Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Về Văn Hoá Giữa So Sánh Trong Luật Tục Êđê Và Luật Tục Jrai


trong quá trình diễn đạt bằng so sánh cũng mang theo những yếu tố tâm lý dân tộc khác nhau. So sánh trong luật tục của người Êđê cũng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tâm lý sau đây:

a) Luật tục Êđê thường sử dụng những so sánh quen thuộc trong đời thường

Thống kê toàn bộ luật tục ta được biết có 264 trường hợp dùng cách so sánh khác nhau, trong các trường hợp so sánh có một số so sánh trùng điệp được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần, có giá trị giáo dục sâu sắc, được nhiều người Êđê luôn luôn nhận biết và vận dụng trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn những trường hợp tiêu biểu sau đây:

- Đối với người Êđê, chị cả là người chủ đất và có trách nhiệm trông nom đất đai, của cải trong gia đình. Đây là một thuần phong mỹ tục có từ lâu đời và chi phối các lĩnh vực khác trong đời sống tinh thần của người Êđê. Người ta đã so sánh vai trò chị cả trong gia đình với hình ảnh hạt giống cây lúa (mdjieâ mjeh) trong so sánh: Anaêk mnieâ, poâ gueâc ao, poâ jao abaên, poâ roâng lip kđo`ng, knguoâr kđo`ng, ro`ng aeâ aduoân (Con gái như hạt giống cây lúa, chính con gái là người khoát áo quàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên ông bà) (đk 229, tr. 221). So sánh này thể hiện nét văn hóa truyền thống dân tộc.

- Luật tục nêu ra bài học kinh nghiệm về việc dạy bảo con cháu qua so sánh bằng hình ảnh chân thực trong đời sống hằng ngày: N~u amaâo thaâo đi c`ö`, đru ktu`ng; amaâo thaâo tru`n dhoâng, đru đoh; n`u maâo thaâo boh klei, đru bi lac`, đru bi mtoâ brei (Nó chưa biết leo núi thì phải kéo nó lên, nó chưa biết tụt dốc thì phải dìu nó xuống, nó chưa biết gì thì phải dạy nó) (đk 105, tr. 120).


- Luật tục giáo dục con người phải biết coi trọng việc sinh đẻ để giống nòi trường tồn, cộng đồng phát triển qua một so sánh quen thuộc như sau: Rah si asa`r ha`t, c`at si ana m’ar, c`ia`ng bi lar eângu`m (Gieo như gieo hạt thuốc lá, mọc như các cây lá to vẫn mọc đó là để giống nòi mãi mãi trường tồn) (đk 138, tr. 153).

Ngoài ra, trong luật tục còn nhiều trường hợp sử dụng so sánh quen thuộc đối với mọi người như:

- Mnuih knah hlo`ng, kto`ng đu`k ku, mnuih lu klei (Kẻ nào như cái cồng klông, như con cà tong cụt đuôi, kẻ ấy là một con người hay sinh sự) (đk 1, tr. 43).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

- Brö` gra`n wa`ng amaâo thaâo đa`; brö` gra`n knga`n amaâo thaâo goâ; mtoâ lac` klei amaâo thaâo göt (Hắn như cái cán niết mà không chịu để nắn thẳng như cái cán chà gạc mà không chịu để uốn cong, lời mẹ cha dạy bảo, hắn không chịu nghe) (đk 1, tr. 43).

- Ana`n n`u duah nga` si u`n knhaâo, si asaâo kne` (Hắn làm như con lợn phàm ăn con chó ăn vụng) (đk 3, tr. 44).

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 21

- C~ieât gao ti trang, hlang gao ti mboâ, hloâ mnô`ng ti pum eâjung (Hắn như ngọn cỏ mà muốn vươn cao hơn cây lau, như cọng tranh mà muốu cao hơn cây sậy, như con thú rừng mà muốn vượt qua cả lùm cây êjung) (đk 6, tr. 47).

- Aguah c`im bhi` eâkei, hrueâ c`im bhi` mnieâ (Sáng sớm hắn như chim bhi trống, giữa trưa hắn biến thành con chim bhi mái) (đk 6, tr. 47).

- Aseh amaâo pral ai maâo, mnuih amaâo thaâo lu klei (Hắn là một con ngựa khỏe nhưng không nhanh là một con người mà không am hiểu gì nhiều) (đk 6, tr. 47).


- EÂlaâo n`u đah si gra`m, eâla`m si eâmoâng (Hắn gầm lên như sấm, chồm lên như cọp) (đk 15, tr. 52).

- C~ih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ c`ih (Những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng như hạt gạo mới giã, sáng như đóa hoa êpang, như ánh sáng mặt trời).

- Pui wa`l pha, eâa wa`l jô`ng, duah kđi dô`ng yang hrueâ, boh klei n`u duah ma` n`u poâ (Hắn như lửa quấn lấy đùi nước cuốn lấy chân) (đk 17, tr. 55).

- N~u eâmoâng soh pah, đruah soh wieât, mdro`ng sah alieâk kđi (Hắn như con cọp vồ trượt mồi, như con hoẵng hất mỗm vào chỗ trống không, như người nhà giàu bị thua kiện) (đk 17, tr. 54).

- Maâo mnu`t, amaâo nu` eâmuh mnu`t; maâo hra, amaâo nu` eâmuh hra; maâo ami ama, n`u amaâo ami ama (Có cây đa đầu làng mà không hỏi cây đa đầu làng, có cây sung đầu suối mà không hỏi cây sung đầu suối, có mẹ cha mà hắn không hỏi mẹ cha) (đk 25, tr. 60).

- Pui zô`ng eâgao ti troh, eâa đoh eâgao knoâng, asaêp kboâng sah mdro`ng n`u eâgao (Hắn làm như lửa cháy vượt khe nước chảy tràn bờ, hắn bất chấp những lời nói của thủ lĩnh nhà giàu) (đk 26, tr. 60).

- Zlo`ng kto`ng zaêng hdrah, ki dua nah, kta`m jô`ng hja`n (Hắn làm như con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, một mình đứng giậm chân tại chỗ) (đk 26, tr. 60).

- Dho`ng pro`ng hi`n ti kseh, hđeh pro`ng hi`n ti khua (Lưỡi dao mà muốn dày hơn sống dao trẻ nít mà muốn khôn hơn người lớn) (đk 27, tr. 61).

- N~u wa`ng liö`, kga` liö`, n`u lo` bliö` ami` ama (Thế mà như con rựa sắc, cái cuốc bén, hắn quay lại phản cha mẹ) (đk 32, tr. 64).


- Joh adrung lo` hrua, ti~ tria lo` hroâ, djieâ poâ anei lo` c`ueâ ho`ng poâ ana`n (Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người chị thì phải nối người khác) (đk 97, tr. 115).

- Bhia`n mô`ng eâda ti dloâng, eâyoâng ti gu`, mô`ng yu` kma ngo` mnuih hbhiaên cueâ, nueâ bhiaên brei mông eânuk aeâ aduoân đöm (Quá giang nằm trên xà dọc nằm dưới, người chết phải được nối người nòi phải được cho) (đk 97, tr. 116).

- Doâk moâ` tôl djieâ, gai kpieâ tôl sah, toâng knah tôl ara`ng ma` ti kngan (Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết, đã cầm cần rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu cạn, đã đánh cồng thì phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại) (đk 109, tr. 125).

- Sa c`oâ maâo leh knieât, sa c`oâ maâo leh kpung môh, tu` mdeâ bi đu` ma`, mdeâ moâ` mdeâ bi đu` ma` (Một đứa thì đã có báng ná, một đứa thì đã có cánh ná. Vì vậy, đúng là sọt của ai người ấy đeo, gùi của ai người ấy cõng) (đk 115, tr. 131).

- Ko` ksua, knga k’kuih, đi n`u mnieâ duah klei, eâkei duah kđi (Cái đầu con nhím cái tai con chuột là những con đàn bà hay sinh chuyện, thằng đàn ông hay gây sự) (đk 115, tr. 131).

- N~u maâo moâ~ anak, awak plei leh maâo (Hắn đã có vợ như đũa đã có đôi) (đk 136, tr. 151).

- Maâo kmu`n, maâo ktôr k’yua maâo poâ pla, maâo anak c`oâ k’yua maâo ami` ama k’kieâng (Có dưa có bắp là có người trồng, có con có cái do cha mẹ sinh ra) (đk 143 tr. 157).

- N~u nga` si keâc` amaâo maâo djieâ, si rueâ amaâo maâo ama (Hắn làm như con muỗi không có đàn con ruồi không có mẹ (đk 145, tr. 158).


- Eâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh, eâa troh bi kdaâo; asaâo amaâo mu`t gung ara`ng klö`; grö` ak amaâo zô`ng, ara`ng wa`t mta kju đaâo; maâo klei soh ara`ng tio` nao, n`u nao he` môh (Hắn như nước vũng mà người ta có thể tát cạn, như một con suối mà người ta có thể nắn dòng, như một con chó không muốn vào bẫỳ người ta có thể ẩy nó vào, như một con quạ con diều hâu không chịu ăn (thịt mà người ta cúng cho) thì người ta phóng cho những mũi lao, nhát gươm; nếu người ta sai hắn đi làm những việc xấu xa, hắn đi ngay) (đk 165, tr. 175).

v.v…

b) Luật tục thường dùng chất liệu so sánh từ các thể loại văn học dân gian khác và tri thức đời sống

i) Chất liệu từ những câu chuyện cổ

So sánh trong luật tục có sử dụng tài liệu về một số nhân vật trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn :

- Röng si Y Tria`, eâraê si Y Ru`n, mnuih amaâo maâo phu`n eâdu`k. (Hắn đi lang thang như thằng Y Tria, hắn háu ăn như thằng Y Run) (đk 112, tr. 128).

- Zô`k Adu thieâ Adieâ hra`, yang ami` za` n`u troâk brei mô`ng ana`n (Ông Du Điê đã định sẵn thần Mẹ Địu (thần số mệnh) đã xếp đặt từ trước) (đk 166, tr. 176).

- Knueâ pô`ng tu`ng leh ruaê, pông blang leh ruaê, ngaê kđi leh maâo (Chuyện hồi ấy cây tung vì phải đóng cọc mà phải bị đau, cây blang vì phải đóng cọc mà phải chịu đau là chuyện xử phải bồi thường rồi) (đk 5, tr. 46).

- Eman yang mya n`u duah h’ua kyaâo kci`k, eâman yang mya n`u duah h’ua kyaâo kpang (Hắn làm như con voi của thần cá sấu đến cọ


mình vào cây kcik như con voi của thần cá sấu đến cọ mình vào cây kpang) (đk 72, tr. 97).

...

ii) Chất liệu rút từ thành ngữ, tục ngữ

Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ luật tục diễn ra khá phổ biến. Chẳng hạn :

- EÂman leh kning, cing leh yuoâl (Voi đã xiềng chiêng đã treo) (đk 114, tr. 130).

- Aseh amaâo pral amaâo, mnuih amaâo thaâo lu klei (Hắn không biết gì như con ngựa khỏe mà không nhanh) (đk 6, tr. 47).

- Djieâ sa yun, hdi`p sa yun (Vía còn, vía mất) (đk 137, tr. 153).

- EÂmoâ kbaâo amaâo maâo poâ mgoâ` klei, eâkei mnieâ amaâo maâo poâ mgoâ` asa`p (Trâu bò không ai ép thừng, trai gái không ai ép duyên) (đk 95, tr. 114).

- N~u dla`ng ti ko` mse` si kpô`ng, dla`ng ti jô`ng mse` si kyaâo, n`u amaâo thaâo krah sah mdro`ng (Hắn nhìn gốc hóa ra ngọn, nhìn ngọn hóa ra gốc, hắn không nhận ra ông ta là người tù trưởng nhà giàu) (đk 56, tr. 84).

- Nao mđuh n`u blah, mdah n`u koh, soh ka`n thaâo, ga`l ka`n thaâo (Những ai là kẻ chăm lo giường cứt chiếu đái cho chúng) (đk 44, tr. 74).

- Ami` si ami` mja, ama si ama eâ moâng (Là mẹ nhưng mẹ chồn là cha nhưng cha cọp) (đk 62, tr. 88).

...

iii) Chất liệu từ tri thức dân gian từ đời sống thường ngày


Ngôn ngữ luật tục nói chung, so sánh trong luật tục nói riêng thường vận dụng tri thức dân gian để làm phương tiện so sánh và diễn đạt nội dung ý nghĩa luật tục. Chẳng hạn :

- Gaêm si boâng, gaêm si mran (Hắn giữ kín bưng không khác nào cái áo quan đã bịt, không khác con thuyền gỗ đã bít) (các kẻ hở) (đk 15, tr. 52).

- Ñi`ng ti kzoâng, koâng ti kngan (Miệng ngậm cần (rượu) tay cầm vòng đồng) (đk 95, tr. 114).

- Duah tlung ba la`n mô`ng k’u`t, kdlu`t la`n mô`ng k’ieâng (Tha đất cho đến đầu gối tha bùn cho đến ngang hông) (đk 149, tr. 162).

- Soh c`ing kô hgôr, soh c`har kô hgôr (Chiêng sai thì trống sẽ sai la sai thì trống sẽ sai) (đk 177, tr. 184).

- Knueâ dih eâman leh kning, cing leh yuoâl, kđi leh kuoâl kaê (Từ lâu, voi người ta đã xiềng, chiêng người ta đã treo, vụ án người ta đã khép lại rồi) (đk 5, tr. 46).

- Leh nguoâm kô trei, ke` hjei kô tloh (Liếm sương cho đến no, cắn cái dùi cho đến gẫy) (đk 44, tr. 73).

- Mti`l hruh tlang, prang hruh kwei (Các bát tổ chim diều các âu đồng tổ chèo bẻo (đk 181, tr. 178).

So sánh bằng ngôn ngữ, nói rộng hơn là qua ngôn ngữ, dấu ấn tâm lý dân tộc được thể hiện khá rõ. Luật tục Êđê là một sản phẩm nghệ thuật ngôn từ dân gian mà biểu hiện so sánh diễn ra phong phú đa dạng đã để lại trong nhận thức của người nghe những ấn tượng tâm lý dân tộc khá rõ. Đó là hiện tương thường dùng những kết cấu so sánh quen thuộc và vận dụng tri thức văn học dân gian vào trong cuộc sống hằng ngày để diễn đạt nội dung ý


nghĩa luật tục. Những đặc điểm tâm lý dân tộc trong ngôn ngữ luật tục còn phản ánh một số trường hợp tương đồng giữa ngôn ngữ luật tục và ngôn ngữ các thể loại văn học văn gian Êđê. Điều này một lần nữa cũng đã chứng minh thêm cho luận điểm mà luận án đã nêu ra: ngôn ngữ luật tục là ngôn ngữ có mang phẩm chất của ngôn ngữ văn chương.

4.5. Sự tương đồng và khác biệt về văn hoá giữa so sánh trong luật tục Êđê và luật tục Jrai

Người Êđê cũng như người Jrai hay người Chăm, Chu Ru... đều thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam, giữa chúng có nhiều yếu tố ngôn ngữ và văn hoá gần gũi nhau. Cộng đồng người Êđê và người Jrai, còn có quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ cũng như giao lưu văn hoá do sống xen kẻ với nhau từ lâu đời nên lại có những đặc điểm tương đồng với nhau trên nhiều bình diện khác nhau. Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt qua những trường hợp so sánh cụ thể trong luật tục giữa hai dân tộc sẽ cho ta thấy thêm vẻ đẹp chung và riêng của ngôn ngữ luật tục Êđê trong hệ thống luật tục các dân tộc Tây Nguyên. Đây là một nội dung lớn, đòi hỏi phải có thời gian và công sức nghiên cứu. Đối với toàn bộ nội dung luận án thì đây chỉ là phần phụ, do đó luận án chỉ nêu một số nhận định mang tính khái quát bước đầu và một vài dẫn chứng tiêu biểu để minh hoạ.

a) Sự tương đồng

Cả hai dân tộc đều có ý thức chọn lọc hình ảnh, sự vật hay sự việc gắn với môi trường và đời sống hằng ngày để đưa vào cấu trúc so sánh, nhằm mục đích cụ thể hoá nội dung luật tục và giúp cho người ta hiểu sâu sắc luật tục. Các hình ảnh khi đi vào so sánh thường không nêu khái quát mà miêu tả sinh động cụ thể các tính chất hay hoạt động nào đó có quan hệ giống hoặc gần giống với hành động của con người. Điều đó làm cho mỗi điều khoản

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí