Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 2

MỞ ĐẦU

0.1. Lý do chọn đề tài

Luật tục Êđê có giá trị nhiều mặt, cho đến nay chưa được khai thác hết và việc nghiên cứu giá trị ngôn ngữ tình hình cũng không khác. Do đó, việc tìm hiểu giá trị ngôn ngữ của luật tục Êđê là việc làm cần thiết và quan trọng để góp phần bảo tồn và phát huy một vốn quý của văn hóa Êđê. Việc khảo sát phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, sẽ cho ta thấy so sánh trong luật tục của dân tộc Êđê có những đặc điểm gì và mở rộng tìm hiểu thêm mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ và văn hoá, cụ thể là giữa phương thức so sánh với một số nhân tố văn hoá của dân tộc Êđê được thể hiện qua văn bản luật tục Êđê. Những đặc điểm và mối quan hệ này tuy không dễ phát hiện, nhưng liên quan mật thiết đến nhiều mặt khác nhau trong đời sống văn hoá tinh thần người Êđê và đến lượt nó luật tục có tác dụng đối với việc củng cố, ổn định, phát triển cộng đồng người Êđê.

Chọn đề tài: Phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê để nghiên cứu, chúng tôi mong muốn góp phần khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị luật tục của người Êđê trên Tây Nguyên.

0.2. Tình hình nghiên cứu

0.2.1.Tình hình nghiên cứu luật tục ở Việt Nam và một số nước

khác

Qua các tài liệu nghiên cứu luật tục của các học giả trong nước [42],

[66], [95], [97]... tình hình nghiên cứu luật tục ở Việt Nam và một số nước khác có thể tóm lược như sau:

Vào cuối thế kỷ XIX khi nhiều miền đất mới trên thế giới được phát hiện, nhất là khi chủ nghĩa thực dân phát triển, luật tục đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Trong số các công trình nghiên cứu luật tục có những công trình nghiên cứu ở các nước thuộc địa nhằm tìm hiểu phong tục tập quán của người bản xứ để xây dựng luật pháp phục vụ cho việc quản lý xã hội ở các xứ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


thuộc địa. Việc áp dụng thể chế quản lý xã hội nào để cai trị xã hội thuộc địa đã được Bronislaw Maninowski, người đứng đầu trường phái chức năng nghiên cứu luật tục, kết luận: “Không dùng một thể chế xã hội này áp đặt cho một xã hội khác, mà phải sử dụng bản thân thể chế xã hội vốn có để quản lý xã hội đó“ (dẫn theo tài liệu 97, trang 14) [97, 14]. Ở châu Âu và nhất là các nước châu Phi, người ta quan tâm tới luật tục ở góc độ từ tập quán nâng lên trở thành luật pháp chỉ khi nó được một đạo luật hay một quyết định của toà án công nhận, khi đó nó được biết như là luật, được chấp nhận như là luật và thi hành như là luật. Đến đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu luật tục dưới góc độ nhân loại học và bắt đầu văn bản hoá luật tục, mở rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau, như vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu luật tục. Dựa trên những quan điểm chung đó, nhiều nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu luật tục của các dân tộc ở nhiều vùng, nhiều quốc gia trên thế giới. Tài liệu [97,18] cho biết, ở châu Á có công trình do Masaji Chiba (Nhật Bản) chủ biên, xuất bản năm 1986, trình bày luật tục của người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản. Tiếp đến là công trình nghiên cứu của Von Benda- Beckmann K. và Von Benda – Beckmann F. người Hà Lan về luật tục Inđônêxia, luật tục Malayxia. Công trình nghiên cứu của Kayleen M. Hazle Hurst đề cập đến luật tục Canada, Australia và New Zealand.

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 2

Nhìn chung, trong thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu luật tục trên thế giới đã đạt được những bước phát triển đáng kể, về phương diện lý luận, về phương pháp, kể cả những công trình nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu luật tục ở Việt Nam.

Cũng theo tài liệu [97] thì ở nước ta vào đầu thế kỷ XX, luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được các quan chức thuộc địa Pháp ở Việt Nam quan tâm sưu tầm và lần lượt cho ra đời, luật tục Êđê (1926), luật tục Stiêng (1951), luật tục Srê (1951), luật tục Ba Na, Xê Đăng (1952), luật tục Mạ (1957), luật tục Jrai (1963)... Từ năm 1996, Viện Nghiên cứu Văn hoá


dân gian đã phối hợp với các sở văn hoá thông tin các tỉnh Tây Nguyên, tiếp tục sưu tầm, bổ sung và lần lượt cho ra mắt nhiều bộ luật tục, như luật tục Êđê (1996), luật tục Jrai (1997) luật tục M’nông (1998). Ở miền núi phía bắc cho đến những năm 80 của thế kỷ XX việc sưu tầm luật tục mới được bắt đầu và năm 1999 luật tục của người Thái được giới thiệu.

0.2.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu luật tục Êđê

Năm 1913, viên Công sứ người Pháp tên L.Sabatier tỉnh Đăk Lăk cho sưu tầm luật tục Êđê và lần đầu tiên luật tục Êđê được văn bản hoá vào năm 1926 bằng tiếng Êđê (ở nước Pháp). Đây là công trình sưu tầm về luật tục đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1940, dịch giả người Pháp là D. Antomarchi dịch luật tục này ra tiếng Pháp. Năm 1984, nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Hữu Thấu dựa vào văn bản luật tục Êđê bằng tiếng Pháp dịch sang tiếng Việt. Cũng từ năm 1984, với chương trình điều tra Tây Nguyên của Nhà nước, luật tục Êđê được sưu tầm bổ sung và cho in thành sách song ngữ Việt - Êđê, do Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Hữu Thấu, Chu Thái Sơn biên soạn, có 11 chương bao gồm 236 điều khoản, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1996.

Các công trình nghiên cứu về luật tục ở Việt Nam nói chung, luật tục Êđê nói riêng không phải là nhiều, hầu hết là những chuyên khảo bàn về giá trị nội dung, trong số đó có ít nhiều nhận định đề cập đến giá trị ngôn ngữ của luật tục. Tuy nhiên cho đến nay chưa có chuyên khảo bàn sâu về giá trị ngôn ngữ luật tục. Riêng về giá trị nội dung của luật tục Êđê thì đã được các tác giả chú ý đến nhiều hơn và đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau.

GS TS Ngô Đức Thịnh khi trình bày khái quát về luật tục đã khẳng định những giá trị cơ bản của luật tục Êđê. Ông xem luật tục Êđê “là nguồn tư liệu quý hiếm để nghiên cứu xã hội tộc người và văn hoá tộc người; là di sản văn hoá độc đáo của dân tộc, là tri thức dân gian về quản lý cộng đồng” [94, 130]. Đồng thời, tác giả cũng nêu những mối quan hệ giữa luật tục với đời sống và sự tác động của nó đối với quá trình phát triển xã hội, với các nội


dung cụ thể, như: luật tục từ trong buôn làng đến quốc gia - dân tộc; từ luật tục đến pháp luật nhà nước; luật tục, toà án phong tục và tổ hoà giải của làng buôn. Tác giả đã nhấn mạnh: “Bộ luật tục (Luật tục Êđê) là những trang sử truyền khẩu được ghi chép lại, nó phản ánh sắc nét chân dung của một tổ chức xã hội mẫu hệ còn khá điển hình trên cao nguyên miền Trung nước ta vào những thập niên đầu thế kỷ XX” [95, 121].

Một số chuyên khảo khác nói về luât tục được tập hợp trong sách “Chuyên đề về luật tục“ của Bộ Tư pháp (1997). Các bài viết nghiên cứu về các nội dung luật tục Êđê, như cách thức tổ chức và vận hành của luật tục; những quy định về hình phạt của luật tục; những yếu tố làm nền tảng cho luật tục; quá trình vận động và phát triển của luật tục; bản chất và giá trị của luật tục; luật tục, hương ước so với những quy định của bộ luật dân sự; luật tục Êđê với việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; vai trò của người phụ nữ Êđê qua luật tục; vấn đề hôn nhân và gia đình trong luật tục Êđê v.v...

Nghiên cứu về phương diện giá trị ngôn ngữ luật tục Êđê, trong số tài liệu mà chúng tôi tham khảo chưa có đề tài nào trùng tên với nội dung cơ bản của đề tài luận án. Tuy nhiên, trên thực tế tùy theo khuôn khổ của từng bài viết và tuỳ theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu cụ thể mà từ lâu khía cạnh này hay yếu tố khác về một số giá trị ngôn ngữ của luật tục Êđê cũng đã được đề cập. Chẳng hạn đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ của luật tục Êđê, Ngô Đức Thịnh đã nhận định khái quát như sau: “Ngôn ngữ luật tục là loại văn vần, đó là hình thức chuyển tiếp giữa khẩu ngữ hằng ngày với ngôn ngữ thơ ca. Hình thức ấy làm cho người ta dễ nhớ, dễ lưu truyền để làm theo” [95, 34]. Đồng thời, ông cũng nói rõ hơn về hình thức và một số tính chất của lời nói vần trong luật tục Êđê như sau: “Hình thức văn vần (Klei duê) không chỉ có trong luật tục, mà còn là một hình thức phổ biến trong văn chương truyền miệng như khan, tục ngữ, dân ca, câu đố,... nó tạo nên hình thức ngôn từ đặc biệt. Thực ra klei duê là một hình thức ngôn từ đã được phát triển lên từ khẩu ngữ


hằng ngày với cách nói luôn luôn ví von, so sánh, cụ thể, lặp đi lặp lại, ưa thích dùng ngoa ngữ để khẳng định điều muốn nói. Chính vì thế mà klei duê trong luật tục cũng như trong các thể loại khác của văn chương truyền miệng Êđê rất gần gũi với nhau. Tất nhiên, do chỗ, nó- văn vần (klei duê)- là một sáng tạo của cộng đồng, một biểu hiện của văn hoá thông tin nên so với khẩu ngữ, nó hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, khả năng truyền thụ nhậy bén hơn, ngưng đọng hơn, ấn tượng hơn” [95, 35].

