Bối Cảnh Lịch Sử Và Sự Ra Đời Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ Những Năm Đầu Thế Kỉ Xx (1905 -1930).


Nam ra đời (1930), đã đưa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sang một hướng khác – cách mạng vô sản.

- Trên một số tạp chí, báo như: Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Bách Khoa, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tạp chí văn học, Báo Sài Gòn Giải Phóng…có đăng những bài viết về một số nhân vật, cơ sở kinh doanh, PTĐD…của PTDT ở Nam Kỳ qua đó đã cung cấp một số thông tin về phong trào.

Như vậy, có thể thấy từ rất sớm, những năm đầu thế kỉ XX, cho đến nay PTDT đầu thế kỉ XX ở nước ta đã được rất nhiều các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm mà bằng chứng là hàng loạt các cuốn sách đã được xuất bản; những bài báo, bài tham luận được trình bày và công bố trên các báo, tạp chí và các cuộc Hội thảo được tổ chức ở trong và ngoài nước, trong đó chỉ có Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tư Tường Minh trình bày khá cụ thể, rõ ràng về PTDT ở Nam Kỳ nhưng tác giả chỉ khoanh vùng thời gian nghiên cứu trong thập niên đầu thế kỉ XX trong khi phong trào đã diễn ra cho đến trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Cho nên cần phải tiếp tục nghiên cứu về PTDT ở Nam Kỳ để có cái nhìn tổng thể về phong trào.

Nguồn tài liệu.


Nguồn tài liệu được khai thác tại thư viện Tổng Hợp, thư viện Khoa Học Xã Hội, thư viện trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Các sách nghiên cứu về PTDT.

- Các công trình nghiên cứu của các nhà sử học đăng trên các báo, tạp chí khoa học, tài liệu trên internet liên quan tới đề tài.

- Các sách nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị…của cùng đất Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Thông qua các nguồn tài liệu này tôi có thể nắm rõ những vấn đề đã, đang và chưa nghiên cứu từ đó định hướng nghiên cứu đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 3


Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử giúp hệ thống hóa tất cả các hoạt động của phong trào và phương pháp logic nhằm thể hiện rõ bản chất và


tác động của PTDT ở Nam Kỳ.

- Đồng thời đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp…để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu: hoạt động, đặc điểm, tác động…của PTDT ở Nam Kỳ.

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp liên nghành.


Đóng góp của đề tài.


- Đề tài sẽ phục dựng một cách có hệ thống và tương đối toàn diện PTDT ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX.

- Đề tài cũng chỉ ra những đặc điểm, tác động của PTDT ở Nam Kỳ trên các lĩnh vực chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Nam Kỳ. Và qua PTDT ở Nam Kỳ rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Cấu trúc của luận văn


Phần mở đầu

Phần nội dung: gồm ba chương

Chương 1. Bối cảnh lịch sử và những điều kiện tác động tới sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX (1905 - 1930).

Chương 2. Phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX (1905 - 1930).

Chương 3. Đặc điểm, tác động và bài học của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX (1905 - 1930).

Kết luận

Tài liệu tham khảo Phụ lục


Chương 1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO DUY TÂN Ở NAM KỲ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX (1905 -1930).‌‌


1.1. Điều kiện tác động đến sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX (1905-1930).‌

1.1.1. Tình hình thế giới và trong nước.‌

1.1.1.1. Tình hình thế giới.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Các nước tư bản trên thế giới đang dần phát triển thành chủ nghĩa đế quốc. Trong các nước này, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc, giai cấp công nhân đã chuyển mình mạnh mẽ hơn một bước trong việc “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”. Trong khi đó ở phương Đông mới đang “thức tỉnh”, những tư tưởng cách mạng đã sớm phát sinh ở các nước phương Tây từ thế kỉ trước thì giờ đây phát triển mạnh và tác động đến các nước phương Đông thuộc địa, nửa thuộc địa. Tư tưởng đó thể hiện rõ ở cuộc duy tân của Nhật Bản, Trung Quốc. Và từ cuối thế kỉ XIX, giữa các nước tư bản phương Tây diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc xác lập vị trí kinh tế và vị thế chính trị. Điều đó làm nảy sinh nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để tìm nguồn nhiên liệu và nhân công rẻ mạt. Mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc là những nước có trình độ thấp kém, lạc hậu như châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La Tinh, trong đó châu Á là mục tiêu chính. Trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược, mỗi nước châu Á đã chọn cho mình những biện pháp và con đường riêng: Philippin chọn con đường học theo phương Tây với cuộc cách mạng tiêu biểu năm 1868 đã thực hiện cải cách giáo dục và ban hành những quyền dân chủ. Nhưng cuộc cách mạng đã bị thực dân Tây Ban Nha thủ tiêu. Thái Lan (Xiêm), từ cuối thế kỉ XVIII đã là đối tượng dòm ngó của thực dân phương Tây nhất là Anh. Trước tình hình đó vua Thái Lan đã cho áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật để canh tân toàn diện đất nước. Kết quả là Xiêm thoát khỏi số phận là thuộc địa của các nước phương Tây, trong khi đó Việt Nam đóng cửa, những dự án canh tân không được thực hiện. Vì vậy, cuộc cải cách ở Xiêm đã minh chứng


cho các sĩ phu Việt Nam thấy duy tân có thể tăng tiềm lực đất nước, nó cổ vũ tinh thần, động viên các sĩ phu Việt Nam phát động PTDT ở nước ta. Ngoài ra còn một số nước khác nữa như Singapo, Indonesia, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản…Nhưng nước có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến PTDT ở Việt Nam là Nhật Bản và Trung Quốc.

Phong trào Duy Tân ở Trung Quốc

Trung Quốc, một nước phong kiến, đất rộng, dân đông, tài nguyên phong phú nhưng cho đến cuối thế kỉ XIX, vẫn là một nước nông nghiệp, tụt hậu xa so với các nước phương Tây. Vì vậy, khi các nước tư bản phương Tây dòm ngó tới phương Đông thì Trung Quốc chính là đối tượng chính. Nhưng trước sự dòm ngó và nguy cơ bị xâm lược bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây, chính phủ Mãn Thanh đã không có những biện pháp cần thiết để tạo nên sức mạnh nội lực giúp đất nước vượt qua sóng gió mà thay vào đó lại đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác với các nước tư bản phương Tây dẫn đến việc bị các nước này đua nhau xâu xé và chia nhau phạm vi ảnh hưởng. Trong quá trình khai thác bóc lột thuộc địa, các nước Âu Mỹ du nhập vào Trung Quốc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thành phần kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc nảy sinh. Sự chuyển biến về kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Trung Quốc, tạo điều kiện cho trào lưu dân chủ tư sản nảy nở và phát triển. Từ cuối thế kỉ XIX, những tư tưởng duy tân đã xuất hiện nhưng các nhà duy tân không dám kiên quyết phản đối bọn xâm lược cũng không chủ trương lật đổ chế độ thống trị của nhà Mãn Thanh mà chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu nhà cầm quyền sửa đổi về chính trị, bỏ chuyên chế, khoa cử, đề xướng hiến pháp….Và chỉ sau hàng loạt các sự kiện: chiến tranh Trung – Pháp (1885), chiến tranh Trung – Nhật (1894), Trung Quốc kí với Nhật Hòa ước Mã Quan với những điều khoản nặng nề…thì một bộ phận sĩ phu Trung Quốc đã thức tỉnh, quyết tâm tìm mọi cách để cứu đất nước; cùng lúc này, những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây được du nhập vào Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến nhận thức của họ. Và họ đã hướng về phương Tây để tìm đường cứu nguy cho đất nước, trong đó có Tiết Phúc Thành, Trịnh Quan Ứng, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục…Họ đã viết sách báo, sáng lập các học đường, học hội, hiệu sách, nhà xuất bản, ra báo chí…để giới thiệu nền văn minh, văn hóa phương Tây và tuyên truyền cổ động cho sự nghiệp duy tân cải cách. Trào lưu tư tưởng cải


cách đó đã ảnh hưởng tới vua Quang Tự. Vua Quang Tự đã giao trách nhiệm nghiên cứu thực hiện cuộc “biến pháp” cho Khang Hữu Vi. Tuy nhiên cuộc cải cách bị thất bại do phái thủ cựu trong triều đình, đứng đầu là Từ Hi Thái hậu phản công kịch liệt. Vua Quang Tự bị tống vào ngục, bỏ đói cho đến chết; Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu trốn thoát sang Nhật Bản, còn Đàm Tự Đồng và 5 người nữa bị giết. Mặc dù PTDT ở Trung Quốc thất bại nhưng đã cho thấy việc canh tân theo văn minh phương Tây đang trở thành yêu cầu cấp thiết, sống còn đối với các nước phương Đông, kể cả đối với Trung Quốc. Và những tâm huyết của các sĩ phu Trung Quốc đối với sự nghiệp duy tân là một sự thôi thúc, một nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với sĩ phu Việt Nam lúc bấy giờ. Từ cuộc biến pháp Mậu Tuất (1898), tên tuổi của những nhà cải cách nổi tiếng của Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng,…cùng với những tác phẩm như Đại Đồng thư, Ẩm Băng Thất văn tập, Tân dân thuyết, các báo chí của Cường học hội, Thời vụ báo…đã được các sĩ phu yêu nước, tiến bộ của Việt Nam đón nhận. Những học thuyết mới đó “đã lóe lên trong đầu óc họ, biến thành những gợi ý hết sức hấp dẫn, để giúp họ giải đáp các vấn đề lịch sử đang đặt ra. Họ đã đón nhận những lí luận chính trị, tư tưởng triết học mới mẻ ấy như là một thứ vũ khí mới để sử dụng trong cuộc chiến đấu của mình” [5, tr.49].

Cải cách Duy tân ở Nhật Bản

Trước năm 1868, Nhật Bản là một nước phong kiến, thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, đứng trước nguy cơ bị các nước thực dân phương Tây thôn tính đã tiến hành công cuộc duy tân đất nước trên tất cả các lĩnh vực vào năm 1868 do Thiên hoàng Minh Trị đứng đầu. Công cuộc duy tân được thực hiện thành công đã giúp nước Nhật thoát khỏi nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, giữ vững quyền độc lập, tự chủ, trở thành một nước tư bản có nền công nghiệp phát triển…, đặc biệt, Nhật Bản đã đánh thắng Nga (1905), chiến thắng này đã tạo nên một tiếng vang lớn trên thế giới; lần đầu tiên một nước châu Á da vàng đã thắng một nước châu Âu da trắng. Có thể nói những thành quả mà Nhật Bản đạt được đã thổi một luồng sinh khí mới có tác động to lớn làm thức tỉnh nhiều dân tộc ở châu Á.Và tạo nên một khuynh hướng học Nhật, xem Nhật như một tấm gương, một điểm đến, là niềm tự hào của chủng tộc da vàng có khả năng chống lại sự xâu xé nô dịch của đế quốc


phương Tây. Một xu hướng thân Nhật đã phát triển ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ…Xu hướng này ít nhiều có tác động đến tinh thần chống đế quốc ở các nước thuộc địa và bán thuộc địa ở châu Á.

Như vậy, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược, mỗi nước có những ứng xử khác nhau: có nước mở cửa giao lưu học hỏi, quan hệ mềm dẻo với phương Tây (như Nhật Bản); có nước đóng chặt cửa, mang tính chất đề phòng (như Việt Nam). Nhưng nhìn chung, ở nhiều nước châu Á đã xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc theo trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản dưới hai hình thức đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc và cải cách đất nước theo mô hình phát triển của các nước phương Tây. Tuy nhiên trong cuộc cải cách, duy tân đất nước đó có nước bị thất bại như Trung Quốc, Philippin và cũng có nước thành công như Nhật Bản, Thái Lan. Tuy nhiên nước có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến PTDT ở Việt Nam là Nhật Bản và Trung Quốc, bởi hai nước này được coi là những nước đồng văn, đồng chủng, có nền văn minh gần gũi với Việt Nam. Sự thành công của một số nước trong khu vực (tiêu biểu là Nhật Bản) khi thực hiện cải cách duy tân đất nước đã giúp cho các sĩ phu tiến bộ Việt Nam nhận ra rằng: duy tân là một biện pháp cứu nước, cứu cánh cho dân tộc. Mặc dù thất bại song PTDT ở Trung Quốc là một phương thức, một con đường để truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào sâu trong quần chúng, thức tỉnh tinh thần yêu nước trong nhân dân. Và từ Nhật Bản, Trung Quốc những Tân thư, Tân văn được truyền sang Việt Nam, đã được những Nho sĩ hào hứng tiếp thu và trân trọng. Mặc dù mớ trí thức “Tân học” này cũng còn hết sức lộn xộn, thiếu hệ thống và rất sơ sài nhưng dù sao nó cũng là chất men kích thích, có tác dụng giải tỏa những ràng buộc cũ trong suy nghĩ và hành động, hâm nóng lên bầu máu nóng của những người yêu nước thức thời, tức bộ phận sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX. Và cũng từ sự ảnh hưởng này mà ở Việt Nam đã rấy lên PTDT phát triển rộng khắp trên cả nước vào những năm đầu thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước.

1.1.1.2. Tình hình trong nước.

Vào những năm cuối thế kỉ XIX, sau khi phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, thực dân Pháp đã “bình định xong Việt Nam về mặt quân sự” thì chúng thiết lập hệ thống chính quyền thống trị khắp ba miền và bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai thác


thuộc địa lần thứ nhất” với mục đích khai thác một cách tối đa những điều kiện của Việt Nam cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở chính quốc. Và từ đây Việt Nam từ một xã hội phong kiến đã chuyển thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

a. Tình hình chính trị - xã hội.

