Yêu Cầu Của Một Tác Phẩm Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Truyền Hình


1.3.2.2. Đối với vấn đề quản lý và giám sát xã hội

- Đối với quản lý: Phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình không chỉ nêu lên các vấn đề nóng của xã hội mà lồng ghép vào đó là luật pháp để răn đe những cá thể, tổ chức sai phạm, góp phần phòng ngừa tội phạm, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

- Đối với việc tham gia giám sát xã hội: Nếu đất nước thiếu đi phóng sự điều tra sẽ thiếu đi một công cụ đắc lực để tuyên truyền tư tưởng của Đảng, Nhà nước, cảnh tỉnh đối tượng xấu và bài học cho những kẻ nung nấu hành vi phạm pháp và hơn hết là định hướng lòng dân đúng đắn nhất.

1.3.2.3. Đối với công chúng

Nhờ có các phóng sự điều tra mà dân chúng thêm tin cậy vào báo chí, vào đội ngũ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Giúp họ an tâm với các thông tin báo chí trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay. Đồng thời định hướng tư tưởng, hành động của mỗi công dân trước một sự việc nóng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Các chính sách phúc lợi xã hội được nâng cao, đời sống nhân dân công bằng hóa không chỉ giúp an lòng chính họ mà còn làm cho kinh tế đất nước phát triển văn minh hơn, hiện đại hơn.

1.4. Yêu cầu của một tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình

1.4.1. Yêu cầu về nội dung

Phóng sự điều tra là một trong những thể loại cơ bản của báo chí. Nó mang lại những câu trả lời trước những sự thật chứa đựng mâu thuẫn nổi bật trong đời sống. Phóng sự điều tra được coi là “búa tạ” thúc đẩy tính chiến đấu của cơ quan báo chí truyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin minh bạch, khách quan của công chúng, tiềm ẩn sức mạnh có thể tạo nên sự tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến đời sống xã hội. Hoạt động báo chí điều tra được coi là một bộ phận cấu thành những nỗ lực chung của báo chí và toàn xã hội chống tham nhũng, lãng phí, gian lận thương mại, ngăn ngừa các loại tội phạm. Mọi hành vi phạm pháp được công khai hóa, giúp cho việc xử lý nghiêm khắc, khách quan, công bằng, làm trong sạch và lành mạnh môi trường xã hội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Để phát huy được các chức năng của phóng sự điều tra. Nội dung của phóng sự điều tra kinh tế truyền hình phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Đối tượng phản ánh của phóng sự điều tra là những sự thật chứa đựng mâu thuẫn đang cần có câu trả lời hoặc đã có nhiều cách giải đáp khác nhau nhưng chưa có một cách đúng đắn nhất. Điều tra có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra, làm sáng tỏ những vấn đề đang gây ra nhiều ý kiến, nhiều cách hiểu khác nhau để giúp cho độc giả có câu trả lời đúng nhất, cách nhìn xác thực nhất. Phóng sự điều tra truyền hình phải làm rò những thông tin còn chứa nhiều uẩn khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công quyền hoặc các cơ quan chuyên môn, nhưng để đến được với nó, phóng viên phải bỏ nhiều công sức.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 5

- Phóng sự điều tra có nhiệm vụ nêu vấn đề, trình bày vấn đề, phân tích vấn đề và cuối cùng phải kết luận. Các bằng chứng được trình bày và phân tích với lý lẽ thuyết phục. Kết luận phải rò ràng, dứt khoát. Trong thực tế, tác phẩm điều tra có thể trả lời với những cấp độ khác nhau: vạch trần sự thật; nêu bài học kinh nghiệm và giải pháp; nêu ý kiến, kiến nghị giải quyết...

- Thông tin trên các phóng sự điều tra kinh tế truyền hình có tính răn đe nghiêm khắc, khách quan và có tác dụng khi được công bố. Hơn thế, người làm phóng sự điều tra kinh tế cần có kiến thức và phương pháp làm việc chuyên nghiệp; bút sắc lòng trong, tác nghiệp đúng pháp luật, không vụ lợi, không thay đổi thông tin, ngòi bút trung thực, khách quan, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.

1.4.2. Yêu cầu về hình thức

1.4.2.1. Hình ảnh

Truyền hình đã kế thừa được những thành tựu của điện ảnh về mặt hình ảnh bao gồm cỡ ảnh, góc quay, động tác máy và nghệ thuật dựng phim (montage) để tạo nên thế mạnh của riêng mình. Phóng sự truyền hình là một trong những thể loại khai thác triệt để nhất những thế mạnh này vừa làm phương tiện, vừa làm ngôn ngữ để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, sự kế thừa của truyền hình nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng những nghệ thuật tạo hình của điện ảnh không phải là sự sao chép y nguyên mà là kế thừa có chọn lọc để phù hợp với đặc tính kỹ thuật, mục đích tuyên truyền và đối


tượng tiếp nhận của mình.

Trước hết, về mặt cỡ cảnh truyền hình tiếp thu từ diện ảnh các cỡ cảnh chính là toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh. Nhưng toàn cảnh của truyền hình, trung cảnh của truyền hình và cận cảnh của truyền hình không giống như trong điện ảnh. Do độ trung thực, độ sắc nét của hình ảnh truyền hình trên màn ảnh nhỏ không được như điện ảnh nên những hình ảnh toàn cảnh rộng hoành tráng mà điện ảnh vẫn sử dụng rất hiệu quả lại không thích hợp với phóng sự điều tra truyền hình. Bởi hình ảnh của điều tra là chi tiết, có giá trị thông tin như các thông số, chữ ký, thời gian, hay các hành vi làm giả hàng hóa, đưa và nhận hối lộ… nên cảnh trung và cận được sử dụng nhiều

Dựng hình là một yếu tố quan trọng trong quy trình sáng tạo một tác phẩm phóng sự điều tra truyền hình. Đó là phần hậu kỳ, nhằm nối kết các cảnh, các màn, các trường đoạn khác nhau về không gian và thời gian theo một ý đồ nhất định của người thực hiện để có được một tác phẩm hoàn hảo, lôgíc, không đứt đoạn. Dựng hình cho phép nén hành động, thu hẹp thời gian mô tả sự kiện, cũng như cho phép ghép nối bất kỳ hình ảnh nào cần thiết cho ý đồ của tác phẩm trên cơ sở những tư liệu thô đã quay được. Đặc biệt, đối với phóng sự điều tra truyền hình là hành trình đi tìm sự thật của phóng viên, hình ảnh càng chân thật với thực tế cuộc sống, nhất là minh chứng cho hành vi phạm tội của đối tượng càng có giá trị.

1.4.2.2. Âm thanh

Âm thanh trong phóng sự truyền hình bao gồm các yếu tố sau:

- Âm thanh ngoài hình: là âm thanh nằm bên ngoài hình ảnh, được lồng vào hình ảnh ở khâu hậu kỳ bao gồm lời bình và âm nhạc.

+ Lời bình là một yếu tố quan trọng của âm thanh trong phóng sự điều tra truyền hình, nó góp phần chuyển tải ý đồ, nội dung tư tưởng của tác phẩm đến với người xem. Lời bình “có giá trị tương đối độc lập so với kịch bản, dùng để chuyển cảnh, xâu chuỗi, gắn kết các nhân vật, sự việc, sự kiện, thể hiện thái độ, lập trường của tác giả” [25, tr.124]. Lời bình trong phóng sự điều tra kinh tế phải là sự bổ sung cho những gì mà người xem thấy trên màn ảnh, nghĩa là lời bình sẽ


nói những gì mà hình ảnh chưa phản ánh hoặc chưa phản ánh hết chứ không phải nói lại những gì mà hình ảnh đã nói.

+ Âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng trong phóng sự điều tra kinh tế truyền hình. Âm nhạc có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện; không phải lúc nào cũng vang lên mà chỉ sử dụng khi cần thiết. Trong phóng sự điều tra truyền hình, người ta thường chọn một bản nhạc hoặc một đoạn nhạc nào đó phù hợp với nội dung tác phẩm và thường dùng những lúc thật cần thiết (vì trong phóng sự để tăng tính xác thực người ta thường chú trọng tới tiếng động).

- Âm thanh trong hình: là âm thanh được ghi tại hiện trường bao gồm lời dẫn của biên tập viên xuất hiện trước ống kính, lời thoại phỏng vấn và tiếng động hiện trường. Các yếu tố này của âm thanh sẽ làm sự kiện trở nên chân thật, làm cho khoảng cách giữa phóng viên và khán giả thu hẹp lại và mối giao lưu giữa người truyền và người nhận thông điệp tăng lên rất nhiều. Sự xuất hiện của phóng viên trước ống kính máy quay tại hiện trường và những lời dẫn dắt, kể chuyện của phóng viên sẽ làm tăng tính thuyết phục và sự hấp dẫn của tác phẩm phóng sự truyền hình. Sự xuất hiện này sẽ tạo cho khán giả có cảm giác về sự tin cây, đồng thời nó cũng nói lên tính thời sự, tính tức thời của sự kiện bởi sự có mặt tại chỗ của phóng viên.

+ Phỏng vấn cũng là một yếu tố không thể thiếu được trong phóng sự điều tra. Lời thoại phỏng vấn chuyển tải mỗi phần nội dung quan trọng của phóng sự, nó bổ sung rất hiệu quả cho lời bình, nó làm tăng độ tin cậy về tính khách quan của tác phẩm phóng sự trong sự tiếp nhận của khán giả. Trong phỏng vấn, phóng viên có thể xuất hiện để biến cuộc phỏng vấn thành cuộc hỏi đáp theo đúng nghĩa đen của phỏng vấn nghĩa là phóng viên đặt câu hỏi và người được phỏng vấn sẽ trả lời. Cũng có thể phóng viên sẽ không xuất hiện mà chỉ có người phỏng vấn xuất hiện trước ống kính như đang kể lại, đang trò chuyện, đang giao lưu với khán giả. Sử dụng hình thức phỏng vấn nào còn phụ thuộc vào ý đồ tác giả.

+ Tiếng động hiện trường là một yếu tố rất quan trọng của phóng sự hiện đại. Trong nhiều phóng sự thời sự của các hãng truyền hình nước ngoài như


CNN, Reuters người ta đặc biệt chú trọng tới tiếng động hiện trường, lấy đó làm ngôn ngữ âm thanh chủ đạo, thậm chí còn hơn cả lời bình. Còn trong phóng sự tài liệu của Canada: trước đây lời bình chiếm 90%, phỏng vấn 5%, tiếng động 1%; sau đó tỷ lệ này thay đổi: lời bình 80%, phỏng vấn 15%, tiếng động 5%; và tới gần đây lời bình là 40%, phỏng vấn 40% và tiếng động 20%. Tiếng động là những âm thanh rất sinh động, rất chân thực, rất tự nhiên, là những chất liệu của cuộc sống như mưa gió, nước chảy, chim hót hay tiếng dụng cụ lao động, máy móc, tiếng xe cộ qua lại, tiếng nói chuyện, tiếng vỗ tay... Những âm thanh này xuất hiện trong tác phẩm phóng sự sẽ làm nó trở nên chân thật, gần gũi với đời thường và sẽ tạo hiệu quả cao trong việc tác động vào nhận thức, tình cảm và tâm lý của khán giả xem truyền hình.

Như vậy, ngôn ngữ của phóng sự điều tra truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh và sức mạnh của phóng sự truyền hình là sức mạnh của mối quan hệ giữa hai thành tố đó. Theo tính toán của các nhà tâm lý học thì trong nhận thức của con người về thế giới xung quanh: 60% cảm nhận bằng tai, 36% cảm nhận bằng mắt, còn 4% cảm nhộn bằng các giác quan khác. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự điều tra kinh tế truyền hình là hai yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Tùy trong từng tác phẩm cụ thể mà người phóng viên sẽ ưu tiên, nhấn mạnh yếu tố nào hay từng thành phần nhỏ trong mỗi yếu tố để thu được hiệu quả cao nhất. Năng lực lựa chọn, xử lý và phối hợp hai yếu tố này là cả một nghệ thuật đối với những người làm phóng sự điều tra kinh tế truyền hình.

1.4.3. Yêu cầu phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV

Như trên đã phân tích, yêu cầu của một phóng sự điều tra truyền hình nói chung đáp ứng các vấn đề về nội dung và hình thức. Nhưng tổng quan đáp ứng yêu cầu của một tác phẩm phóng sự điều tra là: Nếu vấn đề, chứng minh vấn đề và kết luận, được thể hiện thông qua ngôn ngữ truyền hình.

Đối với truyền hình ANTV, cũng giống như các thể loại báo chí khác, phóng sự điều tra về kinh tế phải đáp ứng các quy định về tuyên truyền của Bộ Công an,


đáp ứng các tôn chỉ mục đích của Truyền hình ANTV, tôn trọng sự thật khách quan theo đúng tiêu chí: “hấp dẫn, nhân văn, tin cậy, kịp thời”. Hiện tại Kênh truyền hình ANTV có rất nhiều chương trình phát sóng liên quan đến lĩnh vực kinh tế như các chương trình chuyên biệt: Điều tra qua thư khán giả, Chuyển động cuộc sống, An ninh với cuộc sống, 113 online, Kinh tế tiêu dùng, Thời sự An ninh.

Với ưu thế là kênh truyền hình của Bộ Công an Việt Nam thì việc tìm kiếm đề tài, quá trình điều tra, hình ảnh.. của ANTV có nhiều thuận lợi song cũng chính vì vậy mà những thông tin kinh tế này cần được xác minh kỹ càng, đi sâu đi sát và phải làm rò vấn đề một cách nhanh nhất. Hình ảnh mới nhất và xác thực nhất để chứng minh vấn đề. Điều đó làm nên bản sắc, thương hiệu riêng của truyền hình ANTV. Các phóng sự điều tra trên kênh truyền hình ANTV cần phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sỹ Công an “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trên lĩnh vực kinh tế, một lĩnh vực được xem là nhạy cảm. Tuyệt đối không bao che, thay đổi nhân chứng, vật chứng, tạo chứng cứ giả khi sự việc liên quan đến các lãnh đạo cấp cao nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân và tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho công chúng.

Theo tác giả, để có một tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế chất lượng trên truyền hình ANTV, ngoài vấn đề phản ánh sức nóng của cuộc sống đặt ra, có tính chuyên nghiệp có đạo đức trong phản ánh. Và dù bất cứ đài truyền hình hay cơ quan báo chí nào thì những người làm phóng sự điều tra truyền hình, các phóng sự điều tra tham nhũng, tham ô, buôn lậu cũng cần có cái tâm sáng, vững ý chí, luôn đảm bảo bí mật thông tin cũng như hình ảnh nhân chứng, vật chứng trước, trong và sau khi sự việc được nêu ra ánh sáng. Phóng viên tuyệt nhiên không được vụ lợi và mang tư thù cá nhân để làm các phóng sự điều tra và đảm bảo thông tin chính xác khi phản ánh, không làm ảnh hưởng đến danh dự uy tín của nhóm đối tượng nào, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, hiện đại.

Như vậy, phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Với người thực hiện phóng sự đảm bảo yếu tố đạo đức của người làm báo.


Tiểu kết chương 1


Nội dung chương 1, tác giả luận văn đã hệ thống hóa và làm rò cơ bản một số khái niệm về phóng sự, phóng sự điều tra, phóng sự điều tra truyền hình, lấy khái niệm đó làm tham chiếu cho những nhận định về khái niệm phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình. Tác giả đã phân tích và đưa ra một số nhận định về đặc điểm, đặc trưng của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình và ở một kênh truyền hình cụ thể là ANTV. Nêu bật được vị trí và tầm quan trọng của thể loại phóng sự điều tra đối với các đề tài liên quan đến kinh tế.

Tác giả đã phân tích, làm rò những yếu tố chi phối đến kết cấu một tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình. Nêu lên những đặc trưng riêng biệt của phóng sự điều tra về kinh tế so với các thể loại và loại hình báo chí khác. Bên cạnh đó, chương 1 cũng hệ thống những yêu cầu cơ bản đối với việc khai thác, lựa chọn và sử dụng phóng sự điều tra điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV.

Từ yêu cầu thực tiễn đặt ra đó, nhiệm vụ của phóng sự điều tra kinh tế là làm sáng tỏ những vấn đề khuất tất, đang có nhiều ý kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau. Từ đó đề ra giải pháp giải quyết vấn đề (có thể). Để giải đáp được những khúc mắc đó, phóng sự điều tra kinh tế truyền hình tất yếu phải đưa ra được những dẫn chứng cụ thể, những nhận định chắc chắn, khách quan để định hướng dư luận hiểu đúng bản chất của vấn đề.

Những căn cứ này là cơ sở để trong chương tiếp theo của luận văn, tác giả lựa chọn các phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015 để khảo sát, đánh giá. Trong số các phóng sự điều tra đó, tác giả sẽ cố gắng lựa chọn để tiến hành phân tích một cách có hệ thống nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện cũng như việc sử dụng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV.


Chương 2‌

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ANTV

(Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015)

2.1. Giới thiệu về truyền hình ANTV

Trong dòng chảy của lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí Công an nhân dân đã được hình thành, phát triển, đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của đất nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, bắt đầu từ những tập san nội bộ mang tên Rèn luyện, Nội san Công an nhân dân, Tập san Công an nhân dân, đến nay lực lượng Công an nhân dân đã có 21 cơ quan báo chí, trong đó có 6 báo in, 14 tạp chí (với 15 ấn phẩm phát hành công khai, 14 ấn phẩm lưu hành nội bộ); Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh Công an nhân dân với 1 kênh truyền hình ANTV phát sóng 24/24h, 1 chương trình phát thanh “Vì an ninh Tổ quốc”; 5 tờ báo của Công an địa phương; 1 nhà xuất bản. Báo chí Công an nhân dân đã thực sự trở thành phương tiện quan trọng giúp Bộ Công an chỉ đạo các mặt công tác Công an; là diễn đàn trao đổi, học tập, nâng cao trình độ về lý luận chính trị, nghiệp vụ, pháp luật của cán bộ, chiến sĩ; là cầu nối giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự; là phương tiện cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Báo chí Công an nhân dân đã tích cực, chủ động tham gia tuyên truyền, làm sáng tỏ tính đúng đắn, khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; tích cực chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kịp thời phản ánh sinh động thực tiễn công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân; phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cổ vũ các nhân tố tích cực trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí