Ngoài ra trong luật tục Êđê có nhiều cách diễn đạt bằng so sánh khác với cách nói hay so sánh của người Kinh sẽ được chúng tôi nêu ra những trường hợp tiêu biểu dưới đây. Qua đó có thể thấy rằng mỗi dân tộc đều có nét văn hoá riêng của dân tộc mình không thể hoà lẫn được với các dân tộc khác.
- Brö` gra`n wa`ng amaâo thaâo đa`; brö` gra`n knga`n amaâo thaâo goâ; mtoâ lac` klei amaâo thaâo göt (Hắn như cái cán niết mà không chịu để nắn thẳng, như cái cán chà gạc mà không chịu để uốn cong, lời mẹ cha dạy bảo, hắn không chịu nghe) (đk 1, tr. 43). NKN: Cá không ăn muối cá ương, con cưỡng (cãi) cha mẹ trăm đường con hư.
- Gaêm si boâng, gaêm si mran (Hắn giữ kín bưng không khác nào cái áo quan đã bịt, không khác con thuyền gỗ đã bít) (các kẻ hở) (đk 15, tr. 52). NKN: Kín như bưng.
- Poâ deâ boh tih tlaih lo` djo` eâa, pha tlaih lo` djo` kn`it`; tô zuh poâ bhi`t tlaih lo` djo` ksi, kđi ara`ng kô ara`ng tlaih maâo, n`u lac` brei kđi klei ga`l kô ara`ng, kha` bi brei nga`n kô n`u đô anei (Còn anh (người đã đút lót) thì chân đã rút ra được rồi anh cứ lội nước, đùi đã thoát được rồi anh cứ yên tâm nằm với vợ; nếu đầu anh bù, tóc anh rối thì nay đã thoát được rồi, anh hãy cầm lại cái lượt mà chải. Chuyện giữa anh với người ta, ông ta sẽ là người dàn xếp, miễn là anh đã cho ông ta bao nhiêu đấy) (đk 67, tr. 93). NKN: Việc đã xong.
- N~u dla`ng si öc, möc` si asaâo, n`u amaâo thaâo krah djo` sah mdro`ng (Hắn coi khinh ông ta như rác, khinh ông ta như chó) (đk 5, tr.6 84). NKN: Coi người như rác, như rơm.
- N~u eâmoâng soh pah, đruah soh wieât, mdro`ng sah alieâk kđi (Hắn như con cọp vồ trượt mồi, như con hoẵng hất mõm vào chỗ trống
không, như người nhà giàu bị thua kiện) (đk 17, tr. 54). NKN: Tức như bị bò đá.
- EÂlaâo n`u đah si gra`m, eâla`m si eâmoâng (Hắn gầm lên như sấm, chồm lên như cọp) (đk 15, tr. 52). NKN: Hung hăng như cọp.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức So Sánh Thể Hiện Các Yếu Tố Tâm Lý Dân Tộc
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Về Văn Hoá Giữa So Sánh Trong Luật Tục Êđê Và Luật Tục Jrai
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Về Văn Hóa Giữa So Sánh Trong Luật Tục Êđê Với Cách So Sánh Hay Diễn Đạt Của Người Kinh
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 24
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 25
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 26
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
- Zlo`ng kto`ng zaêng hdrah, ki dua nah, kta`m jô`ng hja`n (Hắn làm như con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, một mình đứng giậm chân tại chỗ) (đk 26, tr. 60). NKN: Lúng túng như gà mắc tóc; rối như canh hẹ.
- Jueâ amaâo maâo poâ pai, eângai amaâo maâo poâ ma`; dho`ng đa` amaâo maâo poâ bi mgra`n (Hắn như cây juê, không ai thèm chặt, như cây êngai, không ai thèm lấy, như con dao đã vót lụt không ai thèm tra cán lại) (đk 37, tr. 67). NKN: Rẻ như bèo.
- Abö aji`k lu zaêng duah mu`t kma (Hắn như con cá lóc, con ếch có nhiều hang hóc để trốn) (đk 41, tr. 70). NKN: Lủi như chạch
- EÂman yang mya n`u duah h’ua kyaâo kc`ik, eâman yang mya n`u duah h’ua kyaâo kpang (Hắn làm như con voi của thần cá sấu đến cọ mình vào cây kcik như con voi của thần cá sấu đến cọ mình vào cây kpang) (đk 72, tr. 97). NKN: Hùng hục như trâu húc bờ.
- Anei le` n`u doâk hnga`p, da`p n`a`t, n`u doâk he` eâ’ia`t eâya`ng (Hắn đã lặng thinh, im thích bình chân như vại) (đk 91, tr. 110). NKN: Bình chân như vại; im như thóc; câm như hến.
- Nga` n`u blei c`ing deh amaâo ar, nga` n`u blei eâ man deh amaâo döi, zô`k anei n`u blei mnga mngöi dja` c`hön m’in (Đây đâu phải là chuyện mua chiêng mà không mua được, mua voi mà không mua được, vì đây chỉ là việc mua hoa thơm về để cắm chơi) (đk 96, tr. 115). NKN: Dễ như bỡn; dễ như vật trong túi lấy ra.
- N~u maâo moâ~ anaêk, awak plei leh maâo (Hắn đã có vợ, có con như đũa đã có đôi) (đk 136, tr. 151). NKN: Vợ chồng như đũa có đôi.
- A sa`p n`u thaâo, mnaâo bi`t (Tiếng tên nầy hắn nhận ra ngay mùi tên nầy hắn ngửi thấy ngay) (đk 11, tr. 50). NKN: Thính mũi như chó.
- Lac` amaâo goâ, mtoâ amaâo göt, la`ng ti eâmoâng, dlo`ng ti yang (Mạnh hơn cả cọp, lớn hơn cả thần linh) (đk 24, tr. 59). NKN: Mạnh như voi; khỏe như vâm.
- Lac` amaâo tu`, blu` amaâo djo` (Không nghe những lòi người ta dạy không vâng những lời người ta khuyên) (đk 24, tr. 59). NKN: Ngang như cua.
- Kzoâng n`u mda`p, asa`p n`u bi hga`m (Miệng thì giấu giếm môi thì không hé nửa lời) (đk 56, tr. 84). NKN: Im như thóc; câm như hến.
- A wa`k n`u mda`p, asa`p n`u hga`m (Cái thìa ông ta giấu đi cái miệng ông ta ngậm tăm) (đk 57, tr. 85). NKN: Im như thóc; câm như hến.
- Gieâ leh gang, hlang leh kuoâl (Cây ngáng đã đặt, cụm tranh đã buộc xong) (đk 57, tr. 85). NKN: Chắc như đinh đóng cột.
- Kzoâng n`u mda`p, asa`p nu bi hga`m (Miệng thì ngậm tăm lời khai thì bưng bít) (đk 59, tr. 87). NKN: Im như thóc; câm như hến.
- N~u pi`t amaâo thaâo mdih, đih amaâo thaâo kgu` (Ngủ không biết dậy nằm không biết đứng lên) (đk 112, tr. 128). NKN: Ngủ như chết.
- Hua` amaâo thaâo bi man, mna`m amaâo thaâo bi man (Ăn không biết ăn vừa no, uống không biết vừa đủ) (đk 178, tr. 184). NKN: Ăn không xem nồi ngồi không xem hướng.
…
4.7. Tiểu kết
Chương 4 Những nhân tố văn hóa thể hiện qua phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê đã trình bày và phân tích một số nhân tố văn hoá có liên quan đến nội dung ý nghĩa của các hình thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê. Phương thức so sánh trong luật tục Êđê là một phương tiện diễn đạt quan trọng, nó diễn ra vô cùng phong phú, phù hợp với từng nội dung cụ thể của luật tục và chính nó đã khắc họa khá rõ tâm lý và văn hoá dân tộc. Đó là những so ánh phản ánh văn hoá sản xuất, văn hoá ứng xử trong quan hệ xã hội và ứng xử với giới tự nhiên, văn hoá về các tri thức khác trong dân gian qua đời sống cổ truyền của người Êđê. Qua so sánh, người Êđê thể hiện sự quan sát một cách tinh tế các sự vật, sự việc diễn ra xung quanh con người và có sự tưởng tượng một cách phong phú, phóng khoáng, tạo nên những mẫu thức so sánh bằng hình ảnh hết sức đa dạng. Đó là những hình ảnh về các sự việc có thực trong cuộc sống, thiên nhiên và những hình ảnh qua sự tưởng tượng, hư cấu theo cách nghĩ của người Êđê. Đồng thời so sánh còn có sự kết hợp với việc vận dụng chất liệu văn hoá, văn học dân gian, tạo nên nhiều lớp từ ngữ khác nhau, góp phần làm phong phú vốn từ ngữ dân tộc. So sánh trong luật tục Êđê thường hướng về những gì cụ thể, có nhiều liên tưởng phức tạp, nhưng cũng có khi nghiêng về sự phát triển lý trí, khơi gợi sự ham hiểu biết ở người nghe và thường hơn là hướng về biểu cảm, khơi gợi những cảm nghĩ, cảm xúc của cộng đồng, tạo nên những nội dung có giá trị giáo dục sâu sắc đối với con người. So sánh trong ngôn ngữ luật tục Êđê đối chiếu với so sánh trong luật tục của người Jrai và đối chiếu với cách nói, cách so sánh của người Kinh, bên cạnh có một số trường hợp trùng hợp, hoặc gần giống nhau, cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Điều đó thể hiện luật tục Êđê vừa có nét chung vừa có nét riêng thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc Êđê. Đó là cách nghĩ, cách liên tưởng, cách diễn đạt gắn liền với môi trường, điều kiện sống cũng như trình độ tư duy, ngôn ngữ và các yếu tố văn hóa của dân tộc mình và không thể lẫn được với văn hóa các dân tộc khác.
KẾT LUẬN
Đối chiếu với những nhiệm vụ đặt ra cho luận án, qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Vào cuối thế kỷ XIX trên thế giới người ta mới bắt đầu nghiên cứu luật tục nhằm tìm hiểu phong tục tập quán, phục vụ cho việc quản lý xã hội ở các nước. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu luật tục dưới góc độ nhân loại học, rồi bắt đầu văn bản hoá luật tục để mở rộng phạm vi nghiên cứu nó trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở Việt Nam đến đầu thế kỷ XX, luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được các quan chức thuộc địa Pháp quan tâm sưu tầm và in ấn. Riêng đối với luật tục Êđê thì vào năm 1913, viên Công sứ người Pháp tên L.Sabatier cho sưu tầm luật tục Êđê và lần đầu tiên vào năm 1926 luật tục Êđê được văn bản hoá bằng tiếng Êđê. Mãi đến năm 1984 văn bản luật tục Êđê bằng tiếng Pháp mới được dịch sang tiếng Việt. Và cũng bắt đầu từ đó mới có một số bài viết nghiên cứu về luật tục ở Việt Nam nói chung, trong đó có luật tục Êđê. Đến nay những bài nghiên cứu về luật tục các dân tộc Việt Nam không phải là nhiều, đa phần là những chuyên khảo bàn về giá trị nội dung luật tục, trong đó có nêu lên những giá trị về mặt ngôn ngữ của luật tục, nhưng còn mang tính khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu ở từng cấp độ cụ thể.
2. Khảo sát Phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê trước hết tác giả luận án giới thiệu những nét khái quát về tình hình nghiên cứu luật tục trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó trình bày những vấn đề chung nhất về luật tục Êđê và những giá trị về mặt ngôn ngữ của luật tục Êđê. Trên cơ sở lý thuyết chung về so sánh cũng như tham khảo những kết quả của các bài nghiên cứu về phương thức so sánh trong văn chương, tác giả luận án đi vào khảo sát Phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, góp phần làm sáng tỏ giá trị ngôn ngữ của luật tục, một phương diện rất ít được bàn đến, đang cần đề cập. Ngoài ra, từ cơ sở khối ngữ liệu phong phú, nghiên cứu sinh còn
mở rộng, tìm hiểu những vấn đề liên quan giữa so sánh với văn hoá, tâm lý dân tộc, nhằm khẳng những giá trị về mặt ngôn ngữ của luật tục Êđê và góp phần chứng minh cho những kết quả nghiên cứu khác về dân tộc và văn hoá dân tộc của người Êđê trên Tây Nguyên.
3. Với việc xác định các nội dung nghiên cứu của đề tài Phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, luận án đã trình bày một số vấn đề chính sau đây:
a) Thông thường CTSS trong ngôn ngữ gồm có bốn thành tố có quan hệ với nhau: TTĐ/BSS; TTPDSS; TTQHSS và TTSS, nếu khái quát hơn thì CTSS gồm hai vế: vế cần so sánh và vế làm chuẩn để so sánh. Hai vế có quan hệ với nhau, quan hệ đó có thể là đồng nhất hoặc không đồng nhất, trực tiếp hay gián tiếp, cụ thể hay trừu tượng, có thật hay không có thật. Cho dù có vắng hay không vắng một vài thành tố trong một CTSS cụ thể thì các quan hệ đó vẫn tồn tại và gắn bó chặt chẽ với nhau, thường được thể hiện bằng sự liên tưởng từ ý nghĩa cụ thể đi đến ý nghĩa trừu tượng.
b) CTSS trong văn bản luật tục Êđê cũng có những tính chất cơ bản của một kết cấu so sánh chung nhất bằng ngôn ngữ, nhưng có những nét đặc thù riêng, đó là :
- CTSS thường chỉ có hai thành tố TTPDSS và TTSS;
- TTPDSS và TTSS thường hoán vị với nhau;
- TTPDSS và TTSS thường không chỉ có một mà có nhiều đối tượng nêu ra gần giống nhau;
- Quan hệ so sánh trong luật tục thường thể hiện từ liên tưởng cụ thể đến trừu tượng.
Những đặc điểm này đã có tác dụng làm cho đối tượng miêu tả trong câu càng thêm rõ ràng, tính biểu cảm của câu văn càng sâu sắc, nội dung ý
nghĩa luật tục Êđê được sống động, linh hoạt, người tiếp nhận dễ hiểu, nhớ lâu và cảm nhận nó gần như cảm nhận một tác phẩm văn chương truyền miệng.
sau:
c) Mỗi thành tố của CTSS trong luật tục có những đặc điểm phổ biến
- TTĐ/BSS được cấu tạo bằng từ hắn (n`u), hoặc một cụm từ gồm
nhiều đối tượng, nó thường hoán vị với TTSS, làm cho người nghe có cảm giác bất ngờ khi lĩnh hội nội dung câu văn luật tục. Đa phần CTSS trong luật tục vắng TTĐ/BSS, tuy nhiên nhờ ngữ cảnh người ta vẫn xác định được nội dung ý nghĩa.
- TTPDSS là phương diện chỉ đặc điểm tính chất hoạt động của đối tượng nêu ra trong TTĐ/BSS, nó thường mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát và sẽ được miêu tả, giải thích thông qua quan hệ liên tưởng với các đối tượng nêu ra trong TTSS. TTĐ/BSS và TTPDSS hợp thành vế cần so sánh. Trong luật tục vế này thường có nội dung nêu ra những hành vi của người vi phạm luật tục.
- So sánh trong luật tục, nếu đó là so sánh hơn, so sánh kém hay so sánh đối lập thì TTQHSS có vai trò không thể vắng mặt, còn nếu là so sánh ngang hay so sánh hỗ trợ thì sự xuất hiện hay không của thành tố này là không quan trọng, bởi không xuất hiện thì người nghe vẫn tự hiểu được nội dung ý nghĩa của so sánh.
- TTSS trong CTSS của luật tục thường không chỉ có một mà nhiều đối tượng có quan hệ với nhau, bao gồm những hình ảnh sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống. So sánh trong luật tục, người Êđê có ý thức nêu ra nhiều đối tượng trong TTSS (từ 2 đến 4 đối tượng), bởi theo họ so sánh càng đưa ra nhiều đối tượng thì đối tượng so sánh trong câu mới được miêu tả sinh động,
sự giải thích càng rõ ràng, cụ thể và hiệu quả tác động lại càng lớn, cùng lúc vừa tác động đến nhận thức và tình cảm con người. Đây cũng là quan điểm thẩm mỹ trong nghệ thuật ngôn từ của người Êđê, nó có ảnh hưởng rộng rãi đến cách nói, cách trình bày trong ngôn ngữ các tác phẩm văn học dân gian Êđê.
d) Những đặc điểm về cấu trúc của phương thức so sánh đã chi phối đến đến phương tiện của so sánh, làm cho hình ảnh và những đặc điểm tính chất của hình ảnh trở thành yếu tố quan trọng của phương thức so sánh. Nó được thể hiện phong phú, đa dạng và góp phần thể hiện nội dung luật tục môộ cách sinh động, giúp cho người nghe dễ tiếp thu. Hình ảnh so sánh trong luật tục bao gồm hai hệ thống khác nhau: hình ảnh có sự khác biệt đối lập và hình ảnh không có sự khác biệt đối lập với hành vi con người, nó bao gồm nhiều lớp khác nhau nói về sự vật, sự việc, con vật, con người, thiên nhiên, thần linh… Nhờ vào hai hệ thống hình ảnh so sánh khác nhau mà nội dung của so sánh thể hiện tính chất tiêu cực- tích cực, đúng - sai, tốt - xấu rõ ràng, từ đó người ta liên tưởng đi đến khẳng định sự đúng- sai, tốt - xấu của nội dung luật tục, mà không phải giải thích gì dài dòng hơn, các hành vi của đối tượng miêu tả soi rọi lẫn nhau, giúp người ta hiểu nội dung luật tục một cách sâu sắc. Ngôn ngữ luật tục cũng nhờ thế mà mang vẻ đẹp của ngôn ngữ giàu hình tượng văn chương, đặc biệt là một số hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, tạo thành các biểu tượng tinh thần ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống con người và các tác phẩm văn chương nghệ thuật của người Êđê. Đó là biểu tượng về buôn làng, biểu tượng về cộng đồng dân làng, biểu tượng về người thủ lĩnh buôn làng và biểu tượng về người vi phạm luật tục.
đ) Nội dung luận án còn mở rộng phương thức so sánh trong mối quan hệ với các mục đích sử dụng của nó, nhằm thấy được khả năng tác dụng của