đai luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong luận điểm nổi tiếng của mình, nhà kinh tế học William Petty (1623-1687) cho rằng “Lao động là cha, còn đất đai là mẹ của của cải”. Cũng theo Phan Huy Chú “Của báu của một nước không có gì bằng đất đai. Nhân dân và của cải đều do đấy mà ra” (Nguyễn Dũng Tiến, 2009).

2.1.2. Đô thị hóa

2.1.2.1. Khái niệm về đô thị, đô thi hóa

a. Khái niệm đô thị

Theo Từ điển tiếng Việt, đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp (thành phố, thị xã hoặc thị trấn . Theo quan điểm xã hội học, đô thị là một hình thức tồn tại của xã hội trong một phạm vi không gian cụ thể và là một hình thức cư trú của con người. Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Nguyễn Thế Bá, 1999).

Theo Luật Đô thị (2020 , đô thị được hiểu là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Đô thị giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt

Nam, nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của khu vực đô thị chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP cả nước. Tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm trên 70 tổng thu ngân sách toàn quốc…

b. Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa (ĐTH là một quá trình phát triển kinh tế và xã hội phức tạp (Friedmann, 2006 . Khái niệm ĐTH cũng được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Theo cách hiểu truyền thống, ĐTH được xem xét dưới khía cạnh nhân khẩu học, tức là sự gia tăng số lượng người sống ở các khu vực đô thị. Nói cách khác, ĐTH là sự chuyển dịch dân số theo lãnh thổ từ các vùng nông thôn phân tán sang các vùng đô thị (Xu & cs, 2020 . Như vậy, theo quan điểm nhân khẩu học, khái niệm ĐTH thường đề cập đến sự di chuyển của người dân đến các thị trấn và thành phố hay sự mở rộng của các thành phố, tức là sự tăng trưởng của các khu vực đô thị. Mặc dù vậy, quá trình ĐTH không chỉ đơn thuần là gia tăng dân số mà nó còn liên quan đến những thay đổi trong cấu trúc kinh tế, xã hội và chính trị trong một khu vực hay liên quan đến lối sống, quá trình đổi mới, công nghiệp hóa và xã hội hóa.

ĐTH cũng được hiểu là một quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông thôn truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại và kéo theo sự tập trung dân số vào đô thị (Davis K, 1965 . Ngoài ra, dưới góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, ĐTH được hiểu là sự di cư từ nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ đô thị. Về mặt xã hội, ĐTH được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người (Alan & cs., 2006).

ĐTH còn được hiểu dưới góc nhìn hành chính pháp lý, tức là ĐTH được qui định theo chính sách, pháp luật đất đai (Kamete, 1999 . ĐTH và được diễn ra theo nhiều cách khác nhau như gia tăng mật độ dân số, tái phát triển các khu vực đã xây dựng hoặc tạo ra các vùng đất đô thị mới mà trước đây không phải là đô thị… (Angel & cs., 2005 . ĐTH có liên quan chặt chẽ đến ba khía cạnh của phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường (United Nations, 2018 .

Tại Việt Nam, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTH. Theo Từ điển tiếng Việt, đô thị hoá là quá trình tập trung dân số ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của đô thị đối với sự phát triển của xã hội (Viện Ngôn

ngữ học, 1988 . Khái niệm này vừa dựa vào yếu tố dân số và mở rộng diện tích của đô thị, cũng như vai trò của đô thị trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo Nguyễn Thế Bá (2004 , ĐTH là sự gia tăng dân số của của đô thị theo thời gian và được đánh giá theo các tiêu chí như “tỷ lệ ĐTH” và “tốc độ ĐTH”. Theo Đàm Trung Phường (2005 , ĐTH là quá trình chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp. ĐTH thường gắn với quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị làm cho dân cư của đô thị ngày càng tăng. Đô thị hoá cũng được hiểu là một quá trình phát triển mang tính kinh tế, xã hội và lịch sử của các hình thái cư trú (định cư và của các điều kiện sống đô thị hay theo kiểu đô thị. Đô thị hoá không chỉ là sự gia tăng tương đối hay tuyệt đối của dân cư đô thị, sự phát triển của các đô thị hay quần cư đô thị (siêu đô thị , sự phát triển của hình thức cư trú kiểu đô thị mà còn gắn liền với những thay đổi kinh tế - xã hội ở đô thị và nông thôn, gắn kết với sự thay đổi về cơ cấu xã hội, nghề nghiệp, nhân khẩu học, dân số học, phong cách sống, trình độ văn hoá của dân cư cũng như sự phân bố của dân cư và lực lượng sản xuất xã hội trên phạm vi quốc gia và vùng lãnh thổ (Phạm Kim Giao & cs., 1991 . Theo Nguyễn Văn Chính (1997 , ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình chuyển hóa, chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới - phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật

Về mặt bản chất, ĐTH gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế của một khu vực, một quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ và đặc điểm của ĐTH còn tùy thuộc vào trình độ phát triển của khu vực hay quốc gia đó. Bản chất của quá trình ĐTH bao gồm: Tỷ lệ gia tăng dân số tại các đô thị; Thu nhập bình quân của cư dân đô thị; Tốc độ gia tăng thu nhập của các ngành kinh tế - xã hội và GDP; Chất lượng cơ sở hạ tầng; Lối sống của cư dân địa phương; Cấu trúc xã hội và vai trò của các tổ chức xã hội trong khu vực.

Đô thị hóa bao gồm đô thị hóa nông thôn, đô thị hóa ngoại vi và đô thị hóa giả tạo. Đô thị hoá nông thôn là xu thế bền vững có tính quy luật, là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực chất đây là tăng trưởng đô thị theo hướng bền vững. Đô thị hoá ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, tạo ra các cụm đô thị góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.

Đô thị hoá giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu về mặt bản chất, đô thị hóa là quá trình mở rộng không gian, quy mô dân số đô thị của một khu vực nhất định, từ đó làm thay đổi kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực đó.

2.1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá

Tỷ lệ dân số thành thị cao và tăng nhanh: Đô thị thế giới đang tăng nhanh chóng cả về số lượng đô thị, số dân đô thị và tỷ lệ thị dân. Tính đến năm 2018, tỷ lệ dân số đô thị trên toàn cầu đạt 55 (tương đương với 4,2 tỷ người, tăng 25% so với năm 1950 . Bắc Mỹ là khu vực có tỷ lệ ĐTH cao nhất, đạt 82 , Châu Á đạt xấp xỉ 50% và Châu Phi là 43%. Tỷ lệ dân số đô thị trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 60 vào 2030 và 68 vào năm 2050 (United Nations, 2018). Tỷ lệ ĐTH ở Việt Nam thấp hơn nhiểu so với thế giới. Năm 2009, tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chỉ đạt 29%, trong khi tỷ lệ dân số đô thị thế giới là 49%. Các vùng kinh tế trong nước cũng có mức đô thị hoá khác nhau: cao nhất là Đông Nam Bộ với tỷ lệ dân số đô thị là 58%; thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ là 15,5%.

Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn: Dân số đô thị thế giới tăng nhanh, đặc biệt tại các thành phố lớn. Số thành phố lớn và cực lớn từ đó cũng gia tăng mạnh mẽ. Số lượng các đô thị lớn tăng nhanh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo United Nation (2018) thế giới có 33 siêu đô thị, trong đó khoảng một nửa các khu đô thị này là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Bốn quốc gia khác có hơn một siêu đô thị gồm Brazil, Nhật Bản, Pakistan và Hoa Kỳ. Các siêu đô thị ở châu Phi gồm Nigeria, Ai Cập, Nam Phi và Congo; châu Âu gồm Nga, Pháp, Vương quốc Anh và Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ Latin gồm Brazil, Mexico, Colombia, Peru và Argentina

Lãnh thổ đô thị mở rộng: Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển. Các đô thị chiếm một diện tích không nhỏ của Trái Đất. Diện tích các đô thị hiện nay chiếm khoảng 3 triệu km2 (hơn 2 diện tích các lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao - đất canh tác nông nghiệp). Hiện nay, đô thị ngày càng phát triển các tuyến đường giao thông, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại, khu giải trí...nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của

người dân. Nhu cầu mở rộng diện tích đất ở, đất khu công nghiệp, đất công trình công cộng tăng cao. Do đó, diện tích đất đô thị không ngừng mở rộng. Đô thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022