Phương Thức So Sánh Thể Hiện Các Yếu Tố Tâm Lý Dân Tộc


- Hui` mnieâ amaâo ma` klei, eâkei amaâo asa`p; n`u khaêng amaâo khaêp (Con đàn bà không chịu vâng lời, thằng đàn ông không chịu vâng lệnh là những đứa con không ưa lời dạy bảo của người thủ lĩnh cũng như không nghe lời dạy bảo của cha mẹ chúng) (đk 25, tr. 60).

Mọi người dân trong buôn phải giúp đỡ thủ lĩnh của làng, khi ông ta gặp khó khăn, trong lúc thu hoạch mùa màng hay công việc trong gia đình:

- Jih du`m adei tlang yang buoân, jih du`m amuoân adei du`m nei kô adih.

Tôdah khua buoân ktroâ pök, đru bi ku`m cua, ktroâ hma, đru` bi ku`m ngaê, ktroâ bruaê pök sang, ku`m đru ngaê bi leh he`.

Hui` khua amaâo jaêk ko`, amaâo bo` tian, amaâo man huaê


bông;


Djuh đru bi ba, eâa đru bi gui; tôdah nhui pök hma, đru bi ku`m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


nao jik jah.

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 20


Ciaêng pök gri bi maâo poâ draê brei kbang, sang gri bi maâo poâ knul, buh mnuih m’ieâng ti` tu`l bi dlaêm brei mrai, adei amai đaêm bi lui.

(Nghĩa vụ của tất cả những người anh em con cháu, tất cả những người ở đằng này hay ở đằng kia là:

Khi thủ lĩnh của làng có khó khăn trong công việc chòi rẫy, có khó khăn trong công việc sửa chữa chốn ở nơi ăn thì mọi người phải giúp.

Để cho người đứng đầu của làng không sa vào cảnh ốm đau thiếu đói.


Củi cho ông ta phải đi hái giúp, nước cho ông ta phải đi gùi giúp, khi thời vụ đã muộn màng thì phải góp sức dọn giùm cỏ, phải giúp ông ta trong công việc nuơng rẫy. Phải làm sao cho chòi của ông ta muốn đổ thì đã có


người đến chống, khi nhà của ông ta muốn quỵ xuống thì có người đến dựng lại, nếu váy áo của ông ta rách thì phải có người đem cho cái kim sợi chỉ, không bỏ mặc cho chị em ông ta) (đk 36, tr. 66).

Những quy định trong mối quan hệ giữa dân làng và người chủ làng chứng tỏ mối quan hệ xã hội truyền thống của người Êđê rất bình đẳng dân chủ, chưa có sự phân biệt rạch ròi người trên kẻ dưới, nhưng đồng thời cũng là một xã hội có kỹ cương, tình thương, trách nhiệm rất cao. Ngày nay vai trò của thủ lĩnh buôn làng tuy không được coi trọng như trước kia, nhưng trong một số hoạt động như tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán… vai trò của thủ lĩnh vẫn còn có tác dụng đối với dân làng để củng cố, ổn định và phát triển buôn làng.

c) Tri thức về đời sống tổ chức cộng đồng

Luật tục thể hiện người Êđê có ý thức về cá nhân và cộng đồng rất cao. Người trong một gia đình, một dòng họ đều được coi là có chung một mẹ, phải biết thương yêu giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau, không được bỏ rơi khi có khó khăn, hoạn nạn, mọi người phải đoàn kết, thống nhất cao:

- Ktroâ djuh đru ba, ktroâ` eâa đru gui, hnui pök sang đru bi ku`m ngaê, ruaê ko` asei bi dlaêng.

Hdip bi lu kpieâ, djieâ bi lu dôr, wôr bi`t klei bi đru mtoâ.


Blu` bi sa kngaê, ha bi sa asaêp, bi khaêp ö sa klei anaên s’ai.


Jih buaêl hlaêm sang, yang buoân, jih amuoân adei du`m anei kô adih bi đru s’ai`.

(Củi nặng thì mang giùm, nước nặng thì gùi giúp, công việc nương rẫy muộn màng thì phải giúp nhau làm cho kịp thời vụ, ai ốm ai đau thì phải được mọi người trông nom săn sóc.


Khi người ta còn sống thì phải có ché rượu đông người đến uống. Khi người ta chết thì đám tang phải có đông người đến chôn, truyền thống đó ai quên thì phải nhắc giùm lại.

Tất cả phải nghe cùng một tai, nói cùng một miệng, tất cả phải cùng một lòng một dạ.

Tất cả dân làng từ những người anh em, con cháu đến kẻ ăn người ở tất cả mọi người ở đây và ở kia tất cả đều phải lắng tai nghe lấy điều này) (đk 87, tr. 108).

Trong gia đình, luật tục khuyên mọi người phải biết công lao của cha mẹ, ông bà đã có công nuôi dưỡng giáo dục con cháu: Maâo kmu`n, maâo ktôr k’yua maâo poâ pla, maâo anak c`oâ k’yua maâo ami` ama k’kieâng (Có dưa có bắp là có người trồng, có con có cái do cha mẹ sinh ra) (đk 143 tr. 157). Khuyên con người phải biết coi trọng việc nối dõi dòng họ: Rah si asa`r ha`t, c`at si ana m’ar, c`ia`ng bi lar eângu`m(Gieo như gieo hạt thuốc lá, mọc như các cây lá to vẫn mọc đó là để giống nòi mãi mãi trường tồn) (đk 138, tr. 153).

Đối với vợ chồng thì phải biết thương yếu gắn bó với nhau, chăm lao động để nuôi sống gia đình: Duah c`im kô go`, duah akan kô go`, nga` lo` hma kô moâ~ anak (Kiếm thịt, kiếm cá là để bỏ vào nồi nấu; làm rẫy, làm nương là để có gạo để nuôi vợ nuôi con) (đk 142, tr. 155). Khi thành vợ thành chồng thì phải ăn ở với nhau suốt đời: Bi lih miaêl he` knieât kpung (Hai người như cánh nỏ gắn với báng nỏ) (đk 128, tr. 144). Nếu có việc gì làm cho người chồng bỏ đi thì người vợ có trách nhiệm tìm về để sum họp. Luật tục so sánh: Tloh ashe kbao ara`ng, ktueâ ti kru; ung đue` hiu, moâ~ tui duah (Ngựa trâu xổng thì người ta lần theo tìm vết; chồng bỏ đi thì ắt vợ phải theo tìm) (đk 130, tr. 146).


d) Tri thức về hôn nhân và gia đình

Trong luật tục, các tri thức văn hoá về lĩnh vực hôn nhân và gia đình được trình bày bằng những so sánh với hình ảnh sinh động. Việc gái và trai yêu nhau, muốn trao vòng đính hôn để trở thành vợ chồng là chính họ tự quyết định hạnh phúc cho mình, yêu cầu mẹ cha, thủ lĩnh buôn làng làm lễ kết hôn: Êman di n`u brei mn`ut ko` êa bi tling, cing bi yuôl, bi kuôl kă brei kniêt kpung ung mô` di n`u (Chính họ đã yêu cầu cây đa đầu suối xiềng voi họ lại, treo chiêng họ lên, lắp cánh ná vào báng ná, cho họ được làm lễ đính hôn) (đk 109, tr. 125). Luật tục Êđê cũng như tập quán của người Kinh là không ép duyên: Êmô kbao amâo mâo pô mgô~ klei, êkei mniê amâo mâo pô mgô~ asa`p (Trâu bò không ai ép siết chặt thừng trai gái không ai ép duyên) (đk 95, tr. 114).

Khi thành vợ thành chồng họ đinh ninh tin rằng sẽ ăn ở với nhau đến suốt đời. Nét đẹp của phong tục tập quán ấy được so sánh hai lần với hai hình ảnh sự việc chuẩn: Dôk mô` tơl djiê, gai kpiê tơl sah, tông knah tơl ara`ng ma` ti kngan (Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết, đã cầm cần mời rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu nhạt, đã đánh cồng thì phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại) (đk 109, tr. 125).

Không may một trong hai người hoặc vợ hoặc chồng bị mất thì luật tục quy định theo tập nối nòi (Cuê nuê): Joh adrung lo` hrua, ti~ tria lo` hrô, djiê pô anei lo` c`uê ho`ng pô ana`n. Zlu`t djuê hlang, djang knôk, zlu`t djuê bi dôk bi rông mơ`ng đưm (Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người chị thì phải nối người khác. Vì tranh cùng một giống, knốt cùng một nòi, hai dòng họ lấy nhau, nuôi lẫn nhau từ xưa) (đk 97, tr. 115).


Nhờ vào các so sánh, người ta có thể hiểu thêm tập tục nối nòi còn nhằm bảo đảm việc thừa hưởng tài sản theo dòng họ và đảm bảo công việc lao động sản xuất hằng ngày. Tri thức về việc nối nòi là quy định phổ biến từ xưa và được mọi người tự giác thực hiện nghiêm túc. Cho đến nay, tập tục này tuy không phù hợp nữa, nhưng một số ít gia đình vẫn còn duy trì.

Trên đây là những tri thức văn hoá cơ bản về hôn nhân, có chức năng giáo dục nhận thức, tình cảm đối với con người. Từ xa xưa cho đến bây giờ, người Êđê vẫn luôn giữ vững những giá trị truyền thống hôn nhân gia đình của dân tộc mình. Đó là một lối sống tốt đẹp, có tính truyền thống lâu đời, được duy trì và phát huy trong cuộc vận động xây dựng lối sống mới trong các buôn làng.

Luật tục còn giáo dục tri thức văn hoá về mối quan hệ gia đình: cha mẹ, anh em, con cái, vợ chồng. Làm cha mẹ nếu để con cái mình hư thân mất nết như kẻ điên người dại, ăn uống bê tha, lấy trộm của người ta thì những người mẹ người cha ấy phải chịu trách nhiệm. Làm người con theo luật tục quy định, phải biết vâng lời cha mẹ; nếu không nghe lời khuyên bảo của mẹ cha, cãi lại mẹ cha thì là những đứa con có tội. Hoặc bỏ cha mẹ đi lang thang sống ở một nơi khác thì đó là kẻ như: Si keâc` amaâo maâo djieâ, si rueâ amaâo maâo ami (con muỗi không đàn con ruồi không mẹ) (đk 145, tr. 158). Luật tục giáo dục con cháu phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, ông bà: Maâo kmu`n, maâo ktôr k’yua maâo poâ pla, maâo anak c`oâ k’yua maâo ami` ama k’kieâng (Có dưa có bắp là có người trồng, có con có cái do cha mẹ sinh ra) (đk 143 tr. 157). Hoặc: Ami` poâ pla, ama poâ mjing, ami` poâ pla, ama poâ baê, poâ dleh kueâ eh, dleh mbeh pui, dleh pi`t gui mlam, deh bueâ ieâu, mjaâo tu`, dleh mhu` kbuc n`u (Cha mẹ là người sinh ra nuôi nấng con, vì con mà chịu giường cứt chiếu đái, đêm


hôm lo củi lửa, ngủ gà ngủ gật không thành giấc, vì con mà chịu khổ cực đi mời bà mụ, thầy cúng về chữa chạy cho con) (đk 147, tr.160) v.v...

đ) Tri thức về việc thừa kế và bảo vệ tài sản

Luật tục quy định thừa kế tài sản ông bà, cha mẹ theo chế độ mẫu hệ: mọi của cải trong gia đình đều dùng chung và thuộc quyền quản lý của mẹ hay người đại diện cho mẹ là chị cả. Tất cả của cải trong đại gia đình từ những vật nhỏ như cái gùi, chén sứ, bát đồng, nồi đồng, khung dệt vải, ché, thau đồng, mâm đồng v.v… đến những vật có giá trị lớn hơn như chiêng, đất đai, voi, ngựa.v.v… đều do người nữ gia trưởng trông coi quản lý, luật tục bắt buộc:

Ñaêm bi mneh msao, drao hrieâk, daêm bi döm kböi, lui taih. Ñieât pro`ng, dloâng dlö, lö go` kpieâl.

(Cấm những người chị em gái không bao giờ được cãi cọ, giành giật nhau, cấm không bao giờ được chia rẽ, không được từ chối.

Các vật lớn hay nhỏ, quý hay không qúy, các nồi hoặc chén bát… đều do người chị cả trông coi và giao lại) (đk 181, tr.188).

Tài sản của con trai chưa vợ phải giao cho mẹ hay chị em gái mình quản lý; người chồng không quyền được lấy tài sản của vợ và con gái đem cho các cháu của chị em gái mình. Về việc mua bán, trao đổi cũng do người chủ trong gia đình là người mẹ hay người chị cả quyết định. Các tội ăn cắp mật ong, đồ vặt, tội trốn nợ, tội nhặt của rơi không trả, mượn của rủi ro bị mất... cho đến các tội ăn cắp lớn như ăn cắp trâu bò, đào mồ mả để ăn trộm của cải, tội cưỡng đoạt tài sản.v.v... những người bao che, giấu giếm kẻ ăn cắp thì bị xử phạt nặng hơn.


Luật tục khuyên con người phải có đức tính thật thà, trung thực từ việc nhỏ cho tới những việc lớn trong công ăn việc làm của mình. Cho đến ngày nay người ta vẫn còn giữ được đức tính tốt đẹp truyền thống ấy.

e) Tri thức về việc về quản lý đất đai

Người Êđê có nhận thức coi trọng đất đai, rừng núi, sông suối, ao hồ của mình và cho rằng nó là những sản phẩm của tổ tiên ông bà để lại nên luôn có thần linh ngự trị. Người chủ đất đai và người thừa kế tài sản đất đai phải là người trong dòng họ, nếu không phải thì thần linh sẽ không đồng ý. Đất đai, rừng rú đều có chủ, có thần, nếu có ai đó làm tổn hại đến đất đai, rừng rú, đặc biệt những kẻ nào loạn luân, làm ô uế trên đất thì đều phải bị phạt cúng cho thần linh. Người chủ đất có thể là một nữ gia trưởng hay một người phụ nữ nào khác biết nhiều về các vùng đất khác nhau trong phạm vi đất đai rừng rú của ông bà tổ tiên để lại cho con cháu. Người chủ đất hay nữ gia trưởng là người trông coi giữ gìn đất đai của tổ tiên ông bà để lại cho con cháu. Luật tục đã quy định hình ảnh so sánh sau đây:

Anak mnieâ mdieâ mjieh, poâ gueâc ao, poâ jao abaên, poâ roâng lip kđoâng, knguoâr kđo`ng, ro`ng aeâ aduoâm (Con gái như hạt giống như cây lúa, chính con gái là người khoác áo choàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, ái lưng của tổ tiên, ông bà) (đk 229, tr. 221).

Tất cả mọi người đều phải luôn luôn tôn trọng người chủ đất, phải có nhiệm vụ giúp đỡ người chủ đất, không được lấn chiếm đất đai của người chủ đất; người chủ đất cứ bảy năm lại đi thăm và cúng đất đai rừng rú của mình một lần. Luật tục nhiều lần nói đến vai trò của ngưòi con gái, đàn bà, người mẹ trong gia đình, được coi trọng hơn người đàn ông: con gái là người nối nòi thừa kế tài sản, đàn bà là người làm chủ trong gia đình điều hành mọi công việc lao động sản xuất và thay mặt gia đình quan hệ với xã hội bên


ngoài, là người chủ đất có nhiệm vụ trông coi, viếng thăm đất đai, rừng rú của ông bà. Luật tục Êđê đã so sánh vai trò, vị trí người chủ đất (pô lăn) như sau:

Ngaê asei amaâo maâo poâ, ngaê eâmoâ amaâo maâo poâ mgaêt deh.

Bhiaên mô`ng mu`k mô`ng kei, mô`ng aeâ aduoâm, mô`ng đöm bhiaên sonaên.

Kjuh thu`n hmei hrieâ chön kô di ih sa blöi.

(Đất) nào phải đâu như con ngựa không chủ, như con bò không người


chăn.


Đó là tập quán từ xưa, từ đời bà, đời ông từ các tổ tiên xưa cũ.


Cứ bảy năm chúng tôi (người chủ đất) lại đến thăm bà con một lần)


(đk 233, tr.224).


...


Các biểu hiện so sánh trong ngôn ngữ luật tục Êđê đã phán ánh nhiều tri thức dân gian thuộc một số lĩnh vực khác nhau trong đời sống văn hoá tinh thần người Êđê. Tuy nhiên, các tri thức ấy được người ta tiếp nhận gián tiếp thông qua so sánh bằng hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể sinh động, gắn bó trong đời sống hằng ngày. Chính vì thế nó có khả năng lưu truyền và dễ thấm sâu vào tiềm thức mỗi con người, cho dù đời sống có thay đổi nhưng những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc không thể mất đi.

4.4. Phương thức so sánh thể hiện các yếu tố tâm lý dân tộc

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, dân tộc nào cũng ưa dùng so sánh và so sánh theo hướng cụ thể hoá bằng hình ảnh sự vật hoặc những hành động, thuộc tính quen thuộc, gần gũi trong đời sống hằng ngày. Nhưng mỗi dân tộc,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023