Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 15


thốn.Thanh niên công nhân Hà-Nam-Ninh (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) tích cực “nhường thuận lợi cho bạn, nhận khó khăn về mình”, “vượt khó, làm nhanh”, “nhận giờ cao điểm, nhận nơi trọng điểm”. Đoàn thanh niên trong các cơ sở công nghiệp đã tổ chức những đội thanh niên xung kích đảm nhận, sản xuất trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, thành lập các đội thanh niên cảm tử bám máy sản xuất ngay trong điều kiện địch đánh phá ác liệt. Thanh niên mỏ than Hà Tu (Quảng Ninh) đề ra sáng kiến tăng thêm giờ công hữu ích vì nước vì dân. Đoàn vận tải của mỏ mỗi ca chạy thêm 15 phút vì sự nghiệp giải phóng miền Nam (nhờ vậy mà tăng thêm được 3 chuyến mỗi ca). Tổ khoan của mỏ phấn đấu tăng từng bước khoan sâu, từ bình quân khoan 500m/ngày, tổ đã nâng lên 700m/ngày [9. tr.426].

Với khí thế Ba sẵn sàng, phong trào “Hai mũi tiến công thắng Mỹ” kết hợp với cuộc vận động thi đua giành “Ba cao điểm” (phát động năm 1968) của tuổi trẻ thủ đô Hà Nội đã được nhân rộng trở thành những phong trào chính trong thanh niên công nhân toàn miền Bắc. Không chỉ có tác dụng to lớn, lâu dài về hiệu quả kinh tế, mà sâu sắc hơn hai phong trào này đã góp phần quan trọng vào việc rèn luyện một thế hệ thanh niên công nhân có giác ngộ giai cấp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có nề nếp làm việc nghiêm túc, chính xác với tư duy mới: năng suất, chất lượng, hiệu quả. Trong chiến đấu và bảo vệ sản xuất, sức mạnh của thanh niên công nhân được tạo nên bởi sức mạnh tập thể. Hầu như ở cơ sở sản xuất công nghiệp nào, Đoàn cũng nhận những công trình sản phẩm theo từng cấp quản lý. Hình thức ca, máy thanh niên, lò thanh niên ngày càng trở nên phổ biến. Ở vùng than Quảng Ninh, tổ đi lò nhanh Đào Xuân Ngọc, với việc tổ chức lao động hợp lý, mạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã trở thành con chim đầu đàn, dẫn đầu năng suất đi lò. Tổ rèn 5 (phân xưởng cơ khí, Khu Gang Thép Thái Nguyên) là đơn vị sản xuất mà thành viên chỉ toàn là đoàn viên, thanh niên [9, tr.426].

Nét nổi bật nữa của thanh niên công nhân Ba sẵn sàng chính là tinh thần ham tìm tòi, sáng tạo. Trong điều kiện trình độ tay nghề của thanh niên công nhân lúc bấy giờ còn rất thấp (bình quân trên dưới bậc 2, gần như không có thợ công nhân thanh niên bậc 6, bậc 7), nhưng với tinh thần dám nghĩ dám nghĩ, dám làm, nhiều đoàn viên, thanh niên đã vượt lên những hạn chế về kiến thức, tay nghề, tích cực tìm tòi phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Có thanh niên đang hưởng 85% lương bậc 1 vẫn phát huy sáng kiến đưa năng suất lên tới 300% [137, tr.427]. Ngay từ những


ngày đầu “Ba sẵn sàng” được phát động, thanh niên công nhân trên địa bàn Hà nội đã nêu cao tinh thần xung kích sáng tạo, hưởng ứng phong trào “Giờ làm chống Mỹ”. Chỉ trong năm 1965, thanh niên công nhân đã phát huy trên 10.850 sáng kiến, làm lợi cho Nhà nước trên 3 triệu 800 ngàn đồng. Từ trong lao động sản xuất, xuất hiện nhiều thanh niên công nhân gương mẫu, thông minh, sáng tạo với tinh thần thi đua không nghỉ. Từ một công nhân bình thường vốn chưa thiết tha với nghề nghiệp, được khí thế “Ba sẵn sàng” thôi thúc mà họ nhanh chóng trở thành người công nhân có tay nghề vững, có nhiều sáng kiến. Công nhân cơ khí trẻ tuổi Nguyễn Kim Hùng (Nhà máy cơ khí kiến trúc Gia Lâm) đã tự thiết kế và sản xuất thành công máy uốn tôn năng suất tăng 1500%; thanh niên công nhân Bùi Công Trạng (Nhà máy ô tô 1/5), cải tiến gá lắp tiện phanh móng ngựa, tăng năng suất 1300%; Nguyễn Văn Bồng (xí nghiệp đại tu ô tô), đã phát huy sáng kiến kích xát-xi xe từ 18 người làm mất 30 phút trước đó chỉ còn cần 2 người làm 30 phút mà vẫn đảm bảo an toàn; đặc biệt công nhân Vũ Thế Đích thiết kế và sản xuất thành công máy cán tóc đồng hồ đưa năng suất tăng lên 2000% [33, tr.10- 11]. Phát huy tinh thần cần cù, hăng say lao động cùng với nỗ lực sáng tạo, nhiều công nhân thanh niên công nhân đã có nhiều đóng góp quan trọng giúp nhà máy, xí nghiệp, công ty mình hoàn thành sớm và vượt mức kế hoạch Nhà nước. Đến giữa đầu năm 1965, chỉ tính riêng trong công nhân thanh niên Thủ đô có đến

25.000 thanh niên thường xuyên có năng suất cao trong sản xuất, 97.000 thanh niên công nhân được bầu là công nhân Ba cao điểm [33, tr.12].

Trong điều kiện hàng ngàn thanh niên nhận mệnh lệnh lên đường nhập ngũ và nhận thêm nhiệm vụ mới, thanh niên công nhân còn phát huy tinh thần “bớt người, thêm việc”, quyết tâm đảm bảo phần việc của người khác. Tiêu biểu, thanh niên nhà máy nước Lương Yên, chỉ có 9 người nhưng mạnh dạn nhận quản lý toàn bộ nhà máy (thậm chí sau đó còn tự nguyện bớt thêm 3 người) mà vẫn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch với chất lượng tốt. Thanh niên tổ cắm tuyến thuộc Sở quản lý phân phối điện nhận nhiệm vụ khảo sát thiết kế đường dây, kế hoạch được giao 30 ngày với 40 công nhân, đã tình nguyện rút chỉ còn 8 người nhưng lại hoàn thành vượt kế hoạch 7 ngày. Trong 12 ngày đêm khói lửa, quyết tâm “tim có thể ngừng đập, nhưng dòng điện không thể nào tắt”, 70 thanh niên công nhân Nhà máy điện Yên Phụ tình nguyện làm người cảm tử bảo vệ dòng điện. Số lượng các sáng kiến liên tục tăng qua từng năm. Có đoàn viên phát huy tới


4-5 sáng kiến, cải tiến (Trần Độ-Tổ trưởng sản xuất nguội). Nhiều đoàn viên thanh niên công nhân chịu khó mày mò, học hỏi để sử dụng thành thạo các lo thiết bị hiện đại (Đậu Ngọc Xuân, Vũ Ngọc Thìn-Cảng Hải Phòng). Có những sáng kiến làm lợi cho công quỹ hàng ngàn đồng, tăng năng suất tới 300-400% [9, tr.427].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nhận rõ giá trị của yếu tố thời gian trong tình hình khẩn trương của cách mạng, thanh niên công nhân“Phấn đấu nâng cao giờ chính, giảm dần giờ phụ, tiến tới thủ tiêu giờ chết trong sản xuất để làm tăng thêm nhiều sản phẩm chống Mỹ”. Trong 6 tháng đầu năm, thanh niên thủ đô đã dành được 355.700 giờ tăng năng suất. Trong điều kiện sản xuất của những năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh nhiều đoàn viên, thanh niên thực hành khẩu hiệu “kỹ thuật cao, lao động giỏi” và tham gia cuộc vận động “hai mũi tiến công thắng Mỹ”.

Cuộc vận động xuất phát từ những nhà máy, xí nghiệp ở Hà Nội, sau đó nhanh chóng lan ra nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trường khác. Từ các cuộc vận động trên, tiến thêm một bước, tổ chức Đoàn ở nhiều cơ sở, về sau trở thành một phong trào mang nhiều ý nghĩa và tác dụng là phong trào “luyện tay nghề và thi thợ giỏi”. Năm 1971, riêng Hà Nội, trong 178 cơ sở sản xuất đã có 108 cơ sở tổ chức cho thanh niên ôn luyện tay nghề và thi chọn thợ giỏi, thu hút hơn 30.000 đoàn viên và thanh niên tham gia. Cùng thời gian, ở 11 tỉnh, thành Đoàn, đơn vị trực thuộc cũng đã có 400 cơ sở Đoàn tổ chức cho thanh niên ôn luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thu hút trên 40% đoàn viên và thanh niên tham gia. Ở Hòa Bình, có tới 43,5% tổng số cơ sở và 43,1% tổng số đoàn viên thanh niên công nhân trong tỉnh tham gia “luyện và thi”. Ở Quảng Bình, trong điều kiện khó khăn, các cơ sở sản xuất chưa kịp khôi phục, nhiều cơ sở còn phải tổ chức sản xuất dưới hầm địa đạo, Đoàn thanh niên vẫn tổ chức cho đoàn viên và thanh niên ôn luyện tay nghề. Ở Công ty gang thép Thái Nguyên, lúc đầu chỉ có 10 cơ sở Đoàn tổ chức luyện tay nghề, nhưng đến năm 1971 đã có hơn 30 cơ sở tổ chức cho thanh niên luyện và thi. Từ năm 1971, thanh niên ngành dệt đã tổ chức thi chọn thợ giỏi, qua đó chọn được hàng trăm thợ giỏi tiêu biểu, phát hiện được nhiều thao tác tiên tiến, đưa vào quy trình công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động. Phong trào luyện tay nghề thi thợ giỏi ngày càng phát triển ở hầu khắp các ngành nghề, làm nảy nở ngày càng nhiều những tay thợ trẻ xuất sắc, đảm đương được những công việc của thợ bậc cao.

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 15

Từ tháng 4/1972, khi đế quốc Mỹ điên cuồng cho không quân đánh phá trở lại miền Bắc. Với khí thế Ba sẵn sàng, thanh niên công nhân một lần nữa lại sơ


tán máy móc đến nơi an toàn, tiếp tục bám máy, bám lò, tiếp tục phát huy tinh thần tay búa tay súng hiên ngang vừa sản xuất vừa đánh trả máy bay Mỹ. Thanh niên công nhân Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Thái, Hà Nội và khắp các xí nghiệp, công trường khác đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần chiến đấu hy sinh vì chủ nghĩa xã hội, vì miền Nam ruột thịt. thanh niên công nhân vùng mỏ hiểu rõ trong chiến đấu tổ quốc cần than hơn bao giờ hết nên kiên quyết bám lò, phần đấu thực hiện đi lò nhanh. Thanh niên Hải Phòng bình tĩnh gan dạ vượt lưới lửa phong tỏa của kẻ thù để giữ vững sản xuát trong mọi tình huống. trên các cầu cảng đoàn viên thanh nên trong lực lượng tự vệ dũng cảm chiến đấu đánh trả máy bay địch, bảo vệ cảng, bảo vệ hàng.

