Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Về Văn Hóa Giữa So Sánh Trong Luật Tục Êđê Với Cách So Sánh Hay Diễn Đạt Của Người Kinh


hay một nội dung của luật tục Êđê hay Jrai đều gắn liền với hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể. Người ta nhớ đến nội dung nào đó của luật tục thì cũng đồng thời người ta nhớ đến hình ảnh gắn liền với nó và ngược lại. Chẳng hạn:

- Nói đến hành vi coi thường, không tôn trọng hoặc không nghe lời mẹ cha, người thủ lĩnh đầu làng cả hai dân tộc cũng đều liên tưởng ngay đến hình ảnh: cây mây không vượt quá ngọn cỏ voi, cỏ tranh không lớn vượt cây sậy, con thú rừng không thể vượt qua lùm cây êjung, cây mơneng. Người Êđê so sánh: C~ieât gao ti trang, hlang gao ti mboâ, hloâ mnô`ng ti pum eâjung. Hắn như ngọn cỏ mà muốn vươn cao hơn cây lau, như cọng tranh mà muốu cao hơn cây sậy, như con thú rừng mà muốn vượt qua cả lùm cây êjung. (đk 6, tr. 47). Người Jrai so sánh cũng tượng tự: gao kơ trang, hơlang bu thâo, gao kơ bơrơbô, hlô mơnong bu thâo; gao kơ hơjung mơneng (Cây mây không lớn vượt ngọn cỏ voi, cỏ tranh không lớn vượt cây sậy; những loài thú trong rừng không cao hơn ngọn cây) [66, 90-91].

- Nói đến vẻ đẹp trong trắng, đứng đắn của con người, luật tục Êđê so sánh: Cih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ cih (Người ta là những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng như hạt gạo mới giã, sáng như đoá hoa êpang, sáng như ánh sáng mặt trời) (đk 17, tr. 54). Người Jrai so sánh: Arăng hơchih hrup hang bơnga tơpang ngang hrơi (Người ta đứng đắn như hoa tơpang, như mặt trời [66, 97].

- Nghĩ về người không cha mẹ, không anh em, không có người để nương tựa, luật tục Êđê so sánh với hình ảnh: N~u mnieâ keâc` maâo djieâ, rueâ amaâo ana, n`u mnuih amaâo maâo ama ami~ (Như con muổi không đàng, như con ruồi không mẹ, hắn là người không cha mẹ) (đk 89, tr. 109). Tương tự người Jrai so sánh: Ruai bu mâo phung kơnung djuai


kan mâo (Như con muỗi không họ hàng, như con ruồi không bạn bè, không anh em) [66, 100-101].

So sánh trong luật tục Êđê và so sánh trong luật tục Jrai có nhiều trường hợp trùng nhau về hình ảnh đem ra so sánh và cách so sánh gần giống nhau như những trường hợp nêu ra trên đây. Sự tương đồng với nhau là xuất phát từ việc có chung môi trường sinh sống, có cùng đặc điểm nền kinh tế và nhất là giữa hai dân tộc có quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ với nhau và vì vậy nên cả hai dân tộc cũng có chung nhiều yếu tố tâm lý, văn hoá. Chẳng hạn:

- Người Êđê và Jrai đều có chung lối sống văn hoá sử dụng chiêng, coi chiêng như một nhạc cụ truyền thống không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tinh thần dân tộc. Chiêng lớn có tiếng vang xa hơn các loại chiêng khác thì người Êđê gọi là cồng klông, người jrai gọi là cồng hlong. Đồng thời rừng là môi trường sống có nhiều động vật hoang dã như con ktong, con hươu có cái cụt đuôi hay ngọ nguậy. Các hình ảnh này được cả hai dân tộc so sánh giống nhau với người có tính hay gây sự với người khác. Luật tục Êđê so sánh: Mnuih knah hlo`ng, kto`ng đu`k ku, mnuih lu klei (Kẻ nào như cái cồng klông, như con cà tong cụt đuôi, kẻ ấy là một con người hay sinh sự) (đk 1, tr. 43). Còn người Jrai cũng so sánh tương tự: Nhu jing hi tơnah hlong, kơtong đuk aku, mâo lu tơhnah, nhu bu lang ten dôm bruă anet (Anh ta như một chiếc chiêng hlong, như con hươu cụt đuôi, người đó sẽ gặp nhiều chuyện rắc rối) [66, 108-110].

- Tây Nguyên có những đồi tranh bạt ngàn đến mùa nắng đều khô héo, mùa mưa thì trở lại xanh tươi và cũng như rượu cần bị nhạt người ta có cách làm cho cay nồng trở lại. Những việc ấy được sánh như sự việc đôi bên mâu thuẩn đã giải quyết xong rồi mà có người đòi đặt lại, hay một việc dở dang có thể khởi động lại từ đầu. Luật tục Êđê đã so sánh: Hlang kroâ lo` mtah,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


kpieâ djah lo` mmih, kđi jih lo` adoâk (Tranh đã khô mà đòi tươi trở lại, rượu đã nhạt mà đòi cay nồng trở lại, câu chuyện đã qua mà đòi lật trở lại) (đk 5, tr 46) và luật tục Jrai cũng có cách so sánh tương tự : Hlang laih krô kiang ngă mơtah glăi, tơpai laih sah brơi monuih glăi (Cỏ tranh khô có thể làm tươi trở lại, rượu đã nhạt có thể làm cho cay nồng trở lại) [66, 108 - 109].

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 22

Hầu hết so sánh trong luật tục Êđê và luật tục Jrai đều hướng vào hình ảnh cụ thể, phản ánh lối tư duy thiên về trực quan sinh động và theo hướng từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng. Đó cũng là đặc điểm khác nhau của quá trình nhận thức luật tục Êđê và luật tục Jrai với pháp luật nhà nước. Người Êđê và Jrai hiểu sự đúng sai, tốt xấu, phải trái, những điều cần làm và những điều không cần làm của luật tục dân tộc mình từ quy luật vận động của sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống xã hội mà hằng ngày người ta thường trống thấy và nhận biết được nó. Chẳng hạn : xuất phát từ thực tế con chim đất (còn gọi là chim cu đất, chim gáy, chim ngói...) thường bay theo nắng ấm để kiếm ăn và làm tổ, con két (còn gọi là vẹt) bay theo hướng gió cũng để làm tổ và kiếm ăn, người Êđê và Jrai đều hướng đến hành động giống nhau của kẻ đã bỏ buôn làng đi theo bọn thù địch. Luật tục Êđê có câu : Ñi n`u ktraâo hlueâ mđiaê, ktiaê hlueâ angi`n, di n`u đru mi`n ai mbi`t, đi n`u đru mdaêp ho`ng anak đi n`u (Họ khác nào như con chim ngói tìm theo nắng, con chim két tìm theo gío, họ là những kẻ đồng loã với những con cái họ, họ che giấu chúng) (đk 148, tr. 161); tương tự luật tục Jrai cũng so sánh: Nhu kơ trau hơluai pơđia, kơtia hơluai angin (Nó như con chim gáy bay theo nắng ấm, như con vẹt đi theo trận gió) [66, 143]

b) Sự khác biệt

Tuy rằng hai dân tộc Êđê và Jrai cùng họ hàng, cùng nhóm ngôn ngữ Nam Đảo và sống trong môi trường tự nhiên, điều kiện xã hội kinh tế, văn


hoá gần giống nhau, nhưng không phải giống nhau hoàn toàn. Luật tục của hai dân tộc có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có những nét riêng biệt, chỉ xét riêng ở góc độ so sánh, ta thấy một số trường hợp mà mỗi dân tộc có cách cảm, cách nghĩ, cách liên tưởng khác nhau. Sau đây là những trường hợp tiêu biểu cụ thể:

- Tuy cả hai dân tộc đều ưa dùng nhiều lần so sánh về cùng một đối tượng, tuy nhiên ở người Jrai hiện tượng này diễn ra đa dạng hơn. Trong luật tục Êđê nhiều nhất là có bốn lần so sánh về cùng một đối tượng (xem ví dụ ở trang 25 và 26), trong khi đó luật tục Jrai có đến năm hoặc sáu lần so sánh về cùng một đối tượng so sánh. Chẳng hạn:

Tơhla ching pơchat bu thao prom hlôh kơching Adring bu thâo prong hloh kơ sang

Tang glang bu thâo prong hlôh kơ bơdung Rơsung bu thâo dlông hloh kơ hơlao

Pơ tao bu thâo prong hlôh kơ chứ Bơnư bu thâo dlông hlôh kơia

Ana dam. Dra bu thâo gao kơ ami ama. (Mảnh vỡ không thể lớn hơn chiếc chiêng Hiên nhà không thể dài hơn ngôi nhà Cánh cửa không thể cao lớn hơn mái nhà Cối giã gạo không thể cao hơn cái chày Hòn đá không thể lớn hơn trái núi

Cái đập không thể dài hơn dòng nước

Con cái không thể cao hơn cha mẹ được) [66, 135-136].


Trong cả những trường hợp cùng so sánh về một đối tượng thì thường so sánh trong luật tục Jrai có nhiều lần so sánh hơn luật tục Êđê. Chẳng hạn: người Êđê có hai lần so sánh:

- N~u mnieâ keâc` maâo djieâ, rueâ amaâo ana, n`u mnuih amaâo maâo ama ami~ (Hắn (như) con muỗi không có đàn, con ruồi không có mẹ (giống như) hắn là người không cha mẹ) (đk 89, tr. 109); hiện tương tương tự người Jrai lại có ba lần so sánh:

Nhu kach bu mâo hơ djuai Ruai bu mâo ania

Rơsa bu mâo phung Mơnuih bu mâo phung

(Nó như con muỗi không có bầy Như con ruồi không có cha có mẹ Như con hươu không có bầy

Như con người không có bà con cô bác) [66, 201-202].

4.6. Sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa so sánh trong luật tục Êđê với cách so sánh hay diễn đạt của người Kinh

Người Êđê và người Kinh cư trú ở hai địa bàn khác nhau, tuy không có quan hệ tiếp xúc lâu đời như giữa các dân tộc chung sống trên địa bàn Tây Nguyên, nhưng người nghiên cứu vẫn có thể nhận thấy trong luật tục Êđê và trong nghệ thuật ngôn từ của người Kinh có sự tương đồng rất thú vị, bên cạnh những nét khác biệt. Điều này thể hiện rõ nét nhất là ở phương thức so sánh. Sự trùng hợp không có gì là lạ, bởi cách suy nghĩ của bất kỳ dân tộc nào cũng vậy, khi cần hình dung một vật gì, hay muốn miêu tả giải thích một việc gì cho xác đáng, đều cảm thấy cần phải đem vật này so sánh với vật kia để cho rõ ý mình muốn nói.


a) Sự tương đồng

- Người Êđê dựa vào đặc điểm bó tranh khô rất nhẹ dễ khuân vác, sợi lạt giòn dễ gãy để so sánh miêu tả người dễ nổi nóng, không sao kiềm chế được: Mnuih hlang dreân` kueân` heâc, jeâc ai tieâ (Kẻ như bó tranh khô như sợt lạt giòn) (đk 35, tr. 66). Cũng nội dung so sánh tương tự này, người Kinh có cách nói so sánh gần giống nhau: nóng như lửa.

Những so sánh trong luật tục của người Êđê mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây cho ta thấy nhiều khi việc so sánh diễn ra rất bất ngờ, tưởng như các sự vật được so sánh không có quan hệ với nhau. Đó là quan niệm riêng của mỗi dân tộc về sự vật. Để thấy được sự phong phú đa dạng trong phương thức so sánh nghệ thuật ngôn từ của các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, chúng tôi tìm thấy những cách nói của người Kinh tương đồng về ý nghĩa ứng với từng biểu hiện so sánh của luật tục (xin xem phần Phụ lục). Sau đây là những biểu hiện tương đồng tiêu biểu:

- EÂmoâ kbao amaâo maâo poâ mgoâ~ klei, eâkei mnieâ amaâo maâo poâ mgoâ~ asa`p (Trâu bò không ai ép siết chặt thừng, trai gái không ai ép duyên) (đk 95, tr. 114). Người Kinh nói (viết tắt: NKN): Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên.

- C~ieâm đieât, c`hi` za`ng kmo`ng; c`ieâm pro`ng, c`hi` hla`m eâ’i. kđi đieât, mka` brei đieât; kđi pro`ng, mka` brei pro`ng (Thịt miếng nhỏ thì đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn thì đựng bằng rổ, rá. Chuyện nhỏ thỉ xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng) (đk 1, tr. 43). NKN: thấu tình đạt lý.

- Maâo kmu`n, maâo ktôr k’yua maâo poâ pla, maâo anak c`oâ k’yua maâo ami` ama k’kieâng (Có dưa có bắp là có người trồng, có con có cái do cha mẹ sinh ra). NKN: Con có cha mẹ đẻ, không ai ở lỗ nẻ mà lên.


- Ana`n n`u duah nga` si u`n knhaâo, si asaâo kne` (Hắn làm như con lợn phàm ăn, con chó ăn vụng) (đk 3, tr. 44). NKN: Ăn như heo; ăn vụng như chó.

- Mdeâ c`ö mdeâ bi c`ong, mdeâ mdro`ng mdeâ bi zuoân (Hắn không chịu thừa nhận núi nào thì ngọn ấy, làng nào thì tù trưởng ấy) (đk 29, tr. 62). NKN: Rừng nào cọp đó.

- C~im mtah, akan mtah, kruah kpung lun hga`l, amaâo kral anoâk soh djo` (Hắn ăn thịt sống cá tươi; cá chép, cá quả đều nuốt chửng bất cứ thứ gì, hắn không biết cái gì là đúng, cái gì là sai) (đk 196, tr. 199). NKN: Ăn tươi nuốt sống.

- N~u mnuih kzoâc` c`im joâng (Miệng lưỡi họ như miệng lưỡi con nhồng) (đk 184, tr. 190). NKN: Nói như két/vẹt.

- Sa c`oâ maâo leh knieât, sa c`oâ maâo leh kpung môh, tu` mdeâ bi đu` ma`, mdeâ moâ` mdeâ bi đu` ma` (Một đứa thì đã có báng ná, một đứa thì đã có cánh ná. Vì vậy, đúng là sọt của ai người ấy đeo, gùi của ai người ấy cõng) (đk 115, tr. 131). NKN: Của ai người ấy giữ.

- N~u tla`n tu`ng duah mjua, ala eâa mđang, mnuih zuoân sang suaih asei mlei n`u nac` (Họ đem trăn, đem rắn bỏ vào nhà người ta, khác nào kẻ thấy dân làng khoẻ mạnh sinh ra ganh ghét) (đk 74, tr. 98). NKN: Cõng rắn cắn gà nhà.

- Pui wa`l pha, eâa wa`l jô`ng (Hắn như lửa quấn lấy đùi nước cuốn lấy chân) (đk 17, tr. 55). NKN: Nước cuốn chân; nước đến chân

- Mnu`t ko` eâa, hra ko` buoân (Hắn lả kẻ cây đa đầu suối, cây sung đầu làng) (đk 12, tr. 50). NKN: Cây đa cây đề.

- N~u maâo moâ~ anak, awak plei leh maâo (Hắn đã có vợ, có con như đũa đã có đôi) (đk 136, tr. 151). NKN: Vợ chồng như đũa có đôi.


- Gô` deâ kga` eânieâng, ksieâng hna, eâ ra eâtung ka maâo ung kja (Gái tơ chưa chồng như chà gạc chưa tra cán, nỏ chưa có dây) (đk 131, tr. 146). NKN: Gái không chồng như cối xay chết ngõng; gái không chồng như thuyền không lái.

Những biểu hiện tương đồng tiêu biểu trên đây cho chúng ta thấy có một số tương đồng với nhau về nội dung ý nghĩa và có một ít tương đồng về cấu trúc, tuy không có sự trùng hợp hoàn toàn. Đặc điểm này có thể nói rằng tuy có sự tiếp xúc, vay mượn ngôn ngữ, nhưng cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt của hai dân tộc có thể tương đồng với nhau, nhưng cũng có thể khác nhau.

b) Sự khác biệt

Tuy có một số nội dung giống nhau, nhưng do đặc điểm tâm lý và cội nguồn văn hoá xa xưa khác nhau nên cũng có nhiều cách diễn đạt không giống nhau giữa các dân tộc.

Chẳng hạn:

- Người Kinh diễn đạt hình thức đẹp của người con gái hay phụ nữ bằng những so sánh có khi bằng hình ảnh cụ thể, có khi bằng hình ảnh trừu tượng khái quát: đẹp như tiên, đẹp như Tây Thi... Trong khi đó người Êđê thường so sánh những cô gái đẹp bằng các hình ảnh cụ thể:

C~ih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ c`ih.

(Những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng như hạt gạo mới giã, sáng như đóa hoa êpang, sáng như ánh sáng mặt trời) (đk 17, tr. 54)

- Người Êđê diễn đạt sự việc đã đinh ninh chắc chắn, khó có gì có thể làm thay đổi được bằng câu so sánh: EÂman leh kning, cing leh yuoâl (Voi đã xiềng chiêng đã treo). Trong khi đó người Kinh lại nói: chắc như đinh đóng cột.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023