Đảm Đang Sản Xuất, Công Tác Thay Thế Cho Nam Giới Đi Chiến Đấu


3.2.2.1. Đảm đang sản xuất, công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu

Đây là yêu cầu cấp bách, hàng đầu và cũng chính là một trong ba nội dung cơ bản của phong trào Ba đảm đang. Với đức tính cần cù, chịu khó, những người phụ nữ trên hậu phương miền Bắc ra sức học tập, thực hiện cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ và thao tác để nâng cao năng suất và hiệu quả công tác; cố gắng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật, nâng cao khả năng quản lý sản xuất, tích cực tham gia công tác của địa phương, xây dựng chính quyền, bảo vệ xóm làng đồng thời tích cực sẵn sàng gánh vác thêm phần lao động của người đi chiến đấu hoặc người sẵn sàng chiến đấu…

Phụ nữ công nhân trên mặt trận sản xuất công nghiệp: Trong điều kiện bom đạn Mỹ đánh phá ác liệt các trung tâm công nghiệp hòng “đưa miền Bắc trở về thời đồ đá cũ”, giai cấp công nhân miền Bắc, trong đó có nữ công nhân đã phát huy truyền thống kiên cường của dân tộc, quyết tiêu diệt máy bay Mỹ, bảo vệ và củng cố chế độ XHCN. Mỗi xí nghiệp, nhà máy, công trường… trở thành những pháo đài chống Mỹ. Thực hiện Nghị quyết 31/CP của Chính phủ, chị em tham gia vào các cơ quan, xí nghiệp với khí thế Ba đảm đang sẵn sàng thay thế nam giới “tay búa, tay súng”. Tỉ lệ lao động nữ trong các cơ quan, xí nghiệp ngày càng tăng nhanh. Từ 5% năm 1955, tỷ lệ nữ công nhân, viên chức trong khu vực nhà nước tăng lên 27% năm 1965, và đến cuối năm 1966 tăng lên khoảng từ 31 - 32% [123, tr.199]. Riêng tại Thủ đô Hà Nội, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số công nhân viên chức tăng từ 37,35% (năm 1965) lên 51,03% (năm 1968), riêng trong ngành công nghiệp nhẹ lao động nữ chiếm đến 62,37%, trong các nhà máy dệt, xí nghiệp dược phẩm, nhà máy bia, nhà máy chế biến thực phẩm…lao động nữ chiếm tới 70%-80%. Trên toàn miền Bắc, tổng số lao động nữ công nhân viên chức tăng từ 27% (năm 1965) lên 42% (năm 1972) [123, tr.38]. Đến năm 1973 và các năm sau đó, trong điều kiện lao động nam giới được động viên ngày càng nhiều đi chiến đấu, tỉ lệ này còn tăng lên.

Bất kỳ trong tình huống nào, chị em công nhân cũng luôn nêu cao ý thức làm chủ tập thể, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ, kề vai sát cánh cùng nhau và cùng nam giới bảo vệ sản xuất, bảo vệ máy móc, tài sản của cơ quan, xí nghiệp, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến cách làm việc để nâng cao chất lượng và năng suất lao động với quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Mỗi nhà máy như những "pháo đài", chị em công nhân lao động đã cùng tập thể bảo vệ nhà máy, vừa kiên trì sản xuất dưới mưa bom, bão


đạn, vừa dũng cảm bắn hạ máy bay địch khi chúng đến đánh phá. Nhiều nhà máy, xí nghiệp ngay cả trong vùng bị địch đánh phá ác liệt vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất như nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, Mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Khu gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Vinh (Nghệ An), Nhà máy điện Việt Trì (Vĩnh Phú), Nhà máy điện Hàm Rồng (Thanh Hóa)… Nhà máy Dệt Nam Định với hơn 70% nữ công nhân và cũng là địa phương nằm trong vùng trọng điểm liên tục bị đánh phá ác liệt, nhưng chị em công nhân đã kiên cường đánh trả máy bay địch, vượt khó khăn đảm bảo sản xuất đạt và vượt kế hoạch. Có những nhà máy đông lao động nữ như Nhà máy dệt kim Đông Xuân, Nhà máy thuốc lá Thăng Long (Hà Nội), hoàn thành vượt mức kế hoạch, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. Tổ máy I máy con ca A, đảm bảo ngày công, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, vượt kế hoạch sản lượng 122 tấn sợi, được Nhà nước tuyên dương là đơn vị Anh hùng. Tại Xí nghiệp đại tu ô tô, 15.000 nữ thanh niên công nhân đã đảm nhận thêm máy, thêm việc, học thêm ngày thay cho nam giới đi chiến đấu, 432 nữ đoàn viên được đề bạt làm tổ trưởng, tổ phó, phân xưởng phó sản xuất. Tại Nhà máy dệt 8/3, 4799 chị em công nhân đã noi gương các chiến sĩ đường 9 tăng năng suất vượt kế hoạch 10 triệu mét vải. Nữ công nhân Xí nghiệp dược phẩm Trung ương II, năm 1968, sản xuất 15 tấn thuốc vì miền Nam ruột thịt. Nữ công nhân trẻ Đào Thị Thư ở nhà máy Dệt 8-3, khắc phục mọi khó khăn, trong năm 1964 vượt định mức 52 ngày, 6 tháng đầu năm 1965 vượt trước 23 ngày.

Phát huy khí thế cách mạng kiên cường của giai cấp tiên phong "tay búa, tay súng"; ra sức thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thi đua “năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều”, quyết tâm “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, chị em công nhân viên chức Ba đảm đang đã sôi nổi tham gia PTTĐ “luyện tay nghề, thi thợ giỏi”“, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch hằng năm… Ðể thay thế nam giới đi chiến đấu, chị em phấn đấu “giỏi một nghề, biết nhiều việc” để có thể sẵn sàng kiêm thêm phần việc của người khác trong trường hợp cần thiết. 70% số nữ công nhân dệt vừa đứng máy vừa kiêm bảo dưỡng, sửa chữa máy. Nữ công nhân ngành may thi đua tiết kiệm, tận dụng dư phế liệu tạo thêm nhiều mặt hàng tiêu dùng, tăng thu nhập. Tại Hà Nội, từ năm 1965-1971, một vạn chị em công nhân viên chức đã làm thêm phần việc của nam giới khi họ được động viên tham gia chiến đấu. Riêng năm 1971, có hàng ngàn chị em được đào tạo đứng máy sản xuất và nghiệp vụ quản lý [123, tr.39]. Cũng chính từ quá trình phấn đấu, rèn luyện trong nữ công


nhân toàn miền Bắc đã xuất hiện những nữ kiện tướng ngày công cao, những chiến sĩ thi đua giỏi tay nghề, năng suất cao….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Từ sau năm 1969, phong trào Ba đảm đang với những hoạt động cụ thể, hiệu quả đã có tác động vô cùng quan trọng trong mọi ngành, trên các lĩnh vực. Trong cơ quan xí nghiệp các tổ chức Hội chủ động phối hợp cùng công đoàn, đoàn thanh niên duy trì và phát huy tối đa nội dung Ba đảm đang. Trong ngành sản xuất thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp toàn miền Bắc, phụ nữ chiếm 52% tổng số thợ thủ công chuyên nghiệp. Chị em tham gia nhiều ngành nghề truyền thống có giá trị cao như: thêu, ren, dệt vải lụa, thổ cẩm, may, sản xuất gốm, sứ mỹ nghệ, sản xuất cơ khí nhỏ, chế biến nông sản, thủy, hải sản… Bằng bàn tay khéo léo, chị em ngành thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp đã tạo ra hàng vạn mặt hàng chiếm 1/3 giá trị tổng sản lượng hàng công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu. Trong điều kiện bị bom đạn Mỹ bắn phá hầu hết các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị phải sơ tán về nông thôn. Ở Hà Nội, nữ xã viên thủ công nghiệp chiếm từ 50-60% tổng số xã viên. Thực hiện chủ trương sơ tán của Chính phủ và Thành ủy, hàng chục vạn chị em đã rời bỏ cơ ngơi sẵn có về nơi sơ tán xây dựng cơ sở mới trong hoàn cảnh nhiều khó khăn thiếu thốn. Nhờ sự cố gắng của chị em trong ban tự quản và phương pháp làm việc dân chủ dựa vào tập thể, chị em tự quản đã vượt qua khó khăn ban đầu, nắm vững công tác quản lý, HTX Thành Công đã tranh thủ được sự ủng hộ, tin cậy của xã viên, đưa Thành Công từ HTX yếu kém thành HTX tiên tiến 6 năm liền, hoàn thành kế hoạch với chất lượng cao, thực hiện đầy đủ kế hoạch đối với Nhà nước. Năm 1971, Thành hội phụ nữ Hà Nội phát động PTTĐ noi gương anh hùng Lê Thị Hồng Gấm, đuổi kịp và vượt HTX Thành Công. Có 200 HTX thủ công nghiệp đông nữ đạt mục tiêu thi đua của Thành hội, trong đó có những HTX hoàn thành kế hoạch năm sớm từ 20-45 ngày, tăng năng suất từ 20-56% [123, tr.37]. Cùng với Hà Nội, chị em tiểu thủ công nghiệp ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc hăng hái thi đua, có hàng vạn sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tạo ra nhiều mặt hàng mới với chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành như HTX Đoàn Kết (Hà Tây), HTX Định Điệp (Nam Hà), HTX Đại Đồng (Ninh Bình)… Nhiều nữ thanh niên trong thủ công nghiệp đã tình nguyện học thêm ngày mới, đảm đang phần việc của thanh niên đi nhập ngũ như đồng chí Nguyễn Thị Lan 17 tuổi ở HTX gỗ Toàn Tiến đã xung phong học nghề mộc và vận động 11 chị em khác học nghề mộc thay thế nam giới đảm bảo phấn đấu vượt mức kế hoạch của Nhà nước giao cho HTX [33, tr.14].


Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 17

Ngành thương nghiệp, lương thực thực phẩm, phụ nữ chiếm tỷ lệ 60%, đã tổ chức tốt việc lưu thông phân phối, giữ vững giá cả, đảm bảo nhu cầu cơ bản của đời sống nhân dân và phục vụ chiến đấu. Chị em ngành dịch vụ, chiếm tỷ lệ 80% là nữ tích cực trong phong trào xây dựng cửa hàng phục vụ kiểu mẫu, nêu cao tinh thần phục vụ vô điều kiện, đảm bảo công bằng ai cũng được mua. Có nhiều đơn vị toàn nữ trong ngành thương nghiệp trở thành Tổ lao động XHCN như: Tổ bách hóa bán lẻ Chương Dương (Hòa Bình), Tổ vải sợi của hàng Hồng Bàng (Hải Phòng) suốt 12 năm liền giữ vững danh hiệu Tổ lao động XHCN.

Phụ nữ nông dân trên mặt trận sản xuất nông nghiệp: với tinh thần “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí” chị em không quản ngày đêm hay bom đạn kẻ thù, vừa hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong những năm miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, cuộc chiến tranh chống Mỹ của đồng bào miền Nam ngày càng ác liệt, lực lượng nam giới trẻ khỏe ở miền Bắc được điều động bổ sung cho chiến trường miền Nam, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, lao động nữ chiếm khoảng 60- 70%, có nơi đến 80% và là lực lượng sản xuất chủ yếu trong các HTX sản xuất nông nghiệp [123, tr.199].