Thực dân Pháp nắm quyền điều hành bộ máy cai trị và sử dụng bọn giai cấp phong kiến đầu hàng phản động làm tay sai. Đứng đầu cai trị toàn Đông Dương là tên toàn quyền người Pháp. Đứng đầu các xứ, kỳ là các thống đốc, thống sứ hoặc khâm sứ người Pháp. Bên cạnh có chức kinh lược người Việt nhưng chức này khi có khi không. Đứng đầu các tỉnh là các công sứ người Pháp. Bên cạnh có các tên tuần phủ hoặc tổng đốc người Việt. Ở Nam Kỳ, có thời kì thực dân Pháp còn đưa người của chúng xuống tới cấp huyện. Từ cấp tỉnh trở xuống, huyện có tri huyện, tổng có chánh tổng, xã có lí trưởng… đều là người Việt, làm tay sai cho thực dân Pháp. Ngoài việc củng cố bộ máy hành chính thì Pháp còn tăng cường lực lượng quân đội và nắm quyền chỉ huy cả quân đội Pháp và quân đội Việt Nam. Pháp ra sức củng cố các cơ quan cảnh sát, mật thám, nhà tù…ở các địa phương để sẵn sàng đàn áp phong trào cách mạng và những người có hành động chống đối chúng. Thực hiện chính sách “chia để trị”, “dùng người Việt trị người Việt”, thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau; gây chia rẽ giữa người Nam với người Bắc, người Trung; gây thù hằn dân tộc giữa người dân tộc đa số với người dân tộc thiểu số.

Về mặt xã hội, chúng duy trì và phát triển những phong tục hủ bại thời phong kiến; khuyến khích cờ bạc, uống rượu, hút thuốc phiện; phát triển mê tín dị đoan trong nhân dân; khuyến khích việc thành lập, tuyên truyền rộng rãi các thứ tôn giáo và “tà giáo” để ru ngủ nhân dân còn báo chí là một công cụ tuyên truyền đắc lực cho sự thống trị của thực dân Pháp nên việc xuất bản sách báo, tranh ảnh, bản đồ…được chú ý. Những người “đi ngược lại” với chính sách của Pháp thì đều bị chúng ngăn cấm và trừng trị.

b. Tình hình kinh tế.

Trước khi Pháp xâm lược, kinh tế nước ta chỉ là một nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, tự cấp, tự túc. Thương nghiệp chỉ là buôn bán nhỏ, trao đổi trong phạm vi từng vùng, việc buôn bán với nước ngoài bị chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình ngăn


chặn. Sau khi hoàn thành việc bình định nước ta bằng quân sự, thực dân Pháp bắt tay ngay vào công cuộc khai thác bóc lột kinh tế bản xứ. Khâu chủ yếu trong chương trình khai thác thuộc địa của Đume là đầu tư vào một số ngành kinh tế khẳng định vị trí của chủ nghĩa tư bản Pháp ở Việt Nam.

Trong nông nghiệp, tư bản Pháp tập trung vào hai lĩnh vực: vơ vét xuất khẩu lúa gạo và kinh doanh đồn điền. Vì vậy, ngay từ khi đến Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm cách mở rộng diện tích để chiếm đất, lập đồn điền. Đặc biệt với chính sách tự do cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp thì số lượng và diện tích đồn điền tăng lên nhanh chóng vào đầu thế kỉ XX. Cuối thế kỉ XIX, diện tích canh tác trong cả nước là 2.640.000ha nhưng đến năm 1913 lên tới 3.130.000ha [38, tr.53]. Và tất nhiên, kéo theo tình trạng đó là người nông dân bị cướp đoạt hết ruộng đất, ngày càng bị đẩy vào con đường bần cùng hóa. Mặc dù tính chất căn bản của một nền nông nghiệp lạc hậu không hề thay đổi nhưng về khách quan, Pháp đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể về diện tích, sản lượng, khả năng xuất khẩu…Những yếu tố của nền nông nghiệp hàng hóa đã bắt đầu nảy sinh.

Trong công nghiệp, thực dân Pháp đã cho xây dựng một số cơ sở công nghiệp. Với chính sách hạn chế phát triển công nghiệp, Pháp chỉ đầu tư chủ yếu vào công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp nhẹ còn công nghiệp nặng chưa được quan tâm xây dựng. Pháp cũng đã cho du nhập khoa học kĩ thuật vào các ngành công nghiệp nhưng chỉ trong chừng mực nhất định nhằm phục vụ cho cuộc khai thác. Nhìn chung, công nghiệp chỉ được phát triển trong giới hạn không “phương hại” gì đến công nghiệp chính quốc và “đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những sản vật mà chúng ta thiếu[104, tr.16]. Cho nên xét về bản chất việc phát triển công nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam chỉ là sự chiếm đoạt vơ vét tài nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp chính quốc và công nghiệp Việt Nam chịu sự lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp và thị trường nước ngoài.

Trong thương nghiệp, thực dân Pháp đã thực hiện việc độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương nói chung, độc quyền ngoại thương, thuế quan, xuất nhập khẩu. Với hai đạo luật hải quan vào các năm 1887 và 1892, hàng hóa của Pháp đã tràn ngập

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí