cách mạng mà còn góp phần bồi dưỡng và củng cố niềm tin mãnh liệt của họ vào ý nghĩa những điều họ đang làm. Tin tưởng vào chế độ xã hội mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và những giá trị cao đẹp của mục tiêu xây dựng CNXH, mỗi người đã không ngần ngại hy sinh lợi ích riêng tư. Mọi hành động thi đua mang động lực tự thân, tự giác, được thôi thúc bởi lòng yêu nước, yêu độc lập tự do, yêu chế độ xã hội mới.
Phải khẳng định rằng, tính chất ưu việt của chế độ xã hội mới là cơ sở để miền Bắc trở thành hậu phương vững mạnh toàn diện, được tổ chức chặt chẽ và tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong khói lửa chiến tranh. Tình cảm và niềm tin dành chế độ xã hội mới đã mang lại cho người thợ trong xưởng máy hay dưới hầm lò, người nông dân trên đồng ruộng, người chiến sĩ trên chiến hào… sức mạnh tập thể to lớn và niềm tin không gì lay chuyển vào sự lãnh đạo của Đảng. Chính trong thi đua lao động sản xuất, công tác và chiến đấu, các tầng lớp nhân dân ngày càng được giác ngộ về quyền làm chủ thực sự. Tinh thần tự quản của các đơn vị, trước hết là của các tổ lao động XHCN chứng minh vấn đề hết sức cơ bản là khi nhân dân lao động giác ngộ về quyền làm chủ thực sự của mình thì nhiệt tình, sức mạnh và trí tuệ của họ sẽ được phát huy mạnh mẽ nhất. Tính ưu việt của chế độ xã hội mới cũng như bản chất tốt đẹp của thi đua XHCN còn được thể hiện ở sự đồng thuận trên dưới một lòng, từ lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, người đứng đầu các bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị đến mọi tầng lớp nhân dân. Từ trong PTTĐYN những năm 1961-1975 đã xuất hiện hình ảnh chân thực, giản dị và gần gũi và sâu sát với phong trào của nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo. Họ vừa giữ vị trí là người lãnh đạo, tổ chức, song cũng đồng thời là người đi sâu, đi sát vào trong quần chúng mà tích cực, gương mẫu thi đua cùng nhân dân để gây dựng và lan tỏa phong trào. Chính họ đã mang chủ trương của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân bằng hành động cách mạng thiết thực nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đại tướng nông dân”- Nguyễn Chí Thanh” là những điển hình như vậy.
Có thể nói, nhờ phát huy đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội mới, thông qua phát động và tổ chức các PTTĐYN, Đảng, Nhà nước đã khơi dậy và chuyển hóa sức mạnh tinh thần, sức mạnh của lòng yêu nước trở thành một lực lượng vật chất hùng hậu nhất. Nhờ đó, “Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước” [72, tr.490]. Với những
thành tựu to lớn đạt được, PTTĐYN trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1961-1975 là minh chứng thuyết phục cho tính đúng đắn trong đường lối của Đảng về TĐYN. Thành tựu và hạn chế của PTTĐYN thời kỳ này đã góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận cơ bản về thi đua trong chế độ XHCN, để lại những kinh nghiệm vô cùng có giá trị không chỉ cho cách mạng Việt Nam.
4.1.2.2. Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc những năm 1961-1975 đã khơi dậy và phát huy năng lực sáng tạo vô tận của những người lao động
Thực tiễn cho thấy, lực lượng có sức mạnh vô địch trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc đó là nhân dân. TĐYN có trở thành phong trào cách mạng hay không, có mang lại lợi ích thiết thực hay không là phụ thuộc vào quần chúng nhân dân. Nếu không có sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, không được nhân dân tự giác, tự nguyện tham gia thì PTTĐYN không thể tồn tại và phát triển.
Từ năm 1961-1975, trong vô vàn những khó khăn và thử thách của chiến tranh, “yêu nước thì phải thi đua” đã trở thành phương châm hành động đưa PTTĐYN tiến lên ngang tầm đòi hỏi của yêu cầu, nhiệm vụ lịch sử. PTTĐYN đã “ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân”, giúp chúng ta “dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng” [108, tr.557]. Không chỉ nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng những nhân tố tiên tiến, TĐYN lúc bấy giờ còn giúp “nâng đỡ những người kém cỏi, loại trừ phần tử lạc hậu, kiềm hãm sự phát triển của sản xuất, của tiến bộ xã hội”. TĐYN trở thành chất xúc tác giúp huy động và phát huy tối đa những năng lực tiềm ẩn của con người. Mọi tầng lớp nhân dân được sự chỉ dẫn của các cấp ủy đảng, tổ chức chính trị-xã hội mà tự giác hành động. Các PTTĐYN đã khơi dậy, phát huy tối đa sức sáng tạo, tinh thần xung phong, ý chí vượt khó của mỗi người, tạo ra nguồn xung lực và sức mạnh to lớn để họ có thể “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến thiếu thành đủ, biến cũ thành mới”. Yêu nước và khát khao cống hiến mang lại cho người lao động năng lực sáng tạo vô tận có khả năng phá bỏ mọi rào cản đến từ nhiều phía, ngay cả sự hạn chế về trình độ.
Tham gia PTTĐYN, bộ đội có thêm sáng kiến về kỹ thuật-chiến thuật; công nhân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu; nông dân phát triển thủy lợi, cải tiến công cụ, khai hoang mở rộng diện tích; trí thức đóng góp kết quả nghiên cứu khoa học; thanh niên tăng thêm nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng xung phong chiến đấu; phụ nữ đảm
Có thể bạn quan tâm!
- Đảm Đang Sản Xuất, Công Tác Thay Thế Cho Nam Giới Đi Chiến Đấu
- Đảm Đang Chiến Đấu Và Phục Vụ Chiến Đấu
- Thi Đua Yêu Nước Diễn Ra Trên Phạm Vi Rộng Với Nhiều Nội Dung Và Hình Thức Phong Phú Nhưng Tập Trung Giải Quyết Hai Nhiệm Vụ Là Sản Xuất-Xây Dựng
- Căn Cứ Vào Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Chính Trị Trong Từng Giai Đoạn Cách Mạng Để Xác Định Mục Đích, Nội Dung, Hình Thức Thi Đua Thích Hợp
- Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 22
- Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 23
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
đang việc nhà, xông pha việc nước; văn nghệ sĩ cho ra đời nhiều tác phẩm cổ vũ tinh thần cách mạng… Sức mạnh của “Gió Đại phong”,“Sóng Duyên Hải”,“Cờ Ba nhất”,“Trống Bắc Lý”… cùng khí thế hừng hực của thanh niên “Ba sẵn sàng”; phụ nữ “Ba đảm đang”, trí thức “Ba quyết tâm” và ý chí “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”,“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương”,“luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “cánh đồng 5 tấn, 10 tấn thắng Mỹ”,“thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “xe chưa qua, nhà không tiếc”… đã khơi dậy và phát huy cao nhất tinh thần sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân miền Bắc.
Hình ảnh chị Trần Thị Lý chạy từ trận địa phòng không này sang trận địa phòng không khác để truyền mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên chuyển về, kiên cường dùng súng trường K44 bắn trả máy bay Mỹ, hay đào hầm sập, cứu đồng đội, đồng bào bị bom Mỹ vùi lấp, dũng cảm mưu trí chèo đò chở lãnh đạo vượt sông để chỉ đạo nhân dân chiến đấu, rồi trở lại trận địa an toàn, khi bị bom vùi, bình tĩnh cởi áo ngoài khoác lên đầu súng để đất đá khỏi vào làm chẹt nòng, sau đó tiếp tục nổ súng bắn vào kẻ thù; hình ảnh mẹ Suốt, 60 tuổi, giữa mưa bom bão đạn vẫn hiên ngang vững tay chèo chở bộ đội sang sông, vận chuyển đạn từ bờ ra tàu chiến để đánh trả quân thù; hình ảnh chị La Thị Tám, 23 lần bị bom vùi vẫn không rời vị trí, bình tĩnh quan sát máy bay địch, đếm từng quả bom rơi, đánh dấu từng quả bom chưa nổ để tạo điều kiện thuận lợi cho công binh phá bom nổ chậm. Chỉ với chiếc ống nhòm nhỏ, chị như con thoi chạy lên đồi căng mắt theo dõi quả nào phát nổ, quả nào chưa và chạy xuống ngã ba Đồng Lộc để cắm cờ tiêu. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, bàn chân bỏng rát và in thành vệt mòn qua những bãi bom nổ chậm đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả; hình ảnh chị Cù Thị Hậu, công nhân Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội, chồng đi chiến đấu, một mình nuôi 2 con còn nhỏ vẫn phấn đấu kiên trì suốt 8 năm chiến tranh đảm bảo ngày công bình quân cao nhất nhà máy, trong 9 năm dệt vượt mức kế hoạch hơn 8 vạn mét vải….Họ là những người chiến sĩ dù trên mặt trận sản xuất hay chiến đấu, đã say sưa sáng tạo, say sưa cống hiến bằng tất cả ý chí, sức mạnh của chính mình, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn dân tộc đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhanh đi đến thắng lợi cuối cùng.
4.1.2.3. Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc những năm 1961-1975 là trường học cách mạng, góp phần rèn luyện và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Thi đua XHCN ra đời trên cơ sở lao động tập thể, trên cơ sở những quan hệ tương trợ và hợp tác trên tinh thần đồng chí, nhằm giúp đỡ những người lạc hậu
dần tiến lên ngang những người tiên tiến, nâng cao trình độ văn hóa và trình độ sinh hoạt tinh thần của mọi người. Chức năng chủ yếu của thi đua XHCN là chức năng kinh tế, giữ vai trò là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng cũng đồng thời giữ vai trò là trường học giáo dục chính trị và đạo đức cho nhân dân. Sự gắn kết giữa thi đua với tinh thần yêu nước, truyền thống dân tộc tạo cơ sở cho việc nuôi dưỡng những giá trị đạo đức truyền thống, cũng đồng thời giáo dục cho người lao động những phẩm chất, giá trị đạo đức của người cách mạng, chủ thể của xã hội mới-những con người mới XHCN. Thi đua là cải tạo con người, qua thi đua mỗi người được “phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay lẫn nhau, giúp nhau sữa chữa khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ” [110, tr.204]. Không chỉ mang lại lợi ích cho tập thể, cho quốc gia dân tộc, TĐYN còn mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia phong trào, giúp mỗi cá nhân không ngừng phát triển và hoàn thiện về mọi mặt.
Từ năm 1961-1975, hưởng ứng lời kêu gọi Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đợt thi đua liên tục được phát động đã phát huy truyền thống cách mạng, tính tích cực sáng tạo của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, góp phần tích cực chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặc dù trong thực tiễn lãnh đạo, tổ chức PTTĐYN những năm 1961-1975, nội dung giáo dục, xây dựng con người mới có thể không được đặt ra là mục đích, là nhiệm vụ chính trị trực tiếp, nhưng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [114, tr.66]. Nội dung giáo dục, xây dựng con người mới trong PTTĐYN thời kỳ này vô cùng phong phú, sinh động, nhất quán, sâu sắc, cụ thể và thiết thực. Đặc biệt, vì “lấy yêu nước làm gốc”, cho nên qua mỗi hành động thi đua, lòng yêu nước được đánh thức. Được nuôi dưỡng bằng tình cảm cao quý này, con người cũng sẽ trở nên đẹp hơn, sống có ích hơn, giá trị sống, giá trị cống hiến theo đó cũng cao hơn.
Với nội dung thi đua XHCN, hình thức thi đua tập thể là phổ biến, PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975 trước hết tạo cơ hội cho mỗi người được rèn luyện ý thức tập thể, tinh thần trách nhiệm, được “học hỏi điều hay lẫn nhau”, “giúp đỡ nhau, khuyến khích lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm cho nhau cùng tiến bộ” [112, tr.511]. Càng hăng hái thi đua, cá nhân mỗi người càng “ra sức tìm tòi, học hỏi, cầu tiến bộ” [109, tr.408], nghĩa là được rèn luyện để tốt hơn, để ngày càng trưởng thành hơn. PTTĐYN thực sự là một trường học rộng
lớn mà ở đó mỗi cá nhân lao động luôn được giác ngộ, được đánh thức những giá trị tốt đẹp từ bản thân. Tham gia các PTTĐYN trở thành một cách “rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ”. Từ cuộc thi đua với chính mình, thi đua với người bên cạnh, với đồng chí, đồng nghiệp trên tinh thần tương trợ, dìu dắt nhau cùng tiến bộ, mỗi người có dịp soi lại mình, từng ngày hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn. Trong thi đua, quần chúng lao động được rèn luyện và phát huy mạnh mẽ tác dụng của mình đối với sự nghiệp cách mạng. Qua thi đua, người lao động được giác ngộ lý tưởng cách mạng, có tinh thần chiến đấu, cách mạng căm thù kẻ thù sâu sắc, dũng cảm lao động, có tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần tự lực cánh sinh, phát huy óc sáng tạo trong lao động, có ý thức kỷ luật và tinh thần thương yêu giai cấp, đoàn kết, tương trợ, hợp tác XHCN. Không giấu nghề, không dìm anh em xung quanh mình, họ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, họ không tự kiêu, tự mãn, tự tư tự lợi. Họ đặt lợi ích chung của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, ra sức vượt mọi khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ. Họ không so bì thiệt hơn, không ganh tị về địa vị và hưởng thụ…Đó là những người tiên phong trong sản xuất, có tinh thần cầu tiến, chuyên cần và khiêm tốn học tập chính trị, văn hóa, kỹ thuật để theo kịp và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn PTTĐYN.
Quan điểm “coi trọng phong trào thi đua chính là coi trọng sức mạnh sáng tạo của phong trào quần chúng” được phản ánh rõ trong thực tiễn PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975. Các PTTĐYN lúc bấy giờ giữ vai trò quan trọng trong việc khơi dậy, phát huy sức mạnh của lòng yêu nước, của khát khao cống hiến và sáng tạo, tạo môi trường cho mỗi cá nhân có cơ hội trải nghiệm, ngày càng hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn, đẹp hơn và sống có ý nghĩa hơn. Mỗi cá nhân, bằng sự nỗ lực vươn lên mà góp phần mang lại cho tập thể nhiều thành tích; ngược lại, tập thể tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, kích thích niềm hăng say lao động, đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ của mỗi người. Trong cuộc thi đua ấy, con người đối đãi với nhau bằng tình yêu thương, đoàn kết chặt chẽ để cùng nhau tiến bộ. Họ là những con người có tư tưởng XHCN, đạo đức XHCN, tác phong XHCN, có năng lực làm chủ bản thân, gia đình, và công việc của mình, có thể tham gia làm chủ nhà nước và xã hội.
Giá trị và sức sống của PTTĐYN làm cho cái tích cực lấn át cái tiêu cực, làm cho những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến ngày càng nảy nở, từ đó mà thuyết phục, lôi cuốn được cá nhân, tập thể khác học tập, làm theo. Qua đó,
những giá trị tốt đẹp dần được xác lập, những thói hư, tật xấu bị phê phán và dần được đẩy lùi, con người trở nên gần gũi, thân mật. Thi đua làm “tăng cường đoàn kết” [103, tr.406], tích cực tham gia vào các PTTĐYN, người lao động dần xóa bỏ những bất công, tính toán, vụ lợi để đoàn kết yêu thương nhau, nâng đỡ nhau cùng tiến bộ. Thi đua cũng chính là môi trường làm phát sinh và ngày càng tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi, ngành nghề. Bản chất tốt đẹp của thi đua XHCN cũng như những giá trị giàu tính nhân văn được phản ánh một cách đầy đủ nhất, sinh động nhất trong thực tiễn các PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975.
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.1. Tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội trong việc phát động và tổ chức thi đua yêu nước hiệu quả, thiết thực
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia của nhiều chủ thể nhằm hướng đến việc giải quyết các mục tiêu chính trị. Thi đua làm hạn chế mặt xấu và tăng mặt tốt, mặt tích cực trong mỗi con người. Trong điều kiện chủ thể tiến hành các PTTĐYN, phần lớn là những người lao động mang thân phận nô lệ, trình độ thấp thì quá trình thay thế từ lao động cho người khác bằng lao động cho mình, bằng hành động với quy mô rộng lớn nhất thiết cần đến vai trò của người lãnh đạo, tổ chức. Tổ chức thi đua là tìm ra con đường đúng đắn nhất, tiết kiệm nhất thúc nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu chính trị xây dựng thành công CNXH, vì sự tiến bộ của con người. Bởi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nên Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội “phải dựa vào quần chúng mà phát động phong trào”, phải làm cho quần chúng phấn khởi và tin tưởng để “thi đua với tinh thần giác ngộ xã hội chủ nghĩa, mình vì mọi người và mọi người vì mình”. Việc phát huy vai trò trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ của chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng là một yêu cầu mang tính nguyên tắc, đảm bảo cho sự phát sinh, phát triển của PTTĐYN.
Định hướng mang tính nhất quán trong các Văn kiện của Đảng đối với công tác lãnh đạo, tổ chức PTTĐYN những năm 1961-1975 là “cần kiện toàn các tổ chức lãnh đạo thi đua từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể tổ chức thực hiện, phân công và phối hợp chỉ đạo phong trào” [67, tr.177]. Các đồng chí phụ trách các
ngành, các cơ quan chính quyền, xí nghiệp, công trường, chủ nhiệm hợp tác xã… phải cùng với Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ vận động tổ chức thi đua, tổng kết PTTĐ… Tổ chức Công đoàn phải thực hiện tốt chức năng của mình đối với PTTĐ, phải đi sâu vào sản xuất, nắm vững nội dung vận động hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật và thường xuyên phối hợp với cơ quan Nhà nước tổ chức xét duyệt đúc kết và phổ biến sáng kiến, phát minh của cán bộ, công nhân…Ở các địa phương, ủy ban hành chính các cấp có trách nhiệm chỉ đạo phong trào thi đua của các ngành trong địa phương mình" [68, tr.123-135].
Thực tiễn miền Bắc những năm 1961-1975 cho thấy lãnh đạo và tổ chức PTTĐYN là quá trình tiến hành hàng loạt công tác cụ thể, có tính chất cách mạng sâu sắc. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan chính quyền, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng là nguyên tắc đảm bảo cho việc phát động và tổ chức các PTTĐYN thiết thực và hiệu quả. Trong quá trình vận động và tổ chức thi đua, tổ chức Đảng các cấp lãnh đạo quan tâm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra biện pháp để chấn chỉnh. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng từ trung ương đến cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau sử dụng những hình thức và phương pháp công tác theo chức năng của tổ chức mình nhưng phối hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động. Trước khi thi đua, chú trọng việc giải thích, tuyên truyền, cổ động, xét kỹ kế hoạch mỗi nhóm, mỗi người. Trong lúc thi đua, thiết thực đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi. Sau mỗi đợt thi đua, chú trọng kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cõi. Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào mà PTTĐYN thiếu sự lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ, đúng hướng thì PTTĐ dù có được phát động cũng khó có thể duy trì và đưa lại kết quả mong muốn.
Từ năm 1961-1975, tất cả các PTTĐYN đều diễn ra dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ đối với PTTĐYN, Đảng và Nhà nước không chỉ quan tâm sâu sát đối với công tác lãnh đạo, tổ chức thi đua, mà còn dành mối quan tâm đặc biệt cho việc không ngừng xây dựng, từng bước hoàn thiện bộ máy giúp Đảng và Chính phủ trong công tác thi đua. Năm 1961, trước tình trạng bộ máy Ban Vận động thi đua yêu nước Trung ương (hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp) hoạt động sa sút, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ tăng cường công tác thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu củng cố, tăng cường công tác của Ban. Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, năm
1963, Ban thi đua Trung ương được thành lập. Thành viên của Ban thi đua Trung ương gồm đại diện của Chính phủ, Tổng Công đoàn, Trung ương Đoàn Thanh niên lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương…Không chỉ góp phần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành trong công tác thi đua và các đoàn thể nhân dân, sự ra đời của Ban thi đua Trung ương còn góp phần bảo đảm sự thống nhất trong công tác lãnh đạo thi đua theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ. Những yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, tổ chức cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể được kịp thời chỉ ra trên tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn.
Để khắc phục tình trạng phong trào của quần chúng thì chuyển mạnh mà công tác lãnh đạo và tổ chức thi đua của các cấp thì chuyển biến chậm và còn yếu; tình trạng nhiều cấp ủy Đảng, Đảng đoàn, thủ trưởng các ngành và đơn vị chưa chú ý đầy đủ đến công tác lãnh đạo và chỉ đạo thi đua; tình trạng giữa cơ quan Nhà nước và các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên Lao động, Hội Phụ nữ và giữa các đoàn thể với nhau, nhất là ở cấp tỉnh, thiếu phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo và vận động thi đua” [70, tr.87]…Trung ương Đảng và Chính phủ nhiều lần yêu cầu và nhắc nhở “Các cấp ủy Đảng, Đảng đoàn, thủ trưởng các ngành cần phải lãnh đạo phong trào thi đua một cách toàn diện, cụ thể và thường xuyên...Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước và các đoàn thể trong công tác chỉ đạo và tổ chức thi đua [70, tr.92]…
Nhờ tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ của Đảng, bên cạnh phát huy vai trò của Nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội trong việc phát động và tổ chức thi đua mà các PTTĐYN ở miền Bắc đã có thể huy động cao nhất sức mạnh của cả hệ thống chính trị, luôn đảm bảo giải quyết hiệu quả các mục đích, nội dung thi đua, thiết thực phục vụ yêu cầu chung của sự nghiệp cách mạng cả nước.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, nội dung, tính chất, thậm chí là hình thức của TĐYN đã có sự mở rộng và phát triển. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị với tư cách là chủ thể của lãnh đạo, tổ chức các PTTĐYN cần nghiên cứu và nhận thức đúng những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn. Tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội phải được xem là nguyên tắc cơ bản trong việc phát động và tổ chức thi đua.