Đảm đang “tay cày, tay súng” chị em trở thành lực lượng hùng hậu, tích cực thay nam giới làm chủ ruộng đồng, đảm bảo ba mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện. Thực hiện thâm canh tăng năng suất đạt 5 tấn thóc/ha, nữ nông dân phát huy tinh thần “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, ra sức học tập và ứng dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hăng say cải tiến nông cụ, làm thủy lợi, xử lý giống, nhân lai và ghép giống mới; làm phân bón, thả bèo dâu, san lấp hố bom, cải tạo ruộng đồng, thâm canh tăng năng suất, làm ruộng cao sản… Ở nhiều HTX, nữ thanh niên tham gia học và lái máy cày, máy bừa, máy gặt đập, máy xay xát lúa…Trong công tác thủy lợi, dù điều kiện thời tiết rét buốt, làm việc phải ngâm mình dưới bùn sâu, nhiều người không chịu nổi, chỉ xuống ba, bốn mươi phút lại phải ngoi lên, thế nhưng đội thủy lợi HTX Thụy Hà do đồng chí Nguyễn Thị Điều (Bí thư chi đoàn kiêm đội trưởng thủy lợi) chỉ huy đã họp 18 đoàn viên thanh niên rút kinh nghiệm và hạ quyết tâm không rời vị trí, nhờ đó mà lòng mương đã được khơi thông, dòng nước tỏa đi khắp các mương máng của đồng ruộng Đông Anh, góp phần giúp Đông Anh đã tăng 112 cân thóc/ha [33, tr.15]. Vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, chị em đào hầm trú ẩn bên bờ ruộng, lũy tre, ngụy trang, nghi trang dũng cảm làm ruộng dưới bom đạn địch. Ðịch đến thì bắn hạ máy bay Mỹ, bắt giặc lái, địch đi lại tiếp tục bám đồng ruộng sản xuất...


Khắp nơi trên toàn miền Bắc, phong trào Ba đảm đang đã dấy lên thành cao trào cách mạng chưa từng thấy. Điều đáng nói là phụ nữ nông thôn không chỉ bám ruộng đồng bằng bản tính vốn có của người nông dân như sự say mê, cần cù, đức tính chịu thương, chịu khó. Nhu cầu chi viện ngày càng tăng cao, khí thế Ba sẵn sàng như càng thôi thúc, bằng lòng yêu nước, đức hy sinh, và ý chí vươn lên học tập, rèn luyện, chị em nông dân toàn miền Bắc đã có những bước trưởng thành vượt bậc. Hàng vạn chị em, đại đa số là nữ thanh niên có trình độ sơ cấp, trung cấp và đại học về kỹ thuật và quản lý nông nghiệp. Không chỉ tham gia sản xuất trong các đội, các HTX, có đến 7.000 chị em là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các HTX nông nghiệp. Với khí thế Ba đảm đang, các cán bộ phụ nữ lãnh đạo các HTX phát huy tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ sẻ chia cùng tập thể xã viên, quyết tâm khắc phục những khó khăn để tổ chức sản xuất và ổn định cuộc sống cho hàng nghìn gia đình xã viên. Trong hai đợt sơ tán, chị em thực sự là chỗ dựa tinh thần, cố gắng chèo chống đảm bảo cho các HTX có thể đứng vững và sản xuất. Gần 80 đội sản xuất trong số các đội do nữ làm làm đội trưởng được tặng danh hiệu Đội lao động XHCN. Tỉnh nào cũng có một số chị là chánh, phó chủ nhiệm, đội trưởng xuất sắc 7-8 năm liền. Chị Dương Thị Tiếp (Chủ nhiệm HTX Đống Đa, Vĩnh Phú) 8 năm làm chủ nhiệm thì 6 năm HTX đạt 3 mục tiêu nông nghiệp. Chị Tô Thị Thanh (Đội trưởng sản xuất xã Đông Hoàng,Thái Bình) 7 năm liền đều đạt năng suất 9,9 tấn thóc/ha và 4,8 con lợn/ha gieo trồng. Chị Nông Thị Tú (dân tộc Tày, Chủ nhiệm HTX Thống Nhất, Lạng Sơn) 6 năm liền quản lý HTX đã đưa năng suất lúa đạt từ 5 tấn lên 8,3 tấn/ha [123, tr.35].

Từ Thái Bình, tỉnh đầu tiên năm 1965 đạt 5 tấn thóc/ha, phong trào thâm canh tăng năng suất ngày càng phát triển sâu rộng. Phụ nữ nông thôn Thanh Hóa tích cực tham gia phong trào “5 tấn thắng Mỹ ”, thi đua đạt và vượt mức “5 tấn thóc, 2 con lợn trên 1 ha gieo trồng”. Chị em đã thi đua cải tiến kỹ thuật, ứng dụng giống mới vào trồng trọt và chăn nuôi, làm thủy lợi, làm phân xanh; thi đua “Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, “Mỗi người làm việc bằng hai” để thay cả người ra trận. Từ sau năm 1969, trong nông nghiệp, phong trào được cụ thể hóa bằng thi đua sản xuất lập thành tích trên nhiều cánh đồng, nhiều huyện và nhiều tỉnh. Những cánh đồng lúa giống mới xanh tốt, cấy thẳng hàng của HTX Hạnh phúc, phụ nữ Đông Phương Hồng (xã Thọ Hải, Thọ Xuân) đã khích lệ nhiều HTX khác cũng thi đua sản xuất giỏi. Hội thi “cày tài, cấy giỏi” từ huyện Vĩnh Lộc, nhanh chóng được các huyện khác tổ chức và trở thành hoạt động sôi


nổi, thường kỳ… Năm 1971 hợp tác xã Hạnh phúc đã đạt 9,6 tấn thóc, 3.5 con lợn/ha gieo trồng. Năm 1974, toàn Tỉnh có 6 vạn ha đạt 5 tấn, 8 huyện thị đạt trên 5 tấn. Tổng sản lượng thu hoạch đạt 62 vạn tấn, đàn lợn tập thể đạt 579 ngàn con. Chị em không chỉ đảm đang thay nam giới trên mặt trận sản xuất, mà còn rất giỏi giang đảm nhận những chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền, đoàn thể. Trong kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 5 và tháng 4 /1965 có 30% là nữ trúng cử. Kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân huyện, xã năm 1967 đã có 6 chủ tịch huyện là nữ, nhiều huyện có 100% chủ tịch xã là nữ. Khắp nơi trên miền Bắc, ngay cả các địa phương nằm trong vùng trọng điểm đánh phá của Mỹ, phụ nữ nông thôn tỏ rõ quyết tâm bám ruộng đồng. Ngay trong năm bị máy bay Mỹ ném bom đánh phá đến 5.000 lần (1972), Nghệ An vẫn có hai vụ lúa đạt 5 tấn/ha. Chị em ở vùng liên khu 4, tuyến lửa của miền Bắc đã cùng toàn dân chiến đấu dũng cảm chống chiến tranh phá hoại, lao động hết mình, khắc phục úng lụt hạn hán, thực hiện cải tiến kỹ thuật, đạt hai vụ lúa có năng suất cao hơn mọi năm. Từ phong trào “Ba đảm đang” đã lần lượt xuất hiện một số hợp tác xã sản xuất giỏi như: HTX Thắng Lợi, Đông Phương Hồng, Thống Nhất, Trung Hòa…được Bác Hồ gửi thư khen. Nhiều nữ anh hùng lao động nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi được tôn vinh như chị Nguyễn Thị Song (Hà Bắc) - Anh hùng sản xuất nông nghiệp; chị Nguyễn Thị Chén (Hà Tây) - Anh hùng chăn nuôi; chị Phạm Thị Vách (Hưng Yên) - Anh hùng thủy lợi…

3.2.2.2. Đảm đang gia đình, khuyến khích chồng con an tâm chiến đấu

Khi cả miền Bắc đóng vai trò là hậu phương chiến lược, thì những người phụ nữ Ba đảm đang đã hoàn thành rất tốt vai trò của mình với tư cách là hậu phương của chồng, cha, anh, chị mình ngoài mặt trận. Không chỉ đảm đang sản xuất, chứng tỏ là một lực lượng to lớn, có thể bình đẳng về mọi mặt đối với nam giới trong các ngành hoạt động, chị em phụ nữ còn vươn lên thành thạo nhiều việc, vừa ổn định kinh tế gia đình, nuôi dạy con ngoan, học hành tiến bộ, chăm sóc chu đáo cha mẹ già yếu, đoàn kết gắn bó với tập thể, xóm làng, hoàn thành xuất sắc vai trò của người mẹ, người vợ, người chị, người em…trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc, khuyến khích và cổ vũ chồng, con, anh, chị, em phấn khởi chiến đấu, an tâm phục vụ lâu dài trong quân đội. Bằng nỗ lực không mệt mỏi và hành động thực tế, chị em ngày càng vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ gia đình và làm chủ xã hội, đóng vai trò là nguồn động viên, khích lệ to lớn đối với


hàng vạn thanh niên đang chiến đấu và phục vụ trong quân đội, ngay cả với lực lượng đang chờ lệnh sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.

Đứng trước thử thách tàn khốc của chiến tranh, những người phụ nữ miền Bắc đã giải quyết mối quan hệ riêng-chung bằng khát khao cháy bỏng của một công dân yêu nước, dám hy sinh tình riêng vì tình cảm dành cho quê hương đất nước. Bằng sự thôi thúc của trái tim yêu nước, họ đã vượt qua nỗi sợ hãi. Không phải không lường trước những mất mát hy sinh, hay không đau khi người thân của mình phải hy sinh, nhưng trên hết, họ dám đối mặt và chấp nhận. Họ thực sự là những chủ nhân của “hậu phương lớn”, góp phần tạo niềm tin, sức mạnh vững chắc cho “tiền tuyến lớn ”.

Trước hết, chính những người phụ nữ miền Bắc đã giúp hàng vạn nam thanh niên nhận thức sâu sắc nhiệm vụ thiêng liêng cứu nước, cứu nhà mà sục sôi khí thế Ba sẵn sàng lên đường ra trận. Họ tích cực tham gia nhiều hình thức hoạt động phong phú góp phần làm tốt công tác vận động thanh niên tòng quân lên đường nhập ngũ. Họ đã để lại hình ảnh đẹp của những công dân đầy nhiệt tình yêu nước và rực lửa căm thù. Cụ Lã Thị Xuyến, 60 tuổi (Ninh Bình) tha thiết xin cho năm con trai được ở lại bộ đội “Dù các con tôi có hy sinh, tôi cũng vui lòng vì đã có những đứa con được cầm súng để tiêu diệt đế quốc Mỹ và bảo vệ miền Bắc, ủng hộ sự nghiệp giải phóng miền Nam”. Cụ Nguyễn Thị Cư, 60 tuổi ở Hưng Yên tha thiết đề nghị Bộ quốc phòng hãy giao nhiệm vụ trực tiếp tiêu diệt giặc Mỹ cho các con mình; chị Nguyễn Thị Nụ ở Hải Dương trong đơn đề nghị xin cho chồng được trở lại quân đội đã viết “bản thân tôi là một thương binh không thể ra trận tiêu diệt đế quốc Mỹ được, nhưng chồng tôi là một quân nhân chuyển ngành hãy còn đầy đủ sức khỏe, đầy đủ khả năng tái ngũ... Tôi nguyện quán xuyến việc gia đình, con cái và công tác tốt để chồng tôi được yên trí chiến đấu trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam cho tới khi nào thống nhất Tổ quốc”… Không chỉ sẵn sàng động viên chồng con lên đường mà khi chồng con hy sinh, họ biết nén đau thương, khắc phục mọi khó khăn để thành tốt công tác hậu phương.

Thi đua với phụ nữ công nhân, nông dân trên mặt trận lao động sản xuất, chị em công tác trong các ngành y tế, giáo dục, thương nghiệp, văn hoá nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, công tác chính quyền, đoàn thể…luôn nêu cao tinh thần phục vụ. Các cô giáo trong ngành giáo dục vừa là thầy dạy giỏi vừa là những người mẹ hiền chăm nuôi hàng vạn học sinh nơi sơ tán. Từ cô giáo mầm


non đến những giảng viên trên giảng đường đại học, dù trong điều kiện trường lớp phải sơ tán và phân tán, lớp học trong nhà hầm, dưới lòng đất, thiếu thốn mọi bề nhưng với niềm say mê nghiên cứu, giảng dạy và tấm lòng yêu nghề, mến trẻ vẫn kiên trì thi đua “Hai tốt”. Để trụ bám vị trí tiền tiêu, dưới địa đạo còn có cả tổ giữ trẻ do các cô mẫu giáo dũng cảm, tận tình yêu thương, chăm sóc các cháu để các mẹ yên tâm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng tham gia chiến đấu.

Ngành y tế với 60% tổng số cán bộ nhân viên là nữ đã phát huy khí thế Ba đảm đang trong việc xây dựng, phát triển mạng lưới phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Các chị đã làm tốt công tác cứu chữa thương, bệnh binh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của đồng bào. Các nữ bác sĩ, y tá tận tình cứu chữa người bị thương, săn sóc người đau yếu, kiên trì giúp sản phụ sinh nở dưới địa đạo. Chị em bất chấp hiểm nguy, sống dưới các đại đạo sâu để chăm sóc thương binh. Tại tuyến lửa khu 4, vùng giới tuyến và các trọng điểm địch tập trung đánh phá, các đơn vị y tế trực chiến, phần lớn bác sĩ, y tá, nhân viên chuyên môn là nữ đã không quản ngại nguy hiểm, sẵn sàng túc trực ngày đêm để cứu chữa nạn nhân do địch đánh phá.

Không chỉ tình nguyện gánh vác việc nhà, phụng dưỡng bố mẹ già, nuôi dạy con nhỏ để chồng an tâm lên đường đi chiến đấu, những người phụ nữ từ khắp các địa phương miền Bắc cũng là lực lượng chính tham gia trong các nhóm đoàn viên, thanh niên để theo dõi, chăm sóc, giúp đỡ những gia đình neo đơn, gặp nhiều khó khăn. Nhiều nữ đoàn viên thanh niên không quản khó khăn vất vả, hàng ngày dành thời gian đến giúp đỡ những gia đình có người đang đi chiến đấu, tích cực tham gia phong trào đến ơn đáp nghĩa, hỗ trợ gia đình neo đơn có chồng, con đi chiến đấu xa hoặc gia đình già yếu có con hy sinh, thường xuyên chăm sóc, sửa sang nghĩa trang liệt sĩ.

Từ phong trào Ba đảm đang, xuất hiện nhiều “cô dâu” lương lai sẵn sàng gánh nước, nấu cơm, đảm việc nhà, đỡ đần cho các “mẹ chồng”. Không ít nữ thanh niên tuy mới hẹn hò, nhưng trong lúc người yêu chiến đấu ở chiến trường, không nhận được bất kỳ tin tức gì vẫn một lòng chờ đợi, chậm chí dành thời gian giúp đỡ gia đình bạn trai như một cô dâu thảo hiền. Ở một số cơ sở, nữ thanh niên còn có phong trào tình nguyện lấy thương binh, coi đó là vinh dự, là hạnh phúc đáng tự hào. Khởi đầu từ năm 1966, trong thanh niên xã Mường Hung (Sông Mã, Sơn La) đã có 36 nữ thanh niên đăng ký lấy chồng là thương binh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023