Thanh Niên Hăng Say Học Tập, Đi Sâu Nghiên Cứu Khoa Học Kỹ Thuật, Phục Vụ Cho Sản Xuất Và Chiến Đấu.


Mã) [9, tr.435-436]. Ngay cả những địa phương nằm trong vùng đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ, như Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu (Nghệ An), thanh niên nông thôn đã cùng bà con nông dân bám trụ đồng ruộng vừa tổ chức lực lượng phá bom, vừa thành lập những đội cảm tử để gặt lúa ở những vùng nguy hiểm, nhất định không bỏ phí hạt thóc nào. Nhiều tổ chức Đoàn thanh niên ở nông thôn tổ chức cho đoàn viên và thanh niên đi đầu trong việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, coi đây là nghĩa vụ của người ở hậu phương đối với tiền tuyến. Thanh niên Thanh Trạch (Quảng Bình), thanh niên Nghệ An, Hà Tĩnh, thanh niên Vĩnh Linh, trong điều kiện của những cánh đồng bị bom đạn Mỹ cày xới, thậm chí bị thả cả bom từ trường vào ruộng lúa vẫn kiên gan tổ chức đoàn viên thanh niên ra đồng, không chỉ đảm bảo diện tích cày cấy mà còn áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, làm ruộng thí nghiệm, chăm sóc ruộng cao sản…đảm bảo năng suất lúa tăng liên tục và bền vững.

Xác định rõ trách nhiệm và quyền làm chủ tập thể của đoàn viên thanh niên trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc quản lý hợp tác xã, các cơ sở Đoàn ở nông thôn đồng thời với việc đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, đã tích cực vận động đoàn viên thanh niên đi đầu thực hiện cuộc vận động “Phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng nông thôn”. Vai trò của thanh niên nông thôn nhờ đó ngày càng được phát huy cao nhất.

3.2.1.3. Thanh niên hăng say học tập, đi sâu nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phục vụ cho sản xuất và chiến đấu.

Trong điều kiện thời chiến, mặc dù nhiệm vụ sản xuất và công tác khẩn trương, đoàn viên thanh niên miền Bắc vẫn quyết tâm vươn lên trong học tập văn hóa khoa học kỹ thuật. Tinh thần Ba sẵn sàng đã thể hiện mạnh mẽ trong quyết tâm học tập nắm vững kiến thức, phục vụ sản xuất và chiến đấu trong trường học các cấp. PTTĐ “dạy tốt, học tốt” trở thành mục tiêu phấn đấu không ngừng của tuổi trẻ trường học. Tổ chức Đoàn trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề cũng như các trường phổ thông…đóng góp vai trò tích cực trong việc sơ tán trường lớp đến nơi an toàn, cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Đứng trước những đòi hỏi mới của cách mạng, Đoàn Thanh niên Lao động Việt nam đã hết sức coi trọng giáo dục, rèn luyện thế hệ thanh niên phát triển toàn diện, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đoàn lần thứ 8 (khóa III) khẳng định nhiệm vụ giáo dục của Đoàn là “nhằm đào tạo thanh niên thành lớp


người phát triển toàn diện, có đầy đủ khả năng kế tục sự nghiệp cách mạng, lớp người có khí phách và đạo đức cộng sản, trung thành vô hạn với Tổ quốc và lý tưởng cộng sản, căm thù sâu sắc bọn đế quốc và bọn bóc lột, đồng thời nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và có sức khỏe”.

Tháng 5/1965, Thành đoàn Hà Nội ra Nghị quyết “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật”, trong đó nhấn mạnh: mấu chốt của phong trào thanh niên công nhân là ra sức phát huy sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tổ chức các Hội nghị “Thanh niên làm công tác khoa học kỹ thuật phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước” và Hội nghị “công nhân, cán bộ kỹ thuật trẻ thủ đô thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, tiến quân vào cách mạng kỹ thuật” (tháng 9/1966).

Ngay cả những vùng nằm trong mục tiêu trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ như Vĩnh Linh, Quảng Trị…các lớp học được mở ngay trong hầm địa đạo. Phong trào có sức cổ vũ hàng triệu học sinh, thầy cô bất chấp bom đạn ác liệt tới trường. Không chỉ đảm bảo việc đến trường, điều quan trọng là chất lượng học tập không ngừng được tăng lên. Ý thức tự chủ trong học tập của đoàn viên thanh niên học sinh không ngừng được củng cố và nâng cao, chính nhờ vậy mà phong trào học tập và rèn luyện phấn đấu trở thành con người mới phát triển toàn diện của thanh niên ngày càng đi vào chiều sâu. Số học sinh đến trường vẫn không ngừng gia tăng. Nam Hà trong năm học 1965-1966 tăng 3,6 lần so với năm học 1964-1965. Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng), trong một năm, trường bị đánh phá tới 22 lần nhưng học sinh vẫn tới lớp, vẫn nêu cao tinh thần dạy tốt, học tốt. Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam) giữ vững thành tích là lá cờ đầu trong học tập và quản lý trường lớp. Các trường Lê Hồng Phong (Nam Định), Lam Sơn (Thanh Hóa), Phan Đình Phùng (Nghệ An) cùng các trường học ở Hà Nội, Hải Phòng trở thành những điểm sáng về nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy. Trong năm 1965 có gần 3000 thanh niên học sinh cấp 3 là học sinh tiên tiến [33, tr.17]

Trong điều kiện khó khăn, đội ngũ giáo viên trẻ ở các cấp học không ngừng được bổ sung và có ý thức vươn lên về mọi mặt. Các đồng chí thanh niên là cán bộ giảng dạy trong các trường đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng bài giảng, nhiều đồng chí đã gợi ý hướng dẫn sinh viên học sinh trong công tác nghiên cứu, phục vụ sản xuất. Trong năm 1965, rất nhiều chi đoàn cán bộ giảng dạy đã tổ chức học tập đường lối quan điểm công tác khoa học kỹ thuật của Đảng và chính sách của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


ngành mình. Trong các trường học, tinh thần học tập và giảng dạy đã vươn lên mạnh mẽ trong phong trào Ba sẵn sàng. Đại bộ phận thanh niên giáo viên là chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến [33, tr.17]

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 16

Trong kế hoạch phấn đấu Ba sẵn sàng, thanh niên giáo viên ở mỗi trường đại học đều đã hoàn thành được hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và quốc phòng. Các đồng chí giáo viên là thanh niên thuộc khoa Toán, Lý, Hóa, Sinh trường Đại học tổng hợp đã chủ động đi tìm, phát hiện các đề tài phục vụ sản xuất thời chiến và phục vụ quốc phòng để nghiên cứu. Đồng chí Lâm Dũng (đoàn viên chi đoàn Sinh vật) đã nghiên cứu thành công vấn đề làm nước mắm ngay trong 24 giờ với độ dinh dưỡng cao, vấn đề chống mốc, chống ẩm trong kho tàng và vấn đề làm bánh men cho gia súc ăn bằng vi sinh vật. Đồng chí Nguyễn Đức Lộc (cán bộ giảng dạy Khoa Cơ, Trường Bách khoa) tình nguyện không nghỉ hè, về hợp tác xã Khuyến Lương nghiên cứu, chế tạo xe cải tiến để phục vụ phong trào giải phóng đôi vai do Đoàn phát động. Thanh niên cán bộ giảng dạy và sinh viên học sinh các trường đều có phong trào tình nguyện đi phục vụ sản xuất và chiến đấu. Thanh niên Y khoa đã về các huyện ngoại thành làm công tác huấn luyện sơ cứu phòng không cho các em thiếu niên. Thanh niên Bách khoa đã về huyện Thanh Trì giới thiệu cuốn “Sống như Anh” và vận động làm xe cải tiến giải phóng đôi vai, thanh niên Đại học Nông nghiệp đã về huyện Gia Lâm làm công tác vận động làm bèo mùa hè và phòng bệnh cho gia súc.

Phong trào học tập, rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề trở thành nhiệm vụ chính trị của thanh niên. Trong hoàn cảnh khó khăn của thời chiến, tổ chức Đoàn đã tổ chức nhiều hình thức học tập phong phú, tạo cơ hội cho thanh niên được học tập văn hóa, kỹ thuật. Với quyết tâm học tập tốt, giảng dạy tốt, thanh niên các trường đã tích cực chuẩn bị việc di chuyển, đảm bảo mang đầy đủ máy móc, thiết bị, tài liệu giảng dạy, học tập, không ỷ lại vào phương tiện và kế hoạch của cấp trên. Tổ chức Đoàn Thanh niên tại nhiều trường khác ở Hà Nội thực hiện khẩu hiệu “Vác trường lên vai đi sơ tán”, dù trong hoàn cảnh nào cũng thi đua dạy tốt-học tốt, nghiên cứu khoa học thiết thực phục vụ sản xuất và chiến đấu. Thanh niên Trường Đại học bách khoa đang chuẩn bị thi thì có lệnh chuyển sang làm gấp giao thông hào. Anh chị em đã làm liên tục 3 ngày 3 đêm hoàn thành nhiệm vụ, sau đó lại chuyển sang tranh thủ ôn thi. Kết quả thi vẫn tốt. Sinh viên Khoa Điện 61B năm 1965 đạt 90%, trong đó khá giỏi chỉ có 53%, năm nay thì đạt 99% và tỉ lệ khá, giỏi vượt lên 82% [33, tr.17]. Đoàn


viên thanh niên Trường Đại học Nông nghiệp để 10 ngày làm công sự rồi ôn thi rất khẩn trương để kịp hoàn thành năm học. Với quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ trong học tập, đã có 32 lớp thi đạt 100%, điểm khá, giỏi trong toàn trường chiếm 80%. Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch cũng có rất nhiều lớp đạt 100% khá giỏi chiếm tỷ lệ 80% trở lên. Mặc dù rất nhiều khó khăn để học tập trong hoàn cảnh sơ tán di chuyển thanh niên trường trung cấp địa chất thi tốt nghiệp đạt 100% (1965), trong đó 87% khá và giỏi, trường trung cấp nông lâm thi tốt nghiệp năm nay đạt tỷ lệ 98,4% cao nhất so với các năm. Đoàn thanh niên Sở Bưu điện Truyền thanh đã kết hợp với xí nghiệp tổ chức các lớp văn hóa và sắp xếp thanh niên vào các lớp kỹ thuật nghiệp vụ, duy trì nề nếp học tập đều đặn.

Phong trào học tập bổ túc văn hóa phát triển mạnh ở các địa phương, và đặc biệt nổi bật trong lực lượng thanh niên xung phong. Các Trường thanh niên lao động XHCN, trường bổ túc văn hóa tập trung hàng năm thu hút hàng ngàn đoàn viên, thanh niên theo học. Ngay từ đầu lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước đã được bố trí đội ngũ giáo viên chuyên trách đến tận đại đội. Mỗi đội thanh niên xung phong đã thành lập một trường bổ túc văn hóa, trực thuộc ngành giáo dục địa phương nơi đóng quân. Chi đoàn Đồng Mỹ (Nam Hà) hầu hết là đoàn viên thanh niên đã tham gia học bổ túc văn hóa. Chi đoàn 3 điều tra rừng có 280 thanh niên thì tất cả đã tham gia đi học và đi dạy bổ túc văn hóa, trong đó có 150 đồng chí học cấp III, 197 đồng chí là công nhân có trình độ trung cấp kỹ thuật, 32 cán bộ có trình độ kỹ sư [tr.439]. Trong điều kiện chiến tranh gần 2 vạn đoàn viên, thanh niên các dân tộc Sơn La vẫn thường xuyên theo học các lớp bổ túc văn hóa ngoài giờ. Từ trong phong trào bổ túc văn hóa đã xuất hiện nhiều điển hình thanh niên học tập tốt như Trần Văn Tuyên, một thanh niên bị tàn tật nhưng 5 năm liền là chiến sĩ thi đua dạy bổ túc văn hóa.

Đặc điểm nổi bật trong thành tích của thanh niên các trường đại học, chuyên nghiệp qua phong trào Ba sẵn sàng là đã tạo ra một không khí mới đưa việc học tập đi sát với thực tế sản xuất và chiến đấu. Đoàn viên thanh niên 2 trường Đại học Y khoa và Dược khoa vô cùng phấn khởi lên đường phục vụ đồng bào và chiến sĩ các tỉnh ở khu 4, và nhiều gương dũng cảm chiến đấu tận tụy phục vụ được nhân dân và các chiến sĩ khen ngợi. Thanh niên Trường Trung cấp giao thông thủy bộ được giao nhiệm vụ làm đoạn đường đặc biệt. Trên cho hạn 30 ngày, với khí thế của phong trào Ba sẵn sàng đang sôi nổi trong Đoàn, các chi đoàn đã triệt để thực hiện quân sự hóa toàn bộ quá trình lao động, cải tiến


các khâu kỹ thuật và đã hoàn thành trong 10 ngày. Đoàn viên thanh niên Trường Đại học Nông nghiệp đã phát động phong trào đi về các cơ sở sản xuất để nghiên cứu khoa học và vận động cải tiến kỹ thuật trong nhân dân. Nhóm 3 đồng chí Lưu Xuân Nghinh, Trần Xuân Hợp, Nguyễn Hữu Hồng đã nghiên cứu vấn đề lò sấy cá ở Quảng Bình để giải quyết vấn đề xử lý kịp thời cá thu hoạch được. Các đồng chí tham gia sản xuất, chiến đấu ban ngày, ban đêm nghiên cứu. Kết quả sau thời gian khẩn trương làm việc, 3 đồng chí đã hoàn thành đề án thiết kế 1 lò sấy cá cải tiến được Cục khai thác chế biến xét duyệt thông qua ngay.

Nhìn chung, những khó khăn thử thách khốc liệt nhất của chiến tranh đã không thể ngăn trở tinh thần Ba sẵn sàng của đoàn viên, thanh niên miền Bắc. Cá nhân, tập thể thanh niên Ba sẵn sàng khéo kết hợp các nhiệm vụ: sản xuất, chiến đấu và học tập, vì vậy đã đưa phong trào ngày càng đi vào toàn diện, có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với PTTĐ xây dựng tổ, đội lao động XHCN, đơn vị tiên tiến, đơn vị quyết thắng.

Sau khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc lần thứ nhất, phong trào Ba sẵn sàng của tuổi trẻ miền Bắc phải trải qua những thử thách để đứng vững và phát triển trong điều kiện mới đầy khó khăn, vừa phải tranh thủ hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, vừa phải nâng cao cảnh giác sẵn sàng đối phó với mọi kiểu chiến tranh đế quốc Mỹ có thể gây ra. Tháng 12/1969, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định chuyển hướng phong trào Ba sẵn sàng nhằm đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới, tiếp tục giáo dục đoàn viên, thanh niên phát huy hơn nữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu. Từ năm 1969-1972, tiếp tục phát huy khí thế Ba sẵn sàng, thanh niên miền Bắc tích cực tham gia nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa, chi viện chiến trường, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Từ 1973-1975, thanh niên miền Bắc hăng hái thi đua, tòng quân lên đường nhập ngũ, đồng thời có mặt trong mọi hoạt động sản xuất tham gia có hiệu quả công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, cung cấp những điều kiện vật chất cho tiền tuyến miền Nam.

Ba sẵn sàng” thực sự là cuộc vận động cách mạng rộng lớn của thanh niên, là chiến trường lập công của tuổi trẻ, là trường học bồi dưỡng một thế hệ thanh niên anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Phong trào đã kịp thời đáp ứng nguyện vọng sâu xa của tuổi trẻ, là khao khát và đã trở thành tình cảm thiêng liêng,


là nguồn động lực thôi thúc thanh niên muốn được cống hiến nhiều nhất sức lực, trí tuệ của tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cách mạng, chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

3.2.2. Phong trào “Ba đảm đang”

Từ năm 1961, tại Đại hội đại biểu Phụ nữ lần thứ III (8/3/1961), để phát huy vai trò của phụ nữ, đáp ứng nhiệm vụ bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào thi đua “5 tốt”. Đến đầu năm 1965, trong bối cảnh đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam, một bộ phận lớn nam giới phải ra tiền tuyến thì việc phát huy truyền thống cách mạng, trí sáng tạo và khả năng lao động của phụ nữ ở hậu phương ngày càng trở thành một yêu cầu đặc biệt quan trọng.

Được gợi mở bởi nhiều PTTĐYN, nhất là phong trào Ba sẵn sàng, nhiều nữ thanh niên viết đơn xung phong làm thêm những công việc vốn của nam giới, sẵn sàng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) sớm đề xuất phong trào “Ba nhiệm vụ”, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đông đảo phụ nữ trên địa bàn cửa ngõ Thủ Đô. Hội Phụ nữ Đan Phượng gửi quyết tâm thư lên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Đông, hứa thực hiện Ba nhiệm vụ trước mắt.

Nắm rõ tâm tư, nguyện vọng và khả năng cách mạng của phụ nữ, Ban Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề xuất với Trung ương Đảng về việc phát động phong trào Ba đảm nhiệm và đã nhận được sự đồng ý của Bộ Chính trị. Ngày 18/3/1965, Trung ương Hội “kêu gọi chị em hãy nhiệt liệt hưởng ứng chủ trương của Trung ương Hội phát động phong trào Ba đảm nhiệm. Ngày 22/3/1965, Ban Thường trực Trung ương Hội ra Chỉ thị số 03/CT Về mở cuộc vận động Ba đảm nhiệm. Đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp thường xuyên bám sát cơ sở, kịp thời động viên, thúc đẩy phong trào phát triển ngày càng sâu rộng.

Từ sự phát triển sôi nổi của phong trào phụ nữ ở huyện Đan Phượng, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 22/03/1965, Ban thường trực Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ra Chỉ thị số 03 “Về mở rộng cuộc vận động phong trào “Ba đảm nhiệm”, trong đó nêu rõ ba nội dung của phong trào là: Đảm đang sản xuất, công tác, thay thế nam giới đi chiến đấu; Đảm đang gia đình, khuyến khích chồng con đi chiến đấu; Đảm đang phục vụ chiến đấu khi cần thiết. Được sự quan tâm của Đảng, ngay từ lúc khởi đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sửa tên Ba


đảm nhiệm mà Hội Liên hiệp phụ nữ dự kiến thành Ba đảm đang. Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đồng thời quyết định “Thống nhất nội dung năm tốt trong phong trào Ba đảm đang, đẩy mạnh cuộc vận động Ba đảm đang thành phong trào quần chúng lớn mạnh duy nhất của phụ nữ”. Không những bao hàm đầy đủ nội dung “5 tốt”, phong trào Ba đảm đang còn là sự cụ thể hóa nội dung 5 tốt một cách sinh động và phong phú, thiết thực đẩy mạnh PTTĐ “5 tốt” ở mức độ cao hơn, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ hơn, đáp ứng yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chính trị, thu hút sự đồng lòng hưởng ứng của hàng triệu hội viên, phụ nữ toàn miền Bắc. Ba đảm đang thực sự trở thành trở thành phong trào cách mạng của quảng đại quần chúng phụ nữ, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta là vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 152, và 153 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 31 của Hội đồng Chính phủ về công tác nữ, từ năm 1967, phong trào Ba đảm đang phát triển ngày càng rộng rãi, toàn diện và vững chắc hơn.

