Thanh Niên Sẵn Sàng Vượt Mọi Khó Khăn, Say Mê Sáng Tạo Trong Sản Xuất Và Bảo Vệ Sản Xuất.


kể cả siêu pháo đài bay B52. Binh chủng tên lửa phòng không với lực lượng chủ yếu là thanh niên với cách đánh mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết đã bất ngờ diệt máy bay địch trên vùng trời Bất Bạt (Hà Tây) ngay trận đầu ra quân, và liên tiếp lập được nhiều chiến công vẻ vang sau đó. Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, lực lượng tên lửa phòng không đã bắn rơi hơn 800 máy bay Mỹ (có trận chỉ bằng một quả tên lửa đã diệt được hai máy bay). Đặc biệt trong trận quyết chiến 12 ngày đêm cuối năm 1972, lực lượng tên lửa đã bắn rơi 37 máy bay Mỹ (trong đó có 32 máy bay B52). Tuổi trẻ phân đội 7, hải quân, Đoàn Không quân Sao Đỏ vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng đã trưởng thành nhanh chóng, đọ sức hàng trăm trận với máy bay tàu chiến Mỹ. Tính đến năm 1975, qua chiến đấu hàng trăm trận, lực lượng hải quân đã đánh chìm 353 tàu, xuồng chiến đấu và vận tải quân sự của kẻ thù, diệt 2000 địch, phá hũy hàng chục vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của đối phương, đánh gây hỏng 45 tàu các loại, bắn rơi 118 máy bay, diệt 35 xe tăng, tháo gỡ và phá nỏ hàng nghìn quả thủy lôi và bom các loại của địch [137, tr.384-385]. Từ 1965-1975, không quân nhân dân Việt Nam, mặc dù là một binh chủng mới được xây dựng với hầu hết sĩ quan, chiến sĩ chủ yếu đi ra từ phong trào Ba sẵn sàng, tuổi đời còn rất trẻ, nhưng trong cuộc đọ sức với không quân và hải quân Mỹ đã chiến đấu 300 trận, bắn rơi 320 máy bay Mỹ các loại. Có trung đoàn bắn rơi 100 máy bay, có đại đội bắn rơi trên 60 máy bay. Nhiều anh hùng không quân tiêu biểu: Nguyễn Văn Bảy, Lê Thanh Đạo, Nguyễn Văn Cốc, Phạm Tuân…

Từ khí thế “Ba sẵn sàng”, phong trào tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước tập trung được đẩy mạnh nhanh chóng và có chất lượng. Sau khi Ban bí thư Trung ương Đoàn phát động phong trào tình nguyện gia nhập Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước, thanh niên các tầng lớp đã sôi nổi ghi tên. Từ Hà Nội, gần 4000 thanh niên xung phong đã lên đường (kể cả số thanh niên xung phong đi làm thủy lợi miền núi), gấp 10 lần số dự kiến tuyển lựa. Thanh niên miền Bắc tự nguyện dấn thân vào nơi đầu sóng ngọn gió, tự nguyện phấn đấu trong điều kiện của những khó khăn thử thách mang tính sống còn. Chỉ một tháng phát động, đã có hơn 10.000 đoàn viên và thanh niên đăng ký sẵn sàng lên đường. Ngày 25/4/1965, đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước đầu tiên được thành lập, gồm 1.200 đội viên của tỉnh Thanh Hóa, tổ chức thành 9 đại đội cấp tốc lên đường vào miền Tây Quảng Bình làm nhiệm vụ [137, tr.364].


Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 11/CT-TTg cho phép chính thức thành lập đội thành niên xung phong chống Mỹ, cứu nước (tập trung). Hầu hết các tỉnh đã lần lượt tổ chức các đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước với tổng số quân 8.856 đội viên vào phục vụ ở Đoàn 599. Đến tháng 7/1965, phong trào tình nguyện gia nhập lực lượng thanh niên xung phong ngày càng được đẩy mạnh. Điều đặc biệt là số lượng thanh niên tình nguyện gia nhập thanh niên xung phong vượt yêu cầu tiếp nhận rất nhiều lần, thậm chí gấp 10 lần số dự kiến tuyển lựa. Từ tháng 4-7/1965, hơn 5 vạn đội viên TNXP được tập hợp trong 32 đội do Đoàn 559-Bộ Quốc phòng và Tổng cục đường sắt quản lý làm nhiệm vụ mở đường mới và vận chuyển trên tuyến hành lang ở Quảng Bình và trên chiến trường miền Nam, chiến trường Lào [92, tr.37]. Nhiều địa phương, mặc dù có số lượng tuyển thành niên xung phong trong một đợt rất lớn nhưng đã hoàn thành nhanh gọn và đảm bảo chất lượng. Riêng tỉnh Hà Nam (nay là Nam Định và Hà Nam), chỉ trong tháng 7/1965 đã lập được hai đội thành niên xung phong (đội 35 và 37), nhanh chóng lên đường vào Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nhận nhiệm vụ. Từ tháng 4-7/1965, gần 50.000 đội viên thanh niên xung phong được tập hợp trong 32 đội (trong đó có 7 đội do Đoàn 559 quản lý). Tháng 9 năm 1965, 3 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Hà Tây được Trung ương Đoàn trực tiếp chỉ đạo đã tuyển mỗi tỉnh 110 đoàn viên thanh niên nam từ 18 đến 25, thành lập đội thanh niên xung phong đặc biệt, mang phiên hiệu Đoàn K53, phục vụ chiến trường miền Nam. Trong những tháng cuối năm 1965, đầu năm 1966, các tỉnh, thành phố lần lượt đều thành lập đội thanh niên xung phong do địa phương quản lý. Lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước trên thực tế là nơi tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Bên cạnh đoàn viên thanh niên miền xuôi, xuất thân từ “thành phần cơ bản”, rất nhiều đoàn viên thanh niên là Việt kiều về nước, thanh niên các dân tộc thiểu số, thanh niên đến từ nhiều tôn giáo khác nhau hăng hái tham gia TNXP chống Mỹ, cứu nước. Chỉ trong đợt đầu tuyển TNXP, đã có trên 1000 thanh niên các dân tộc thiểu số, 1360 thanh niên theo đạo Thiên chúa, có cả nhiều nhà sư cũng mong được phá giới tham gia TNXP [137, tr.367].

Với tư cách là lực lượng lao động đặc biệt mang tính quần chúng, xung kích và quân sự hóa, đảm nhận ba nhiệm vụ: sản xuất, chiến đấu và học tập, thanh niên xung phong dám vượt qua mọi hiểm nguy, thậm chí đối mặt với tử thần đã có mặt ở những trọng điểm xung yếu, nguy hiểm nhất, nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất và cấp bách nhất.


Trong điều kiện đế quốc Mỹ ngày càng mở rộng quy mô đánh phá các tuyến đường huyết mạch, các bến phà, cầu cống (trên 80.000 trận, chiếm gần 70% trận Mỹ đánh phá miền Bắc), mở đường, giữ đường trở thành một trong nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước. Đế quốc Mỹ điên cuồng sử dụng tất cả những loại máy bay, vũ khí tối tân, hiện đại nhất đánh phá không kể ngày đêm vào các đoạn đường hiểm yếu với nhiều thủ đoạn xảo quyệt, nhưng ý chí “Sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ nhưng đường không thể tắc”, “Còn đất là còn đường”, “Chọc thủng Trường Sơn, mở đường thắng lợi” lực lượng TNXP đã phát huy tinh thần dũng cảm, ngoan cường, mưu trí, sáng tạo và trở thành lực lượng xung kích trên những con đường ra trận.Tính từ ngày thành lập đội TNXP đầu tiên cho đến năm 1968, các đơn vị TNXP nhiệm kỳ I đã mở 15 tuyến đường mới, 200 đoạn đường tránh, tổng cộng gần 1000 km, mở rộng và nâng cấp khoảng 345 km, xây dựng trên 500 công trình bao gồm cầu, cống, ngầm, đập, bến bãi, đường băng sân bay; đảm bảo giao thông trên những quãng đường dài khoảng 1300 km, đào đắp khoảng trên 10 triệu 300 ngàn mét khối đất đá [137, tr.397]. Ngày 29/8/1968, Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định thành lập Tổng đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước 768 có nhiệm vụ đảm nhận toàn bộ công trình kiến thiết cơ bản và đảm bảo giao thông trên hai tuyến đường 22 và 33B. Lực lượng tham gia mở đường gồm các đại đội xung kích của các đội 43, 41, 45, 39, 37, 35 TNXP của các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà (nhiệm kỳ I), Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Hưng, Hà Tây, Nghệ An (được bổ sung trong nhiệm kỳ II). Thời gian cao điểm có tới 60 đại đội TNXP cùng làm nhiệm vụ mở đường [137, tr.401]

Không chỉ là đấu sức mà quan trọng là đấu trí, vừa chống chọi với bom đạn kẻ thù, vừa đối mặt với điều kiện khó khăn khắc nghiệt của địa hình, thời tiết, nhiều tập thể, cá nhân nam nữ thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước đã lập nhiều thành tích, trở thành những tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng của lực lượng TNXP như chị Nguyễn Thị Kim Huế (tiểu đội 6,TNXP đại đội 759), Lê Viết Lân (đội 75, TNXP đại đội 754), TNXP đội 23 (TNXP Hà Tĩnh) và đội 25 (TNXP Nam Hà). Thực tế cho thấy, mở đường đã khó nhưng giữ đường còn khó hơn. Lực lượng thanh niên xung phong làm nhiệm vụ này nêu cao khí thế Ba sẵn sàng, người ngã xuống, người sau tiếp bước, họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để giữ đường. Có những con đường mới vừa mở đế quốc Mỹ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

đã điên cuồng cày xới với cường độ từ 15-20 trận mỗi ngày, có lúc đánh liên tục trên 30 trận mỗi ngày, có lúc đánh liên tục gần 4 tháng với 16.253 bom phá các loại (trong đó 4273 quả trúng đường, 500 quả trúng vào lán trại của TNXP) [137, tr.405]. Riêng năm 1968, Mỹ đã đánh vào địa bàn trọng điểm của đại đội TNXP 333 (Tổng đội TNXP Nghệ An) là 881 trận, ném xuống 21.104 quả bom, 267 bom bi mẹ, 1127 tên lửa, tàu chiến Mỹ pháo kích vào tuyến đường 1A là 54 trận với 1265 quả đại bác. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bom đạn Mỹ cày xới, từ

những rừng cây cổ thụ xanh tươi có thể trở thành màu đỏ quạch, màu nâu thẫm, màu đen xạm bởi tro bụi thuốc bom đạn. Hàng chục km2 “đồi núi mấp mô dày đặc hố bom như một tổ ong khổng lồ, trơ trụi. Đất đá bị cày xới, biến thành một chất bột đen xỉn, đi bộ lội ngập ống chân” [137, tr.403]. Trong cuộc chiến sinh tử, một mất một còn này các đội viên TNXP chưa bao giờ lùi bước. Tuổi trẻ chi đoàn 6-một đơn vị chuyên sửa chữa, khôi phục, xây dựng đường với gần 2000

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 14

đoàn viên và thanh niên đã sáng tạo nhiều biện pháp thích hợp để tao ra nhiều tuyến đường nhánh, đường phụ nhằm đảm bảo lúc nào đường cũng thông suốt. Trong trường hợp bom đạn kẻ thù đánh nát một đoạn đường thì những chiếc cầu cạn được khẩn trương lắp đặt để ô tô ray, goòng đẩy tay chuyển hàng qua. Trong trường hợp máy bay Mỹ thả bom nổ chậm xuyên sâu vào lòng đường sắt, thanh niên đã không sợ nguy hiểm, người ngồi trên miệng hố giữ chân cho người chui vào lòng đất tìm cách phá bom. Khi Đoàn thanh niên ngành đường sắt kêu gọi thành lập đội xung kích phá bom, ngay tức thì đã có 700 đoàn viên thanh niên đăng ký. Thanh niên cũng là lực lượng hưởng ứng chủ trương “phá thế độc tuyến” của ngành đường sắt bằng nhiều sáng kiến góp phần mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo thông xe, thông tàu nhanh chóng. Đoàn viên thanh niên đội cầu 5 đã góp phần tích cực trong việc xây dựng cầu phà liên hợp SH1 bắc qua sông Hồng. Đoàn viên thanh niên đội cầu 10 (làm nhiệm vụ trên các tuyến chuyển tải ở miền Tây Hà Tĩnh-Quảng Bình, nêu cao tình thần tự lực tự cường và tài trí thông minh sáng tạo đã phát huy 181 sáng kiến có giá trị góp phần vượt sông thông tuyến. Lần khôi phục giao thông nào đoàn viên và thanh niên đội cầu 10 cũng phấn đấu vượt trước thời gian, nâng tốc độ xe qua cầu từ 150 xe/đêm lên 300-350 xe/đêm. Thực tế những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng TNXP đã làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên 3000 km đường, trong đó có 2526 trọng điểm thường xuyên bị đánh phá ác liệt [137, tr.405-406].


Không chỉ tham gia mở đường, giữ đường, lực lượng TNXP còn tham gia và giữ vai trò chủ lực trực tiếp chuyển hàng vào chiến trường và chuyển thương binh ra. Thanh niên ngành đường sắt luôn sẵn sàng “Có tàu là đi, có hàng là kéo”. Các tổ lái tàu thanh niên thường xuyên bám máy, bám ban trong mọi tình huống. Đoàn viên và thanh niên trong các đơn vị vận tải ô tô luôn coi “tàu, xe là vũ khí”. Nhiều lái xe có thể thức trắng liền 48 tiếng đồng hồ, để kịp chuyển hàng lên phía trước. Cùng với tuyến vận chuyển bằng đường bộ, đoàn viên thanh niên tham gia và có nhiều cống hiến to lớn trong việc chuyển tải trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Trong những cuộc đấu trí một mất một còn đó, các chiến sĩ vận tải trên biển kiên cường, khôn khéo luồn lách qua đội hình tàu địch, vừa chiến đấu, vừa tìm cách thoát ra khỏi vòng vây của chúng. Trong trường hợp nguy cấp, nhiều cán bộ chỉ huy và nhiều thuyền viên trẻ tuổi chấp nhận hy sinh để bảo vệ tàu và bảo vệ con đường vận chuyển trên biển.

Từ giữa năm 1972, bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ đã “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh. Từ ngày 13/4/1972, Mỹ cho máy bay thả mìn, thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, đường sông, đường biển của ta, tiếp tục đánh phá các trọng điểm giao thông. Lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước làm nhiệm vụ trên các tuyến đường một lần nữa lại được tăng cường để đảm bảo giao thông trong mọi tình huống. 34.058 đội viên TNXP, trong đó có 18.022 nữ, chiếm tỷ lệ 52,9% của 18 tỉnh, thành phố miền Bắc đã được gấp rút huy động. Trong đó có 4.500 đội viên TNXP của 3 tỉnh: Thanh Hóa, Hà Nam Ninh (nay là 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và Vĩnh Phú được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập một Tổng đội mới (tổng đội 572) có nhiệm vụ giúp đỡ nước bạn Lào mở con đường từ căn cứ kháng chiến của bạn đến biên giới Lào-Việt. 3 năm làm nhiệm vụ trên đất bạn, những thanh niên xung phong trong Tổng đội 572 luôn nêu cao tinh thần “vì bạn, vì mình,vì tình đồng chí”. Nhiều đoàn viên như Chu Quốc Cầu đã tìm đến những nơi địch từng đánh phá thu nhặt phụ tùng, góp phần lắp ráp được 1 máy C100, một ĐT54 và khôi phục được 30 xe ô tô. Có thêm phương tiện, đến cuối năm 1973, các công việc làm nền đường đã cơ giới hóa được 63%. Mặt đường và các công trình cầu, cống đến cuối năm 1974 đầu năm 1975 cũng được cơ giới hóa tới 70%.

Các đơn vị thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước (tập trung) làm nhiệm vụ trên các tuyến đường huyết mạch luôn nêu cao tinh thần tiến công, tranh thủ thời cơ nâng cấp mặt đường, hoặc mở thêm đường mới. Các đơn vị


được giao làm nhiệm vụ bốc vác chuyển tải, kho tàng…hoạt động phân tán, không tổ chức hạch toán kinh tế, chỉ áp dụng nhiều hình thức nhận việc, nhận kế hoạch theo từng thời gian nhất định, vẫn luôn tìm tòi, cải tiến thao tác, đạt hiệu suất công tác cao. Các đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã tìm nhiều phương thức vận chuyển mới, tiếp tục trực tiếp đưa vũ khí vào chiến trường, mặc dầu kết quả rất hạn chế. Hai năm 1971-1972 là giai đoạn gian truân ác liệt của các chiến sĩ làm nhiệm vụ vận tải trên biển, thường xuyên phải chiến đấu với tàu địch và phải chịu nhiều tổn thất. Nhiều tàu phải phá hủy trước khi đến được mục tiêu, dù là trong tình huống khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua như vậy, lực lượng TNXP làm nhiệm vụ vận chuyển trên biển chưa bao giờ bỏ cuộc.

Để làm tròn chức năng là đội quân hậu bị hùng hậu và lực lượng dự trữ của sự nghiệp quốc phòng, đông đảo thanh niên miền Bắc đã gia nhập dân quân tự vệ. Với khẩu hiệu “Toàn dân vũ trang, toàn dân đánh giặc” thanh niên luôn giữ vai trò nòng cốt trong các lực lượng dân quân tự vệ, nêu cao tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu, sản xuất và phục vụ sản xuất trong mọi tình huống. Đặc biệt là lực lượng chủ chốt trong các đội săn máy bay, các đơn vị trực chiến. Từ những ngày đầu tiên, phát huy khí thế Ba sẵn sàng đã có 10 đơn vị tự vệ dân quân được tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng, hàng trăm đơn vị là đơn vị tiến tiến ở Thủ đô như: Ô tô Hòa Bình, thanh niên xã Văn Đức, thanh niên xã Yên Duyên, thanh niên xã Yên Mỹ… Qua các cuộc kiểm tra, đại bộ phận thanh niên trong dân quân tự vệ đạt loại khá và giỏi, số ít đạt yêu cầu. Trong những trận chiến đấu giáp mặt với quân thù, nam, nữ thanh niên thủ đô và trên toàn miền Bắc trong các đội tự vệ, đội dân quân du kích, các binh chủng bộ chủ lực đã kiên cường chiếm lĩnh các điểm cao, phát huy hiệu lực của tất cả các loại vũ khí: súng trường, súng máy, cao xạ, máy bay… giáng những đòn nặng nề vào lực lượng không quân Mỹ.

Phong trào bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh phát triển rộng khắp. Cùng với thanh niên dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng, thanh niên tự vệ nhà máy điện Hà Nội, thanh niên đội cầu 19/5, thanh niên dân quân ở nhiều xã của Thanh Hóa…đã chiến đấu ngoan cường, hiệp đồng chặt chẽ, đánh địch đúng tầm, đúng hướng, thực hiện phương châm “đã ra quân là chiến thắng”, nhờ vậy mà lập nhiều chiến công, bảo vệ được cầu, nhà máy, xí nghiệp…Đặc biệt trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) mặc dù mới được thành lập nhưng


đã bắn rơi máy bay A4 của Mỹ (16/6/1967), mở đầu cho phong trào dân quân gái toàn miền Bắc thi đua bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh [137, tr.385]. Ngay cả các tỉnh miền núi, như Sơn La, đoàn viên thanh niên vẫn hăng hái thực hiện “Ba sẵn sàng”. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, thanh niên Sơn La chiếm tới 90% lực lượng của các đơn vị vũ trang trong tỉnh [137, tr.386]. Hầu hết các thanh niên chưa có điều kiện nhập ngũ đều tham gia các đơn vị trực chiến của dân quân tự vệ, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc.

Bên cạnh tham gia các đội tự vệ, hưởng ứng khí thế Ba sẵn sàng, thanh niên Thủ đô nói riêng và thanh niên các tỉnh thành khác trên phạm vi miền Bắc còn tích cực tham gia đông đủ vào các đội dân phòng, các tổ cứu hỏa, cứu thương và phục vụ chiến đấu. Công tác đào hầm, giao thông hào và công sự, hầu hết các đơn vị thanh niên đều tham gia tích cực, hoàn thành trước thời hạn kế hoạch và đều làm vượt mức.

3.2.1.2. Thanh niên sẵn sàng vượt mọi khó khăn, say mê sáng tạo trong sản xuất và bảo vệ sản xuất.

Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trước mắt cũng như nội dung cơ bản của Ba sẵn sàng, yêu cầu đặt ra cho thanh niên miền Bắc lúc này là phải sẵn sàng khắc phục và vượt mọi khó khăn, đi đầu trong sản xuất, công tác, không ngừng vươn lên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, phấn đấu dành năng suất lao động cao và hiệu suất công tác tốt để có thể bảo vệ hậu phương miền Bắc, tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của một hậu phương chiến lược. Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đi đầu trong sản xuất, công tác, không ngừng vươn lên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, phấn đấu giành năng suất lao động cao và hiệu suất công tác tốt là một cuộc chiến đấu cam go, gian khổ của tuổi trẻ khi miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa chống Mỹ, cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đối với đoàn viên thanh niên là công nhân: quá trình chuyển hướng sản xuất từ thời bình sang thời chiến có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, công tác của các cơ quan, xí nghiệp, công trường. Căm thù sục sôi trước hành động điên cuồng mà đế quốc Mỹ đã gây ra cho hai miền Nam Bắc, trên những lá đơn “Ba sẵn sàng” của thanh niên công nhân biểu đạt một nguyện vọng chung “Trong lúc Tổ quốc chưa có lệnh gọi lên đường cầm súng làm nhiệm vụ trực tiếp


chiến đấu giết giặc thì trên vị trí trách nhiệm hiện tại chúng tôi quyết giành nhiều thắng lợi to lớn trên mặt trận sản xuất và công tác trong bất kể tình huống khó khăn nào”. Những lá đơn tình nguyện Ba sẵn sàng của thanh niên công nhân cũng chính là lá đơn tình nguyện xin có mặt ở hàng đầu trên mọi trận tuyến chống Mỹ, cứu nước.

Duy trì và thích nghi với hoạt động sản xuất, sơ tán máy móc về nơi an toàn, tổ chức lại sản xuất trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, lực lượng bám máy vừa thiếu, vừa yếu, máy móc phân tán, không đồng bộ là khó khăn thử thách lớn đặt ra cho thanh niên công nhân. Không chỉ chuyển hướng sản xuất, thay đổi mặt hàng, sản xuất những mặt hàng phục vụ chiến đấu, nhiệm vụ Ba sẵn sàng lúc này đồng thời còn là việc chạy đua với thời gian bằng những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

Bằng khí thế Ba sẵn sàng thanh niên công nhân đã phát huy tinh thần lao động quên mình, tiến quân vào khoa học, kỹ thuật, khắc phục những khó khăn phấn đấu trở thành “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ”. Để đảm bảo sản xuất trong mọi tình huống, nhiều cơ sở Đoàn đã động viên đoàn viên, thanh niên tham gia “đội xung kích trong vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu”,“Đầu xe thanh niên kiên cường thắng Mỹ”,“Bến phà thanh niên kiên cường thắng Mỹ”. Thực tế cho thấy, đoàn viên thanh niên giữ vai trò nòng cốt trong các lực lượng tự vệ chiến đấu “tay búa tay súng”, khẩn trương xây dựng hệ thống che chắn bảo vệ máy móc, xây dựng trận địa chiến đấu, sẵn sàng bám trụ sản xuất. Kiên cường tham gia đánh máy bay Mỹ, đội ngũ đoàn viên thanh niên công nhân còn đóng vai trò trọng yếu trên mặt trận sản xuất, mỗi nhà máy, xí nghiệp thực sự là những pháo đài thép.

Thanh niên công nhân Nhà máy điện Vinh, Nhà máy điện Uông Bí, Nhà máy điện Yên Phụ…đã xây dựng hệ thống phòng tránh đến tận từng điểm nóng, cả từ trên tầng cao, đảm bảo kịp thời ứng phó với mọi tình huống xấu nhất, khi bom Mỹ đánh thẳng vào nhà máy. Thanh niên Nhà máy điện Yên Phụ, ngay từ những ngày đầu Mỹ đánh phá miền Bắc đã thành lập các đội “Cảm tử bảo vệ dòng điện” thay nhau vừa trực chiến vừa vận hành máy, dòng điện từ nhà máy vẫn đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và cho công tác chỉ huy chiến đấu. Học tập và thi đua với thanh niên công nhân Hà Nội, thanh niên công nhân ở các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nam Hà, Nghệ An, Quảng Ninh… đã sáng tạo nhiều phương pháp thiết thực đẩy mạnh sản xuất trong điều kiện khó khăn, thiếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023