Tháng 12/1972, trong điều kiện đế quốc Mỹ điên cuồng sử dụng B52 ném bom rải thảm miền Bắc, nhất là những vùng đông dân, những vị trí trọng yếu, những cơ sở sản xuất của thủ đô, thanh niên Hà Nội, thanh niên miền Bắc một lần nữa ngẩng cao đầu cùng các tầng lớp nhân dân khác hiên ngang làm nên một Điện Biên Phủ trên không. Đối đầu với B52 của Mỹ, tuổi trẻ thủ đô không chỉ chiến thắng trên những tầm cao hỏa lực mà từ mỗi góc phố, mỗi cơ quan, xí nghiệp. công trường, họ đã tỏ rõ khí thế oai hùng, lẫm liệt của thế hệ thanh niên “Ba sẵn sàng” đã từng được thử thách dày dạn. Đoàn viên thanh niên nhà máy điện Yên Phụ một lần nữa dâng trọn tuổi thanh xuân nguyện làm người cảm tử bảo vệ dòng điện. Trong suốt 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt đánh trả liên tiếp mấy chục đợt tấn công điên cuồng của máy bay Mỹ, dòng điện từ nhà máy điện Yên Phụ vẫn liên tục phát sáng. Các chiến sĩ trong đội cảm tử (gồm 70 đoàn viên) để bảo vệ dòng điện lấy máu của mình viết nên khẩu hiệu hành động: “Tim có thể ngừng đập, nhưng dòng điện không thể nào tắt!”. Thanh niên trong các cơ sở sản xuất thực hiện ngày giờ công cao, đăng ký phấn đấu tăng năng suất, hoàn thành vượt mức kế hoạch, xây dựng phong cách lao động mới. Nhiều công trình thanh niên, lò, máy thanh niên, tổ sản xuất thanh niên…được triển khai, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Cung Đình Phú và nhiều đoàn viên, thanh niên khác ở Nhà máy Cơ khí Hà Nội (nay là nhà máy Công cụ số 1), thường xuyên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đã hoàn thành kế hoạch năm trước thời gian 120 ngày. Thi đua với Cung Đình Phú, năm 1974 riêng Hà Nội đã có hơn 6.000 đoàn viên và thanh niên hoàn thành kế hoạch được giao trước thời hạn từ 15 ngày đến 6 tháng.

Có thể nói, “Hai mũi tiến công thắng Mỹ” lan rộng ra nhiều nhà máy, xí


nghiệp, công trường, trở thành phong trào chung của toàn Đoàn, trở thành phương thức thức vận động thanh niên trong phong trào thi đua chung của công nhân. Nội dung và mục tiêu của “Hai mũi tiến công thắng Mỹ” không ngoài nội dung và mục tiêu của phong trào thi đua cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất giành “3 điểm cao”. Phong trào “Hai mũi tiến công thắng Mỹ” của thanh niên là sự phát triển tất nhiên của cao trào TĐYN, chống Mỹ, đáp ứng yêu cầu từng bước của cuộc vận động “cải tiến quản lý các xí nghiệp công nghiệp”. Chính nhờ tính thiết thực như vậy nên từ năm 1970 phong trào đã thu hút 17 tỉnh thành, 11 đơn vị trực thuộc và cơ sở công nghiệp lớn trên toàn miền Bắc hưởng ứng. Nổi bật trong những năm 1971, 1972 là phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu.

Đối với đoàn viên, thanh niên là nông dân: phát huy khí thế Ba sẵn sàng thanh niên nông thôn nêu cao tinh thần làm chủ tập thể của những người lao động mới, khắc phục trở ngại, khó khăn, hăng say phát huy sức sáng tạo, sôi nổi tiến quân vào các mục trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1965, thanh niên nông thôn trên toàn miền Bắc bằng nhiều biện pháp tổng hợp đã sôi nổi tiến quân vào mặt trận sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện vào mục tiêu thâm canh đạt 5 tấn thóc/1 ha. “Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” trở thành phương thức hoạt động sáng tạo của thanh niên nông thôn trên đồng ruộng. Trong điều kiện của rất nhiều khó khăn, lực lượng thanh niên nông thôn đã nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, phát huy vai trò là đội quân xung kích đi đầu trong cuộc cách mạng kỹ thuật, chống thiên tai, hạn úng để hoàn thành kế hoạch. Từ những phong trào: làm thủy lợi, bào hoa dâu, cấy theo lối mới, phá giờ cao điểm, đường cày đảm đang, thanh niên nông thôn dần tiến lên PTTĐ “Cánh đồng 5 tấn lúa, 90 tấn rau thắng Mỹ”,“Ba mũi nhọn xung kích thắng Mỹ”,“Đàn lợn 100kg”. Sản xuất nông nghiệp được đảm bảo nhờ đẩy mạnh đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật đi đôi với thực hiện có hiệu quả cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Đến năm 1967 trên toàn miền Bắc đã có tới 85% cơ sở Đoàn ở nông thôn đảm nhận xây dựng cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ [9, tr.428].

Trên các công trình nạo vét kênh mương do bùn sa bồi lấp, với khí thế của thanh niên Ba sẵn sàng, thanh niên đã nêu cao tinh thần của lớp người lao động mới để chiến thắng khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Trong điều kiện thời tiết giá rét, thanh niên trong các đội thủy lợi của hợp tác xã vùng ngoại thành Hà Nội vẫn ngâm mình dưới bùn sâu, quyết tâm không rời vị trí. Nhờ mày mò sáng kiến, cải


tạo nông cụ, đóng bè để kéo bùn, thanh niên thuộc đội thủy lợi hợp tác xã Thụy Hà đạt năng suất vượt gấp đôi mức khoán của công trường. Tính riêng trong hai vụ mùa năm 1964-1965, thanh niên nông thôn thuộc 4 huyện ngoại thành Hà Nội đã đào đắp 5 triệu 20 vạn thước khối đất thủy lợi, chưa kể các công trình phục vụ chiến đấu. Nhiều công trình thủy lợi mới mang tên Nguyễn Văn Trỗi ra đời. Đoàn viên thanh niên ở huyện Gia Lâm đã xung phong nhận chăm sóc, cải tạo các thửa ruộng xấu thành ruộng tốt với phương thức: nhận thửa, nhận việc, kết hợp học với làm kỹ thuật. Từ sáng kiến này, phong trào “ba sào, năm việc” phát sinh và nhân rộng ra khắp ngoại thành. 45.500 đoàn viên thanh niên ngoại thành nhận chăm sóc và cải tạo 7000 ha ruộng lúa và hoa màu, cứu được 2.014 lúa bị sâu bệnh, làm được 9.800 ha bèo dâu và làm 198.900 công để chăm sóc ngoài giờ. Nỗ lực của đoàn viên thanh niên trong việc áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật trong xây dựng cải tạo đồng ruộng đã góp phần quan trọng vào việc đưa năng suất lúa lên 5,1 tấn/ha cả năm và tăng gần 20000 tấn thóc/vụ. Gần 300 chi đoàn thanh niên ngoại thành đã nhận xây dựng 5.980 ha đồng ruộng trở thành “cánh đồng năm tấn”, 25 chi đoàn vùng rau đã nhận xây dựng 292 ha thành “cánh đồng rau 90 tấn”.

Trong điều kiện của những khó khăn đến từ điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết, thanh niên nông thôn miền Bắc với khí thế Ba sẵn sàng chưa bao giờ chùng bước. Nhiều nơi, để thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong thâm canh tăng năng suất, thanh niên HTX Thọ Bình (Hưng Yên), cũng như thanh niên ở nhiều địa phương khác đã tổ chức nhiều chiến dịch “kê” ruộng bằng biện pháp san lấp gò cao, lấy bùn từ ao đổ lên mặt ruộng. Có nhiều thửa ruộng được “kê” lên tới 10 cm, đảm bảo cho việc tưới tiêu và phục vụ các biện pháp khoa học.

