Mô Hình Thiết Kế Hỗn Hợp Gắn Kết: Định Lượng Gắn Kết Trong Định Tính


quản trị có đủ trình độ và kinh nghiệm để đưa ra những ước đoán gần đúng nhất với thực tế thì việc triển khai mô hình ABC sử dụng ma trận EAD là một lựa chọn phù hợp.

Với những điều kiện áp dụng nêu trên, mô hình ABC sử dụng ma trận EAD sẽ là mô hình phù hợp với những DNSX Việt Nam hiện nay với đặc tính chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, mô hình này mang lại một sự chuyển đổi tương đối nhẹ nhàng từ phương pháp truyền thống sang phương pháp ABC mà không đòi hỏi một sự đầu tư quá lớn về hệ thống thu thập dữ liệu phức tạp và nó cũng không yêu cầu phải tái cấu trúc lại DN.

Đối với mô hình TDABC

Tác giả đề xuất áp dụng mô hình TDABC cho các DN có các đặc điểm như sau:

(i) DN có chi phí chung chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng chi phí;

(ii) Các DN với đặc điểm là sản xuất hàng hoá và phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Đặc điểm này dẫn đến sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và sự đa dạng các hoạt động cũng như trung tâm chi phí. Sự đa dạng này vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống ABC truyền thống;

(iii) Quy trình sản xuất liên tục, khó phân chia và phân bổ chi phí cho các hoạt động;

(iv) DN có khả năng xây dựng hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP). Do sản phẩm rất đa dạng, số lượng hoạt động nhiều, hệ thống cơ sở dữ liệu nhiều vượt quá khả năng của mô hình ABC tiêu chuẩn nên nếu DN triển khai hệ thống ERP, cơ sở dữ liệu theo từng giao dịch luôn sẵn có sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc áp dụng mô hình TDABC.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Có thể thấy rằng, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam về phương pháp ABC, song hành cùng đó là xuất hiện rất nhiều quan điểm về phương pháp xác định chi phí này. Tuy nhiên, các quan điểm đều thống nhất rằng: (i) Phương pháp ABC ra đời là tất yếu và khắc phục được những hạn chế của phương pháp xác định chi phí truyền thống; (ii) Điểm nổi bật của phương pháp ABC là nhấn mạnh các hoạt động như là những đối tượng tập hợp chi phí chủ yếu trên cơ sở luận giải một cách logic, khoa học và đầy thuyết phục về nguồn gốc làm phát sinh chi phí trong DN; (iii) Lợi thế lớn nhất của phương pháp ABC là có thể biến một chi phí gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với đối tượng tạo phí xác định. Việc lựa chọn các hoạt động và tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý cho phép các nhà quản lý truy nguyên nhiều chi phí gián tiếp như họ đã làm với chi phí trực tiếp. Vì xác định được nhiều chi phí trực tiếp hơn so với phương pháp truyền thống, phương pháp ABC giúp nhà quản lý có được những báo cáo về chi phí sản phẩm và dịch vụ với độ tin cậy cao hơn nhiều; (iv) Phương pháp ABC không chỉ đơn thuần là phương pháp xác định chi phí giúp DN tính giá thành sản phẩm chính xác hơn mà còn là công cụ nền tảng phục vụ công tác quản trị chi phí theo hoạt động trong DN.

Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 10

Chương 1 của luận án, trên cơ sở tìm hiểu sâu sắc và đa chiều về chi phí và các phương pháp xác định chi phí trong DN, tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề thuộc cơ sở lý luận về phương pháp ABC, qua đó thể hiện quan điểm của tác giả về phương pháp xác định chi phí ưu việt này. Quan điểm của tác giả về phương pháp ABC sẽ có tác động xuyên suốt nội dung nghiên cứu tiếp theo của luận án.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được hiểu là cách thức thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu theo những cách thức mà được cộng đồng khoa học thừa nhận nhằm giải quyết một mục tiêu nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án cần trả lời 5 câu hỏi nghiên cứu như đã trình bày tại mục 3 trong phần Lời mở đầu. Để trả lời được 5 câu hỏi đó, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghĩa là kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo, phương pháp định lượng được sử dụng để hỗ trợ giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp thực chất là một phương pháp dựa vào nền tảng của hệ nhận thức thực dụng (tập trung vào việc ứng dụng sản phẩm của khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn trong kinh doanh) để định hướng cho việc thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu kết hợp giữa định tính và định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình thiết kế nghiên cứu phổ biến trong phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đó là thiết kế hỗn hợp gắn kết: định lượng gắn kết trong định tính. Theo đó, phương pháp định tính là phương pháp nghiên cứu chính, đóng vai trò chủ đạo và phương pháp định lượng đóng vai trò hỗ trợ thêm dữ liệu cho phương pháp chính nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu nghiên cứu.

Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp ABC và tìm hiểu thực tế tình hình áp dụng phương pháp ABC tại các DNSX thuộc TCT Viglacera thông qua việc tổng hợp, so sánh, quan sát thực địa, nghiên cứu trường hợp điển hình và thực hiện phỏng vấn sâu bán cấu trúc đối với các cán bộ quản lý và kế toán tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera. Trong khi đó, phương pháp định lượng được sử dụng nhằm tìm ra những nhân tố tác động đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các DNSX thuộc TCT Viglacera, làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thành công phương pháp ABC tại nhóm các DN này.


Thiết kế nghiên cứu của luận án được minh họa trong hình dưới đây:


ĐỊNH TÍNH

Diễn giải dựa vào kết quả

ĐỊNH TÍNH (Định lượng)

Định lượng


Sơ đồ 2.1: Mô hình thiết kế hỗn hợp gắn kết: định lượng gắn kết trong định tính

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2013


2.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện bằng cách tổng hợp cơ sở lý thuyết và thực tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thực hiện các cuộc khảo sát thực địa tại các đơn vị nghiên cứu điển hình, kết hợp với phỏng vấn sâu các đối tượng. Cụ thể:

- Để trả lời câu hỏi nghiên cứu số (1), luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và so sánh các lý thuyết nền về phương pháp ABC, kết hợp với nghiên cứu các quan điểm của các tác giả, các tổ chức nghề nghiệp có tính quốc tế hay các cơ quan quản lý Nhà nước có tính pháp lý về các vấn đề liên quan để chọn ra một quan điểm chất lượng và phù hợp nhất.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu số (2), luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bằng cách tiến hành tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu đi trước kết hợp với cơ sở lý thuyết có liên quan của các tác giả trên thế giới để tìm hiểu thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX trên thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm cho DNSX tại Việt Nam.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu số (3) và câu hỏi nghiên cứu số (5) luận án sử dụng các phương pháp sau:

- Điều tra khảo sát: nhằm phân tích thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera.

- Khảo sát thực địa, phỏng vấn: Kết hợp khảo sát với phỏng vấn bán cấu trúc với các nhà quản lý các cấp, các kế toán nhằm nghiên cứu quy trình sản xuất, quản lý, xác


định mục tiêu và các yếu tố kỹ thuật chung như: các hoạt động thực hiện trong quá trình sản xuất, chi phí phát sinh, thời gian dành cho mỗi hoạt động…

- Nghiên cứu trường hợp điển hình: Luận án lựa chọn một số DN điển hình để phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các trưởng phó phòng Kế toán-tài chính, các kế toán tổng hợp và kế toán chi phí, nội dung phỏng vấn chủ yếu tìm hiểu sâu về quy trình sản xuất kinh doanh, cách thức xác định hoạt động, các tiêu thức phân bổ chi phí, sự đóng góp của mỗi nguồn lực trong từng hoạt động và mức độ tham gia của mỗi hoạt động trong việc hình thành sản phẩm.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được luận án sử dụng chủ yếu để nghiên cứu trả lời câu hỏi nghiên cứu số (4). Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong DN, luận án kế thừa các nghiên cứu đi trước và điều chỉnh cho phù hợp với các đặc điểm DNSX thuộc TCT Viglacera để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera. Khảo sát là phương pháp thu thập dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu là bảng hỏi chi tiết với các thang đo được xác định rõ ràng. Khâu xử lý dữ liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Cụ thể:

(i) Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Một số lý thuyết nền tảng

Một số lý thuyết được cho là cơ sở nền trong việc vận dụng phương pháp ABC trong DN gồm: Lý thuyết bất định, lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí và lý thuyết khuếch tán đổi mới.

(1) Lý thuyết bất định

Theo tác giả Sabouri, G. (2014) các yếu tố bất định tác động đến thiết kế của DN đồng thời tác động đến các công cụ kỹ thuật của kế toán quản trị. Nói cách khác, một hệ thống kế toán quản trị phù hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm và môi trường DN đó đang hoạt động. Nghiên cứu của Otley (1980) cho rằng không có một hệ thống kế toán thích hợp phổ biến áp dụng như nhau đối với tất cả các tổ chức trong mọi trường hợp, một hệ thống kế toán phù hợp cần phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi đơn vị.


Lý thuyết bất định được nhiều học giả lựa chọn khi nghiên cứu về các yếu tố bất định tác động đến sự vận dụng và triển khai phương pháp ABC vào DN như nghiên cứu của Anderson (1999), Karim (2014). Theo đó, các yếu tố tác động đến mức độ áp dụng thành công phương pháp ABC gồm: môi trường kinh doanh, công nghệ, cơ cấu tổ chức, chiến lược và văn hoá của DN.

(2) Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí

Lý thuyết mối quan hê ̣lơi ̣ích - chi phí (Cost-benefit theory) chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc các thông tin kế toán được cung cấp phải đươc xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán có thể phục vụ cho người sử dụng là các bên liên quan, nhà đầu tư hay chính bản thân DN. Còn chi phí do tổ chức lập thông tin kế toán gánh chịu nhưng xét rộng ra thì chi phí này lại do xã hội gánh chịu (Trần Ngọc Hùng, 2016). Hệ thống kế toán quản trị được lựa chọn và triển khai ở mỗi DN là khác nhau, ngoài việc phụ thuộc vào các nhân tố ngẫu nhiên thì mối quan hệ giữa lợi ích đạt được và chi phí phải bỏ ra để triển khai một hệ thống kế toán quản trị là một vấn đề rất cần được xem xét. Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Do vậy, tùy thuộc vào nhu cầu thông tin đơn giản hay phức tạp của nhà quản trị mà các DN lựa chọn các kỹ thuật tính toán của kế toán quản trị để đảm bảo hài hòa giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại. Bên cạnh đó, đặt trong tình huống các DN cần thiết có những kỹ thuật quản trị chi phí hiện đại để đạt mục tiêu trong ngắn hạn hay dài hạn mà xét lợi ích trong hiện tại hay tương lai khi so sánh với chi phí bỏ ra. Trên cơ sở nội dung của lý thuyết lợi ích - chi phí mà các tác giả nghiên cứu về phương pháp ABC lập luận quan điểm của mình. Amir (2015) cho rằng trước khi tiến hành triển khai vận dụng cần xem xét mục đích triển khai và cân nhắc đến ích lợi của thông tin cung cấp từ phương pháp này với chi phí bỏ ra.

Do vậy, để lựa chọn triển khai phương pháp ABC, lý thuyết về lợi ích - chi phí cần được sử dụng để làm cơ sở đánh giá trong nghiên cứu. Theo đó, nhóm yếu tố được xem xét bao gồm nhóm nhân tố về mức độ hữu ích của thông tin kế toán trong quản trị trong DN và nhóm nhân tố về khả năng tài chính.

(3) Lý thuyết khuếch tán đổi mới

Lí thuyết khuếch tán đổi mới (Diffusion of innovations theory) là một giả thuyết phác họa việc làm thế nào để công nghệ mới và các tiến bộ khác lan rộng khắp xã hội, từ việc giới thiệu, nhận biết đến chấp nhận sử dụng.


“Khuếch tán của những đổi mới” là tác phẩm kinh điển về sự lan tryền những ý tưởng mới của Rogers (2003), được phát triển vào năm 1962. Khuếch tán là quá trình mà sự đổi mới được truyền đạt thông qua các kênh theo thời gian nhất định giữa các thành viên trong một tổ chức. Quá trình này được Roger phân tích theo 5 bước: (1) Kiến thức - là quá trình nhận thức, tìm hiểu và tiếp thu cái mới; (2) Thuyết phục - là quá trình phân tích, phát triển quan điểm về những lợi ích và bất lợi của sự đổi mới; (3) Quyết định - thể hiện sự chấp nhận hay từ chối đổi mới; (4) Thực hiện - vận dụng những đổi mới vào quá trình thực hiện; (5) Xác nhận - cam kết tiếp tục sự đổi mới.

Như vậy, lý thuyết khuếch tán của những đối mới có ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà quản trị và những người tham gia triển khai khi áp dụng một phương pháp kế toán quản trị mới. Khi nhà quản trị có tư tưởng đổi mới và dám chấp nhận đổi mới, vì mục tiêu hiệu quả, đồng thời được những cá nhân tham gia đổi mới ủng hộ thì việc triển khai một phương pháp quản lý mới sẽ được thuận lợi hơn và khả năng thành công cao hơn rất nhiều.

Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới cung cấp thông tin về những phản ứng của cá nhân những người tham gia trước những dự định, kế hoạch triển khai một dự án mới như việc triển khai vận dụng phương pháp ABC. Theo đó, các nhóm yếu tố được xem xét bao gồm nhóm nhân tố về mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo, nhóm nhân tố về trình độ của đội ngũ kế toán và nhóm nhân tố về khả năng truyền thông trong DN.

Mô hình nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu các lý thuyết nền tảng liên quan đến việc áp dụng phương pháp ABC, cùng với việc nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC, tác giả đã tiến hành tổng hợp các nhóm nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong DN như sau:

(1) Nhóm nhân tố về mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo

Nhân tố đầu tiên quyết định khả năng thành công của việc áp dụng phương pháp ABC là mức độ cam kết từ các nhà quản trị. Nếu không có sự cam kết và thấu hiểu từ các cấp lãnh đạo, quá trình áp dụng phương pháp ABC sẽ không thể lan tỏa và triển khai áp dụng trong toàn bộ hoạt động sản xuất của DN. Nghiên cứu của Teemu (1997) đã lý giải các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong áp dụng phương pháp ABC và cho rằng nhà quản trị chưa thực sự thể hiện cam kết triển khai.


Việc chuyển đổi từ phương thức tính giá truyền thống sang phương pháp ABC đòi hỏi nhà quản trị phải có cái nhìn tổng quan và chi tiết đến từng hoạt động trong DN. Áp dụng phương pháp ABC là một quá trình triển khai lâu dài, do vậy lãnh đạo nhất thiết cần hiểu rõ các nguyên tắc, nội dung của phương pháp ABC để cụ thể hóa các hoạt động trong DN. Chỉ khi phương pháp ABC được xem như một phần thiết yếu trong quản trị DN mới có thể tạo ra động lực cần thiết để hỗ trợ quá trình thực thi. Các nghiên cứu của Hall, O. P. and McPeak, C. (2011), hay Ríos-Manríquez và cộng sự (2014) cho thấy việc áp dụng phương pháp ABC gặp khó khăn do nhà quản trị còn chưa thực sự hiểu rõ về quy trình hoạt động mà công ty đang thực hiện. Kết quả điều tra khảo sát của Ríos-Manríquez và cộng sự (2014) còn cho thấy nguyên nhân không áp dụng phương pháp ABC là do nhà quản trị cho rằng phương pháp ABC không phù hợp với cơ cấu tổ chức và phương pháp quản trị trong DN.

Vai trò của nhân tố lãnh đạo ngoài việc thể hiện cam kết thực thi phương pháp ABC, hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện cho việc thực thi còn được thể hiện thông qua việc nhà quản trị chấp nhận và sử dụng thông tin được cung cấp từ hệ thống này. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Việt Hưng (2016) với khi tìm hiểu về phương pháp ABC đã khảo sát 161 DN thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh và chứng minh được hạn chế về nhận thức, tâm lý hạn chế thay đổi, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh đòi hỏi sử dụng phương pháp ABC, thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo, hạn chế kỹ thuật vận dụng, quan tâm đến quá trình đào tạo, cấu trúc tổ chức chưa thay đổi phù hợp khi triển khai phương pháp ABC, không xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn triển khai gắn với khen thưởng hợp lý là những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC.

(2) Nhóm nhân tố về khả năng truyền thông

Nghiên cứu của tác giả Liu và Pan (2011) tại Công ty điện Xu Ji cho thấy quy trình sản xuất liên tục thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của khách hàng. Những thay đổi này đòi hỏi sự liên kết thông tin, phối hợp giữa các phòng ban. Do vậy, đội phụ trách triển khai phương pháp ABC phải dành nhiều thời gian hơn để cố gắng theo kịp những thay đổi và giữ cho các mô hình ABC luôn được cập nhật chính xác và kịp thời. Các phòng ban trong DN cũng cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng các tiêu thức phân bổ phù hợp trong quá trình triển khai ABC.

Nghiên cứu của Ríos-Manríquez và cộng sự (2014) khi nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp ABC tại các DN nhỏ và vừa tại Mexico đã cho thấy việc chia sẻ thông tin nội bộ chiếm một vai trò quan trọng quyết định thành công của việc áp dụng phương pháp ABC.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023