Với cách tiếp cận để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận án như trên, quy trình nghiên cứu được xây dựng như sau:
Xác định vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính:
- Phỏng vấn sâu
- Điều tra khảo sát
- Nghiên cứu trường hợp điển hình
Kết quả nghiên cứu định tính:
Thực trạng áp dụng
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Việt Nam
- Mô Hình Thiết Kế Hỗn Hợp Gắn Kết: Định Lượng Gắn Kết Trong Định Tính
- Mối Quan Hệ Giữa Các Lý Thuyết Nền Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Phương Pháp Abc
- Đặc Điểm Sản Phẩm Và Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm
- Bảng Tổng Hợp Phân Loại Chi Phí Theo Chức Năng Có Chi Tiết Theo Từng Yếu Tố Chi Phí Tại Một Số Dnsx Thuộc Tct Viglacera
- Bảng Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Trực Tiếp (Tháng 06/2020)
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
phương pháp ABC
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Xây dựng mô hình nghiên cứu
- Xây dựng thang đo
- Thiết kế phiếu điều tra
Kết quả nghiên cứu định lượng:
Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng
phương pháp ABC
- Giải pháp áp dụng phương pháp ABC
- Khuyến nghị nhằm tạo điều điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp
ABC
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án đã trình bày các nội dung liên quan đến phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả sử dụng thiết kế nghiên cứu hỗn hợp gắn kết (định lượng gắn kết trong định tính), theo đó phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, phương pháp định lượng được sử dụng để bổ trợ cho phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giúp luận án thực hiện tốt hơn mục tiêu nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước cơ bản: (1) Nghiên cứu định tính nhằm làm rõ bức tranh thực trạng về việc vận dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm áp dụng phương pháp ABC tại nhóm các DN này; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng các giải pháp đề ra.
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA-CTCP
3.1. Tổng quan về TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT Viglacera
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT Viglacera
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của TCT Viglacera là Công ty Gạch ngói Sành sứ Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 366/BXD ngày 25/07/1974 của Bộ Xây dựng. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến năm 1995 thành lập Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng là DN nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90. Đến năm 2006 chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 576/BXD-QĐ ngày 29/3/2006 của Bộ Xây dựng. Đến năm 2010 chuyển đổi từ mô hình Công ty mẹ - Tổng công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng thành Công ty TNHH một thành viên và đổi tên thành Tổng công ty Viglacera. Năm 2013 được phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần tại Quyết định số 2343/QĐ- TTg ngày 02/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và đổi tên thành Tổng Công ty Viglacera - CTCP. Năm 2016 TCT Viglacera đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán VGC. Hiện nay, Nhà nước đã hoàn thành việc thoái vốn tại Tổng Công ty về mức 38,58% và không còn giữ cổ phần chi phối.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của TCT Viglacera là vật liệu xây dựng và bất động sản, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. TCT Viglacera được xếp hạng là một trong những thương hiệu mạnh và uy tín của Quốc gia (được chính phủ xếp hạng là Thương hiệu quốc gia) với mạng lưới hoạt động phủ kín 63 tỉnh, thành Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 35 triệu USD (năm 2020), sản phẩm thương hiệu Viglacera hiện diện trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như khu vực EU, úc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Cuba, Campuchia... Năm 2018, TCT Viglacera đã thực hiện đầu tư sang Cộng hòa Cuba nhằm đón đầu xu hướng đầu tư vào Cuba.
3.1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của TCT Viglacera được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của TCT, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung sửa đổi Điều lệ Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát, và quyết định bộ máy tổ chức của TCT và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức của TCT Viglacera được tổ chức theo sơ đồ sau:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Hội đồng tư vấn
phát triển
Ban Tổng giám đốc
KHỐI NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO
- Viện nghiên cứu Phát triển Viglacera
- Trường cao
đẳng Viglacera
KHỐI QUẢN LÝ
- Các ban: Tài chính kế toán, Kế hoạch đầu tư
- Các phòng: Tổ chức, lao động, pháp chế, công
nghệ thông tin…
KHỐI VẬT LIỆU XÂY DỰNG
- Các Ban: Ban kính; Ban Gạch ốp lát – sứ vệ sinh; Ban gạch ngói; Ban đầu tư các sản phẩm mới
- Các công ty
SXKD vật liệu xây dựng
KHỐI THƯƠNG MẠI
- Ban thương mại
- Các công ty kinh doanh và
thương mại
KHỐI BẤT ĐỘNG SẢN
- Ban Bất động sản
- Ban QLDA
đầu tư
dựng
xây
- Các công ty SXKD lĩnh vực
bất động sản
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý TCT Viglacera
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 - TCT Viglacera
Các đơn vị thành viên của TCT hiện có:
- 10 đơn vị trực thuộc, trong đó 9 đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh gồm: 05 Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, 01 công ty sản xuất các sản phẩm sen vòi, 01 công ty sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh, 01 công ty sản xuất kinh doanh kính xây dựng và 01 trường đào tạo;
- 22 công ty con hoạt động trên hai lĩnh vực cơ bản là bất động sản và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- 05 công ty liên kết gồm 03 công ty sản xuất kinh doanh gạch các loại, 01 công ty sản xuất kinh doanh kính xây dựng, 01 công ty xuất nhập khẩu.
Xét về loại hình DNSX, TCT Viglacera hiện có 20 DNSX, trong đó có 15 DN hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (bao gồm 14 DN chuyên sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, 01 DN sản xuất kinh doanh bao bì, má phanh) và 05 DN hoạt động theo mô hình công ty liên kết.
TỔNG CÔNG TY VIGLACERA-CTCP
11 Công ty
phụ thuộc
20 Công ty con
(14 DNSX vật liệu xây dựng)
07 Công ty
liên kết
1. Công ty Kính nổi Viglacera
2. Công ty Sứ
Viglacera Bình Dương
3. Công ty Sứ Viglacera Mỹ Xuân
4. Công ty Sen vòi Viglacera
5. Công ty Đầu tư PTHT Viglacera
6. Công ty Đầu tư HT và Đô thị Viglacera
7. Công ty Thi công Cơ giới Viglacera
8. Công ty Xây dựng Viglacera
9. Công ty Kinh doanh
BĐS Viglacera
10. Viện nghiên cứu và PT Viglacera
11. Trường Cao đẳng Viglacera
1. CTCP Viglacera Thăng Long
2. CTCP Viglacera Tiên Sơn
3. CTCP Viglacera Hà Nội
4. CTCP Bao bì và Má phanh Viglacera
5. CTCP KD Gạch Ốp lát Viglacera
6. CTCP Việt Trì Viglacera
7. CTCP Sứ Viglacera Thanh Trì
8. CTCP Thương mại Viglacera
9. CTCP Bê tông khí Viglacera
10. CTCP Kính Đáp Cầu
- Gồm công ty con: Công ty TNHH MTV lắp dựng Kính Viglacera
11. CTCP Viglacera Vân Hải
12. CTCP Khoáng sản Viglacera
13. CTCP Viglacera Hạ Long
- Gồm các công ty con:
+ Công ty TNHH MTV TM Viglacera
Hạ Long
+ CTCP Viglacera Đông Triều
+ CTCP gạch Clinker Viglacera
+ CTCP Viglacera Hạ Long II
14. CTCP Viglacera Từ Liêm
15. CTCP Viglacera Đông Anh
16. CTCP Viglacera Hữu Hưng
17. CTCP Tư vấn Viglacera
18. CTCP PT KCN Yên Mỹ - Hưng Yên
19. Công ty ViMariel
20. Công ty TNHH CHAO-Viglacera
1. Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam
2. Công ty TNHH Kính nổi Siêu trắng Phú Mỹ
3. CTCP Đầu tư và XNK Viglacera
4. CTCP Viglacera Từ Sơn
5. CTCP Viglacera Hạ Long I
6. CTCP Vật liệu chịu lửa Viglacera
7. Công ty SanVig – CTCP
Sơ đồ 3.2: Các đơn vị thành viên thuộc TCT Viglacera
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 - TCT Viglacera
Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm 14 DNSX là công ty con thuộc TCT Viglacera chuyên sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (xem Phụ lục 2).
Theo kết quả khảo sát, 100% các DN trong phạm vi nghiên cứu đều là công ty cổ phần đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó có 07/14DN đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các DN đều có cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu quản lý đều được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, theo đó bộ máy quản lý được phân chia thành các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm chuyên môn độc lập, các chức năng của từng bộ phận trong DN được xác định rõ ràng. Cấu trúc quản lý theo mô hình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị chi phí trong DN, đó là: (i) Tạo được sự thống nhất, tập trung cao độ, và gắn được chế độ trách nhiệm cá nhân rõ ràng; (ii) Thu hút được chuyên gia có kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý. Tuy nhiên cấu trúc quản lý này cũng có những nhược điểm nhất định đó là số bộ phận chức năng trong tổ chức tăng lên do đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của các cơ quan chức năng.
Tổ chức bộ máy quản lý tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera được khái quát theo sơ đồ sau:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
hành chính
Phòng
kế toán
Phòng
kinh doanh
Phòng thu
mua
Phòng
kỹ thuật
Xưởng
sản xuất
Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay, TCT Viglacera và các đơn vị thành viên đang hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh chính như sau:
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh phát triển nhà ở, bất động sản (chiếm tỷ trọng lớn nhất tại Công ty mẹ với 56% tổng doanh thu và đứng thứ 2 trên doanh thu hợp nhất tương ứng 26% tổng doanh thu (Báo cáo thường niên năm 2020, TCT Viglacera);
- Đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, hạ tầng đô thị;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản;
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
TCT Viglacera tiền thân là Công ty Gạch ngói Sành sứ xây dựng sáp nhập từ 18 nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung, công nghệ lạc hậu, thiết bị chắp vá... Đến nay, trải qua các giai đoạn phát triển, các sản phẩm mang thương hiệu Viglacera được thị trường đánh giá có tính tiên phong cũng như chất lượng ưu việt. Điển hình như câu chuyện gạch ngói đất sét nung, TCT Viglacera chính là đơn vị đầu tiên thay đổi tận gốc nghề làm gạch ngói của Việt Nam với sự ra đời của công nghệ lò tuynel từ đầu những năm 90. Từ đây, TCT Viglacera liên tục đổi mới để hiện đại hóa công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung truyền thống nhằm tiết kiệm tài nguyên, nâng cao giá trị sản phẩm và giảm thiểu tác động môi trường.
Năm 2002, TCT Viglacera đã đầu tư sản xuất sản phẩm gạch Cotto theo công nghệ thanh lăn, có đặc tính vượt trội so với các sản phẩm gạch đất sét nung thông thường; đầu tư dây chuyền sản xuất gạch có sức chịu đựng cao trong điều kiện khắc nghiệt (gạch clinker siêu bền, chịu lực tốt, chống mài mòn, bong tróc…). Với những tính năng ưu việt, sản phẩm gạch Cotto của Viglacera được ưa chuộng tại Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông, EU… Năm 2018, Viglacera chính thức đưa ra thị trường sản phẩm tấm panel và gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất trên công nghệ hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức. Với đặc tính vượt trội là tỷ trọng nhẹ, đảm bảo tính năng cơ lý, tiết kiệm năng lượng cho mọi công trình, gạch bê tông khí chưng áp sẽ thay thế các sản phẩm gạch đất sét nung thông thường, đặc biệt giảm thiểu tác động môi trường, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và nhiên liệu.