Văn Hóa Đô Thị Và Sự Thức Tỉnh Ý Thức Môi Sinh


đưa tác giả trở về với quá khứ khi tác giả đối diện trực tiếp với ánh trăng, với lòng mình: “Ngửa mặt lên nhìn mặt / Có cái gì rưng rưng. Như là đồng là bể / như là sông là rừng”. Với Nguyễn Duy thiên nhiên mọi cảnh vật trong thiên nhiên đều mang chứa linh hồn, ánh trăng mang đặc tính của con người, thủy chung, tình nghĩa, đồng cam cộng khổ với con người. Nguyễn Duy đã coi thiên nhiên như phông nền của sự hòa điệu giữa con người với cảnh vật. Thiên nhiên ấy không bất động mà luôn luôn chuyển động, sự chuyển động ấy mang một niềm gợi nhớ về quá khứ, về cuội nguồn.

2.2. Văn hóa đô thị và sự thức tỉnh ý thức môi sinh

2.2.1. Văn hóa đô thị

Người Việt có lối tư duy tổng hợp và biện chứng. Họ luôn có sự đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp. Cùng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, khả năng thích ứng cao, luôn biến đổi cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Mặt khác, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Tình trạng xã hội chi phối rất mạnh mẽ đến con người. Xã hội đơn giản, bình dị, con người cũng đơn giản, chất phác. Xã hội sôi động, phức tạp, con người cũng phức tạp. Theo từng bước chuyển mình của xã hội, tâm lí, tình cảm của con người dần thêm phức tạp. Chính vì thế mà tư tưởng, tình cảm, tâm lí của con người cũng dần thay đổi để thích ứng với cuộc sống. Vì thế bên cạnh lối sống gắn bó với văn hóa làng, tập tục làng quê thì Ánh trăng của Nguyễn Duy còn thể hiện khá rò lối sống mới của con người trong môi trường mới, đó chính là văn hóa đô thị.

Khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại người lính bắt nhịp với lối sống mới, đó là lối sống khép kín, dần quên đi cái lối sống văn hóa làng trước kia mà họ tôn thờ, gìn giữ ngay cả trong những lúc gian nan. Ánh trăng được Nguyễn Duy viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống phồn


hoa, đầy đủ tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh đã trở về và để lại sau lưng cuộc kháng chiến gian khổ, tình nghĩa: “Từ hồi về thành phố / quen ánh điện cửa gương. Vầng trăng đi qua ngò / như người dưng qua đường”. Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó. Người lính năm xưa nay sống trong môi trường mới, không còn làm nông nghiệp, không còn gắn bó mật thiết với thiên nhiên nữa mà người lính ấy quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi chính sự xa hoa đó đã “xâm lấn” tâm thức người lính, người lính đã có lúc lãng quên người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngò nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của chốn đô thị với những vật dụng ngày càng hiện đại dường như đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Phải chăng là ánh trăng đã khác ánh trăng của ngày xưa? Không! Ánh trăng vẫn thế vẫn gần gũi thân thương dịu dàng, chỉ có hoàn cảnh sống của con người đã thay đổi khiến họ không nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng tri kỉ ngày xưa hay chính họ đã thờ ơ, họ quên đi. Thật xót xa cho vầng trăng tuổi thơ vầng trăng đi bên nhau một thời chinh chiến như tri kỉ, vậy mà khi người ta sống giữa phồn hoa đô thị thì nó lại bị lãng quên. Cuộc sống nơi đô thị với lối sống khép kín, không gian sống bó hẹp, con người bị cuốn vào bộn bề của công việc, sống trong lối sống hiện đại đề cao giá trị vật chất, sống trong môi trường đô thị với những tráng lệ của “ Ánh điện” của “ Cửa gương” mà dần quên đi cuộc sống trước kia, quên đi lối sống ân tình , nặng nghĩa với thiên nhiên với con người. Tố Hữu cùng từng băn khoăn, trăn trở về sự thay đổi của lòng người trong bài thơ Việt Bắc: “Mình về thành thị xa xôi / Nhà cao còn nhớ


núi đồi nữa chăng. Phố cao còn nhớ bản làng / Sáng đèn còn nhớ ánh trăng giữa rừng”. Trong Ánh trăng Nguyễn Duy cũng trăn trở, cũng băn khoăn khi con người sống theo lối sống mới. Lối sống đô thị bận bịu với cuộc sống mưu sinh làm cho tình cảm gắn bó giữa con người với con người bị phai nhạt, con người dường như mất đi sự giao hòa với thiên nhiên, không còn nhìn ngắm thiên nhiên coi thiên nhiên như người bạn để tâm tình, để sẻ chia kỉ niệm mà dần lãng quên đi thiên nhiên coi thiên nhiên như một người bạn xa lạ. Người lính năm xưa đã lãng quên đi ánh trăng tình nghĩa theo mình suốt thời ấu thơ, trên bước đường hành quân, quên đi ánh trăng đã soi tỏ một phần cuộc đời người lính ấy mà chìm đắm trong cuộc sống mới, xa hoa, lộng lẫy ánh đèn điện nơi phố phường nhộn nhịp. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chính là tình cảm con người. Nguyễn Duy đã thẳng thắng nhìn vào sự thay đổi trong lối sống, trong cách ứng xử của con người nơi đô thị với thiên nhiên, với quá khứ. Cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người. Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp, hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ. Và người lính đã quên đi chính ánh trăng đã đồng cam cộng khổ với mình. Con người nơi chốn phồn hoa đó đã gạt bỏ sau lưng những ân nghĩa, ân tình, những dĩ vãng của một thời ấu thơ, của những ngày gian khổ nơi chiến trường để sống một cuộc sống mới. Người lính năm xưa giờ đây bị cuốn vào nhịp sống nhanh, gấp gáp, quẩn quanh của thị thành mà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.


quên lãng đi một phần quá khứ, quên đi cái tâm hồn quê truyền thống, cái nghĩa tình với thiên nhiên của cuộc đời mình. Qua đó nhà thơ cũng phê phán sâu sắc văn minh hiện đại đối lập, làm xa rời con người với tự nhiên.

Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa - 5

2.2.2. Sự thức tỉnh ý thức môi sinh

Con người và môi trường sinh thái tự nhiên luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Ngày từ thời ấu thơ Nguyễn Duy đã gắn bó với làng quê, với đồng, với sông, với bể, gắn bó với ánh trăng nơi nhà thơ gửi gắm những tình cảm, những kỉ niệm của tuổi thơ. Ngỡ tưởng rằng trong suốt cuộc đời mình nhà thơ sẽ không thể nào quên đi cái thiên nhiên giản dị, đơn sơ mộc mạc nơi chốn quê đó thì cuộc sống hiện đại sau những năm tháng chiến trận gian lao đã làm cho nhà thơ quên lãng đi quá khứ, hờ hững lãnh đạm với ánh trăng xưa, quay lưng lại với kí ức với người bạn ân tình, thủy chung của cuộc đời mình.

Cuộc đời như một dòng sông khi dịu êm lặng lẽ, lúc cuộn sóng trào dâng, bởi thế cuộc sống thời hiện đại nơi thị thành cũng có lúc không còn êm đềm trong thứ sáng phồn hoa mà luôn có những sự đổi thay. Và chính trong những sự đổi thay ấy, ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ, là lúc người ta nhận thấy giá trị của quá khứ gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy, nhận ra được những giá trị tinh thần to lớn mà thiên nhiên, quá khứ mang lại: “Thình lình đèn điện tắt. Phòng buyn- đinh tối om / Vội bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn”. Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về vật chất, người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình lình”, “đột ngột” ấy, người lính vội bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái gì đó. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây hay sao? Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở ngoài kia để chờ đợi anh ta.


“Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình. Cuộc đời mỗi con người không ai có thể đoán biết trước được, không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những quanh co, uốn khúc. Và chính trong những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Ở đây không chỉ là sự thay thế ánh trăng cho ánh điện mà còn là sự thức tỉnh trong tiềm thức của con người. Đó còn là sự thoảng thốt âu lo trong hình ảnh “Vội bật tung cửa sổ” Vầng trăng ấy đâu phải chỉ khi đèn điện tắt mới xuất hiện mà nó vẫn nguyên vẹn như thế, tròn đầy như thế, dịu lành như thế, vẫn lặng lẽ đi bên cạnh cuộc đời con người,nó làm sáng lên cái góc tối đánh thức sự quên lãng trong cái đời sống đủ đầy đến thừa thãi của con người. “Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy... người lính năm xưa mới bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm "Con người này" cứ “rưng rưng” nước mắt: “Ngửa mặt lên nhìn mặt. Có cái gì rưng rưng/ Như là đồng là bể. Như là sông là rừng”. Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không bị quở trách một lời nào. Khi đối diện với ánh trăng người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nơi có “sông” và có “bể”. Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào


dâng những nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Trăng không chỉ là người bạn luôn đồng hành ở bên con người cho dù con người có lãng quên mà trăng còn thức tỉnh con người. Trăng đưa con người trở về với quá khứ, trở về với con người thực của mình. Trăng giúp con người soi rọi và đối diện với chính còi lòng mình để con người kịp thức tỉnh và nhận ra những giá trị tinh thần to lớn từ người bạn thiên nhiên: “Trăng cứ tròn vành vạnh. Kể chi người vô tình / Ánh trăng im phăng phắc. Đủ cho ta giật mình”. Đối lập giữa cái tròn đầy vành vạnh của vầng trăng là hao khuyết thiếu hụt của kẻ đã vô tâm quên đi quá khứ - cái qúa khứ ân tình thuỷ chung mà họ “ ngỡ không bao giờ quên ”. Đối lập giữa cái im lặng độ lượng của trăng là sự thức tỉnh trong lương tri con người. Bài thơ, vì thế, mang đậm tư duy triết lí. Nếu ai đó có lúc quên đi những điều thiêng liêng tốt đẹp của quá khứ thì phải có những lúc giật mình tỉnh thức trong hiện tại mới mong đạt được những ân nghĩa tốt lành ở tương lai. Bởi đó là chân lí đã trở thành đạo lí của người Việt ta: “Uống nước nhớ nguồn”

Nguyễn Duy đã bừng tỉnh, nhận ra rằng dù sống trong cuộc sống mới, nơi hào nhoáng của phố phường cũng không nên quên đi một phần quá khứ của cuộc đời mình. Con người không thể thờ ơ với thiên nhiên, lạnh nhạt và lãnh đạm với thiên nhiên bởi lẽ thiên nhiên chính là một người bạn tâm giao, một người bạn thủy chung tình nghĩa. Thiên nhiên chính là sợi chỉ đưa con người trở


về sống thật với tình cảm, tâm hồn mình. Thiên nhiên giúp con người bừng tỉnh trước những bụi bặm của cuộc sống và giúp thanh lọc tâm hồn con người.

Có thể nói Nguyễn Duy đã chú trọng đến mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái tự nhiên, từ đó gợi nhắc tới vấn đề ý thức môi sinh đối với bạn đọc. Thiên nhiên đóng vai trò rất lớn và quan trọng trong đời sống của con người thế nhưng con người lại đang chạy theo nhịp sống mới với sự xa hoa của phố phường mà quên đi thiên nhiên thậm chí là tổn thương tới thiên nhiên làm mất đi truyền thống sống hòa hợp với thiên nhiên từ ngàn đời của ông cha ta. Thiếu vắng thiên nhiên tâm hồn con người trở nên xơ cứng, lạnh lùng vậy cần phải trở về bảo vệ thiên nhiên sinh thái, bảo vệ môi trường sống quanh ta. Tìm lại sự hòa hợp, tâm giao với tự nhiên, tình yêu đối với thiên nhiên đừng để những hệ lụy của cuộc sống đô thị khiến ta có lúc xao nhãng, quên đi thiên nhiên. Tác phẩm như một lời tự trách đầy đau đớn của Nguyễn Duy về sự vô tình lãng quên thiên nhiên, đó cũng là niềm khắc khoải với những nguy cơ sinh thái khi môi trường tự nhiên không được con người nhớ tới.

Ánh Trăng đã thức tỉnh tinh thần sinh thái của bạn đọc đồng thời nó như một hồi chuông về sự khủng hoảng môi trường sinh thái, về cách cư xử của con người với tự nhiên. Cảnh tỉnh con người về mối quan hệ của con người với tự nhiên. Nguyễn Duy đã đặt con người trước những hoàn cảnh, tình huống và hậu quả khi lãng quên hay đánh mất môi trường sinh thái tự nhiên trong cuộc sống của mình. Bằng tình yêu tha thiết với thiên nhiên nhà thơ cũng đã khơi dậy tinh thần và ý thức môi sinh trong lòng thế hệ người dân Việt.


CHƯƠNG 3

DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG ĐÒ LÈN CỦA NGUYẾN DUY


3.1. Văn hóa truyền thống với lễ hội, phong tục tập quán

3.1.1. Văn hóa lễ hội

Xã hội Việt Nam cổ truyền là xã hội nông nghiệp. Chính đời sống nông nghiệp đã chi phối rất lớn đến những nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày của cư dân nông nghiệp. Là những nông dân, sống với nghề trồng lúa nước nên nhu cầu về đời sống tâm linh trở thành nhu cầu lớn nhất đối với họ. Lễ hội được hình thành. Lễ hội nuôi dưỡng đời sống văn hoá của cả cộng đồng, là nơi thắt chặt tình cảm, là vô hình liên kết giữa cá nhân và cộng đồng. Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.

Sinh hoạt lễ hội có vị trí rất quan trọng trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. “Nếu cây đa giếng nước, sân đình là những thành tố gắn bó thân thiết với mỗi người từ thuở thiếu thời cho đến lúc giã biệt còi đời, thì lễ hội lại là thành tố văn hóa gắn bó không những thân thiết mà vừa thiêng liêng, lại vừa mãnh liệt gần gũi” [9, tr.112]. Dường như lễ hội đã trở thành biểu tượng thiêng liêng cho một nét văn hóa đẹp ở làng quê Việt Nam, là một biểu tượng văn hóa in đậm nét trong thơ ca. Bài thơ Đò Lèn đã tái hiện lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc trên mảnh đất xứ Thanh. Đó là lễ hội Đền Sòng - lễ hội văn hóa tâm linh vào loại lớn nhất của vùng quê Thanh Hóa.

Lễ hội Đền Sòng xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân Việt. Lễ hội để tưởng nhớ ngày Mẫu Liễu giáng trần cứu nhân độ thế, hay còn gọi là ngày “rước bóng Đền Sòng”. Nguyễn Duy đã làm sống lại không khí ngày hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022