Nhằm góp phần phấn đấu tăng năng suất cây trồng, nhiều cơ sở Đoàn tích cực tổ chức các chiến dịch làm phân bón, tranh thủ sức trẻ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong ủ phân và chế biến phân. Tại Hà Nội, thành đoàn phát động phong trào “Toàn ngoại thành là một nhà máy sản xuất phân đạm tự nhiên”, mỗi chi đoàn trong HTX là một phân xưởng, mỗi phân đoàn là một tổ sản xuất, mỗi đoàn viên là một công nhân của “nhà máy”. Từ chi đoàn Tiền Phong với kỹ thuật làm bèo hoa dâu (năm 1964), sang năm 1965 có đến 210 chi đoàn biết làm bèo hoa dâu. Mặc dù có nhiều khó khăn về thời tiết, nhưng chi đoàn Thuận Tốn (Gia Lâm) đã thả cho HTX được 55 mẫu bèo, vớt lên ủ được trên 100 tấn phân, ngoài ra còn bán cho các HTX bạn trên 20 tấn bèo giống, thu về cho HTX 800 đồng.


Với quyết tâm biến đồng đất bạc màu thành vựa thóc, biển cá, rừng cây, gà lợn đầy sân, góp phần tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng đánh Mỹ, thanh niên chi đoàn ở Đông Anh đã nhận gieo trồng 23 tấn hạt giống cây phân xanh. Kết quả trong năm 1965, đã trồng được 4.500 mẫu muồng, điền thanh, chiếm trên 80% diện tích cây phân xanh đã trồng của 4 huyện ngoại thành. Nhiều nơi thanh niên thay phiên nhau ngâm mình dưới ao, dưới lòng sông Lừ, sông Tô Lịch để lấy hàng nghìn tấn bùn bón cho lúa, hoặc phơi mình dưới trưa nắng trên cây để tranh thủ tuốt thêm lá soan về làm phân bón. Ở một số địa phương, đoàn viên, thanh niên vượt qua thử thách của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tận dụng cả hố bom để ươm thả bèo hoa dâu trước khi đưa ra đại trà. Nhờ tinh thần lao động không ngừng nghỉ như vậy, không chỉ ở các vùng có kinh nghiệm thả bèo như Thái Bình, Nam Hà, ngay cả ở các tỉnh chưa có kinh nghiệm sử dụng bèo hoa dâu thâm canh cây lúa như Nghệ An, đoàn viên thanh niên cũng đã thả được bèo hoa dâu trong mùa hè, phấn đấu đạt từ 1 đến 2,5 diện tích bèo hoa dâu trên một đơn vị diện tích gieo cấy.

Dấu ấn của đoàn viên, thanh niên nông thôn trên những cánh đồng miền Bắc còn được thể hiện rõ trong phong trào nhận chăm sóc ruộng xa, ruộng xấu. Tấm biển “Nhận ruộng chăm sóc của thanh niên” thể hiện rõ tinh thần, ý thức trách nhiệm tiên phong đi đầu của thanh niên nông thôn miền Bắc trong quá trình phát huy khí thế Ba sẵn sàng trên mặt trận sản xuất. Không quản ngại khó khăn, nhiều đoàn viên thanh niên đã xung phong nhận ruộng xa, ruộng xấu để chăm sóc. Trong 45 ngày đầu của chiến dịch, thanh niên nông thôn trong các HTX đã nhận 4.891 mẫu lúa xấu để chăm sóc với số công làm ngoài kế hoạch khoán của HTX là 43.824 ngày. Từ những thuở ruộng được nhận chăm sóc, nhiều cơ sở Đoàn ở nông thôn đã tiến lên xây dựng những cánh đồng, những thửa ruộng thanh niên. Để phục vụ cho tăng năng suất, đoàn viên thanh niên nông thôn thường xuyên coi trọng việc rèn luyện kỹ năng lao động và trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật. Những cánh đồng thanh niên đã thực sự mang lại hiệu quả trên nhiều mặt, góp phần nâng độ đồng đều của đồng ruộng trên phạm vi từng vùng, từng tỉnh. Những cánh đồng thanh niên tuy phần lớn đều được xây dựng từ những khu ruộng xấu, nhưng vẫn cho năng suất cao hơn hẳn ruộng đại trà từ 10- 15%, thậm chí có nơi hơn từ 1 đến 1,5 tấn thóc/1 ha [137, tr.434].

Hưởng ứng bản “Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp cấp cao” do Nhà nước ban hành từ tháng 4/1968, đoàn viên thanh niên miền Bắc tiếp tục đẩy mạnh phong


trào xây dựng “Cánh đồng 5 tấn, 10 tấn thắng Mỹ” và khởi xướng cuộc vận động “Ba mũi xung kích thắng Mỹ” nhằm phát huy vai trò của mình trong quản lý lao động, quản lý kỹ thuật. Đáng chú ý là trong thời kỳ này, bên cạnh việc không ngừng nêu cao quyết tâm phấn đấu mở rộng diện tích trồng trọt bằng cách khai hoang phục hóa, san lấp hố bom, thùng đào, thúng đấu…thanh niên nông thôn đã đặc biệt coi trọng việc trau dồi và nâng cao kỹ thuật nghề nông. Nhiều hội thi cấy theo lối mới, thi cày, kể cả cày bằng máy được tổ chức rộng khắp, từ cơ sở lên cấp huyện, tỉnh. Từ khi Trung ương Đoàn coi trọng hướng nhiệm vụ trung tâm của phong trào Ba sẵn sàng là lao động sản xuất, học tập, tu dưỡng và rèn luyện (năm 1969), trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phong trào xây dựng “cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ” tiếp tục được đẩy mạnh và mở rộng sang cả các lĩnh vực rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Những “ô chuồng”, “dãy chuồng” tăng trọng ra đời đáp ứng yêu cầu của các trại chăn nuôi tập thể. Nhiều hình thức thi đua xuất hiện, thanh niên huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) thực hiện “giỏi một việc, biết nhiều việc”, thanh niên nông thôn Hải Phòng thi đua “hai giỏi chống Mỹ” (lao động giỏi, kỹ thuật giỏi)…

Trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, nông dân, đặc biệt thanh niên Vũ Thắng không chỉ tìm đến hợp tác xã Hồng Thái (một trong những điển hình của tỉnh Hải Hưng) để học hỏi kinh nghiệm mà còn là lực lượng xung kích đi đầu trong quá trình cải tạo đồng ruộng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến từ việc ngâm ủ giống, đến cấy theo lối mới, tưới tiêu hợp lý đi đầu lấy thủy lợi, cải tạo đồng ruộng làm mục tiêu đột phá. Tinh thần nổ lực không mệt mỏi của thanh niên Vũ Thắng đã góp phần đưa Vũ Thắng trở thành HTX đầu tiên trên miền Bắc đạt mục tiêu 5 tấn thóc/1ha/năm, đặc biệt trong nhiều năm liền giữ vững vị trí lá cờ đầu trong thâm canh tăng năng suất lúa, không ngừng đưa năng suất ngày một lên cao, 7-8 tấn rồi 9,7 tấn/ha/năm [137, tr.429].

Cùng với Thái Bình, các tỉnh, thành phố khác ngay trong những năm tháng khẩn trương chống Mỹ, cứu nước, đã có nhiều điển hình thâm canh đạt năng suất cao. Từ năm 1966-1967, Sơn La đã triển khai phong trào xây dựng cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ. Đến năm 1968 Sơn La đã có 10 HTX đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên một ha. Đến năm 1972, Sơn La đã có 7 xã và 54 HTX đạt mục tiêu 5 tấn thóc và trên 5 tấn thóc/ha, trong đó nhiều HTX của đồng bào các tỉnh Thái Bình, Hải Hưng lên khai hoang, nhờ áp dụng kinh nghiệm thâm canh từ địa phương nên năng suất đạt tới từ 8-9,6 tấn/ha như HTX Hải Sơn, Hưng Sơn, Song Mai (Sông

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí