2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường du lịch
Việc phát triển TTDL của Lào nói chung, các tỉnh trong nước nói riêng, chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố trong đó có cả khách quan và chủ quan. Dưới đây là các nhân tố chủ yếu:
Thứ nhất, các yếu tố kinh tế. Thu nhập và thời gian rảnh rỗi của người dân là hai yếu tố kinh tế rất quan trọng tác động đến cầu du lịch của người dân. Do hàng hóa và dịch vụ du lịch là loại sản phẩm cao cấp nên cầu du lịch tăng trưởng cùng chiều với mức tăng thu nhập. Cầu du lịch cũng biến đổi theo chiều thuận với thời gian rảnh rỗi của mỗi người. Khi thu nhập tăng và có thời gian nghỉ ngơi, rảnh rỗi thì cầu du lịch tăng; và ngược lại thu nhập và thời gian rảnh rỗi giảm thì cầu du lịch giảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ tạo ra tăng trưởng từ 2% - 2,5% trong chi tiêu cho du lịch. Các yếu tố kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng đến cầu và cung hàng hóa, dịch vụ du lịch. Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân tăng, cầu du lịch tăng. Khi xảy ra thiên tai, bệnh dịch, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng giá dầu lửa trên thế giới thì cả cung và cầu đều giảm xuống, TTDL bị thu hẹp.
Thứ hai, mức độ đáp ứng của các nguồn lực. Nguồn lực cho phát triển TTDL là các yếu tố đầu vào để tạo ra cung sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các nguồn lực cứng và các nguồn lực mềm. Nguồn lực cứng gồm có tài nguyên du lịch, vốn, khoa học, công nghệ và nguồn lực con người. Nguồn lực mềm bao gồm các quan hệ hợp tác giữa các công ty, các ngành, các địa phương và hợp tác quốc tế trong mở rộng cung, cầu và phát triển TTDL, mức độ tham gia, cởi mở của các tổ chức, hiệp hội du lịch, cơ chế chính sách của nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương, mức độ tham gia của cộng đồng dân cư, mức độ hiếu khách tại điểm đến... Nguồn lực tài nguyên du lịch bao gồm danh thắng, tài nguyên thiên nhiên được công nhận là khu bảo tồn và các vườn quốc gia, di sản vật thể, phi vật thể, di sản lịch sử, văn hóa được công nhận ở các cấp độ vùng, quốc gia, quốc tế. Nguồn lực vốn là điều kiện để các dự án du lịch trở thành hiện thực. Nguồn lực khoa
học và công nghệ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hoạt động của TTDL. Nguồn lực con người không chỉ ở số lượng mà còn rất quan trọng là ở chất lượng với tính chuyên nghiệp của họ. Nếu quy mô và chất lượng của các nguồn lực trên mà tăng lên thì quy mô và chất lượng cung về sản phẩm du lịch sẽ tăng lên. Nếu việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch được sự hỗ trợ mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại thì không chỉ tăng cung mà còn kích thích cầu tức là sẽ thu hút được nhiều du khách hơn.
Ngày nay, trong phát triển TTDL cuộc cách mạng 3T (Telecommucation - Transport - Tourism) là cuộc cách mạng trong viễn thông, công nghệ, giao thông vận tải để thúc đẩy sự phát triển TTDL. Nó được sử dụng trong ngành hàng không để vận chuyển du khách, trong hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến, đến hoạt động thiết kế và phân phối sản phẩm du lịch. Các thành tựu công nghệ kỹ thuật số và mạng internet, công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ 3D... có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đối với thị trưởng điểm đến du lịch mà còn làm phát sinh TTDL mới như du lịch tại chỗ thông qua các trang web.
Thứ ba, các yếu tố chính trị. Tuy thể chế kinh tế, chính trị được quyết định bở các quan hệ kinh tế, nhưng nó có tác động trở lại kinh tế thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. TTDL là một lĩnh vực kinh tế cũng chịu tác động này. Cụ thể là nó chịu ảnh hưởng bởi đường lối, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đảng và nhà nước. Nếu đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn cho phép phát huy được các nguồn lực và các hình thức tổ chức kinh doanh của mọi chủ thể thì cùng với các thị trường khác, TTDL được phát triển. Tương tự, mức độ an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội được bảo đảm thì TTDL có điều kiện thuận lợi để phát triển. Những bất ổn về chính trị, xã hội đều tác động tiêu cực thậm chí còn phá hoại thị trường. Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu để du khách quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Nhiều nghiên cứu cho thấy TTDL có độ nhạy cảm rất cao đối với chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tư, mức độ địa phương hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa. Địa phương hóa TTDL thể hiện ở các yếu tố về bản sắc địa phương trong việc cung
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Của Thị Trường Du Lịch
- Nội Dung Phát Triển Thị Trường Du Lịch, Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Nó
- Tạo Cung Và Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật Cho Thị Trường Du Lịch
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Được Rút Ra Để Tỉnh Luông Pra Băng Tham Khảo Cho Phát Triển Thị Trường Du Lịch
- Quá Trình Phát Triển Thị Trường Du Lịch Ở Tỉnh Luông Pra Băng Giai Đoạn 2011 - 2018
- Thực Trạng Việc Tổ Chức Phát Triển Thị Trường Du Lịch Tỉnh Luông Pra Băng
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch, làm cho TTDL ở địa phương này có tính độc đáo, khác biệt so với ở các địa phương khác, gây sức hấp dẫn điểm đến đối với khách du lịch.
Khu vực hóa là quá trình gắn kết giữa các quốc gia, lãnh thổ trong cùng khu vực địa lý, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau thông qua các quy định chặt chẽ của điều ước quốc tế. Ví dụ, ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Toàn cầu hóa thể hiện ở mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân vè kinh tế, văn hóa... trên quy mô toàn cầu. Trong kinh tế, toàn cầu hóa được đặc biệt nhấn mạnh với hợp tác sản xuất và tự do hóa thương mại. Ví dụ, WTO là một tổ chức thương mại toàn cầu có trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ; UNWTO là một cơ quan của Liên hiệp quốc nắm bắt mọi vấn đề liên quan đến du lịch trên toàn thế giới với 156 quốc gia tham gia. Khu vực hóa và toàn cầu hóa càng được mở rộng thì TTDL quốc gia càng có cơ hội để mở rộng và phát triển ra các nước trên thế giới. Tất nhiên, khu vực hóa, toàn cầu hóa cũng đặt ra không ít thách thức và áp lực cạnh tranh đối với các công ty du lịch quốc gia trong phát triển thị trường.
Thứ năm, môi trường sống và làm việc của con người, mức độ nhận thức về môi trường xã hội của khách du lịch. Môi trường sống và làm việc của con người có tác động đến TTDL. Ví dụ, người dân sống ở các đô thị đông đúc, nhiều tiếng ồn và khói bụi độc hại thường muốn đi du lịch để cải thiện chất lượng cuộc sống. Hàng ngày con người luôn phải làm việc, tiếp xúc với máy tính và các trang thiết bị điện tử hiện đại. Điều đó khiến nhiều người muốn được thay đổi không khí trong lành, đến một nơi có môi trường sống lành mạnh, nghỉ ngơi và thư giãn khi có những dịp nghỉ lễ dài ngày.
Mức độ nhận thức về môi trường xã hội của khách du lịch và mức độ giám sát của cộng đồng địa phương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến du lịch có ảnh hưởng quan trọng đến duy trì hoạt động và phát triển TTDL một cách bền vững.
Ngoài ra, hoạt động của TTDL còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như mức độ hoàn hảo của hoạt động quảng bá, marketing du lịch, mức độ thân thiện của người dân khi tiếp đón khách du lịch, độ hoàn hảo trong các dịch vụ của người và tổ chức kinh doanh du lịch.
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của tỉnh Ninh Bình, Việt Nam
Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, hoà quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế mạnh để phát triển TTDL. Tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư, vùng đất là kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỷ thứ 10 - Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh - Tiền Lê - Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ. Chính từ đây, Vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu dời đô ra Thăng Long. Nơi đây, đến nay vẫn còn nhiều công trình kiến trúc được lưu giữ, đó là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê, phủ Bà Chúa, phủ Vực Vông, bia Cửa Đông, chùa Nhất Trụ…
Thị trường du lịch của tỉnh tương đối phong phú, đa dạng về sản phẩm, như núi, hồ, rừng với các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích các loại đã được kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Con số đó phản ánh sự phong phú của di sản, là tiềm năng, tài nguyên du lịch, điển hình như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương, động Hoa Lư, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, chùa Bàn Long, chùa Địch Lộng, chùa Non Nước, đình Trùng Thượng…
Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị
cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang…[43]. Ninh Bình còn là tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển TTDL, nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn với 74 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng [70].
Để phát triển TTDL, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng 5 loại hình du lịch được ưa thích là: (i) Du lịch văn hóa lịch sử như Khu di tích lịch sử cố đô Hoa lư, Khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính, Quần thể nhà thờ Phát Diệm, các di tích văn hóa phòng tuyến Tam điệp - Biện sơn, di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh lưu, núi Non nước, di tích cách mạng…. (ii) Du lịch sinh thái cảnh quan: Khu du lịch quốc gia Cúc Phương; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long; khu du lịch sinh thái hang động Tràng An với các loại hình du lịch tổng hợp hang động, sông suối; Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với nhiều tuyến du thuyền trên sông; khu du lịch động Thiên Hà và các điểm hang động di tích lịch sử. (iii) Du lịch giải trí: Khu du lịch nghỉ dưỡng Ana Mandara Ninh Bình tọa lạc trên khu đất rộng 16,2 ha gần khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long huyện Gia Viễn, Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương, Khu nghỉ dưỡng Life Wellnesss Resort Ninh Bình... (iv) Di tích khảo cổ: Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn như: Di tích Núi Ba, Di tích Thung nham, Di tích hang Đắng, Di tích hang Đáo, Di tích hang Yên Ngựa, Động Mã Tiên, Hang Bói, Hang Bụt, Hang Dẹ, Hang Sáo... (v) Văn hóa với 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ Sông Hồng như lễ hội Chùa Bái Đính, Lễ hội làng Yên Vệ, lễ hội cố đô Hoa lư, lễ hội đền Trần (Tràng An), lễ hội Noen giáo sứ Phát Diệm…
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của du khách. Cùng với sự phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng của tỉnh như giao thông, điện, thông tin liên lạc phát triển khá nhanh,…
Các loại hình du lịch đặc trưng của Ninh Bình đã tạo được sự hấp dẫn du khách, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương con người Ninh Bình được chú trọng, nhờ đó du lịch Ninh Bình đã tạo được hình ảnh bước đầu của mình đối với du khách trong và ngoài nước.
Đội ngũ lao động dồi dào, từng bước được tiêu chuẩn hoá và bổ sung kịp thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm tổ chức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu phát triển cho từng thời kỳ. Hình thức đào tạo bồi dưỡng đa dạng đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực lao động du lịch.
Ninh Bình xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý chuyên ngành từng bước đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.
Tăng cường đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh du lịch; tạo sự lập gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý và phát triển TTDL với những chuyển biến tích cực.
Coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở.
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của một số tỉnh ở Lào
- Kinh nghiệm của tỉnh Hua Phăn
Hua Phăn là một tỉnh miền núi nằm ở miền Bắc Lào, với diện tích
16.500 km2 và giáp với 4 tỉnh như: tỉnh Sơn La và tỉnh Thanh Hóa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam), tỉnh Luông Pra Băng và tỉnh Xiêng Khoảng CHDCND Lào. Tỉnh Hua Phăn bao gồm 10 huyện như: huyện Xăm Nưa, Xiêng Khó, Hiếm, Viêng Xay, Hua Mương, Xăm Tai, Sập Bầu, Ét,
Quăn và huyện Xon. Với dân số 289.400 người, nữ 141.700 người. Hua Phăn là một tỉnh nổi tiếng và được xác định là một trong những trung tâm du lịch của cả nước với tài nguyên du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch thiên nhiên [5].
Tài nguyên du lịch lịch sử, Hua Phăn là tỉnh nổi tiếng về tài nguyên du lịch lịch sử, cụ thể là các hang lịch sử của các bạn lãnh đạo cách mạng chống Mỹ xâm lược như: Hang ông Kay Son PHÔMVIHẠN, hang ông Su Pha Nụ Vông, hang ông Nu Hặc PHUMSẠVẶN, hang ông Phu Mi VÔNGVỊCHÍT, hang ông Khăm Tay SIPHĂNĐON,...
Về tài nguyên du lịch thiên nhiên tập trung chủ yếu ở các thác, suối sông, rừng núi thắng cảnh đẹp như: nguồn nước ấm Na Mương (huyện Xăm Nưa), nguồn nước nóng Viêng Thong (huyện Hiếm), vườn quốc gia Nắm Ét - Phu Lời, thác Sạ Lơi, vườn đá Tắng (huyện Xăm Nưa), hang Chim Én, thác Nắm Nua (huyện Viêng Xay),…
Về tài nguyên du lịch nhân văn, Hua Phăn có hơn 24 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích khác được xếp hạng cấp địa phương. Hua Phăn cũng là địa phương có nhiều lễ hội truyền thống, nó thường gắn với các sự kiện lịch sử, các hoạt động văn hóa dân gian, gắn với cuộc sống tín ngưỡng của người dân như: vườn Kéo Lặc Mương, vườn hòa bình Hua Phăn - Quảng Ninh, chùa Si Bun Hương Xay Nhà Ram, chùa Phô Xay Sạ Nạ Ram, lễ Bun Pi May, lễ dân tộc Mông, Khơ Mu,...
Tỉnh Hua Phăn đã tập trung nhiều nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và TTDL nói riêng. Trong giai đoạn 2011 - 2015, số lượng khách du lịch đến tỉnh Hua Phăn đạt 160.636 lượt người, trong đó khách quốc tế 83.747, doanh thu du lịch đạt 66,65 tỷ LAK. Năm 2015, toàn tỉnh có 8 khách sạn, 47 nhà nghỉ, 196 nhà hàng - cửa hàng để phục vụ cho du khách nội địa và quốc tế [8, tr.108].
Bên cạnh những kết quả đạt được, TTDL tỉnh Hua Phăn còn có những mặt hạn chế, như: (i) Sản phẩm du lịch nhân văn xuống cấp chưa được trùng tu, tôn tạo kịp thời. Các sản phẩm du lịch thiên nhiên chưa được bảo vệ nghiêm ngặt và việc khai thác giá trị của các tài nguyên thiên nhiên còn thấp;
dịch vụ vui chơi giải trí, văn nghệ dân gian, các cửa hàng lưu niệm miễn thuế, thiếu hấp dẫn, thiếu nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. (ii) Chất lượng nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu về năng lực nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về địa lý, lịch sử,… Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao và chưa tương xứng với mức đầu tư hàng năm; hình thức kinh doanh còn đơn giản, loại hình du lịch còn nghèo nàn,… và (iii) Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch còn lúng túng. Việc hoạch định các chính sách phát triển du lịch của địa phương còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh du lịch và các tệ nạn xã hội chưa được kiểm soát chặt chẽ và vững chắc. Tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ các di tích, vi phạm về quản lý môi trường còn thường xuyên xảy ra và chậm được khắc phục.
- Kinh nghiệm của tỉnh Xay Nhạ Bu Ly
Tỉnh Xay Nhạ Bu Ly là một tỉnh nằm ở miền Bắc Lào với diện tích
16.389 km2; phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Bo Kẹo; U Đôm Xay; Luông Pra Băng,Viêng Chăn; tỉnh Phông Xa Lỳ, phía Nam giáp tỉnh Xay Sôm Bun CHDCND Lào; phía Nam và phía Tây giáp với 6 tỉnh của Thái Lan như: tỉnh Xiêng Lai; Phạ Nhâu; Nan; Ụt Tạ La Địt; Phít Sạ Nụ Lôc và tỉnh Lơi. Tỉnh Xay Nhạ Bu Ly bao gồm 11 huyện như: huyện Xay Nhạ Bu Ly, Khọp, Hông Sa, Ngân, Phiêng, Xiềng Hon, Bò Ten, Kèn Tháo, Thồng Mì Xay, Xay Sạ Than và huyện Pạc Lài; với dân số 381.300 người, trong đó có 194.900 nữ. Tỉnh Xay Nhạ Bu Ly là một tỉnh nổi tiếng về con voi và đã được tổ chức lễ Voi trong tháng 2 hàng năm và đã được xác định là một lễ quan trọng của địa phương và của cả nước, ngoài ra còn có các lễ Đua Thuyền, lễ Phạ Vết, lễ Kòng Khấu,… với tài nguyên du lịch tiềm năng đặc sắc của tỉnh như: du lịch sinh thái bao gồm: thác Hằm (huyện Bo Tèn), hang Nắm Thẳng (huyện Xay Nhạ Bu Lý), vườn thực vật lá cây thuốc Huối Nắm Sai (làng Huối Kéng, huyện Xay Nhạ Bu Ly), ảo Nắm Tiên,… du lịch văn hóa bao gồm: chùa Si Mường, chùa Phạ Thạt Lặc Mường, chợ đêm Nắm Hùng, lễ Voi và lễ Đua thuyền,… [5, tr.90].
Trong những năm qua, TTDL tỉnh Xay Nhạ Bu Ly không ngừng phát triển và khởi sắc đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, doanh thu và