Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Quản Lý, Sử Dụng Đất, Đời Sống Và Việc Làm

người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2019 .

2.1.5. Tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất, đời sống và việc làm

2.1.5.1. Tác động của quá trình đô thị hoá đến quản lý, sử dụng đất

Đô thị hóa làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất ở và các loại đất khác ở khu vực đô thị. Điều này tạo lên áp lực đối với cơ quan Nhà nước trong công tác thu hồi đất, giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy hoạch sử dụng đất; đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giá đất; khiếu nại, tố cáo, tranh chất đất đai; đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đất đai hiện nay đã được phân bổ cho các đối tượng sử dụng dù ở chế độ tư hữu hay sở hữu toàn dân như Việt Nam, do vậy để có đất phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đô thị hóa nói riêng, cần phải thực hiện trưng mua đất đai hay trưng thu hay thu hồi đất. Quá trình này cũng liên quan trực tiếp đến chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giá đất; khiếu nại về đất đai. Việc xác định giá đất chưa phù hợp với giá thị trường đã dẫn đến việc bồi thường không thỏa đáng là nguyên nhân chính làm phát sinh nhiều khiếu nại về đất đai. Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển hình thức sở hữu, sử dụng đất đai từ hoạt động giao đất, cho thuê đất, giao dịch quyền sử dụng đất cũng tác động đến công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, giá đất tăng đáng kể kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là cần thiết cho quá trình đô thi hóa và phát triển kinh tế (Ramankutty & cs., 2002 . Đô thị hóa dù diễn ra dưới hình thức nào cũng đều dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng mở rộng không gian đô thị, tức phát triển đô thị theo chiều rộng làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng để chuyển chuyển đổi thành đất xây dựng nhà ở hoặc các loại đất đô thị khác. Việc mở rộng diện tích đất đô thị đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất và độ che phủ (Cheng & Masser, 2003; Haregeweyn & cs., 2012 ; Tian & cs., 2005).

2.1.5.2. Tác động của quá trình đô thị hoá đến đời sống, việc làm

Đô thị hóa tác động làm thay đổi nghề nghiệp: Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình đô thị hóa là sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế - xã hội và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi, chuyển giao lao động xã hội từ khối kinh tế này sang khối kinh tế khác. Giăng Phuốc-rát-xti-ê (Jean Fourastiér), nhà xã hội học Pháp đã phân tích và đưa ra khái niệm về sự biến đổi của ba khu vực lao động trong các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa. Lao động khu vực I bao gồm lao động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Thành phần này chiếm tỷ lệ cao ở thời kỳ tiền công nghiệp và giảm dần vào các giai đoạn sau. Lao động khu vực II bao gồm lực lượng sản xuất công nghiệp, xây dựng, phát triển rất nhanh ở giai đoạn công nghiệp hóa, chiếm tỷ lệ cao nhất trong thời kỳ hậu công nghiệp và sau đó giảm dần do sự thay thế trong lao động công nghiệp bằng tự động hóa. Lao động khu vực III bao gồm các thành phần lao động khoa học và dịch vụ. Các thành phần này từ chỗ chiếm tỷ lệ thấp nhất trong thời kỳ tiền công nghiệp đã tăng dần và cuối cùng chiếm tỷ lệ cao nhất trong thời kỳ văn minh khoa học - kỹ thuật (hậu công nghiệp). Trên thế giới, lao động khu vực II được coi là đạt đỉnh điểm vào khoảng năm 1950 với tỷ trọng là 45%. Theo dự kiến, vào năm 2100 tỷ trọng của các khu vực là: 10% cho khu vực I, 10% cho khu vực II và 80% cho khu vực III. Như vậy, theo xu thế chung, lực lượng lao động sẽ chuyển dần từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III, đặc biệt là trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nguyễn Tố Lăng, 2021 . Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế, môi trường sống và thu nhập, việc làm của nhiều người dân, trong đó có người dân bị thu hồi đất và nhất là người dân bị thu hồi đất nông nghiệp (Lưu Đức Hải, 2011; Vương Diện Phương & Lưu Chị Kiệt, 2014).

Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của người nông dân bị mất đất nông nghiệp: Đây là thành phần chịu tác động mạnh mẽ nhất của hiện tượng đô thị hóa, vì trong điều kiện mới họ hoàn toàn không thể làm nghề nông như cũ. Họ phải đương đầu với một sự chuyển đổi về nghề nghiệp mà chưa được chuẩn bị trước. Việc tìm được nghề mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới, trình độ văn hóa, tâm lý, gia đình, chính quyền địa phương Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, những khu vực có quá trình đô thị hóa nhanh thì sự dịch chuyển nghề nghiệp của người lao động đa dạng hơn. Trong đó, những địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao sẽ làm giảm nhanh tỷ lệ người làm nông nghiệp, tăng nhanh những

người làm trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ (Tương Lai, 1995 . Hơn nữa, trong quá trình đô thị hóa thì những cá nhân nào có vốn xã hội tốt sẽ thuận lợi hơn trong việc nắm bắt các cơ may mà thị trường mang lại, nhất là trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và tăng thu nhập. Ngược lại, những cá nhân nào học vấn thấp, trình độ tay nghề không có thì khả năng chuyển đổi nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ thiếu việc làm, hoặc phải làm những công việc nặng nhọc nhưng thu nhập lại thấp (Văn Thị Ngọc Lan, 2009 .

Quá trình đô thị hóa tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong cuộc sống của người dân. Những biến đổi có thể khác nhau đối với các nhóm xã hội và diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như: Sử dụng đất, kiến trúc nhà cửa, quy mô và cơ cấu dân số, lao động và việc làm, sức khỏe và môi trường, biến đổi lối sống và phong tục tập quán. Tóm lại, quá trình đô thị hóa đã tạo ra sự thay đổi cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân (Trịnh Duy Luân & Nguyễn Duy Thắng, 2009 . Bên cạnh đó, đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến sự phân tầng về mức sống. Quá trình đô thị hóa một mặt đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các nhóm dân cư, mặt khác nó cũng có thể làm tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư. Những gia đình nào có điều kiện thuận lợi thì dễ dàng nắm bắt được cơ hội thị trường, còn những hộ nào không có điều kiện sẽ có nguy cơ rơi vào nhóm nghèo của xã hội (Tương Lai, 1995 . Trong xã hội nông thôn, có người giàu, người nghèo, người có đất nông nghiệp, người làm mướn… Sự thích nghi với thay đổi do đô thị hóa đem đến sự chuyển đổi nghề nghiệp cũng tùy thuộc rất nhiều vào các điều kiện vật chất hay mức sống. Những gia đnh khá giả hoặc giàu có vùng nông thôn có điều kiện cho con cái học lên cao trên mức trung bình của nông thôn. Do đó, dù bản thân họ khó chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng con cái của họ lại có điều kiện thuận lợi hơn. Những người nghèo, người làm ruộng mướn thì cơ hội cũng khó khăn không kém người lớn tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đô thị hóa tác động đến lối sống đô thị: Lối sống bao gồm những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con người đặc trưng cho xã hội, giai cấp và tầng lớp. Quá trình chuyển đổi từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị diễn ra phổ biến tại tất cả các nước. Quá trình này bao gồm hai hình thức: (i) Quá trình chuyển đổi sang lối sống đô thị của những người nhập cư từ nông thôn đến; (ii) Quá trình mở rộng ảnh hưởng của lối sống đô thị tại các vùng nông thôn. Văn hóa và lối sống đô thị, xét về mặt lịch sử và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện sự tiến bộ của văn minh công nghiệp. Lối sống đô thị có những đặc điểm nhất định. Đó là dân cư đô thị có thể dễ dàng thay đổi môi trường làm việc và nơi

ở do tính chất sản xuất công nghiệp; có nhu cầu giao tiếp cao, có sự giao tiếp đa dạng và phức tạp hơn so với dân cư nông thôn. Lối sống đô thị phụ thuộc phần lớn vào dịch vụ công cộng và yêu cầu ngày càng cao của người dân. Nhu cầu văn hóa, giáo dục của người dân đô thị ngày càng tăng. Do đô thị có nhiều cơ quan khoa học, trường đại học, thư viện và những phương tiện thông tin - văn hóa khác nên người dân đô thị có điều kiện nâng cao trình độ, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển toàn diện. Người dân đô thị sử dụng thời gian tự do rất đa dạng vào việc học thêm để nâng cao trình độ, giải trí, nghỉ ngơi, luyện tập sức khỏe và làm nghề phụ cho gia đình. Họ dễ lựa chọn những công việc thích hợp hơn và có hiệu quả hơn cho thời gian tự do để phát triển con người toàn diện. Lối sống đô thị thay đổi đã làm thay đổi điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức của một bộ phận người dân đô thị; lối sống đô thị tại các nước đang phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo, gia tăng cách biệt về đời sống giữa đô thị và nông thôn (Nguyễn Tố Lăng, 2021 .

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỜI SỐNG VIỆC LÀM

2.2.1. Tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm tại một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm tại Mỹ

Dân số Hoa Kỳ tăng từ hơn 4 triệu người vào năm 1790 lên hơn 308 triệu người vào năm 2010 và 331 triệu người vào năm 2020. Trong đó, dân số thành thị tương ứng vào năm 2010 và năm 2020 là 249 và 273 triệu người. Dân số Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1950 đến năm 2010. Kể từ năm 1910, dân số thành thị đã tăng gần 500 % trong khi dân số nông thôn tăng 19 %. Tính đến năm 2020, 82,8 % dân số Hoa Kỳ sống tại thành thị , năm 1790, dân số Hoa Kỳ chủ yếu sống tại các vùng nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa thấp chỉ đạt 5,1 , tuy nhiên đã đạt ngưỡng 50 vào năm 1910. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 82,8% (Hình 2.1.) (U.S. Environmental Protection Agency, 2017; US Census Bureau, 2010, 2021).

Đô thị hóa đã trở thành một vấn đề môi trường quan trọng ở Hoa Kỳ, khoảng 740.000 đến 1 triệu mẫu đất nông thôn đã được chuyển đổi sang mục đích sử dụng đô thị mỗi năm trong những năm 1970. Trong số đó, một phần ba là đất canh tác và đồng cỏ. Đất ở là loại đất tăng nhiều nhất trong nhóm đất đô thị, đã

tăng gần 50 trong thập kỷ này (Marlow & cs., 1994 . Phát triển các khu đô thị mới thường xuyên đã dẫn đến tình trạng mất rừng, đồng cỏ, đất canh tác (U.S. Department of Agriculture, 1997 . Từ năm 1982 đến năm 1997, hàng năm Hoa Kỳ đã mất gần 202.347 ha đất canh tác để sử dụng vào các mực đích phát triển (U.S. Environmental Protection Agency, 1999 . Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, bình quân hàng năm có gần 400.000 ha đất nông nghiệp bị mất do việc mở rộng đô thị tại Mỹ (Moya, 2014 . California là tiểu bang nông nghiệp quan trọng nhất ở Mỹ, sản xuất ra 42 sản lượng trái cây và 43 sản lượng rau của cả nước. Vào năm 1960, hơn 3 triệu ha đất nông nghiệp chất lượng cao ở California đã bị mất để sử dụng cho các mục đích phát triển đô thị. Đến năm 1980, có tới 1/3 diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp và dự báo đến năm 2020 sẽ có hơn 14 triệu mẫu Anh (hơn 5,66 triệu ha đất nông nghiệp chất lượng cao nhất miền nam California sẽ biến mất do quá trình ĐTH. Phần lớn đất nông nghiệp ở California đã biến mất thuộc vùng ngoại ô như Orange County trong lưu vực Los Angeles và thung lũng Santa Clara, phía Nam San Francisco.

Hình 2 1 Tỷ lệ đô thị hóa tại Hoa Kỳ giai đoạn 1790 – 2020 Nguồn U S 1

Hình 2.1. Tỷ lệ đô thị hóa tại Hoa Kỳ giai đoạn 1790 – 2020

Nguồn: U.S. Environmental Protection Agency(2017); US Census Bureau (2010, 2021). Sự tăng trưởng đô thị với tốc độ cao của nước Mỹ sau chiến tranh đã sản

sinh ra hiện tượng hai cực là tạo nên khu đô thị có nhân khẩu tập trung cao và khu ngoại ô hoá. Chính phủ, các địa phương phát triển một bộ phận sách lược quản lý tăng trưởng đa mục tiêu. Về cơ bản, những sách lược này là để đạt các mục tiêu quản lý tăng trưởng sau đây: (1 Cung cấp đầy đủ thiết bị công cộng để hỗ trợ nhu cầu của tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu; (2 Bảo vệ tài nguyên lịch sử, văn hoá và môi trường, tránh bị phá hoại do khai thác không thoả đáng hoặc phát triển nhảy cóc; (3 Bảo vệ và duy trì đời sống kinh tế mang tính địa phương, tính khu vực và cơ hội làm việc; (4 Duy trì sự cân bằng về nhà ở có tính địa phương, tính khu vực và sự ổn định về giá cả nhà; (5 Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bố trí thiết bị công cộng, cải thiện cảnh quan đô thị và chất lượng cuộc sống (Nguyễn Đình Bồng, 2008).

Tại thành phố New York - Mỹ, để đối mặt với sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng đô thị, dân số bùng nổ và môi trường suy thoái, thành phố đã đề ra 127 kế hoạch nhằm cung cấp sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đô thị. Về phương diện cung cấp đất đai, thành phố nhấn mạnh tính bền vững, hiệu quả cao và cân bằng với 12 kế hoạch tái quy hoạch khai thác công cộng, tận dụng đất đai công, khai thác khu vực có tiềm năng phát triển, mở rộng các hạng mục nhà ở định hướng có thể chi trả (Vương Diện Phương & Lưu Chị Kiệt, 2014).

Nhìn chung, ĐTH ở Mỹ diễn ra muộn hơn Châu Âu nhưng tốc độ ĐTH lại rất cao, đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp quy mô rất lớn. Tuy vậy, phần đất nông nghiệp sau ĐTH ở Mỹ được sử dụng khá hiệu quả, khoa học, được phân vùng sử dụng rõ ràng, sử dụng đất tiết kiệm. Mặt khác, phát triển nông nghiệp đô thị ở Mỹ cũng gặp phải khó khăn do thiếu vốn và chế độ sở hữu về đất đai.

2.2.1.2. Tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm tại Hàn Quốc

Trước năm 1990, Hàn Quốc có mục tiêu phát triển mạnh các ngành cần nhiều lao động, lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp. Sau năm 1990 trở đi Hàn Quốc đẩy mạnh CNH, HĐH, đầu tư đổi mới công nghệ, biến đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng xuất lao động. Chương trình này của Hàn Quốc được Chính phủ đặt trong mối quan hệ đồng bộ với các biện pháp khác: Thực hiện chương trình trợ cấp thất nghiệp, mở rộng các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng cho người lao động, áp dụng các chương trình đảm bảo việc làm, tăng hiệu quả của thị trường lao động.

Hàn Quốc có tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh, từ 24,4 năm 1955 lên 81,8 năm 2020 (Hình 2.2). Hàn Quốc là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở châu Á với hơn 80 người Hàn Quốc đang sinh sống tại các thành phố. Với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nhiều đối tượng thu nhập thấp phải đối mặt với vấn đề thiếu nhà ở và không thể tiếp cận được các hệ thống vệ sinh, thoát nước, y tế, giáo dục cũng như giao thông. Để khắc phục vấn đề này, năm 1962 Hàn Quốc thành lập Công ty Nhà ở Quốc gia nhằm cung cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Năm 1967, Ngân hàng Nhà ở Hàn Quốc được thành lập với mục đích cung cấp các khoản vay cho các công ty xây dựng nhà ở công cộng và tư nhân. Năm 1981, Quỹ Nhà ở Quốc gia được thành lập nhằm thúc đẩy nhà ở cho các hộ gia đình lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các cơ sở này không thể hoàn toàn cung cấp cơ hội chỗ ở cho tất cả mọi người.

Hình 2 2 Tỷ lệ đô thị hóa tại Hàn Quốc giai đoạn 1955 2020 Nguồn 2

Hình 2.2. Tỷ lệ đô thị hóa tại Hàn Quốc giai đoạn 1955-2020

Nguồn: https://www.worldometers.info (2021) Những năm 1970, chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị,

nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy

mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm

công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ trung tâm thành phố thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc. Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chẳng hạn như thành phố Un-xan vào năm 1960 đang còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn dân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980 đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của Hàn Quốc (Vũ Tuyết Loan, 2007 . Một điểm nổi bật khác trong đời sống đô thị Hàn Quốc là việc sử dụng đất kém hiệu quả cũng có liên quan đến sự gia tăng dân số nhanh chóng bên trong và bên ngoài thông qua các vùng ngoại ô. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ngoài dự kiến đã dẫn đến việc mất đất canh tác nhanh chóng ở nhiều khu vực (Choi & Wang, 2017 .

Tại thủ đô Seoul, dân số tăng mạnh từ 1,6 triệu người năm 1955 lên 10,6 triệu người năm 1990, khiến thành phố gặp thách thức lớn trong việc cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng đô thị và dịch vụ công cộng (Kim & Han 2012 . Với lượng lớn người di cư vào thành phố, xuất hiện các khu ổ chuột tràn lan và nguồn cung nhà ở chính thức hiện có có chất lượng không đạt tiêu chuẩn, cụ thể cuối những năm 1970, 40 khu nhà ở tại Hàn Quốc không có phòng tắm và 90 thiếu hệ thống sưởi trung tâm (Gelézeau 2007 . Việc tập trung quá mức dân số tại thủ đô Seoul cũng đã tác động tiêu cực đến cơ hội tăng trưởng kinh tế ở nông thôn và các khu vực khác (Kim & Han 2012 . Tại các khu vực chật trội, chất lượng cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá nhà thuê cao. Nhiều người trong số họ không được hưởng lợi từ bất kỳ hệ thống thoát nước và vệ sinh nào. Ở một số nơi, ngay cả nước sạch và điện cũng không có. Không chỉ thiếu cơ sở vật chất về vệ sinh mà việc tiếp cận các dịch vụ như giao thông và giáo dục cũng có thể khá thiếu thốn (Hannah & cs, 1993 . Hơn nữa, việc tập trung quá mức dân số ở những khu vực này có thể gây ra các vấn đề về dịch vụ kém và bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ. Những dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, giao thông không được tiếp cận bình đẳng đối với những người sống ở các khu vực chật chội (Hyung & Sun, 2012 .

Với tốc độ thị hóa cao, do vậy để đáp ứng lương thực, thực phẩm cho người dân thì bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 60, chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc tập trung tăng sản xuất lúa gạo nhằm đạt mục tiêu tự cung, tự cấp. Một mặt, Chính phủ mở rộng những cánh đồng lúa bằng các biện pháp khai hoang, canh tác và cải tạo, biến những cánh đồng khô thành những cánh đồng lúa. Mặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022