Trong bài phát biểu của mình, in trong cuốn sách “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” năm 2000 (chủ biên Ngô Đức Thịnh), Oscar Salemink, đại diện Quỹ Ford tại Việt Nam cho rằng: “Các văn bản luật tục này giống như một bài thơ dài, hay”.

Khi biên soạn tài liệu “Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam“ do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, tập thể biên soạn đã đưa luật tục các dân tộc Việt Nam vào trong tài liệu và như thế có nghĩa là họ đã xác định luật tục thuộc phạm trù văn học dân gian. Tuy nhiên, luật tục thuộc thể loại văn học nào thì các tác giả chưa chỉ ra. Về luật tục Êđê, các tác giả đã đánh giá và so sánh với luật tục các dân tộc khác như sau: “Luật tục của người Êđê và M’nông lại được cơ cấu bằng văn nói, điểm xuyết nhiều thành ngữ và tục ngữ, tiến bộ hơn nhiều so với bộ luật của người Xrê do J. Dournes và luật tục của người Gia Rai do P. B. Lafont và Phan Đăng Nhật giới thiệu, có thể sánh ngang, nhưng chính xác hơn, bộ luật của người Ba Na và Xơ Đăng do P. Guilleminet sưu tập. Ở đây ta thấy một cách thích thú những quan niệm mang tính xã hội, những thế ứng xử, những phong tục tập quán liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, đến hôn nhân gia đình, đến thể chế xã hội rất cần thiết cho các nhà làm luật và các nhà khoa học xã hội và nhân văn trong việc tìm hiểu xã hội cổ truyền ở Tây Nguyên“ [111, 36].

Nhìn chung khi nêu lên quan điểm nhận xét đánh giá về phương diện ngôn ngữ của luật tục, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định ngôn ngữ luật tục mang một số phẩm chất của ngôn ngữ văn chương truyền miệng


và đã đề cập một cách khái quát về đặc điểm của yếu tố vần, yếu tố hình ảnh biện pháp nghệ thuật, tuy những yếu tố này chưa được bàn sâu sắc. Ngoài ra, những yếu tố khác cũng thuộc bình diện ngôn ngữ, theo chúng tôi được biết, hiện nay vẫn chưa có bài viết nào đề cập.

Ta có thể nhận thấy rằng, ngôn ngữ luật tục là ngôn ngữ mang một số phẩm chất của ngôn ngữ văn chương truyền miệng, nhưng luật tục chưa phải là tác phẩm văn học dân gian như những thể loại văn học dân gian trường ca hay tục ngữ, ca dao, dân ca, lại càng không phải như truyện cổ, thần thoại, sử thi.v.v... Bởi vì, tuy ngôn ngữ luật tục cũng có tính chất thẩm mỹ văn học, như cách thức diễn đạt, sử dụng biện pháp tu từ, hình thức trình bày.v.v... làm cho ngôn ngữ có tính biểu trưng, tính biểu cảm và tính hình tượng, song chức năng thẩm mỹ của những yếu tố này chỉ đóng vai trò phụ thuộc, thứ yếu mà chức năng chủ yếu của ngôn ngữ luật tục là chức năng giao tiếp, chủ yếu để trao đổi thông tin khi xử phạt đối với người có hành vi vi phạm luật tục. Trong khi đó, trong tác phẩm văn học dân gian, những yếu tố ngôn ngữ có chức năng thẩm mỹ được đẩy lên hàng đầu, chức năng giao tiếp được hiện thực hoá qua các phương tiện và yếu tố làm nên tính thẩm mỹ, từ đó mà nội dung giao tiếp được ghi nhận. Mặt khác, mục đích ý nghĩa của các yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ luật tục nhằm chủ yếu hướng đến những nội dung có tác dụng quy định của luật tục, trong khi đó các yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ văn học dân gian lại chủ yếu hướng tới nội dung có giá trị hình tượng - thẩm mỹ văn chương. Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ luật tục và ngôn ngữ văn chương truyền miệng là: nếu như trong ngôn ngữ luật tục chức năng giáo tiếp được nổi lên hàng đầu và chức năng thẩm mỹ là thứ yếu thì ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương lại ngược lại, chức năng thẩm mỹ được đẩy lên hàng đầu và chức năng giáo tiếp là thứ yếu.

Đồng thời, kết cấu nội dung tác phẩm văn học dân gian được toát lên từ quan hệ tổng hoà của các yếu tố thuộc tác phẩm, trong khi đó kết cấu nội


dung luật tục là phép cộng đơn giản của nội dung từng điều khoản (đk) hợp lại mà thành.

Nhìn chung, giữa ngôn ngữ văn chương truyền miệng Êđê và ngôn ngữ luật tục có những điểm tương đồng và khác biệt về cách thức sử dụng hình ảnh, hình tượng, từ ngữ và đặc biệt là các biện pháp tu từ, hình thức bố cục văn bản và cách thức trình bày v.v... Điều đáng lưu ý là ở ngôn ngữ luật tục Êđê tồn tại một số yếu tố đã có trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày và ngôn ngữ văn học dân gian, nhưng nó lại được sáng tạo phù hợp với mục đích, yêu cầu thể hiện nội dung ý nghĩa của luật tục. Vì thế trong ngôn ngữ luật tục Êđê có những yếu tố hay và đẹp riêng mà nhiều thể loại tác phẩm văn học dân gian khác của dân tộc Êđê không có được.

0.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chính là phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê.

- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là 236 điều khoản của luật tục Êđê, bằng hai thứ tiếng Việt - Êđê trong cuốn sách Luật tục Êđê (Tập quán pháp) của Nxb Chính trị Quốc gia (1996), do Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn và Nguyễn Hữu Thấu biên soạn. Đây là cuốn sách mà nội dung và ngôn ngữ có nhiều mặt sát hợp với thực tế đời sống hiện nay của người Êđê. Ngoài ra còn so sánh với luật tục Jrai, luật tục M’nông.

Luật tục Êđê đã được ghi chép lại thành văn bản; dĩ nhiên, nó không khỏi chịu ảnh hưởng của người ghi chép, như nhiều nhà nghiên cứu đã nói. Chẳng hạn Vũ Ngọc Phan đã nhận xét quá trình sưu tầm và văn bản hoá tục ngữ ca dao, dân ca như sau: “Tục ngữ, ca dao của ta có nhiều câu, nhiều bài qua nhiều thế hệ và tuỳ theo từng địa phương đã bị sửa chữa cả về hình thức và nội dung không còn nguyên vẹn nữa... đến khi đã được ghi chép lại thì nó mang phong cách từng người ghi chép.“ [70, 26].

Đây là những nhận xét về văn học dân gian Việt Nam, nhưng theo chúng tôi nó cũng có giá trị chung, ít nhiều mang tính phổ quát. Văn bản luật


tục Êđê đã ấn hành, theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, phản ánh khá trung thành hình thức ngôn ngữ khẩu ngữ toàn dân của người Êđê. Trong luận án của mình, chúng tôi luôn luôn chú ý đến hai mặt đó của ngôn ngữ luật tục Êđê. Chúng tôi còn chú ý đến nội dung dịch của sách, một số trích dẫn trong luận án, chúng tôi có thay đổi nội dung dịch để phù hợp với yêu cầu nội dung phân tích.

Về mặt nội dung cuốn sách có 11 vấn đề được các nhà nghiên cứu sắp xếp ứng với 11 chương như sau:

Chương 1. Mta eâlaâo (Những quy định mở đầu): gồm có 23 điều khoản (đk).

Chương 2. Klei nga` soh ho`ng khua (Những vi phạm của các thành viên đối với thủ lĩnh buôn làng): gồm 33 điều khoản.

Chương 3. Klei khua nga` soh (Những vi phạm của thủ lĩnh buôn làng): gồm 11 điều khoản.

Chương 4. Klei nga` soh ho`ng jih buoân sang (Những vi phạm lợi ích cộng đồng): gồm 27 điều khoản.

Chương 5. Klei bi doâk ung moâ` (Những vi phạm về hôn nhân): gồm 48 đk.

Chương 6. Klei ami` ama ho`ng anak (Những vi phạm giữa cha mẹ và con cái): gồm 6 điều khoản.

Chương 7. Klei eâkei mnieâ soh dih hraêm (Những vi phạm gian dâm): gồm 11 đk.

Chương 8. Klei soh pro`ng (Những vi phạm nặng) (trọng tội): gồm 21 điều khoản.

Chương 9. Do` ngaên kdraêp (Những vi phạm về của cải, tài sản): gồm 38 điều khoản.

Chương 10. Klei eâmoâ kbao bi soh ho`ng klei araêng ngaê bi soh ho`ng eâmoâ kbao (Những vi phạm về việc trâu bò gây thiệt hại cho người ta và về trâu bò bị người ta làm thiệt hai): gồm 10 điều khoản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023