Bước sang năm 1968, những thắng lợi quan trọng của quân dân miền Nam, đặc biệt cuộc tổng tiến công và nổi dậy liên tục của quân dân miền Nam đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta phát triển sang một thời kỳ mới. Việc động viên đến mức cao nhất lực lượng, khả năng, trí tuệ của các tầng lớp phụ nữ nhằm đưa phong trào Ba đảm đang tiến lên mạnh mẽ, đồng đều, sâu sắc và toàn diện hơn trở thành yêu cầu cấp thiết. Nhận thức rõ điều kiện và yêu cầu khách quan đặt ra, ngày 30/05/1968, Ban Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thông qua Nghị quyết số 03/NQ Về việc nâng cao chất lượng phong trào Ba đảm đang, tiến lên cao trào Ba đảm đang quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Từ đây, phong trào Ba đảm đang đã nhanh chóng phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động được sức mạnh tổng hợp của hàng chục triệu phụ nữ từ nông thôn tới thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tiềm năng cách mạng to lớn của phụ nữ đã được biến thành hiện thực sinh động, thành nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định, yêu cầu chi viện chiến trường về sức người và sức của càng đòi hỏi chị em ở hậu phương cố gắng đảm nhiệm mọi công việc ở mức tối đa. Ngày 4/2/1969, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 04-CT/TW “Về công tác vận động phụ nữ


năm 1969”, đồng thời đề ra yêu cầu cần đẩy cao trào Ba đảm đang lên một bước mới, vừa rộng rãi, vừa sâu sắc, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của phụ nữ. Việc đẩy mạnh phong trào Ba đảm đang gắn chặt với các cuộc vận động đã góp phần phát huy khả năng phong phú và vai trò ngày càng trọng yếu của phụ nữ trên mọi lĩnh vực công tác.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng CNXH, “mỗi người làm việc bằng hai”, tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác… ngày 6/3/1969 Ban Bí thư ra Thông tri số 229-TT/TW “Về công tác vận động phụ nữ năm 1969 và tổng kết công tác vận động phụ nữ trong bốn năm chống Mỹ, cứu nước”. Ban Bí thư yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục lãnh đạo tốt phong trào Ba đảm đang, phát huy khả năng cách mạng to lớn và quyền làm chủ tập thể của phụ nữ để góp phần hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước; chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giảm bớt khó khăn trong lao động, đời sống, nâng cao nhanh chóng trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật cho phụ nữ. Ngày 6/12/1970, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 183-CT/TW “Kiên quyết chiến đấu, tăng cường sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt địch, đập tan mọi âm mưu chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc”. Bộ Chính trị đã chủ trương: tăng cường hơn nữa tinh thần cảnh giác và tổ chức sẵn sàng chiến đấu trên toàn miền Bắc. Đẩy mạnh phong trào Ba đảm đang để cổ vũ tiền tuyến đánh giặc, xây dựng

và bảo vệ hậu phương.

Phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế trong ba năm (1971-1973) là tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khôi phục và phát triển công nghiệp nhẹ bao gồm công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương, xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu công nghệ, thủ công nghiệp; khôi phục và phát triển một số ngành công nghiệp nặng chủ chốt nhằm phục vụ thiết thực cho sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng. Ngày 6/10/1973 Ban Bí thư ra Chỉ thị số 204- CT/TW “Về việc động viên các từng lớp phụ nữ đẩy mạnh thi đua yêu nước nhân dịp đại hội phụ nữ các cấp” trong đó đề ra yêu cầu thiết thực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1973 và chuẩn bị đầy đủ cho việc thực hiện kế hoạch năm 1974 đồng thời động viên phụ nữ tích cực góp phần vượt qua những khó khăn. Ba đảm đang trở thành phong trào cách mạng sâu rộng, đi đến mọi nhà, thu hút mọi tầng lớp phụ nữ khắp thành thị và nông thôn, ở bất kỳ ngành, nghề nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào đều nhiệt liệt hưởng ứng.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí