Đánh Giá Sự Ảnh Hưởng Của Đô Thị Hoá Tới Kinh Tế Hộ Thông Qua Các Câu Hỏi Định Tính


Trong đó:

Biến phụ thuộc là: TN - Tổng thu trong năm của hộ (nghìn đồng) ao - Hệ số chặn(tung độ gốc)

a1, a2, a3, a4, a5 - Hệ số của các biến độc lập X1, X2, X3, X4

Biến độc lập: LĐ - Số lao động của hộ (người)

DT - Tổng diện tích đất (m2)

TT - Chi phí trồng trọt (1000 đồng) CN - Chi phí chăn nuôi (1000 đồng)

CP - Chi phí phi nông nghiệp (1000 đồng)

ĐT - Biến giả

(ĐT = 1 : Hộ có sử dụng tiền đền bù đầu tư kinh doanh

ĐT = 0 : Hộ không sử dụng tiền đền bù đầu tư kinh doanh) Kết quả chạy hồi quy như sau:

Tên biến

Hệ số

Độ lệch chuẩn

t-Stat

P-value

Hệ số chặn

20783,73

4163,312

4,992114**

2,19E-06

LĐ (Lao động)

3987,196

1482,748

2,68906**

0,00825

DT (Diện tích)

1,628623

1,165845

1,39693

0,165173

TT (Chi phí trồng trọt)

0,685284

0,990732

0,691695

0,490548

CN (Chi phí chăn nuôi)

1,282375

0,249226

5,145434**

1,14E-06

CP (Chi phí phi nông nghiệp)

1,236107

0,041399

29,85863**

1,94E-55

ĐT (Biến giả)

16306,06

5019,763

3,248373**

0,001529

R2 = 0.893

F= 157.3

n =120

F0.05(6, 113) = 2.179; t0.025(113) = 1.98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 11

** có mức ý nghĩa thống kê trên 99%

* có mức ý nghĩa thống kê trên 95%


Mô hình hồi quy:


TNi = 20783,7+ 3987,196LĐi + 1,6286DTi + 0,6852TTi + 1,2823CNi + 1,2361CPi + 16306,06ĐTi +Ui


Sau khi so sánh ta thấy F> F0.05(6,113). Có thể khẳng định rằng các chỉ tiêu đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê.

Với R2 = 0,893, điều này chứng tỏ rằng 89,30% sự biến động tổng thu của hộ là do các yếu tố về lao động, đất đai, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp đầu tư kinh doanh mang lại. Còn lại là do các nhân tố chưa đưa vào mô hình.

Ta thấy t(ai) của diện tích và chi phí trồng trọt nhỏ hơn (<) t0.025(113), nên không có ý nghĩa thống kê. Hay diện tích và chi phí trồng trọt không ảnh hưởng tới tổng thu của hộ.

Còn t(ai) của lao động, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp lớn hơn (>)t0.025(113), nên có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, mối quan hệ giữa lao động, chi phí chăn nuôi, chi phí phi nông

nghiệp và đầu tư kinh doanh với tổng thu của hộ được giải thích như sau : Nếu khi các yếu tố khác không đổi :

- Khi hộ tăng lên 1 lao động thì thu nhập tăng lên tương ứng là 3,987 triệu đồng.

- Khi chi phí chăn nuôi tăng lên 1000 đồng thì mức thu nhập của hộ tăng lên tương ứng là 1,2823 nghìn đồng.

- Khi chi phí phi nông nghiệp tăng lên 1000 đồng thì mức thu nhập của hộ tăng lên tương ứng 1,2361 nghìn đồng.

- Khi hộ dùng tiền đền bù, giải toả đất đai đầu tư kinh doanh thì tổng thu tăng lên so với hộ không đầu tư là 16,3 triệu đồng.

