Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Sau 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết

quả quan trọng, rất có ý nghĩa trong viêc

thưc

hiên

sứ mêṇ h nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh “ những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của ngành giáo dục, Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra “ Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất…Đội ngũ nhà giáo…bất cập về chất lượng”[28. tr. 11].

Như vậy Đảng ta đã đánh giá “ Phương pháp giáo dục” của nước ta còn “lạc hậu”. Sự “lạc hậu” về “phương pháp giáo dục” biểu hiện ở mọi bậc học và các môn học trong đó có môn LS. LS là bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển năng lực, đặc biệt là các phẩm chất: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào của người học. Tuy nhiên chất lượng dạy và học LS ở các bậc học trong đó có bậc học THPT còn nhiều yếu kém. Điều này được minh chứng qua kết quả của học sinh trong các kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và THPT Quốc gia: mỗi năm số học sinh bị điểm liệt môn LS lên tới hàng nghìn em, trong khi đó số học sinh đạt từ 8,0 điểm trở lên chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Những con số trên chứng tỏ học sinh khá, giỏi môn LS ở các trường THPT là rất hiếm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song một trong những lí do làm cho học sinh chán học và bị điểm kém môn LS là do đội ngũ nhà giáo LS ở các trường THPT chưa tìm ra được phương pháp dạy học tích cực, nhất là chưa có phương pháp hiệu quả nhằm tìm kiếm, bồi dưỡng, phát triển những học sinh có năng khiếu bộ môn trở thành học sinh giỏi LS. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu của ngành giáo dục mà còn để lại hậu quả đáng tiếc cho tương lai của bộ môn: không có học sinh giỏi LS thì làm sao có giáo viên giỏi và nhà khoa học LS giỏi! Không có giáo viên giỏi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

LS thì khó có học sinh yêu thích và học giỏi LS, không có nhà khoa học LS giỏi thì ngành LS không thể phát triển tương xứng với sứ mệnh của nó.

Như vậy việc thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học LS trong trường THPT đồng thời để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục là một trong những giải pháp quyết định.

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 2

Trường THPT Giao Thủy được thành lập từ năm 1965, qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, THPT Giao Thủy đã trở thành một ngôi trường có truyền thống dạy giỏi, học giỏi hàng đầu của tỉnh Nam Định. Thành tích đầy tự hào đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể sư phạm và toàn thể học sinh nhà trường trong đó có giáo viên và học sinh giỏi bộ môn LS. Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi mang tính đột phá của kì thi THPT Quốc gia, của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ sở giáo dục, giữa các giáo viên trong cùng bộ môn nhằm khẳng định vị thế của mình thì việc tìm ra phương pháp hiệu quả để bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS lớp 12 là vấn đề vô cùng cấp thiết. Mặt khác, bằng thực tiễn nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy điều kiện đầu tiên quyết định chất lượng dạy và học bộ môn là giáo viên phải có phương pháp dạy học hiệu quả, đồng thời muốn có học sinh giỏi LS trước hết giáo viên cần có phương pháp bồi dưỡng phù hợp.

Bởi vậy việc nghiên cứu về phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 là một đề tài mới cần khai thác và là một đề tài quan trọng cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn LS ở trường THPT. Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tôi chọn vấn đề “Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học LS lớp l2 ở trường THPT Giao Thủy tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học LS.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Việc nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học LS nói riêng được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dành tâm

huyết quan tâm. Có thể khái quát các loại công trình nghiên cứu có liên quan như sau:

Tiến sĩ N.G Đai ri (Liên Xô trước đây) trong cuốn “ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã khẳng định người thầy cần sử dụng đa dạng các hình thức dạy học và thầy giáo phải bắt buộc biết rõ các thành tựu của khoa học LS và các khoa học giáo dục. Ông cho rằng GV cần “ tổ chức một cách khoa học quá trình sư phạm ở trên lớp. Việc tổ chức này được thể hiện ở chỗ làm cho quá trình sư phạm phù hợp với các quy luật nhận thức thông qua việc sử dụng những hình thức học tập có lợi nhất và qua cách thức tổ chức đúng đắn hoạt động của HS”[ 7. tr. 20]. Như vậy N.G Đai ri đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GV trong “quá trình sư phạm ở trên lớp” và GV cần “tổ chức đúng đắn hoạt động của HS” tức là GV cần thực hiện các phương pháp dạy học hiệu quả.

Cuốn “ Phương pháp giảng dạy Lịch sử hiện đại” của NXB Giáo dục Mát – xcơ – va, 1972 được tổ tư liệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội I dịch năm 1976 là công trình chuyên nghiên cứu về phương pháp dạy học LS hiện đại. Trong công trình này các tác giả đã khẳng định người GV trong quá trình dạy học cần xác định bằng cách nào để đến với HS có nghĩa là GV cần tìm ra con đường phù hợp để đưa kiến thức đến với HS. Như vậy các tác giả của công trình tiếp tục coi phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học LS.

Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, …, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng sống… thức nâng cao kiến chuyên sâu … phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu... Đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá.” [28.tr.34]. Từ định hướng này có thể khẳng định trong quá trình đổi mới giáo dục, Đảng ta rất chú trọng đến công tác “ thức nâng cao kiến chuyên sâu … phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu...” [28.tr.31] điều đó có

nghĩa là việc bồi dưỡng phát triển về kiến thức, tư duy và năng lực cho HS cũng như việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục.

Cuốn Hồ Chí Minh “ Bàn về công tác giáo dục”, NXB Sự thật, Hà Nội 1972 gồm những bài viết, bài nói chuyện, thư gửi các cán bộ giáo viên ngành giáo dục…đã nhấn mạnh động cơ và phương pháp học tập, việc gắn học với hành, lí luận với thực tiễn … Người khuyên GV phải biết dạy cái gì, dạy như thế nào để học sinh hiểu bài nhanh chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh, dạy và học không câu nệ, hình thức, nhồi sọ cốt yếu là phải làm cho người học hiểu sâu sắc vấn đề.

Phan Ngọc Liên và Trần văn Trị trong cuốn “ Phương pháp giảng dạy lịch sử”, NXB Giáo dục, 1976 đã giành một phần nội dung để nói về phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Phan Ngọc Liên (chủ biên) và Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong cuốn “ Phương pháp giảng dạy lịch sử”, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, 2002 cũng đề cập tới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông như một nhân tố quan trọng trong quá trình dạy học.

Cuốn “ Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử” – Nguyễn Thị Côi

, Trần Bá Đệ, Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Thanh Toán, Trịnh Tùng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998 xác định nội dung cơ bản của các khóa trình lịch sử lớp 12 THPT, kiến thức cơ bản của một số vấn đề chủ yếu trong chương trình Lịch sử lớp 12 THPT.

Cuốn “ Ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi THPT môn Lịch sử” – Nguyễn Sĩ Quế, Hoàng Năng Định, Nguyễn Thanh Lường, NXB Giáo dục, 2003 xác định kiến thức cơ bản trong chương trình lịch sử lớp 12, một số nội dung cần chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi quốc gia, hướng dẫn ôn thi và làm bài thi môn LS, hướng dẫn cách trả lời một số câu hỏi.

Các tác giả Trịnh Đình Tùng(chủ biên) - Trần Huy Đoàn – Nguyễn Thị Hương trong cuốn “Bồi dưỡng Học sinh giỏi môn Lịch sử trung học phổ

thông”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 khẳng định “ vấn đề phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG các bộ môn nói chung môn Lịch sử nói riêng là một trong những nhiệm vụ của người GV trường phổ thông” [24.tr.8]. Để thực hiện nhiệm vụ đó, các tác giả cho rằng trong phương pháp bồi dưỡng HSG môn LS ở trường phổ thông GV cần “ phải xác định động cơ, hứng thú học tập Lịch sử cho HS và phải sớm hình thành ở HS những năng lực học và làm bài thi môn LS”[24.tr.8]

Tác giả Hoàng Thanh Tú trong cuốn “ Phương pháp ôn tập lịch sử ở trường THPT một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 khẳng định tầm quan trọng, những yêu cầu cơ bản, hình thức và biện pháp tổ chức hướng dẫn ôn tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Các tác giả Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Sông Hương, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Văn Ninh, Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2015 đã đề xuất nhiều câu hỏi đa dạng theo tinh thần đổi mới của kì thi THPT quốc gia.

Như vậy ở những góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đề cập rất nhiều đến phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng. Qua các nghiên cứu tiêu biểu của các nhà giáo dục học, sử học trong và ngoài nước nói trên chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng dạy và học bộ môn. Các tác giả cũng đưa ra nhiều phương pháp cụ thể trong quá trình dạy học LS và nhiều nhà khoa học, nhà giáo đã dày công sưu tầm, tuyển chọn, đề xuất những bộ câu hỏi, đề thi LS ở nhiều cấp độ nhận thức dành cho các đối tượng HS khác nhau. Đó là nguồn tư liệu khoa học quý giá giúp chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu.

Tuy nhiên các tài liệu trên mới tập trung vào việc giới thiệu các dạng câu hỏi, bài tập, các đề thi qua nhiều năm… hoặc một số vấn đề lí luận về phương pháp ôn tập, kiểm tra, còn việc bằng cách nào để HS làm tốt các câu hỏi, bài tập và đề thi đó lại chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và thấu

đáo. Đây thực sự là một khó khăn lớn cho GV và HS trong quá trình dạy học LS. Nói một cách khác, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp bồi dưỡng cho đối tượng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử nói chung và HS lớp 12 ở trường THPT nói riêng.

Xuất phát từ thực tiễn trên đồng thời nhận thấy ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS lớp 12 nên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy tỉnh Nam Định”.

3. Mục đích nghiên cứu.

- Khẳng định vai trò ý nghĩa của phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12.

- Đề xuất các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn ở trường THPT Giao Thủy. Các phương pháp đó có thể vận dụng vào bồi dưỡng HS giỏi môn Lịch sử ở các trường THPT khác trong cả nước.

- Thực nghiệm để kiểm chứng các phương pháp sư phạm từ đó rút ra kết luận khoa học về phương phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT.

4. Câu hỏi nghiên cứu.

Phương pháp bồi dưỡng nào có hiệu quả đối với học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy?

5. Giả thuyết nghiên cứu.

Nếu đề xuất được phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường THPT.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học, phương pháp dạy học Lịch sử nói chung, tìm hiểu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 để rút ra kết luận.

- Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu tình hình học sinh và thực trạng dạy, học Lịch sử ở trường THPT Giao Thủy, phân tích những mặt mạnh, điểm yếu của giáo viên và học sinh, thời cơ và thách thức của xu hướng đổi mới giáo dục, từ đó tìm ra phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12.

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các phương pháp mà luận văn đưa ra, từ đó rút ra kết luận khoa học về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT.

7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

7.1. Khách thể nghiên cứu.

- Quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Giao Thủy.

7.2. Đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy.

8. Phạm vi nghiên cứu.

- Luận văn không nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng cho mọi đối tượng học sinh trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, mà đề tài giới hạn trong việc đề xuất các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định.

9. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu lí luận:

- Đề tài nghiên cứu dựa trên những quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông, quan điểm giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Trên quan điểm này, tác giả tìm hiểu các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph.Enghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, nghiên cứu chương trình SGK lớp 12, các nguồn tài liệu liên quan nhằm trang bị cơ sở lí luận, cơ sở phương pháp của đề tài.

- Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gích trong nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài trong việc sử dụng phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Lý luận về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp dạy học LS của các nhà khoa học giáo dục và giáo dục LS.

Phương pháp điều tra thực tế và phương pháp quan sát:

+ Dự giờ, điều tra xã hội học, trao đổi thảo luận với GV và HS, phụ huynh HS

+ Sử dụng các giác quan, phương tiện để lưu lại các hình ảnh về học sinh để có cơ sở đánh giá nhận xét học sinh.

Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án dạy thực nghiệm gồm các dạng câu hỏi và bài tập, một số đề kiểm tra ở trường THPT Giao Thủy tỉnh Nam Định để kiểm tra kết quả những biện pháp sư phạm mà đề tài đặt ra.

Một số phương pháp nghiên cứu khác: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục, phương pháp chuyên gia.

10. Đóng góp của đề tài.

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT.

- Đề xuất phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học LS lớp 12 ở trường THPT.

11. Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương:

Chương 1: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT. Lí luận và thực tiễn.

Chương 2: Các hình thức và biện pháp bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy. Thực nghiệm sư phạm

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí