1.5.2. Tình hình sinh viên của Trường1:
Hiện nay, Trường đào tạo 7.973 sinh viên hệ chính qui, trong đó có 5.231 sinh viên Chính qui tại Trường thuộc 23 ngành học. Chỉ tiêu tuyển mới hàng năm từ 1500 đến 2000 sinh viên.
Phân tích tình hình sinh viên hệ chính qui tập trung tại Trường trung bình các năm từ 1998 đến nay: nữ 70.5%, dân tộc ít người 4.3%, nông thôn 64.3%. Tỉ lệ này ở các năm học cụ thể như sau:
Năm học | Tổng số SV | sv Nữ | DT ít người | sv N.thôn | |
1 | 1998-1999 | 4,754 | 74% | 3% | 72% |
2 | 1999-2000 | 5,220 | 73% | 3% | 63% |
3 | 2000-2001 | 5,010 | 73% | 4% | 61% |
4 | 2001-2002 | 4,680 | 69% | 5% | 63% |
5 | 2002-2003 | 4,793 | 67% | 6% | 63% |
6 | 2003-2004 | 5,231 | 67% | 5% | 64% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Tình Hình Sinh Viên Và Công Tác Đoàn - Hội Trong Nhà Trường:
- Công Tác Xã Hội Của Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh Viên
- Đánh Giá Về Công Tác Xã Hội Do Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Mình Và Hội Sinh Viên Việt Nam Tổ Chức:
- A. Kết Quả Phân Tích Yếu Tố Phần Đánh Giá Theo Giới Tính:
- B. Kết Quả Phân Tích Yếu Tố Phần Đánh Giá Theo Năm Học
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Do đặc thù nghề nghiệp, số sinh viên nữ trung bình chiếm khoảng 70%; sinh viên nông thôn chiếm khoảng 64% trên tổng số sinh viên chính quy. Ký túc xá của Trường chỉ đáp ứng ở mức 20 -25% nhu cầu về chỗ ở; phần lớn sinh viên phải tự tìm chỗ trọ để theo học. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặt ra yêu cầu cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách cho sinh viên đối với nhà trường và các tổ chức Đoàn - Hội trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập hợp sinh viên vào các sinh hoạt lành mạnh.
Về kết quả học tập, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt từ 85% đến 95%; phân loại học tập hệ chính qui đạt 93.99 % trung bình trở lên, cụ thể như sau:
- Giỏi và xuất sắc: 4,38 %
- Khá: 28,31%
- Trung bình khá: 40,43%
1 Nguồn số liệu ở mục này lấy từ Báo cáo tình hình giáo dục, đào tạo của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến tháng 7/2004[57]
- Trung bình: 20,87%
Đại bộ phận sinh viên chấp hành nghiêm túc Pháp luật của Nhà nước và những nội quy, quy chế của Trường. Tỉ lệ sinh viên là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đạt từ 88% đến 90% tổng số sinh viên của Trường. Ngoài nhiệm vụ học tập, sinh viên còn tham gia các phong trào do Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên tổ chức như: chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh, hiến máu nhân đạo, công tác xã hội - từ thiện, công tác đền ơn đáp nghĩa...
Ông Đoàn Văn Điều đã thực hiện khảo sát về kết quả đào tạo đại học đối với sinh viên năm cuối (2004) của Trường: 314 sinh viên tự đánh giá về mục tiêu đào tạo và 381 sinh viên tự đánh giá về tiêu chuẩn giáo viên. Kết luận được nêu cụ thể trong Báo cáo tình hình giáo dục, đào tạo của Trường từ năm 1998 đến 7/2004, trong đó có các nhận định cần lưu ý như: những mặt cần rèn luyện và học tập trong nhà trường được đánh giá ở thứ bậc thấp, đặc biệt đối với những mặt đòi hỏi khả năng thực hành; khả năng hợp tác cần bàn thảo nhiều hơn; các kỹ năng và khả năng mang tính ứng dụng, nghề nghiệp của sinh viên chưa được đánh giá cao; chưa được trang bị đủ những tri thức mang tính thực tiễn và thực hành; chưa được trang bị đầy đủ để trở thành một nhà giáo dục sau này; việc thực hành, thực tập phục vụ cho quá trình đào tạo còn chưa cân xứng với việc nâng cao kỹ năng và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho sinh viên.
Từ một kết quả điều tra khác về tình hình việc làm của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh sau khi ra trường cho thấy có khoảng trên 70% số sinh viên chính quy tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. Song có một bộ phận sinh viên vào học tại Trường vì không phải đóng học phí chứ không phải xuất phát từ lòng yêu nghề. Do vậy, khi tốt nghiệp họ sẵn sàng đi làm ngoài ngành để có thu nhập cao. Một số sinh viên ở các tỉnh, nhất là những vùng sâu, vùng xa, khi tốt nghiệp lại tìm cách ở lại thành phố làm việc mà không về công tác tại địa phương.
Do tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, một bộ phận sinh viên giác ngộ lý tưởng còn mờ nhạt, chưa chú ý mặt rèn luyện, không tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội và công ích vì cộng đồng, chỉ chú tâm vào việc học nhằm mục đích kiếm việc làm dễ dàng sau khi tốt nghiệp. Một số ít sinh viên sống thực dụng, đua đòi, chạy theo đồng tiền, bỏ học khiến cho việc học tập sút kém, lưu ban, bị buộc thôi học rồi dẫn đến những hiện tượng tiêu cực khác.
Kết quả phân loại đạo đức vẫn còn 0.16% loại yếu và 0.25% loại kém, phân loại học tập cũng còn 4.01% loại yếu và 2% loại kém.
Từ thực trạng về tình hình sinh viên nêu trên, đòi hỏi nhà trường phải đầu tư nghiên cứu đối mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, tăng cường kỹ năng thực hành nghiệp vụ cho sinh viên về chuyên môn cũng như công tác giáo dục học sinh sau này.
1.5.3. Công tác Đoàn và phong trào sinh viên của Đoàn Thanh niên -Hội Sinh viên đóng góp tích cực vào quá trình đào tạo Trường:
a) Mục tiêu:
- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục: sâu về nội dung, đa dạng về phương thức, mở rộng về đối tượng.
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đoàn viên, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học góp phần cùng nhà trường trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của đoàn viên về vai trò của người đoàn viên - giáo viên tương lai
b) Nhiệm vụ:
Mục tiêu trên gắn liền với định hướng chung của nhà trường đó là phải đào tạo người giáo viên "vừa hồng vừa chuyên". Do đó, nhiệm vụ của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Sư phạm xây dựng chương trình tập trung thực hiện những vấn đề cơ bản sau:
Đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng giúp đoàn viên, sinh viên ngày càng thấm nhuần lòng yêu nước, lòng yêu nghề; nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình học tập và rèn luyện.
Đẩy mạnh công tác phối hợp với nhà trường, các tổ chức đoàn thể, địa phương nhằm thực hiện xuyên suốt định hướng chăm lo, đáp ứng nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần của đông đảo đoàn viên, sinh viên, giúp họ không ngừng nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, và có điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, xây dựng lối sống văn hoa phù hợp với môi trường Sư phạm.
35
Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện, các phong trào "Xung kích vì cộng đồng" nhằm tập hợp và phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích của đoàn viên, sinh viên , góp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của nhà trường và đem lại lợi ích cho xã hội.
c) Nội dung hoạt động: cl. Công tác giáo dục:
Giáo dục chính trị tư tưởng:
Trọng tâm là tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm cho mỗi đoàn viên thấm nhuần tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó hình thành lý tưởng cộng sản, xây dựng ý thức trách nhiệm và tình cảm cách mạng để sinh viên Sư phạm có thái độ đúng đắn, tích cực với sự nghiệp giáo dục, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nội dung có vai trò trọng yếu trong công tác giáo dục, Đoàn - Hội vận dụng nhiều hình thức linh hoạt thông qua các hoạt động thực tiễn
Giáo dục truyền thống:
Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân, của Đảng, Đoàn, của Đảng bộ và nhà trường, qua đó khơi gợi ý thức, lòng tự hào và tình yêu nghề cho sinh viên Sư phạm.
Giáo dục đạo đức - lối sống:
Thực hiện các giải pháp giáo dục tám phẩm chất "yêu nước, hiếu thảo, kính thầy, thương người, hiếu học, trung thực, kỷ luật, tiết kiệm và nhất là những phẩm chất gắn liền với ngành nghề "tôn sư trọng đạo, thương người, hiếu học, kỷ luật trung thực trong học tập và thi cử"; giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục nếp sống văn hóa mới, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ý thức tình nguyện vì cộng đồng...
Giáo dục pháp luật:
Vận động mỗi đoàn viên - sinh viên nghiêm túc thực hiện quy chế, quy định, của trường, giáo dục, ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật, trở thành một công dân gương mẫu.
c2. Các chương trĩnh hành động:
Chương trình "Vì sự phát triển của Thanh niên":
Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao ý thức và tinh thần chủ động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên vượt khó, trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ Sư phạm vững vàng. Góp phần cùng nhà trường và xã hội tạo điều kiện, môi trường để sinh viên, học sinh rèn luyện, giúp nhau cùng vươn lên, phát triển toàn diện về mọi mặt.
Nội dung và giải pháp thực hiện: - Các hoạt động hỗ trợ sinh viên, đẩy mạnh phong trào học tốt, nghiên cứu khoa học giỏi: các phong trào thi đua học tốt và nghiên cứu khoa học, thực hiện mùa thi nghiêm túc, tạo môi trường phấn đấu và tuyên dương danh hiệu "Sinh viên 3 tốt" (học tập tốt, rèn luyện tốt, sức khoe tốt); các mô hình hoạt động phục vụ chuyên môn như câu lạc bộ học thuật, hội thi nghiệp vụ sư phạm, Olympic, thi tay nghề, học bổng, tín dụng học tập..
.chú trọng vào chuyên môn sâu từng khoa.
Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao góp phần đáp ứmg và định hướng nhu cầu vui chơi giải trí, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong sinh viên: hội diễn văn hoa văn nghệ, chú trọng các loại hình văn hoá dân tộc, âm nhạc truyền thống cách mạng ; hội thao truyền thống, "Ngày Chủ Nhật khỏe", công nhận danh hiệu "Thanh niên khoe"
Chương trình "Xung kích vì Tổ quốc, vì cộng đồng":
Mục tiêu là tập hợp và phát huy tinh thần tình nguyện, sức trẻ và lòng khát khao được cống hiến của sinh viên sư phạm, góp phần thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhà trường, thành phố, đất nước. Qua đó rèn luyện bản lĩnh chính trị, tinh thần "lên rừng xuống biển" và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc, đối với cộng đồng, xứng đáng với vai trò của giáo sinh tương lai.
Nội dung và biện pháp thực hiện:
Vận động đoàn viên, sinh viên thực hiện công trình thanh niên Chi đoàn - lớp không ma túy. giáo dục và tập huấn nhằm cung cấp một số kỹ năng cần thiết để sinh viên có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với các vấn nạn trên; đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông dân số,
môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản, tình bạn, tình yêu trong sáng trong nhà trường cũng như trong cộng đồng.
Tổ chức các ngày Chủ nhật xanh, công trình thanh niên "Sạch lớp -đẹp trường", thành lập các các đội hình thanh niên tình nguyện, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, hỗ trợ phường xã nghèo. Duy trì hoạt động của đội công tác xã hội, định hướng tổ chức các hoạt động cho sinh viên có nguyện vọng và yêu thích công tác xã hội tham gia vào việc chăm sóc giáo dục thiếu nhi, các hoạt động từ thiện, tương trợ giúp đỡ bạn bè, đền ơn đáp nghĩa, chiến dịch Mùa Hè Xanh...
Chương trình "Vì đàn em"
Mục tiêu chương trình này hướng đến việc phát huy đặc thù nghề nghiệp, đồng thời cũng chuẩn bị cho đoàn viên, sinh viên tư thế, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp trong tương lai góp phần chăm sóc và giáo dục thiếu nhi phát triển về thể chất và trí tuệ.
Nội dung và giải pháp thực hiện: - Tổ chức các hoạt động "Vì đàn em" thể hiện tinh thần yêu nghề nghiệp của sinh viên Sư phạm cũng như trách nhiệm của người đoàn viên: thực hiện đề án chăm lo thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tham gia dạy các lớp tình thương, xây dựng tủ sách thiếu nhi, tặng tập, viết, các dụng cụ học tập, bảo trợ, giúp đỡ học bổng...
1.5.4. Công tác xã hội vừa mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng vừa giúp sinh viên tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách:
Đây là hoạt động thế mạnh của nhiều lớp sinh viên Sư phạm trong những năm qua. Đoàn viên sinh viên trường Đại học Sư phạm đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tương thân, trợ lẫn nhau trong tập thể, chăm lo cho các đối tượng chính sách, chia xẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, vì lợi ích chung của cộng đồng thông qua các phong trào tình nguyện, công tác xã hội một trong những biện pháp và phương tiện để thực hiện công tác giáo dục và triển khai các chương tình hành động của Đoàn - Hội.
a) Công tác xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng2:
2 Nguồn số liệu ở mục này lấy từ Báo cáo thành tích đề nghị Bằng khen của thủ tướng Chính phủ về phong trào thanh niên tình nguyện thời kỳ đối mới của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh[16]
Công tác xã hội, phong trào thanh niên tình nguyện trong 10 năm qua Đoàn TN - Hội Sinh viên Trường Đại học Sư phạm đã vận động 9.965 lượt sinh viên tham gia trên 480 ấp, xã, phường thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Trà Vinh, Bến Tre, Bình Phước, Đắc Lắc."
Công tác xã hội sinh viên Đại học Sư phạm đã thực hiện rất phong phú. Các mô hình hoạt động có thể nhóm lại theo những nội dung sau:
1. Công trình thanh niên: Thành lập tủ sách thiếu nhi, xây nhà tình thương, Trồng cây xanh, điều tra dân cư, sân bóng thiếu nhi, vẽ bàn đồ truyền thống, dân số.... Với tổng kinh phí thực hiện là 189.700.000 đồng
2. Công tác thiếu nhi: Tổ chức sinh hoạt vui chơi, hôi thi về truyền thống, điều tra trẻ em suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, tặng học bổng, quần áo và học cụ, ôn tập hè, dạy phổ cập, vận động trẻ em đến trường, Kinh phí vận động được cho thực hiện cồng tác này là 263.286.000 đồng,
3. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng: Biểu diễn văn nghệ phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, giao lưu tại các trường, trung tâm cai nghiện, phục vụ văn nghệ tại các đơn vị bộ đội và lực lượng vũ trang, tặng các vật phẩm và tổ chức hoạt động thể thao tại địa phương công tác này thu hút hàng ngàn lượt người tham gia với số tiền thống kê được là 480.635.500 đồng.
4. Công tác đền ơn đáp nghĩa: Thăm và chăm sóc Mẹ Việt Nam Anh hùng, mẹ liệt sĩ, gia đình chiến sĩ, bộ đội tại ngũ, các hộ gia đình chính sách, neo đơn, người nghèo với kinh phí
72.218.400 đồng.
5. Công tác truyền thông - bảo vệ môi trường: Thực hiện vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, chủ nhật xanh, tuyên truyền phòng chống ma tuy, sức khỏe sinh sản vị thành niên, kế hoạch hóa gia đình, tham gia điều phối trật tự an toàn giao thông, tổ chức thông tin, tuyên truyền pháp luật.. .Giá trị quy thành tiền tương đương 410.696.000 đồng.
6. Công tác từ thiện giúp đỡ các trường hợp khó khăn: Thứ bảy tình nguyện, cứu trợ lũ lụt, hỏa hoạn, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi... vận động được 572.551.000 đồng.
7. Công tác phổ cấp, xóa mù chữ: Tổ chức được 586 lớp xóa mù chữ cho 12.360 học viên ở nhiều độ tuổi, trong đó 9635 người được công nhận; chống tái mù cho 2596 người; mở được 354 lớp phổ cập Tiểu học, trung học cơ sở cho 8360 người.
Những hoạt động này không chỉ có ý nghĩa xã hội lớn bằng những đóng góp có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần của đoàn viên sinh viên mà qua đó các sinh viên Sư phạm có được những bài học thực tế về lòng nhân ái, về cách đối nhân xử thế, bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn và yêu nghề hơn. Sinh viên Đại học Sư phạm đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tình cảm của người dân qua các chuyên công tác xã hội. Cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội trở thành nơi tin tưởng để sinh viên tìm đến trong nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, họ chưa được bồi dưỡng đầy đủ về lý luận cũng như phương pháp làm công tác giáo dục và tổ chức các hoạt động xã hội cho sinh viên.
b) Sinh viên sư phạm tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách trong quá trình tham gia công tác xã hội:
Chiến dịch Mùa Hè Xanh là mô hình hoạt động hiệu quả khởi đầu từ Đội hình Ánh sáng Văn hóa Hè của trường Đại học Sư phạm. Đến nay hoạt động này đã thu hút hàng chục ngàn lượt thanh niên sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và phong trào tình nguyện lan rộng trong cả nước. Chỉ qua những mùa chiến dịch số đoàn viên mới được kết nạp là 453 đoàn viên, giới thiệu cho Đảng 109 đoàn viên ưu tú, trong số đó 04 Đảng viên mới được kết nạp ngay trong chiến dịch. Từ năm 1998 đến nay số sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt qua phong trào Đoàn - Hội, khẳng định sự trưởng thành về chính trị tư tưởng trong quá trình rèn luyện nhân cách, được đứng vào hàng ngũ của Đảng như sau:
1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 7/2004 | |
Tổng số: 27 | 2 | 1 | 5 | 1 | 5 | 10 |
Số lượng Đảng viên sinh viên được kết nạp tại Trường Đại học Sư phạm chưa phải là cao, song chứng tỏ một lớp trẻ - những thầy cô giáo tương lai sống có lý tưởng, vẫn liên tục phấn đấu vươn lên.
Hai năm gần đây, Trường thí điểm thực hiện Quy chế đánh giá rèn luyện đạo đức sinh viên hệ chính qui. Kết quả thực hiện đạt 98.96% trung bình trở lên
- Tốt: | 42.44% |
- Khá: | 28.67% |
- Trung bình khá: | 11.70% |
- Trung bình: | 3.84% |