Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 27


Để thực hiện được thành công các định hướng phát triển nêu trên, điều kiện quan trọng và cần thiết là nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước các cấp về vai trò, vị trí của các KCN trong quá trình CNH, HĐH đất nước; thống nhất chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước KCN trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban Quản lý KCN trở thành một cơ quan “đầu mối, tại chỗ” ở địa phương quản lý nhà nước KCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Ngoài ra, các Bộ, ngành khi tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành cần dựa trên cơ sở thống nhất với pháp luật về KCN tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; xây dựng chính sách phát triển KCN phải đặt lợi ích của quốc gia, vì lợi ích chung phát triển KCN phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lên trên lợi ích cục bộ của địa phương, của các bộ, ngành.



CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quản lý nhà nước đối với công nghiệp là gì? Có những chức năng và yêu cầu nào với tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với công nghiệp.

2. Trình bày nội dung cơ bản và sự phối hợp các phương pháp quản lý nhà nước với công nghiệp? Liên hệ thực tế để đánh giá ưu, nhược điểm của sử dụng các phương pháp ấy trong quá trình quản lý nhà nước với công nghiệp ở Việt Nam.

3. Phân tích nội dung của các yêu cầu của tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà với công nghiệp? Trình bày sự vận dụng các yêu cầu này trong tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với công nghiệp?

4. Phân tích nội dung chức năng quản lý nhà nước với công nghiệp? Lấy các ví dụ thực tế để minh họa về các mặt tích cực và hạn chế tồn tại trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước với công nghiệp ở Việt Nam?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

5. Hệ thống công cụ quản lý nhà nước có những công cụ nào? Phân tích ảnh hưởng của một trong những công cụ quản lý nhà nước đối với nền kinh tế hiện nay?

6. Phân tích những tích cực và hạn chế của việc sử dụng một trong các công cụ tài chính trong quản lý nhà nước với công nghiệp ở Việt Nam

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 27



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Trần Ánh - Kinh tế và quản lý doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê, năm 2000.

2. Lã Văn Bạt, Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 2005.

3. Vũ Quý Bình, Giáo trình Quản lý chất lượng, NXB Thống kê, năm 2004.

4. Nguyễn Văn Dần, Giáo trình Kinh tế học vi mô, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007.

5. Nguyễn Văn Dần, Giáo trình kinh tế học vĩ mô, NXB Tài chính, năm 2008.

6. Nguyễn Đăng Dậu – Nguyễn Xuân Tài, Giáo trình Quản lý công nghệ, NXB Thống kê, năm 2003.

7. Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2004.

8. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Chính sách kinh tế – xã hội. NXB Khoa học kỹ thuật, năm 1999.

9. Vũ Văn Hóa - Đinh Xuân Hạng, Giáo trình lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính, năm 2008.

10. Nguyễn Đình Phan- Nguyễn Kế Tuấn, Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2008.

11. Nguyễn Đình Phan, Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Giáo dục 2005

12. Ngô Văn Quế, Giáo trình Quản lý chuyển giao công nghệ và chất lượng sản phẩm, NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2002

13. Nguyễn Quang Toản: ISO 9000 và TQM – Thiết lập hệ thống quản lý hướng vào chất lượng trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản trẻ, năm 1995.

14. Đặng Vũ Tùng, Quản lý công nghệ, Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 2005.

15. Harold Koontz - Cyril Odonnell, Heiz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2004

16. Tài liệu trên internet các trang web, báo điện tử...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022