Như vậy, sau đô thị hoá các biến độc lập đưa vào mô hình: Lao động, đất đai, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp, đầu tư kinh doanh vẫn có tác động trực tiếp đối với tổng thu nhập của hộ nông dân. Tuy nhiên, có sự thay đổi lớn trong sự ảnh hưởng trên là do tác động của yếu


tố đầu tư kinh doanh từ tiền đền bù của hộ. Các hộ được đền bù đất dùng phần lớn số tiền vào xây dựng khu kinh doanh dịch vụ. Chỉ có một phần nhỏ là bỏ ra để xây dựng lại nhà ở tái định cư.

* Sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố tới tổng thu nhập của hộ trước và sau đô thị hoá

Trong tổng thu nhập của hộ nông dân sự ảnh hưởng của các yếu tố diện tích và yếu tố chi phí trồng trọt trước và sau đô thị hóa là không lớn (các yếu tố này đều có t(ai) (<) t0.025(113)). Điều này có thể thấy rằng, trước khi tiến

hành đô thị hóa, các hộ nông dân không có sự đầu tư lớn vào trồng trọt mà chỉ

đầu tư vào chăn nuôi và dịch vụ phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi các hộ nông dân bị mất đất và nhận được tiền đền bù, họ cũng chỉ đầu tư thêm 1 phần nhỏ lượng tiền có được. Phần lớn số tiền còn lại họ đầu tư vào kinh doanh. Đây cũng chính là nguồn mang lại thu nhập lớn cho hộ.

Tên biến

Trước ĐTH

Sau ĐTH

Hệ số

t-Stat

Hệ số

t-Stat

Hệ số chặn

21910,97

5,641056**

20783,73

4,992114**

LĐ (lao động)

3091,003

2,190637*

3987,196

2,68906**

DT (diện tích)

0,21315

0,35235

1,628623

1,39693

TT (Chi phí trồng trọt)

0,249117

0,257513

0,685284

0,691695

CN (Chi phí chăn nuôi)

1,294793

5,419271**

1,282375

5,145434**

CP (Chi phí phi nông nghiệp)

1,298163

16,37554**

1,236107

29,85863**

ĐT (Biến giả)



16306,06

3,248373**


R2 = 0.730

R2 = 0.893


F= 61.87

F= 157.3


n =120

n =120


F0.05(5,114) = 2.71

F0.05(6,113) = 2.179


t0.025(114) = 1.98

t0.025(113) = 1.98


Cùng với xu hướng đó, trước đô thị hoá hộ nông dân bỏ ra 1,294793 đồng và 1,298163 đồng tương ứng cho chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp nhưng sau khi đô thị hoá hộ nông dân chỉ chi 1,282375 đồng cho chi phí chăn nuôi, 1,236107đồng cho chi phí phi nông nghiệp và sẵn sàng bỏ 16306,06 đồng để đầu tư kinh doanh. Điều này có thể cho thấy rằng việc đô thị hoá có tác động không nhỏ tới tâm lý của hộ nông dân. Họ nhận thấy rằng khi đầu tư kinh doanh sẽ mang lại thu nhập cao hơn so với đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, cần có những chính sách cụ thể giúp hộ nông dân định hướng phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao như: mở rộng thị trường, nâng cấp hệ thống giao thông, chính sách tín dụng ưu đãi...

2.7. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hoá tới kinh tế hộ thông qua các câu hỏi định tính

2.7.1. Mức độ ảnh hưởng đến thu nhập do tác động của đô thị hóa

Chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự thay đổi thu nhập của hộ dựa trên nhận định chủ quan của người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có tới 56,67% số hộ cho là thu nhập của hộ năm 2007 cao hơn so với năm 2004, 13,33% số hộ cho rằng thu nhập không tăng và 30% số hộ cho rằng thu nhập của hộ giảm đi so với năm 2004.

Bảng 2.11 Ý kiến của các hộ điều tra về xu hướng thay đổi thu nhập do tác động của đô thị hóa

ĐVT: %

Diễn giải

Ý kiến các hộ điều tra

1. Giảm đi

30

2. Giữ nguyên

13,33

3. Tăng lên

56,67

Tổng số

100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)


Từ số liệu ở bảng 2.11 cũng có thể thấy trong phần lớn số hộ có thu nhập năm 2007 cao hơn thu nhập của hộ năm 2004 với 56,67%/ tổng số ý kiến của hộ. 13,33% số hộ cho rằng thu nhập của họ không thay đổi hay giữ nguyên từ khi tiến hành đô thị hóa đến năm 2007. Còn 30% số hộ cho rằng thu nhập thấp hơn so với năm 2004.

Như vậy, sau đô thị hoá tổng thu nhập của hộ nông dân năm 2007 cao hơn so với năm 2004. Lý do của hiện tượng này là:

Thứ nhất, do thương mại dịch vụ trong khu vực ngày càng phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng: dịch vụ nhà ở, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, photocopy... Thành phố Thái nguyên có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, là trung tâm đầu mối của vùng TDMNBB, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời có chợ Thái và chợ Đồng Quang là hai trung tâm buôn bán để trao đổi những hàng hoá trong nội vùng và với các vùng lân cận.

Thứ hai, do đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên việc tìm kiếm một công việc làm thêm đối với người nông dân cũng dễ dàng hơn nhiều so với trước kia. Tầng lớp lao động trẻ có xu hướng làm công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy các công ty liên doanh giải quyết tình trạng dôi dư lao động.

Nhìn chung, do tác dộng của đô thị hoá mà thu nhập ở các hộ nông dân có xu hướng tăng lên tuy nhiên nhiều hộ cho rằng thu nhập tăng nhưng giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng lên nhiều nên chi phí cho đời sông sinh hoạt khá đắt đỏ. Ngoài ra ngành thương mại dịch vụ vẫn mang tính chất tự phát. Sản xuất thủ công nghiệp còn ở tình trạng sản xuất nhỏ phân tán, sản xuất hàng hoá phát triển với tốc độ chậm. Nguồn lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp kể cả tầng lớp trẻ vẫn là lao động phổ thông, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hoá nên việc làm vẫn chưa thực sự ổn định, mức lương vẫn thấp.


Tóm lại, để đời sống kinh tế xã hội tiếp tục được nâng cao, vượt qua các hạn chế cần tăng cường phát huy các thế mạnh của thành phố nhằm phát triển theo hướng nền sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao.

2.7.2. Mức độ tác động của đô thị hoá

Quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá, xã hội của các hô nông dân thành phố Thái Nguyên

Bảng 2.12 Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của đô thị hóa

ĐVT: %ý kiến



Lĩnh vực

Tác động

Tốt

Như cũ

Xấu

1. Đường

89,5

10,5

0

2. Cấp, thoát nước (hệ thống cống)

79,17

0

20,83

3. Điện

51,7

8,3

40

4. Dịch vụ NN

85

15

0

5. Tiếp cận thị trường

55

45

0

6. Cơ hội học tập

57

32,5

10,5

7. Nhà ở

55

28,25

16,75

8. Sức khoẻ

39,17

52,5

8,33

9. Môi trường

35

39,17

25,83

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)

Từ số liệu bảng 2.12, chúng tôi thấy ĐTH đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: đường, điện, dịch vụ nông nghiệp, tiếp cận thị trường...

Về đường giao thông, 89,5% số hộ điều tra cho rằng tốt lên nhiều và 10,5% số hội nói là tốt lên vừa. Trong những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn đã được nâng cấp, cải tạo rất nhiều, những con đường đất đã được thay thế bằng những đường nhựa tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu văn hoá, buôn bán...


Các hộ dân cũng rất hài lòng với hệ thống điện của xã hiện nay: 51,7% ý kiến cho là tốt lên nhiều và 8,3% ý kiến cho là tốt lên vừa.

Về dịch vụ nông nghiệp thì 80% số hộ được hỏi trả lời rằng tốt lên vừa. Nhiều người cho biết hiện nay họ có thể dễ dàng mua được giống phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc ở các đại lý gần nhà chứ không còn gặp khó khăn như trước kia. Dịch vụ cày bừa, tuốt lúa cũng rất phát triển, giải phóng được số lao động cho người nông dân. Tuy nhiên, giá cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc vẫn còn ở mức cao do mức độ trượt giá của thị trường.

Đường được nâng cấp, dân cư đông đúc hơn đồng thời các đô thị được mở rộng nên việc trao đổi buôn bán giữa người dân với nhau nói riêng và với các vùng lân cận nói chung cũng rất phát triển. 55% số ý kiến của người nông dân cho rằng việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn nhiều những năm qua. ở mức độ tốt lên vừa thì có 45% ý kiến tán thành.

Cơ hội học tập cũng có chiều hướng tốt lên. Trường học đã được tu bổ lại và trang thiết bị giáo dục cũng như bổ sung thêm giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân. Sự quan tâm của các hộ nông dân về tầm quan trọng của giáo dục được tăng lên, họ đều tạo điều kiện cho con mình được học hành vì mong muốn con cái họ có được một tương lai tốt đẹp. Nhiều gia đình đã dành khoản tiền lớn cho thiết bị học tập như máy tính cá nhân… 57% số hộ được hỏi cho rằng cơ hội học tập tốt lên nhiều và 32,5% trả lời là tốt lên vừa.

Thu nhập của các hộ gia đình tăng lên trong thời gian qua. Đồng thời nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền do bán đất. Họ sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà nên nhà cửa cũng khang trang, tươm tất hơn. Đa số các hộ gia đình được hỏi đều đã có công trình phụ kiên cố. 55% tổng số ý kiến cho rằng nhà ở của họ đã tốt lên nhiều và 28,25% tổng số ý kiến trả lời là không thay đổi.


Về vấn đề sức khỏe, có 52,5% ý kiến cho là tốt lên vừa và 39,17% ý kiến trả lời là tốt lên nhiều. Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn. Rất nhiều người được hỏi trả lời rằng hàng sáng và chiều họ đều tập thể dục ở sân nhà hoá của mỗi khu vực. Đồng thời trạm y tế cũng được nâng cấp nên sức khoẻ của người dân tốt lên. Tuy nhiên vẫn có 8,3% (tương ứng với 10 ý kiến) trong tổng số ý kiến được hỏi trả lời rằng sức khoẻ của họ xấu đi do tác động của ĐTH. Họ cho biết, ĐTH gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của con người.

Bên cạnh những tác động tích cực trên, theo người nông dân ĐTH còn có những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, gây ra tình trạng ngập úng cục bộ.

Nhiều hộ nông dân phân vân là cứ khi có một trận mưa rào thì đường sẽ bị ngập úng. 20,83% số ý kiến phản hồi là xấu đi nhiều. Đây là nguyên do của tình trạng làm đường không có quy hoạch cụ thể, đồng bộ, hệ thống thoát nước không được tốt. Lý do thứ hai là ao hồ bị lấp đi để xây nhà, làm việc thoát nước cũng bị ảnh hưởng do mất nơi điều hoà lưu lượng, gây tình trạng úng ngập khi hệ thống cống chưa được triển khai xây dựng. Ngoài ra tình trạng xây nhà bừa bãi của người dân cũng làm tổn hại đến hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực. Nhiều hộ khi làm nhà đã gây hư hại nặng đến hệ thống cống của khu vực mình.

Về vấn đề môi trường, rác thải ở khu tiến hành ĐTH đã được thu gom sạch sẽ. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh môi trường không đảm bảo còn do hầu hết các khu dân cư đều sử dụng hệ thống mương hở, chung thoát nước mưa với nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Có những điểm ủng ngập không do mưa mà do chính nguồn nước thải của người dân tạo ra đã gây mất vệ sinh. Nguồn nước ở các ao hồ còn lại bị ô nhiễm nặng nề nên gây chết

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí