Chi phí các hoạt động này sau đó sẽ được phân bổ cho đối tượng tính giá thành theo mức độ các hoạt động mà đối tượng này sử dụng.
(2) Mô hình ABC sử dụng ma trận EAD
Trong một nghiên cứu của mình về việc áp dụng phương pháp ABC tại Công ty Tools Inc., một công ty sản xuất thiết bị trong ngành công nghiệp, Valentina Gecevska và Zoran Anisic (2006) đã giới thiệu mô hình ABC sử dụng ma trận EAD.
Đặc điểm nổi bật mô hình này là: (i) Các hoạt động được nhóm lại thành nhóm các hoạt động để đảm bảo sao cho số lượng các hoạt động không quá nhiều, sau đó kế toán sử dụng ma trận chi phí – hoạt động (ma trận EAD) để phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động và sử dụng ma trận hoạt động – sản phẩm (ma trận APD) để phân bổ chi phí hoạt động cho sản phẩm; (ii) Việc phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động hoặc phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm được tiến hành trên cơ sở ước đoán theo tỷ lệ. Do vậy, mô hình ABC sử dụng ma trận EAD được cho là một mô hình ABC đơn giản, hiệu quả và không tốn kém để áp dụng.
(3) Mô hình TDABC
Robert S.Kaplan, cha đẻ của phương pháp ABC, trong một nghiên cứu của mình vào năm 2005 đã giới thiệu về mô hình ABC điều chỉnh theo thời gian (Time-driven ABC, viết tắt là TDABC). Mô hình này được cho là đơn giản hơn, chi phí triển khai thấp hơn mô hình ABC tiêu chuẩn. Mô hình TDABC đơn giản hoá quá trình tính toán chi phí bằng cách loại bỏ việc phải phỏng vấn và khảo sát các nhân viên. Mô hình mới này phân bổ chi phí nguồn lực cho các đối tượng chi phí một cách trực tiếp bằng cách sử dụng một bộ khung súc tích hơn và chỉ cần hai ước tính. Đầu tiên, mô hình tính toán chi phí của việc cung ứng công suất nguồn lực, sau đó sử dụng tỉ lệ chi phí công suất để phân bổ chi phí nguồn lực theo bộ phận cho các đối tượng chi phí bằng cách ước tính nhu cầu công suất nguồn lực (điển hình là thời gian) mà mỗi đối tượng chi phí cần. Bằng cách xác định rõ thời gian đơn vị được dùng để thực hiện mỗi hoạt động, DN có được thông tin về chi phí và hiệu suất tiềm ần của mỗi hoạt động cũng như dữ liệu về công suất chưa được sử dụng trong tổng nguồn lực được cung cấp để thực hiện hoạt động, từ đó có biện pháp quản trị hiệu quả hoạt động phù hợp.
1.2.3. So sánh phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động và phương pháp xác định chi phí truyền thống
Giống nhau
Về mục tiêu cơ bản, cả hai phương pháp này giống nhau, đó là đều hướng tới mục tiêu xác định chi phí giá thành của sản phẩm, và cung cấp thông tin chi phí giá thành cho các cấp quản trị ra quyết định. Do đó, đối tượng tính giá cuối cùng của hai phương pháp đều là giá thành sản xuất sản phẩm.
Về phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, cả hai phương pháp TDC và ABC đều tập hợp và tính thẳng chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp cho đối tượng tính giá thành.
Khác nhau
Về hoàn cảnh ra đời: Phương pháp TDC ra đời vào những năm 1870 – 1920, lúc đó khoa học kỹ thuật chưa phát triển, quy trình sản xuất còn đơn giản, chi phí NC trực tiếp chiếm tỷ trọng cao và chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp. Phương pháp TDC lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường là số giờ công lao động hay số giờ máy hoạt động và việc phân bổ chi phí gián tiếp vào sản phẩm vụ có sai lệch cũng không ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển rất mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất. Nếu trước đây, nền sản xuất dựa vào lao động là chủ yếu thì ngày nay nền sản xuất chủ yếu dựa vào máy móc thiết bị và công nghệ. Vì vậy, chi phí NC trực tiếp giảm dần và chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Thêm vào đó, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dần, nguồn lực DN có hạn và sự cạnh tranh gay gắt ngày càng gia tăng ngay cả trong thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới. Trong bối cảnh này nhà quản trị cần có những thông tin chính xác, thích hợp, kịp thời và chi tiết cho quá trình ra quyết định. Phương pháp TDC không thể đáp ứng được những yêu cầu này và hệ thống xác định chi phí trong DN cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu thông tin quản trị. Năm 1988, Robin Cooper và Rober S. Kaplan đã giới thiệu phương pháp ABC nhằm khắc phục những nhược điểm vốn có của phương pháp TDC và đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Về đối tượng tập hợp chi phí: Đối với TDC việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thông thường theo nhà xưởng, quy trình sản xuất, còn ABC xác định đối tương tập hợp chi phí là những hoạt động làm phát sinh chi phí.
Về phạm vi tập hợp chi phí: TDC dựa vào phạm vi phát sinh chi phí tập hợp chúng lại, còn ABC dựa vào mối quan hệ nhân quả hay hoạt động làm phát sinh chi phí để tập hợp chi phí theo hoạt động…
Về phạm vi tính giá thành sản phẩm: Phạm vi tính giá thành của phương pháp TDC thường là giá thành sản xuất sản phẩm, trong khi phạm vi tính giá thành của phương pháp ABC là có thể là giá thành sản xuất hoặc giá thành toàn bộ tùy theo điều kiện và yêu cầu quản lý của từng DN.
Về tiêu thức phân bổ chi phí chung: Phương pháp TDC phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng tính giá dựa trên một tiêu thức phân bổ duy nhất còn phương pháp ABC lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí chung dựa vào mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động với việc phát sinh chi phí vì vậy tiêu thức phân bổ nhiều hơn so với phương pháp TDC.
Về giai đoạn phân bổ chi phí chung: Theo phương pháp TDC, chi phí chung được phân bổ cho các đối tượng chi phí theo mô hình 1 giai đoạn, theo đó chi phí SXC được phân bổ cho các sản phẩm trên cơ sở một tiêu thức phân bổ duy nhất được lựa chọn. Còn theo phương pháp ABC, chi phí chung được phân bổ theo mô hình 2 giai đoạn: giai đoạn 1 chi phí chung được phân bổ cho các hoạt động, giai đoạn 2 phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm.
Về tính chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm: Phương pháp TDC sử dụng một tiêu thức duy nhất để phân bổ chi phí SXC nên gây ra sự bất hợp lý và thiếu chính xác trong quá trình phân bổ chi phí SXC. Phương pháp ABC sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí chung, hơn nữa tiêu thức phân bổ được lựa chọn dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động và việc phát sinh chi phí nên chi phí chung được tập hợp và phân bổ chi tiết hơn, chính xác hơn dẫn đến thông tin về giá thành sản phẩm chính xác hơn phương pháp TDC.
Về việc kiểm soát chi phí: Phương pháp TDC kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm chi phí, theo đó các chi phí được nhận diện và kiểm soát theo từng trung tâm chi phí căn cứ vào địa điểm và hiện tượng phát sinh chi phí, kiểm soát từng khoản mục chi phí. Còn ABC kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm hoạt động, theo đó chi phí được tập hợp và kiểm soát theo từng hoạt động, từng trung tâm hoạt động.
Về phạm vi áp dụng: TDC và ABC có thể áp dụng cho tất cả các loại hình DN, cho mọi quy trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, từ đơn giản hay phức tạp đều áp dụng
được. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả và chi phí thì phương pháp ABC áp dụng có hiệu quả hơn trong các tổ chức có đặc điểm sau: Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn; Sản phẩm gồm nhiều chủng loại; Các loại sản phẩm yêu cầu kỹ thuật và mức độ phục vụ khác nhau; Quy trình sản xuất phức tạp và có sự thay đổi thường xuyên giữa các loại sản phẩm.
Về tính phức tạp và chi phí triển khai: Phương pháp TDC sử dụng một tiêu thức duy nhất khi phân bổ chi phí SXC nên khá đơn giản, chi phí triển khai thấp. Phương pháp ABC tập hợp và phân bổ chi phí SXC chi tiết hơn, sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí chung hơn nên phức tạp hơn, thậm chí phức tạp hơn rất nhiều so với phương pháp TDC, chi phí triển khai do vậy cũng cao hơn.
Bảng 1.1: Điểm khác nhau giữa phương pháp TDC và phương pháp ABC
Chỉ tiêu | Phương pháp TDC | Phương pháp ABC | |
1 | Hoàn cảnh ra đời | Khi khoa học và trình độ sản xuất chưa phát triển, chi phí SXC chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất, nhu cầu về quản trị chi phí thấp | Khi khoa học và trình độ sản xuất phát triển, chi phí SXC chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí sản xuất, nhu cầu về quản trị chi phí cao |
2 | Đối tượng tập hợp chi phí | Theo phân xưởng, quy trình sản xuất… tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng DN | Theo hoạt động hoặc nhóm hoạt động |
3 | Phạm vi tập hợp chi phí | Dựa vào hiện tượng phát sinh chi phí để tập hợp chi phí | Dựa vào hoạt động phát sinh chi phí để tập hợp chi phí theo từng hoạt động |
4 | Phạm vi tính giá thành sản phẩm | Giá thành sản xuất | Giá thành sản xuất hoặc giá thành toàn bộ |
5 | Tiêu chuẩn phân bổ chi phí | Sử dụng một tiêu thức phân bổ duy nhất | Sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí, mỗi hoạt động hoặc nhóm hoạt động có một tiêu thức phân bổ riêng dựa trên mối |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Xác Định Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất
- Nội Dung Phương Pháp Xác Định Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
- Mối Quan Hệ Giữa Các Khái Niệm Cơ Bản Trong Phương Pháp Abc
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Việt Nam
- Mô Hình Thiết Kế Hỗn Hợp Gắn Kết: Định Lượng Gắn Kết Trong Định Tính
- Mối Quan Hệ Giữa Các Lý Thuyết Nền Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Phương Pháp Abc
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu | Phương pháp TDC | Phương pháp ABC | |
quan hệ nhân quả với việc phát sinh chi phí | |||
6 | Giai đoạn phân bổ chi phí chung | 1 Giai đoạn | 2 Giai đoạn |
7 | Tính chính xác | Thấp | Cao |
8 | Kiểm soát chi phí | Kiểm soát chi phí thông qua trung tâm chi phí | Kiểm soát chi phí thông qua trung tâm hoạt động |
9 | Phạm vi áp dụng | Ap dụng cho tất cả các loại hình DN | Áp dụng có hiệu quả hơn trong các tổ chức có đặc điểm: Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn; Sản phẩm gồm nhiều chủng loại; Các loại sản phẩm yêu cầu kỹ thuật và mức độ phục vụ khác nhau; Quy trình sản xuất phức tạp và có sự thay đổi thường xuyên giữa các loại sản phẩm. |
10 | Tính phức tạp và chi phí triển khai | Đơn giản, chi phí triển khai thấp | Phức tạp, chi phí triển khai cao |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3. Kinh nghiệm áp dụng phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm áp dụng phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất trên thế giới
Trong phần này, tác giả trình bày thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại 3 DNSX điển hình trên thế giới, 3 DN này áp dụng 3 mô hình ABC khác nhau. Trong đó, Công ty TNHH Điện Xu Ji áp dụng mô hình ABC tiêu chuẩn, Công ty sản xuất Tools Inc. áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD, và cuối cùng Công ty sản xuất phân phối sữa Kemps LLC áp dụng phương pháp ABC điều chỉnh theo thời gian (TDABC).
(1) Tại Công ty sản xuất Tools Inc.
Valentina Gecevska và Zoran Anisic (2006) đã nghiên cứu trường hợp áp dụng phương pháp ABC tại một công ty sản xuất vừa và nhỏ điển hình đó là Công ty Tools
Inc. (viết tắt là Tools.Inc). Tools.Inc là một công ty sản xuất cỡ vừa, sản xuất 3 dòng sản phẩm về công cụ sản xuất. Công việc kĩ thuật công nghệ là chủ yếu tại Tools.Inc do việc sản xuất sản phẩm chủ yếu là sử dụng máy móc tự động hóa. Công ty có 10 khách hàng chính, chiếm 80% doanh thu. Số lao động hiện tại của Công ty là gần 100 người. Mặc dù có sự tăng trưởng về quy mô cũng như doanh số bán hàng, lợi nhuận của Công ty đã sụt giảm trong vòng vài năm và thua lỗ lần đầu tiên trong 2 năm trở lại trước khi áp dụng phương pháp ABC. Nhà quản trị cho rằng việc định giá theo cảm tính hoặc việc áp dụng phương pháp xác định chi phí truyền thống đã không còn phù hợp. Bởi vậy, Công ty đã quyết định áp dụng phương pháp ABC. Do dữ liệu cần thiết để vận hành hệ thống ABC không có sẵn và chi phí thu thập sẽ rất đắt đỏ, nhà quản trị quyết định sử dụng phương pháp suy đoán, đánh giá hệ thống và sử dụng dữ liệu thực tế.
Thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại Tools.Inc
Tools.Inc không áp dụng mô hình ABC tiêu chuẩn mà áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận chi phí – hoạt động (Ma trận EAD) nhằm tạo sự chuyển đổi nhẹ nhàng nhất từ phương pháp xác định chi phí truyền thống sang phương pháp ABC.
Về phạm vi tính giá
Công ty áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD để tính giá thành toàn bộ. Theo đó giá thành sản phẩm được cấu thành từ cả chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Về nội dung phương pháp ABC
Đối với chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp được Công ty tập hợp và tính giá giống như phương pháp truyền thống, theo đó các chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tính giá là các sản phẩm của Công ty.
Đối với các chi phí gián tiếp
Đối với các chi phí gián tiếp (chi phí chung), Công ty sử dụng ma trận Chi phí- Hoạt động để phân bổ cho các đối tượng tính giá. Phương pháp phân bổ mà Tool.Inc sử dụng được minh họa qua ví dụ sau:
Bước 1: Công ty xác định danh mục chi phí trong báo cáo thu nhập và lựa chọn tiêu thức phân bổ trong giai đoạn 1 (Phụ lục 8).
Bước 2: Nhận diện các hoạt động và các tiêu thức phân bổ trong giai đoạn 2 (Phụ lục 9). Phụ lục 10 minh họa sơ đồ cấp bậc chi phí – hoạt động – sản phẩm của Công ty.
Bước 3: Công ty thiết lập cây hệ thống liên quan đến danh mục chi phí, hoạt động và sản phẩm. Ma trận EAD được Tools Inc sử dụng nhằm thể hiện một cách có hệ thống vai trò của các hoạt động trong danh mục chi phí (Phụ lục 11). Dấu “” ở mỗi ô giao của ma trận chi phí-hoạt động thể hiện rằng hoạt động i đã làm phát sinh chi phí trong mục j.
Bước 4: Chi phí của mỗi danh mục chi phí được phân bổ vào các hoạt động. Mỗi danh mục chi phí được chia cho các hoạt động căn cứ vào tỉ lệ tiêu tốn chi phí của từng hoạt động (Phụ lục 12).
Bước 5: Mỗi ô giao điểm i,j của ma trận EAD được thay thế bởi số tiền được tính bằng cách nhân chi phí của danh mục j với tỉ lệ i,j. Ma trận mới thể hiện việc tiêu thụ nguồn tiền của mỗi hoạt động. Tổng chi phí cho mỗi hoạt động thu được bằng việc cộng các dòng. Ma trận chi phí mới cho Tools Inc. với sự tiêu thụ nguồn tiền của mỗi hoạt động được thể hiện trong Phụ lục 13.
Bước 6: Chi phí hoạt động được phân bổ cho mỗi sản phẩm sau khi tổng chi phí mỗi hoạt động đã được xác định. Quy trình ở bước này cũng tương tự như quy trình dùng để phân bổ chi phí ở giai đoạn thứ nhất; tuy nhiên tiêu thức phân bổ chi phí giai đoạn hai cho phép Tools Inc. xác định hoặc ước lượng được lượng tiêu thụ các hoạt động của các sản phẩm. Ở bước này, ma trận APD được sử dụng. Ma trận APD cho Tools Inc được thể hiện trong Phụ lục 14. Vẫn như cũ, dấu “” ở ô giao điểm i, j thể hiện rằng sản phẩm i sử dụng hoạt động j.
Bước 7: Dấu “” được thay bằng tỉ lệ tương ứng. Các tỉ lệ sau đó được đưa vào ma trận APD, như được thể hiện trong Phụ lục 15.
Bước 8: Công ty tính toán chi phí chung cho mỗi sản phẩm. Ma trận APD cuối cùng như minh hoạ trong Phụ lục 16 thể hiện tổng chi phí chung được phân bổ cho mỗi sản phẩm cho mỗi sản phẩm cũng như nguồn gốc của những khoản chi phí này.
Nhận xét việc áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD tại Tools.Inc
Mô hình ABC sử dụng ma trận EAD đã giúp Tools.Inc có được thông tin về chi phí và giá thành một cách chính xác và kịp thời hơn phương pháp truyền thống. Ngoài ra, việc áp dụng ABC theo mô hình này giúp Công ty nhìn nhận rõ hơn cách thức những chi phí chung phát sinh từ hoạt động như thế nào. Những ma trận chi phí-hoạt động còn
có thể được sử dụng cho việc nhận dạng những hướng đổi mới tích cực trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Mô hình ABC sử dụng ma trận EAD được cho là rất phù hợp với các DN vừa và nhỏ như Tool.Inc. vì phương pháp này mang lại một sự chuyển đổi tương đối nhẹ nhàng từ phương pháp truyền thống sang phương pháp ABC mà không đòi hỏi một sự đầu tư lớn nào trong hệ thống thu thập dữ liệu phức tạp, và nó cũng không yêu cầu phải tái cấu trúc lại DN. Do vậy, phương pháp nêu trên có thể được sử dụng như một bước trung gian cho việc thực hiện từng bước hệ thống ABC một cách hoàn chỉnh khi mà những dữ liệu ước đoán được thay thế hoàn toàn bằng những dữ liệu thực tế.
(2) Tại Công ty TNHH Điện Xu Ji
Lama Yan Jun Liu và Fei Pan (2011) đã nghiên cứu việc áp dụng phương pháp ABC tại Công ty TNHH Điện Xu Ji (viết tắt là Xu Ji). Xu Ji tiền thân là một DN Nhà nước, sau đó chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty đại chúng. Công ty là một DN lớn, chuyên sản xuất các thiết bị điện tại Trung Quốc, được thành lập năm 1993, có trụ sở đặt tại Trung Quốc.
Thực tế áp dụng ABC tại Xu Ji
Mô hình ABC được áp dụng tại Xu Ji là mô hình ABC tiêu chuẩn. Ban đầu mô hình ABC được thực hiện thí điểm trong một bộ phận sản xuất chính của Công ty vào tháng 12/2001, sau khi thu được kết quả tích cực, Công ty tiến hành triển khai áp dụng rộng ra các công ty con.
Bộ phận sản xuất chính của Xu Ji bao gồm phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Phân xưởng 1 sản xuất sản phẩm có năng suất cao như các thiết bị điện cao áp. Phân xưởng 2 sản xuất các sản phẩm có năng suất thấp như hệ thống an toàn và tự động hóa. Trước khi nghiên cứu áp dụng phương pháp ABC vào cuối năm 2001, Xu Ji vận hành hệ thống kế toán truyền thống (Phụ lục 3), bao gồm khối lượng rất lớn các công việc kế toán. Mục đích của công tác kế toán lúc đó chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu lập báo cáo tài chính, và do đó việc thiếu sự chính xác trong công tác xác định chi phí sản phẩm là không thể tránh khỏi.
Tại thời điểm này, Xu Ji trải qua một loạt những lần chuyển đổi mô hình quản lý do sức ép cạnh tranh trên thị trường tự do của Trung Quốc. Trước đây Xu Ji là một DN nhà nước, chuyên sản xuất các sản phẩm dựa trên hạn ngạch sản xuất của nhà nước, sức ép cạnh tranh rất thấp, nhưng hiện giờ Công ty bị buộc phải đối mặt với sức ép cạnh