Biểu Đồ So Sánh Sự Tăng Trưởng Của Khách Du Lịch Vùng Đông Bắc Với Cả Nước (Giai Đoạn 2010 – 2014)


vùng Đông Bắc có thể khẳng định: nơi đây hoàn toàn có điều kiện phát triển DLSTDVCĐ – hình thức du lịch giúp người dân có cơ hội tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập góp phần phát triển đời sống vật chất - tinh thần của CĐĐP

2.6. Kết quả kinh doanh du lịch vùng Đông Bắc

2.6.1. Khách du lịch

Theo số liệu thống kê của 11 Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch vùng Đông Bắc, lượng khách đến Vùng những năm qua vẫn tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2010 – 2014 là 0,9%/năm (hình 2.6).

Đơn vị tính: nghìn khách


70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0

Khách du lịch toàn quốc

Khách quốc tế đến Đông Bắc

Khách nội địa đến Đông Bắc


2010

2011

2012

2013

2014


(Nguồn: Các Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng)

Hình 2.6. Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng của Khách du lịch vùng Đông Bắc với cả nước (giai đoạn 2010 – 2014)

Năm 2010 lượng khách du lịch đến vùng mới chỉ 10.329.225 lượt đến năm 2014 đã tăng lên 16.702.649 lượt khách. Trong đó khách chủ yếu đến các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai. Có 02 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn là những tỉnh có tổng số lượng khách du lịch vượt qua con số 1 triệu khách vào năm 2013 trở đi.

Tuy nhiên, nếu so sánh lượng khách du lịch đến vùng Đông Bắc với cả nước thì có thể thấy đây là lãnh thổ có khả năng thu hút khách còn hạn chế (Hình 2.1).


Thị trường khách quốc tế của Vùng hiện nay chủ yếu bao gồm: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc), Bắc Mỹ (Mỹ), Tây Âu (Pháp, Anh, Đức, Hà Lan)... và khối ASEAN với các mục đích chủ yếu là: tham quan di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng; tham quan thắng cảnh thiên nhiên; nghỉ dưỡng; thương mại; tham dự hội thảo, hội nghị và một số nhóm khách kết hợp với thăm người thân.

Các điểm du lịch tập trung nhiều khách du lịch quốc tế gồm: Các điểm du lịch văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc độc đáo: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn...; Các điểm du lịch tham quan DTLS, DTCM: Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên...; Các điểm tham quan thắng cảnh thiên nhiên: SaPa, Ba Bể, Hạ Long...; Các điểm du lịch gắn với biên giới quan trọng: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh; Các điểm du lịch nghỉ dưỡng: Lạng Sơn; Các điểm du lịch sinh thái: Hoàng Liên, Ba Bể, Hạ Long...

Qua từng giai đoạn có thể thấy lượng khách quốc tế đến Vùng Đông Bắc có tăng nhưng còn thấp so với thực tế cả nước (hình 2.5), nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịch của các tỉnh trong Vùng còn kém hấp dẫn và chưa đa dạng; hệ thống các công trình dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch nên chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế.

Trong số các địa phương của Vùng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai là 03 tỉnh có số lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất, chiếm trên 60% tổng lượng khách quốc tế đến Vùng. Trong đó, Lào Cai hiện đang là địa phương nổi lên như một điểm thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế do có những lợi thế so sánh về tiềm năng tài nguyên du lịch và cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, thông thương sang tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Nếu Lào Cai kết hợp tốt với Hải Phòng và Quảng Ninh để nâng cao chất lượng giao thông xuống thủ đô Hà Nội và duyên hải Đông Bắc thì sẽ thu hút được một lượng rất lớn khách du lịch từ tỉnh Vân Nam Trung quốc đi du lịch qua cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai).


Khách quốc tế đến Đông Bắc chủ yếu đi bằng đường bộ. Các phương tiện khác như đường sắt, đường hàng không chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng đều có xu hướng tăng lên.

Do tính chất đa dạng và chất lượng các sản phẩm du lịch ở Vùng thời gian qua còn nhiều hạn chế, vì vậy, chưa khuyến khích được sự chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến khu vực này. Chi tiêu của khách chủ yếu là cho lưu trú và ăn uống (chiếm 70%) số còn lại cho vận chuyển và các dịch vụ khác.

Thị trường khách du lịch nội địa cũng tăng trưởng mạnh với tốc độ bình quân đạt 15%/năm chủ yếu đến từ các đô thị lớn phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên...

Các điểm được khách du lịch nội địa ưa thích là các điểm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển (Quảng Ninh); Các điểm tham quan thắng cảnh Sapa, Ba Bể, Hạ Long...; Các điểm du lịch lễ hội: Đền Hùng...; Các điểm du lịch cuối tuần ở các tỉnh phụ cận như Phú Thọ, Thái Nguyên...; Các điểm du lịch sinh thái như: Ba Bể, Hoàng Liên...

Khách du lịch nội địa hiện nay đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Tuy nhiên đứng về phía các cơ sở kinh doanh du lịch thì việc đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cho du khách còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, khách du lịch nội địa đến Vùng cũng dành phần lớn chi tiêu của mình cho lưu trú và ăn uống (75%) số còn lại cho vận chuyển và các dịch vụ khác.

2.6.2. Doanh thu du lịch

Theo số liệu thống kê của các Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng về lượng khách du lịch, doanh thu du lịch của Vùng cũng tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định nhưng so với doanh thu du lịch của cả nước thì tỉ lệ tăng trưởng còn thấp (hình 2.7).



250000

200000

150000

100000

50000

0

Đơn vị tính: tỷ đồng


Doanh thu từ du lịch

của cả nước

Doanh thu từ du lịch của vùng Đông Bắc

2010 2011 2012 2013 2014


(Nguồn: Các Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng) Hình 2.7. Biểu đồ so sánh doanh thu từ du lịch vùng Đông Bắc so với cả nước (giai đoạn 2010 – 2014)

Từ kết quả kinh doanh du lịch, có thể nhận thấy: thu nhập từ du lịch của Vùng còn chưa tương xứng với tiềm năng và lượng khách du lịch đến với vùng. Song, số lượng khách du lịch đến vùng ngày một tăng cho thấy vùng Đông Bắc ngày càng có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Hơn nữa, với những đặc trưng về thành phần khách, về điểm đến của du khách tại Đông Bắc cũng có thể khẳng định: nhu cầu về DLSTDVCĐ tại Đông Bắc là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn.

Tóm lại, với thực trạng phát triển du lịch trong thời gian vừa qua cho thấy Đông Bắc cần có những định hướng cụ thể hơn về vấn đề khai thác không gian và sản phẩm du lịch để phát huy các tiềm năng đặc trưng, sẵn có trong vùng đồng thời mang lại những lợi ích cao hơn về kinh tế - xã hội và phát triển theo hướng bền vững nhất. Trong đó, các loại DLSTDVCĐ là loại hình du lịch cần được ưu tiên phát triển hơn cả. Song, tại mỗi khu vực địa lý khác nhau trong vùng, điều kiện phát triển DLSTDVCĐ lại có những ưu thế riêng nên Đông Bắc rất cần được nhận diện khả năng phát triển DLSTDVCĐ một cách thấu đáo thông qua phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên trên toàn lãnh thổ vùng để đánh giá và đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển cụ thể.


2.7. Phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

2.7.1. Thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc

Tài liệu quan trọng của phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp là bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên, nó chứng minh sự phân hóa của các thể tổng hợp ở các cấp phân vị khác nhau và ranh giới của chúng.

2.7.1.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc

- Trong thành lập bản đồ nói chung, các nguyên tắc cần thực hiện như: mục đích bản đồ phải được xác định cụ thể; Bản đồ đảm bảo tính chính xác, khoa học và cập nhật; các đối tượng và hiện tượng được phân loại và biểu hiện một đầy đủ, khoa học từ nội dung đến bảng chú giải; Phải đảm bảo tính chính xác về vị trí địa lý [33].

- Đối với bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực Đông Bắc, khi thành lập cần phải dựa trên các nguyên tắc trong phân vùng địa lý tự nhiên lựa chọn: nguyên tắc phát sinh; nguyên tắc tổng hợp; nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ; nguyên tắc yếu tố trội; nguyên tắc đồng nhất tương đối (Mục 1.3.3.2).

- Bên cạnh đó, bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực Đông Bắc cần tuân thủ các nguyên tắc khác như: Bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực nghiên cứu cần phản ánh khách quan về sự phân hóa, tính đồng nhất của lãnh thổ; Bản đồ nêu lên những thể tổng hợp địa lý tự nhiên, ranh giới giữa chúng, diện tích và sự phụ thuộc...; Bản đồ phân vùng ĐLTN phải thể hiện được sự phân bố không gian và nội dung của các thể tổng hợp ĐLTN ở các cấp khác nhau.

2.7.1.2. Phương pháp thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc

Trong thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực Đông Bắc, hệ thống các phương pháp thành lập bao gồm các phương pháp phân vùng ĐLTN và các phương pháp bản đồ.


- Các phương pháp trong phân vùng ĐLTN khu vực Đông Bắc gồm phương pháp thực địa; phương pháp phân tích yếu tố trội; phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên; Phương pháp phân tích, so sánh các bản đồ bộ phận (Mục 1.3.3.1).

- Các phương pháp bản đồ thể hiện nội dung gồm: phương pháp ký hiệu đường; phương pháp nền chất lượng và nét chải.

Dựa trên đặc điểm lãnh thổ và nội dung thể hiện để xác định tỷ lệ bản đồ. Theo đó, bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được lựa chọn ở tỷ lệ bản đồ là 1/500.000, lưới chiếu UTM trên cơ sở hệ quy chiếu VN-2000.

Vùng: dựa vào sự phân hóa thực tế của ĐKTN khu vực, theo đó, cấp phân vị vùng được xác định dựa vào nhân tố kiến tạo - địa mạo. Sự phân hóa giữa các khu vực trong vùng có sự tương đồng về nguồn gốc phát sinh (vùng núi và đồi, vùng đồng bằng), có những nét đặc trưng về đặc điểm thủy văn, mức độ ảnh hưởng của nó đến ĐKTN, sự đa dạng các HST.

Tiểu vùng: tiểu vùng được phân chia dựa trên sự phân hóa tự nhiên trong lãnh thổ mỗi vùng. Các tiêu chí để phân chia là sự thống nhất của một kiểu địa hình (khối núi, khu vực đồi, dạng đồng bằng...) trên một nền nham thạch tương đồng về tuổi. Ngoài ra có thể xét thêm tiêu chí bổ trợ là cấu trúc các quần hệ sinh vật (các kiểu thảm, HST chính).

2.7.2. Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc

Dựa vào hệ thống phân vị vùng được chia thành hai cấp: vùng và tiểu vùng. Dựa trên các tiêu chí và các chỉ tiêu phân vùng đã được xác định, toàn bộ lãnh thổ vùng Đông Bắc được chia thành 10 vùng và 21 tiểu vùng địa lý tự nhiên (bảng 2.1, hình 2.8 và phụ lục 9).


Bảng 2.1. Phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc cho phát triển DLSTDVCĐ


TT

Tên Vùng

Tiểu vùng


Vùng I

Vùng núi cao sườn Đông Hoàng Liên Sơn

I.a.Tiểu vùng núi cao SaPa- Văn Bàn

I.b.Tiểu vùng núi cao Văn Yên - Nghĩa Lộ


Vùng II

Vùng sơn nguyên và núi trung bình Đồng Văn – Hoàng Su Phì

II.a.Tiểu vùng sơn Nguyên Quản Bạ - Đồng Văn

II.b.Tiểu vùng núi trung bình và sơn nguyên Hoàng Su Phì - Bắc Hà


Vùng III

Vùng đồi, núi thấp và trung bình Lô – Gâm

III.a.Tiểu vùng núi trung bình Bắc Mê – Na Hang

III.b.Tiểu vùng đồi núi thấp Chiêm Hóa – Yên Sơn


Vùng IV

Vùng đồi, núi thấp và trung bình Ngân Sơn – Yên Lạc

IV.a.Tiểu vùng núi trung bình Bảo Lạc - Nguyên Bình

IV.b.Tiểu vùng đồi, núi thấp Ba Bể-Chợ Đồn

IV.c.Tiểu vùng đồi núi thấp Ngân Sơn – Na Rì


Vùng V


Vùng núi thấp Hạ Lang - Bắc Sơn

V.a.Tiểu vùng núi đá vôi Trùng Khánh – Hạ Lang

V.b.Tiểu vùng núi thấp Tràng Định – Văn Lãng

V.c.Tiểu vùng núi đá vôi Bắc Sơn – Võ Nhai


Vùng VI


Vùng đồi núi thấp Nam Mẫu - Yên Tử

VI.a.Tiểu vùng đồi núi thấp Cao Lộc – Đình Lập

VI.b.Tiểu vùng núi thấp Bình Liêu – Yên Tử

VI.c.Tiểu vùng đồi Lục Ngạn – Sơn Động


Vùng VII

Vùng núi thấp và đồi Yên Lập – Thanh Ba


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 11



Vùng VIII

Vùng đồi núi thấp thung lũng sông Hồng-sông Chảy

VIII.a.Tiểu vùng đồi núi thấp Bảo Thắng - Yên Bình

VIII.b.Tiểu vùng đồi và đồng bằng Đoan Hùng- Lâm Thao


Vùng IX

Vùng đồng bằng, đồi núi thấp Bắc Giang - Thái Nguyên

IX.a.Tiểu vùng đồi và núi thấp Tam Đảo - Định Hóa

IX.b.Tiểu vùng đồi và đồng bằng Đồng Hỷ - Tân Yên


Vùng X

Vùng đồi, đồng bằng ven biển và hải đảo ven bờ Quảng Ninh

X.a.Tiểu vùng đồi và đồng bằng ven biển Hải Hà - Yên Hưng

X.b.Tiểu vùng biển đảo Vân Đồn - Hạ Long


Trên đây, là kết quả phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc (với 10 vùng và 22 tiểu vùng) nhằm phục vụ cho mục đích phát triển DLSTDVCĐ. Đây chính là cơ sở khoa học, khách quan để đánh giá tổng hợp, xác định mức độ thuận lợi và đề xuất các định hướng cũng như giải pháp cụ thể cho phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc Việt Nam (hình 2.8) .

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí