so sánh trong luật tục Êđê đối với việc thể hiện chủ đề, nội dung ý nghĩa của luật tục. Luận án đã khái quát toàn bộ các biểu hiện so sánh trong luật tục thành 5 mục đích chính: so sánh nhằm giải thích; so sánh nhằm miêu tả; so sánh để đánh giá; so sánh để bộc lộ cảm xúc và so sánh nhằm cùng lúc thể hiện nhiều mục đích khác nhau. Để giải thích nội dung điều luật rõ ràng, dễ hiểu, người ta thường không chỉ một lần so sánh mà nhiều lần so sánh liên tiếp gần giống nhau về một đối tượng đưa ra so sánh trong câu. Mặt khác còn có các so sánh khác nhau liên tiếp không những giúp cho người nghe hiểu sâu sắc nội dung ý nghĩa của luật tục mà còn hướng tới sự đánh giá đối với người vi phạm luật tục. Do đó, cùng với mục đích dùng so sánh để giải thích, so sánh để miêu tả, người ta còn dùng so sánh để đánh giá và bộc lộ cảm xúc đối với người có hành vi vi phạm luật tục. Để đánh giá, bộc lộ cảm xúc sâu sắc, bên cạnh sử dụng thủ pháp so sánh là chủ yếu, người ta còn dùng so sánh kết hợp trong cách diễn đạt đối lập hoặc kết hợp với một số biện pháp tu từ khác như ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng...
e) Chính những đặc điểm của CTSS và phương tiện hình ảnh so sánh cũng như những mục đích của so sánh đã tạo ra cho so sánh trong luật tục có những khả năng biểu đạt khác nhau: so sánh phù hợp với nội dung biểu đạt, so sánh cụ thể hóa nội dung biểu đạt, so sánh làm nội dung càng sâu sắc, so sánh tăng hiệu quả nội dung biểu đạt. Các khả năng biểu đạt khác nhau đã chứng minh cho ngôn ngữ luật tục là ngôn ngữ bình dân nhưng giàu trí tưởng tượng, mang ý nghĩa sâu sắc. Đặc điểm đó đã làm cho nội dung ý nghĩa luật tục thấm sâu vào nhận thức, tình cảm và lối sống văn hoá của con người, tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển chung của đời sống cộng đồng người Êđê.
g) Cuối cùng luận án cũng đã xem xét một số nhân tố văn hoá được thể hiện từ nội dung ý nghĩa của các biểu hiện so sánh trong văn bản luật tục Êđê, như văn hoá trong sản xuất, văn hoá ứng xử trong quan hệ xã hội và với giới tự nhiên, văn hoá về các tri thức dân gian khác. Trong luật tục, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các nhân tố văn hoá này được thể hiện khá sâu sắc, biểu hiện khá rõ những yếu tố văn hoá tộc người, luật tục hiện lên như một bức tranh văn hoá tổng hợp gồm nhiều gam màu khác nhau trong đời sống xã hội cổ truyền của người Êđê.
h) Ngoài ra, so sánh trong luật tục còn có sự kết hợp với việc vận dụng chất liệu văn hoá, văn học dân gian, tạo ra nhiều lớp từ ngữ, góp phần làm phong phú vốn từ ngữ dân tộc. Đặc biệt so sánh trong ngôn ngữ luật tục Êđê có những nét tương đồng với so sánh của luật tục Jrai và cách nói, cách so sánh của người Kinh, nhưng cũng có những nét khác biệt độc đáo, thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc Êđê, không thể hoà lẫn vào văn hóa các dân tộc khác.
4. Để có cơ sở dữ liệu minh hoạ thêm cho các nội dung trong luận án, chúng tôi đã xây dựng một bảng Phụ lục: Sự tương đồng giữa so sánh trong luật tục Êđê với cách so sánh và cách nói quen thuộc của người Kinh, có nêu lên 362 trường hợp khác nhau, góp phần làm sáng tỏ thêm về sự đa dạng, phong phú của tiếng nói dân tộc ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vương Anh (2001), Tiếp cận với văn hoá bản mường, Nxb Văn hoá dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Về Văn Hoá Giữa So Sánh Trong Luật Tục Êđê Và Luật Tục Jrai
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Về Văn Hóa Giữa So Sánh Trong Luật Tục Êđê Với Cách So Sánh Hay Diễn Đạt Của Người Kinh
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 23
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 25
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 26
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 27
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
2. Arixtốt (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hoá Nghệ thuật.
3. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
4. Diệp Quang Ban (chủ biên),… (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc.
6. Phan Văn Bé (2006) Tây Nguyên sử lược, Nxb Giáo dục.
7. Trương Bi (2003), Văn học dân gian Êđê - M’nông, Sở Văn hoá Thông tin Đăk Lăk
8. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia.
9. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa Thông tin.
10. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
11. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng - từ ghép - đoản ngữ. (in lần thứ 3), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Chang Niê Siêng Y (1979), Rade vocabulary, California: Summer Institute of Linguistics Huntington Beach.
13. Đỗ Hữu Châu (1997), các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập II Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục.
15. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Nxb Giáo dục.
16. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
17. Việt Chương (1996), Từ điển thành ngữ tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Đồng Nai.
18. Lê Củng (1998), Việt phong- một nền văn hóa cổ truyền thuần túy Việt hay là tính, tình của người Việt trong văn chương bình dân, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
20. Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
21. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Đăng Duy (2000), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
23. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng văn Tửu (1998), Văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục.
24. Phan Thị Đào (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa.
25. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục.
26. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia.
27. Phan Cự Đệ (2001), Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, Tạp chí Nhà văn, số 11.
28. Hà Minh Đức 1974, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.
29. Hà Minh Đức (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
30. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên),… (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
31. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
32. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội.
33. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb Khoa học xã hội.
34. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1), Nxb Khoa học xã hội.
35. Cao Xuân Hạo (chủ biên),… (1992), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 1), Câu trong tiếng Việt - cấu trúc - nghĩa - công dụng, Nxb Khoa Giáo dục.
36. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt - văn Việt - người Việt, Nxb Trẻ.
37. Nguyễn Thái Hòa (2000), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục.
38. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.
39. Lưu Hùng (1994), Buôn làng cổ truyền xứ thượng, Nxb văn hóa dân tộc.
40. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, Nxb KHXH.
41. Đinh Gia Khánh (1998), Văn học dân gian Việt Nam (in lần thứ 3), Nxb Giáo dục.
42. Đỗ Hồng Kỳ (1998), Luật tục M’nông (tập quán pháp), Nxb Chính trị Quốc gia.
43. Đỗ Hồng Kỳ 2001, Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông, Nxb Văn hoá dân tộc.
44. Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa (1993). Phong cách học tiếng Việt. Nxb Giáo dục.
45. Đinh Trọng Lạc (2001), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
46. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục.
47. Nguyễn Lân (1997), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
48. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội.
49. Hồ Lê (1995), Quy luật ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội.
50. Ngô Văn Lệ (1997), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.
51. Nguyễn Thế Lịch (2001), Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, số 9.
52. Vũ Bội Liêu (2000), Những sự gặp gỡ của Đông phương và Tây phương trong ngôn ngữ và văn chương, Nxb Văn học.
53. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng văn Trụ (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc.
54. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (1997), Lý luận văn học, Nxb Văn học.
55. Phương Lựu (2002), Từ văn học so sánh đến thi học so sánh, Nxb Văn học.
56. Lê Mai (1975), Trường ca Tây Nguyên, Nxb Giáo dục.
57. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Tác phẩm mới.
58. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
59. Bùi Xuân Mỹ, Bùi Thiết, Phạm Minh Thảo (1996), Từ điển lễ tục Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin.
60. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ.
61. Phan Ngọc (2000), Thử xét Văn hóa - văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Thanh niên.
62. Hoàng Kim Ngọc (2001), Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9.
63. Triều Nguyên (2000), Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt, Nxb Thuận Hóa.
64. Triều Nguyên (2001), Bình giải ca dao, Nxb Thuận Hóa.
65. Phan Đăng Nhật, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính (1998), Sử thi Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội.
66. Phan Đăng Nhật (1999), Luật tục Jrai, Sở VH&TT Gia Lai.
67. Phan Đăng Nhật (2001), Nghiên cứu sử thi Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
68. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1984), Ngôn ngữ học: Khuynh hướng- lĩnh vực- khái niệm, tập I,II, Nxb Khoa học xã hội.
69. Rơ Chăm Oanh (2002), Nét đặc trưng văn hoá cổ truyền của người Jrai ở Tây Nguyên, Nxb Văn hoá dân tộc.
70. Vũ Ngọc Phan (1990), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (in lần thứ 10), Nxb Khoa học xã hội.
71. Hoàng Phê (chủ biên),… (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
72. Đoàn Văn Phúc (1988), Sách học tiếng Êđê, Sở GD&ĐT Đăk Lăk.
73. Đoàn Văn Phúc (1993), Ngữ âm tiếng Êđê, Luận án PTS – Khoa học Ngữ văn.
74. Đoàn Văn Phúc (1998), Từ vựng các phương ngữ Êđê, Nxb TP Hồ Chí Minh.
75. Hữu Quỳnh (1977), Cơ sở ngôn ngữ học, tập I, Nxb Giáo dục.
76. Rozdextvenxki IU.V. (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, (người dịch Đỗ Việt Hùng), Nxb Giáo dục.
77. Sapir, E. (1921), Ngôn ngữ - Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói, (người dịch Vương Hữu Lễ, năm 2000), Trường Đại học KHXH & NV - TP Hồ Chí Minh.
78. Saussure, F. de, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (người dịch Cao Xuân Hạo, 2005), Nxb Khoa học xã hội
79. Trịnh Sâm (2001), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, Nxb Trẻ.
80. Nguyễn Hồng Sơn (1999), Bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Sở Văn hóa Thông tin Đăk Lăk.
81. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới.
82. Trần Đình Sử (Chủ biên),… (1987), Lý luận văn học (tập 2), Nxb Giáo dục.
83. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.
84. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội.
85. Nguyễn Kim Thản (1984), Lược sử ngôn ngữ học, tập I, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
86. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
87. Đỗ Thanh (1998), Từ điển từ công cụ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
88. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
89. Nguyễn Hữu Thấu (2003), Sử thi Êđê, Nxb Chính trị Quốc gia.
90. Bùi Khánh Thế (1996), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
91. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
92. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. HCM.
93. Trần Ngọc Thêm (1998), Bài giảng chuyên đề Ngôn ngữ và văn hoá (cho cao học và nghiên cứu sinh), Trường Đại học KHXH &NV TP Hồ Chí Minh.
94. Lê Quang Thiêm (1998), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
95. Ngô Đức Thịnh (1996), Luật tục Êđê (tập quán pháp), Nxb Chính trị Quốc gia.
96. Ngô Đức Thịnh (1995), Văn hóa dân gian Êđê (in lần thứ 2), Sở Văn hoá Thông tin Đăk Lăk.
97. Ngô Đức Thịnh (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
98. Vũ Quang Thiện, Tô Nguyễn (2005), Một số luật tục và luật cổ Đông Nam Á, Nxb Thanh Niên.