DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Điểm khác nhau giữa phương pháp TDC và phương pháp ABC 50
Bảng 2.1: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong DN 74
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa các lý thuyết nền và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC 74
Bảng 2.3: Tổng hợp các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera 76
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp phân loại chi phí theo chức năng có chi tiết theo từng yếu tố chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera 96
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trực tiếp (Tháng 06/2020) 104
Bảng 3.3: Bảng thống kê các tiêu thức phân bổ chi phí SXC áp dụng tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera 108
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí SXC (Tháng 06/2020) 110
Có thể bạn quan tâm!
- Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 1
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Phương Pháp Abc Trong Dn
- Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Xác Định Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động Trong Dnsx
- Phương Pháp Xác Định Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
Bảng 3.5: Bảng phân bổ chi phí SXC (Tháng 06/2020) 111
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Tháng 06/2020) 113
Bảng 3.7: Giá trị Cronbach Alpha kiểm định sự phù hợp của thang đo 118
Bảng 3.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập 120
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 122
Bảng 3.10: Thống kê mô tả và tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình 123
Bảng 3.11: Kết quả phân tích hồi quy 124
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 125
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá nhân tố sự ủng hộ của ban lãnh đạo 127
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá khả năng truyền thông 127
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất 128
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí...128 Bảng 3.17: Kết quả đánh giá Áp lực cạnh tranh của DN 129
Bảng 4.1: Danh mục chi phí SXC phát sinh (Tháng...) 143
Bảng 4.2: Ma trận chi phí – hoạt động (Ma trận EAD) (Tháng...) 145
Bảng 4.3: Ma trận Hoạt động – Sản phẩm (Ma trận APD) (Tháng...) 147
Bảng 4.4: Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm theo hoạt động 150
Bảng 4.5: Báo cáo chi tiết chi phí hoạt động theo tổ hợp chi phí 151
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân bổ chi phí SXC theo phương pháp truyền thống 27
Sơ đồ 1.2: Mô hình phân bổ chi phí chung theo phương pháp ABC 35
Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong phương pháp ABC 39
Sơ đồ 1.4: Quy trình triển khai phương pháp ABC 44
Sơ đồ 1.5: Mô hình ABC tiêu chuẩn 46
Sơ đồ 2.1: Mô hình thiết kế hỗn hợp gắn kết: định lượng gắn kết trong định tính 66
Sơ đồ 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera 75
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý TCT Viglacera 82
Sơ đồ 3.2: Các đơn vị thành viên thuộc TCT Viglacera 84
Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera 85
Sơ đồ 3.4: Quy trình sản xuất liên tục tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera 91
Sơ đồ 3.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera 92
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là đang trong quá trình toàn cầu hóa tương đối hiệu quả. Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng mang lại không ít thách thức cho các DN Việt Nam. Một trong những thách thức hàng đầu đó là áp lực cạnh tranh ngày càng cao, không những đến từ các DN trong nước mà còn đến từ các DN nước ngoài. Trong bối cảnh đó, bài toán đặt ra cho các DN Việt Nam là làm thế nào để sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt với chi phí tối ưu. Yêu cầu đó đòi hỏi các DN phải không ngừng thực hiện đổi mới trong quản lý, hiện đại hóa phương thức sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu… nhằm mục tiêu phân phối và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất, trong đó công tác quản trị chi phí phải được đặt lên hàng đầu.
Có một nguyên tắc quan trọng trong quản trị đó là muốn quản trị tốt phải đo lường được, đo lường đúng sẽ ra quyết định đúng (Cooper và Kaplan,1988). Phương pháp xác định chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản trị chi phí. Bởi vì, đó là công cụ đo lường và cung cấp thông tin về chi phí và giá thành cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán, đặc biệt là cho các nhà quản trị DN trong quá trình ra quyết định. Do đó, việc lựa chọn vận dụng phương pháp xác định chi phí phù hợp có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của những đối tượng sử dụng thông tin kế toán nói chung và quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của nhà quản trị nói riêng (Drury, 2007).
Việc đo lường chi phí của một đối tượng chi phí theo một mục đích quản lý nào đó là kết quả cụ thể của phương pháp xác định chi phí. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan trọng hơn của phương pháp xác định chi phí là cung cấp thông tin giúp nhà quản trị có những giải pháp tác động lên những chi phí này nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực (Vương Đình Huệ & Đoàn Xuân Tiên, 2002). Muốn vậy, cần phải xác định được nguyên nhân, gốc rễ làm phát sinh chi phí, từ đó có biện pháp phù hợp nhằm can thiệp, tác động vào các tác nhân đó. Đó là lý do trong DN mục đích của phương pháp xác định chi phí không chỉ dừng lại ở việc đo lường chi phí và tính giá thành của các sản phẩm một cách tin cậy, kịp thời phục vụ công tác lập BCTC và xác định giá bán sản phẩm, mà còn là công cụ cung cấp thông tin quan trọng phục vụ công tác kiểm soát chi phí, cắt giảm lãng phí, sử dụng tối ưu nguồn lực và cải tiến hoạt động.
Mặc dù việc xác định chính xác chi phí của một sản phẩm hay dịch vụ có thể là không làm được do chi phí chung - một nhân tố cấu thành trong giá thành sản phẩm
không thể tính được trực tiếp cho các đối tượng tính giá mà phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng tính giá dựa trên kỹ thuật phân bổ chi phí, nhưng nhiệm vụ của kế toán là cung cấp cho người ra quyết định những thông tin tin cậy nhất có thể về chi phí và giá thành. Do đó, khoa học về kế toán không ngừng nghiên cứu và phát triển các phương pháp xác định chi phí nhằm mục đích tính đúng nhất, tính đủ nhất giá thành của sản phẩm và cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát chi phí trong DN.
Phương pháp xác định chi phí truyền thống với đặc trưng là sử dụng một tiêu thức duy nhất khi phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng chi phí đang bộc lộ những hạn chế rất lớn, không đáp ứng được yêu cầu về thông tin chi phí của nhà quản trị cả về khía cạnh đo lường chi phí và khía cạnh cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động (Shillinglaw, 1989; Maskell và cộng sự, 2009).
Bên cạnh phương pháp xác định chi phí truyền thống, đã có một số phương pháp xác định chi phí hiện đại ra đời trên cơ sở các mô hình quản trị chi phí hiện đại như: Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-Based Costing, viết tắt là phương pháp ABC), phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu (Target Costing), phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sản phẩm (Life-Cycle Costing), phương pháp kaizen... trong đó phương pháp ABC được cho là phương pháp ưu việt, không những cung cấp thông tin tin cậy, kịp thời về chi phí và giá thành sản phẩm mà còn cung cấp thông tin về cơ chế, cách thức và nguồn gốc làm phát sinh chi phí giúp DN kiểm soát chi phí, cải tiến quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh. Phương pháp ABC không chỉ đơn thuần là một phương pháp tính giá mà còn được coi là công cụ nền tảng phục vụ phương pháp quản trị hiện đại - phương pháp quản trị dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-Based Management, viết tắt là ABM).
Tổng Công ty Viglacera-CTCP (viết tắt là TCT Viglacera) là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nguyên liệu nhiên liệu, đầu tư kinh doanh bất động sản, khai thác chế biến và kinh doanh khoáng sản... trong đó mảng sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của TCT. TCT Viglacera hiện là đơn vị sản xuất gạch ốp lát hàng đầu Việt Nam. Trong khi đó, ngành gạch ốp lát của Việt Nam hiện nay là một trong số ít ngành công nghiệp vươn lên tầm cỡ thế giới. Ngoài ra, TCT Viglacera cũng là đơn vị đi đầu trong cả nước về sản xuất và kinh doanh mảng kính xây dựng, sứ vệ sinh, sen vòi, bê tông khí và gạch ngói đất sét nung.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, các DNSX thuộc TCT Viglacera nói chung và các DNSX mảng vật liệu xây dựng thuộc TCT nói riêng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gắt từ các DN trong và ngoài nước. Để đứng vững và tiếp tục phát triển trên thị trường, một số DNSX thuộc TCT Viglacera luôn phải tìm cách kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh. Muốn vậy, việc triển khai áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại như phương pháp ABM là vô cùng cấp thiết nhằm kiểm soát và sử dụng tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp. Phương pháp ABC được cho là công cụ đo lường chi phí khoa học, tin cậy và là nền tảng cốt lõi của phương pháp quản trị chi phí theo hoạt động ABM.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP” làm đề tài nghiên cứu luận án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đến nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp ABC. Các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề chính: (i) Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại một ngành, một DN/nhóm DN cụ thể; (ii) Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong DN.
2.1. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại một ngành, một DN/nhóm DN cụ thể
Kể từ khi ra đời, phương pháp ABC đã được triển khai áp dụng tại nhiều DN trên thế giới, song song với đó các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu việc vận dụng phương pháp này tại các DN, các nghiên cứu điển hình có thể kể đến như sau:
Năm 1995, Anderson đã nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp ABC tại Công ty BCA là nhà sản xuất máy bay Boeing lớn tại Mỹ. Sau khi thực hiện được một năm, ABC đã mang lại hiệu quả rất lớn cho công ty: tiết kiệm được khoảng 1,6 triệu USD trong vòng 12 tháng, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) tăng đáng kể mà không làm tăng chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, sau khi áp dụng ABC, các loại chi phí chất lượng (tổng chi phí dự phòng, chi phí kiểm tra chất lượng, chi phí hàng hỏng, chi phí sửa hàng...) đã giảm đáng kể từ 1,3 triệu USD mỗi quý giảm xuống còn 350 nghìn USD mỗi quý. Những kết quả này đã làm nhóm nghiên cứu về ABC đưa ra kết luận việc áp dụng
ABC giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế lãng phí, mang lại lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh, giúp công ty dễ dàng đạt được các mục tiêu dài hạn của mình.
Ngoài ra vào năm 1998, Yung I và Hwei Cheng Wang với bài nghiên cứu mang tựa đề “Design and Implementation of Activity-Based Costing in a Communication Company” cũng nghiên cứu về việc áp dụng ABC tại Công ty truyền thông B tại Đài Loan. Đây là một trong những DNSX thiết bị đài phát thanh, điện thoại có dây và điện thoại không dây lớn nhất Đài Loan, đã áp dụng phương pháp ABC với quy trình 7 bước. Trong bài viết các tác giả đã phân tích kỹ quy trình áp dụng ABC tại công ty và so sánh kết quả tính giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp truyền thống để thấy sự khác biệt khi tính giá theo hai phương pháp này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng phương pháp ABC giúp DN quản trị chi phí tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh.
Bài nghiên cứu tựa đề “Activity-Based costing (ABC) – An effective tool for better management” của nhóm tác giả Ishter Mahal và Md. Akram Hossain (2015): Trong bài viết này, hai tác giả đã nghiên cứu việc triển khai phương pháp ABC trong môi trường sản xuất, việc thực hiện phương pháp ABC ở các quốc gia khác nhau và việc áp dụng ABC tại một DN cụ thể là Công ty Nestle Bangladesh Limited. Và từ những nghiên cứu này, hai tác giả đã đưa ra những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp ABC. Hai tác giả cho rằng “ABC - Phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động đã trở thành một khái niệm mới trong kinh doanh. Nó đã thay đổi quan điểm truyền thống về chi phí và kế toán quản trị. Phương pháp ABC đo lường chi phí chính xác hơn hệ thống chi phí truyền thống do phân bổ chi phí chung chính xác hơn. ABC hoạt động giống như một công cụ đánh giá hiệu suất. Hệ thống này còn dẫn đến một số phương pháp quản trị hiện đại như quản trị dựa trên cơ sở hoạt động (ABM), bảng điểm cân bằng (BSC), quản trị chất lượng tổng thể (TQM)... Thông qua việc sử dụng báo cáo phân đoạn và các chi phí liên quan kết hợp với hệ thống ABC, các bộ phận hoặc các dòng sản phẩm không có lợi nhuận có thể được cắt giảm”. Theo tác giả, cấu trúc quản lý của DN nên có sự thay đổi để tạo thuận lợi khi thực hiện phương pháp ABC. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng phương pháp ABC đặc biệt hữu ích đối với DN có quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, theo tác giả “bên cạnh những lợi ích to lớn mà ABC mang lại thì đồng thời cũng có sự đánh đổi giữa lợi ích mà ABC mang lại và chi phí thực hiện nó”. Để thực hiện bài nghiên cứu này, hai tác giả đã sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn một số nhân sự chủ chốt của Công ty Nestle Bangladesh. Dữ liệu thứ
cấp được thu thập từ các trang web, các bài nghiên cứu, các cuốn sách khác nhau liên quan đến phương pháp ABC. Hạn chế của bài nghiên cứu này là tác giả đã phải đối mặt một số vấn đề khi nghiên cứu về việc áp dụng ABC của Công ty Nestle Bangladesh như: thiếu sự hợp tác, công ty hạn chế đưa những thông tin cần thiết được yêu cầu vì lý do bảo mật… Điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu cũng như các kết luận sau này của hai tác giả về phương pháp ABC.
Ngoài ra, trong nghiên cứu “The implementation of an Activity-Based Costing (ABC) system in a manufacturing company” nhóm tác giả Almeila và Cunha (2017) thực hiện nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp ABC trong một DNSX cà phê tại Bồ Đào Nha. Nghiên cứu cho thấy phương pháp ABC phản ánh được sự liên quan của từng hoạt động trong cấu trúc chi phí của sản phẩm cuối cùng, qua đó cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy hơn cho DN.
Tại Việt Nam, nghiên cứu “Quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động (ABC/M) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam” của tác giả Phạm Hồng Hải (2013) tiến hành đánh giá thực trạng của về quản trị chi рhí kinh dоanh trоng các dоanh nghiệр chế biến gỗ Việt Nam. Luận án đã đưa ra giải рháр ứng dụng рhương рháр quản trị chi phí theo hoạt động (Activity-based management, viết tắt là ABM) thео hai nhóm cơ bản: giải рháр triển khai thực hiện và giải рháр điều kiện dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong đó, áp dụng phương pháp ABC là điều kiện tiên quyết để các DN triển khai ABM. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu của luận án còn ít và chưa chỉ rõ tại saо рhương рháр nàу lại рhù hợр với đặc điểm của các dоanh nghiệр chế biến gỗ dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng mà chỉ đưa ra các luận giải thiên về định tính.
Hay nghiên cứu của Đào Thúy Hà (2015) với đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các DNSX thép ở Việt Nam” đã nghiên cứu các phương pháp xác định chi phí hiện đang áp dụng tại 48 công ty thép tại Việt Nam. Luận án nêu ra các ưu điểm của các phương pháp xác định chi phí hiện đại như: phương pháp ABC, phương pháp Kaizen… Từ đó, luận án xây dựng mô hình áp dụng để xác định chi phí theo phương pháp hiện đại tại các DN thép Việt Nam. Các DNSX thép Việt Nam cần lựa chọn phương pháp xác định chi phí phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó: Nhóm các DN có mô hình tổ chức bộ phận đơn giản hoặc chức năng tham gia một hoặc hai giai đoạn trong chuỗi chế biến áp dụng phương pháp xác định chi phí tiêu chuẩn; Nhóm các DN có cơ cấu bộ phận theo đơn vị chiến lược tham gia hai giai đoạn trong chuỗi chế
biến áp dụng phương pháp Kaizen của Yasuhiro Moden và Kazuki Hamada (1991); Nhóm các DN có mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược và chức năng tham gia ba hoặc bốn giai đoạn trong chuỗi chế biến sẽ áp dụng phương pháp ABC với thước đo tác nhân chi phí là thời gian. Với quy mô mẫu là 48 DN tương ứng với 232 phiếu điều tra nên luận án chưa xây dựng được phương trình hồi quy để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin chi phí trong từng nhóm DNSX thép.
Nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo có thể kể đến đó là nghiên cứu của Nguyễn Thị Đức Loan (2017) với đề tài “Vận dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất theo mô hình chi phí mục tiêu (target costing) và phương pháp dựa trên hoạt động (activity- based costing - ABC) trong các DNSX ở Việt Nam”. Từ kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng điều kiện để áp dụng phương pháp ABC trong các DNSX ở Việt Nam cần có sự đa dạng về sản phẩm, sự phức tạp trong quy trình sản xuất, hoạt động và tỷ trong chi phí SXC cao. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất theo mô hình kế toán chi phí mục tiêu và mô hình kế toán ABC tại các DNSX ở Việt Nam.
Trước đó Huỳnh Thị Bích Trâm và Phan Thị Bích Nguyệt (2015) đã tạo bước đột phá khi nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình tích hợp ABC và mô hình giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) trong công tác quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàn Cầu, Nha Trang. Các tác giả cho rằng việc đề xuất tích hợp mô hình xuất phát từ sự chính xác của thông tin giá thành sản phẩm được cung cấp bởi phương pháp ABC.
Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu của Trần Tú Uyên (2017) về việc áp dụng phương pháp ABC để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam đã cho thấy thấy tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC tại các DN dược phẩm niêm yết chưa cao. Qua phân tích điển hình tại Công ty Dược phẩm Hà Tây, nghiên cứu cho thấy hiệu quả mà phương pháp này mang lại cho DN là rất tốt. Do hạn chế số lượng các DN khảo sát (phạm vi nghiên cứu của luận án là các DN dược phẩm niêm yết nên chỉ có 15 DN) dẫn đến số lượng mẫu tương đối nhỏ, không đủ để có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nên các kết luận của tác giả đưa ra chưa có thuyết phục cao.
Trong luận án tiến sĩ với đề tài “Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa” bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả Đàm Phương Lan đã làm rõ bức tranh thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại các DNSX thức ăn chăn nuôi nội địa, từ