Theo số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, ở Việt Nam các thành phần kinh tế gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khoáng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế…
Liên quan đến các tội xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định chặt chẽ tội danh này, gồm 28 điều, từ điều 153 đến điều 181 tại Chương XVI. Do vậy, trong hoạt động điều tra của phóng viên đối với lĩnh vực kinh tế đã bám sát các vấn đề mà thực tế cuộc sống đặt ra như: buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Kinh doanh trái phép; đầu cơ; trốn thuế; cho vay lãi nặng; làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lập quỹ trái phép; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm các quy định về sử dụng, quản lý đất đai; khai thác và bảo vệ rừng, quản lý rừng…
Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, phóng sự điều tra với các đề tài như điều tra xã hội, điều tra kinh tế, điều tra con người... đã tạo được sự chú ý đặc biệt đối với công chúng, đồng thời có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống xã hội với việc phát huy vai trò quản lý, giám sát và phản biện xã hội. Riêng đối với phóng sự điều tra kinh tế được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều nhà báo cũng như công chúng cả nước. Nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập, tình hình liên quan đến kinh tế vĩ mô, những bức xúc của người dân bắt nguồn từ lợi ích kinh tế, về đất đai hay lũng đoạn tham nhũng trong nội bộ các cán bộ, quan chức hiện nay việc điều tra những hành vi vi phạm pháp luật...có ý nghĩa quan trọng.
Từ sự phân tích trên có thể đưa ra quan niệm về phóng sự điều tra kinh tế như sau: Đó là dạng phóng sự nhằm đưa ra nhiều bằng chứng, chứng cứ bằng ngôn ngữ truyền hình để chứng minh vạch trần một hoặc nhiều vấn đề liên quan đến tình
hình kinh tế, lợi ích của chính tầng lớp nhân dân và được toàn thể cộng đồng quan tâm. Bằng chứng trong phóng sự điều tra kinh tế phải liên quan mật thiết tới vấn đề được nêu trước đó và phải được xác thực cũng như phải đảm bảo được sự an toàn của nhân chứng (là con người), các vật chứng trước, trong và sau khi sự thật được đưa ra ánh sáng.
Thực hiện thành công phóng sự điều tra kinh tế thành công sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của nhân dân, kinh tế phát triển bền vững hơn, chống được thất thoát, lãng phí, thanh lọc được những cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ, những chủ trương về kinh tế, chưa đúng, chưa đúng với thời điểm hiện tại của người dân. Từ sự ổn định về kinh tế, góp phần quan trọng trong giữ vững ổn định an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, đất nước phát triển một cách bền vững nhất. Cũng giống như bất kỳ một tác phẩm phóng sự điều tra nào, người làm phóng sự điều tra kinh tế truyền hình phải dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với mọi nguy hiểm để thu thập được nhiều hình ảnh, bằng chứng một cá nhân, cơ quan nào đó vi phạm pháp luật...Mặt khác, vấn đề điều tra kinh tế lại liên quan rất nhiều tới ngũ cán bộ có chức vụ, quyền hạn vì thế phóng viên, nhà báo hay nhân chứng trong các vụ việc này đều hết sức cẩn trọng và giữ vững cái tâm sáng trong suốt quá trình tác nghiệp, không sa ngã trước những cám dỗ vật chất.
1.2. Sự ra đời và đặc điểm của phóng sự điều tra truyền hình
1.2.1. Sự ra đời của phóng sự điều tra truyền hình
Có thể bạn quan tâm!
- Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 1
- Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 2
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Truyền Hình.
- Yêu Cầu Của Một Tác Phẩm Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Truyền Hình
- Thực Trạng Của Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Truyền Hình Antv
- Nội Dung Của Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Kênh Truyền Hình Antv
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Phóng sự là một trong những thể loại quan trọng của báo chí truyền hình. Sự ra đời của nó có thể manh nha từ những tác phẩm của điện ảnh từ cuối thế kỷ XIX. Bộ phim “Tầu vào ga Laxiota” của anh em nhà Luymiere, trình chiếu vào năm 1895, không chỉ được coi là dấu mốc ra đời của ngành điện ảnh, mà còn báo hiệu cho sự ra đời của thể loại phóng sự truyền hình một phần tư thế kỷ sau đó. Sau nhiều năm phát triển, đến những năm 1990 các phóng sự truyền hình mới có sự đột biến, camera quay bằng băng từ có kích thước nhỏ, đường hình và đường tiếng riêng, có thể xem được ngay hình ảnh vừa quay... Sự tiến bộ của kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình màu đã tạo đem đến cho truyền
hình một gương mặt mới. Các chương trình truyền hình trở nên phong phú, đa dạng, nhanh chóng, kịp thời và hấp dẫn hơn. Các thể loại phóng sự, bình luận, phỏng vấn... xuất hiện ngày càng nhiều cùng với tin tức.
Ở Việt Nam, truyền hình ra đời muộn nên thời kỳ đầu các phim thời sự tài liệu điện ảnh đảm nhiệm vai trò thông tin thời sự và chủ yếu chiếu trong các rạp chiếu phim. Những thước phim thời sự tài liệu “Hồ Chủ tịch từ Pháp trở về”, “Trận đánh Ô Cầu Dền” (1946), “Dưới mái trường mới”(1960)... được xem là những thước phim thời sự tài liệu quý. Đến năm 1970, Truyền hình Việt Nam ra đời, những Phóng sự truyền hình đầu tiên xuất hiện như: “Hà Nội Năm ngày đọ sức” (1972), “Tiếng trống trường” (1973), “Việt Nam và những chiếc xe đạp” (1975), rồi đến hàng loạt phóng sự về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử như phim: “Trên đường qua Huế giải phóng”, “Đà Nẵng giải phóng”... Những bộ phim tài liệu điện ảnh được phát trên sóng truyền hình có giá trị tuyên truyền và sức tác động to lớn tới công chúng vào thời kỳ đó. Chúng trở thành những hình ảnh tư liệu có một không hai, ghi nhận một giai đoạn lịch sử oanh liệt, hào hùng của dân tộc, lưu truyền cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Nhờ sự tiến bộ của công nghệ truyền hình, máy quay phim nhựa được thay bằng máy quay băng từ, kỹ thuật dựng xé, dán được thay bằng bàn dựng analog, các thiết bị kỹ thuật sản xuất truyền hình đen trắng đuợc thay bằng kỹ thuật màu và đặc biệt khi công nghệ tin học, viễn thông và kỹ thuật số được áp dụng vào truyền dẫn và sản xuất chương trình truyền hình thì thể loại phóng sự mới thực sự phát huy hết khả năng vốn có của nó là phản ánh hiện thực bằng những dòng hình ảnh, âm thanh liên tục từ chính cuộc sống. Sự phong phú đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện, sự sinh động của ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh đã đưa phóng sự truyền hình lên ngôi, trở thành một trong những thể loại quan trọng, luôn luôn được khán giả mong đợi.
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, sự phát triển của truyền thông đa phương tiện đã mở ra nhiều hình thức thông tin mới với kỹ thuật hiện đại và tiện lợi cho người sử dụng. Những thay đổi đó đã tác động mạnh mẽ đến nội dung, hình thức thể hiện của các chương trình truyền hình nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng. Phóng sự phản ánh trực tiếp các vấn đề của đời sống hiện thực kể cả
những vấn đề bức xúc, gay cấn, những ngang trái, bí ẩn, ly kỳ... Số lượng các chương trình truyền hình ngày càng nhiều. Manh nha của phóng sự điều tra truyền hình bắt đầu có từ đây.
Song song với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất chương trình, kỹ thuật truyền dẫn sóng truyền hình cũng phát triển rất nhanh chóng. Các chương trình truyền hình bây giờ không những mang tính thời sự cao mà còn đến với công chúng bằng rất nhiều hình thức như: truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình qua điện thoại, truyền hình Internet... Trước sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, các loại hình báo chí đang vận dụng tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật để tự đổi mới, tăng sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường thông tin. Truyền hình cũng đang từng bước chuyển mình, thay đổi mô hình quản lý, phương pháp sản xuất chương trình và đa dạng hoá các hình thức dịch vụ, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng chương trình, thời lượng phát sóng... đem đến cho khán giả những chương trình truyền hình đặc sắc và sống động, giữ được vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay.
Cùng với sự phát triển của loại hình báo chí truyền hình, thể loại phóng sự điều tra truyền hình cũng không ngừng thay đổi và từng bước hoàn thiện về cả nội dung và hình thức. Với khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ, cụ thể, hấp dẫn, khách quan, sinh động trong quá trình vận động, phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng... bằng hình ảnh và âm thanh, phóng sự điều tra truyền hình đã và đang có vị trí, vai trò quan trọng trong các chương trình truyền hình, trong đó có phóng sự điều tra truyền hình trên kênh Truyền hình ANTV. Sự xuất hiện của phóng sự điều tra kinh tế không chỉ làm cho thông tin truyền hình thêm hấp dẫn mà còn mang đến những nội dung sát thực hơi thở cuộc sống, làm cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân; vạch trần những thủ đoạn, những sai phạm, khuất tất… thu hút sự quan tâm theo dòi của công chúng, thông qua những minh chứng bằng ngôn ngữ của truyền hình.
1.2.2. Đặc điểm của phóng sự điều tra truyền hình
*Về nội dung: Phóng sự điều tra truyền hình ra đời nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đang gây ra nhiều ý kiến, nhiều cách thể hiện khác nhau để giúp cho khán giả có câu trả lời đúng nhất, cách nhìn xác thực nhất thông qua đặc trưng của truyền
hình. Với nhiệm vụ đó, phóng sự điều tra phải có cấu trúc chặt chẽ bằng sự phối hợp của các luận đề – luận cứ – luận điểm.
Đối với đặc trưng của phóng sự điều tra truyền hình, tác giả luận văn khẳng định tính chất nóng hổi, bức xúc của đề tài trong tác phẩm và đồng tình với tác giả Đức Dũng khi nêu ra đặc trưng: Tính hệ thống và tính lôgíc trong lập luận và trình bày chứng cứ; phương pháp thể hiện đặc thù của thể loại điều tra là phân tích sự kiện.
*Về đối tượng: Phóng sự điều tra thường xuất hiện trong những “hoàn cảnh có vấn đề”. Đó là những hoàn cảnh chứa đựng những mâu thuẫn với những câu hỏi chưa được trả lời hoặc có nhiều cách trả lời nhưng chưa có câu trả lời nào thật đáng tin cậy. Như vậy, đối tượng của phóng sự này là những sự việc, vấn đề đang nẩy sinh những mâu thuẫn gay gắt, gây nhiều tranh cãi, thường để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội và đang đòi hỏi được phân tích, lý giải và đưa ra những phương pháp giải quyết.
Đơn cử như, như trước thực trạng “quan xã” xà xẻo tiền, thực phẩm cứu trợ của dân nghèo trong thiên tai, bão lũ; tình trạng chặt phá rừng nhiều nơi… Dư luận đang quan tâm tình trạng đó đã xảy ra ở mức độ nào, nguyên nhân làm sao, ai là người gây ra thực trạng đó, vấn đề này ai chịu trách nhiệm. Lúc này, với mong muốn trả lời câu hỏi cho công chúng, nhà báo dấn thân để đi tìm sự thật. Ngoài ra, không phải thông tin gì về kinh tế điều tra được cũng đưa lên truyền hình. Nhà báo Hữu Thọ từng lấy ví dụ: “Dự trữ quốc gia là vấn đề bí mật lớn. Những người làm báo Việt Nam lại biết khá nhiều thông tin, nhưng khi thông tin phải hết sức cẩn thận”. “Công bố những điểm có tài nguyên khoáng sản, tự nhiên người ta ùa tới khai thác, làm rối loạn địa phương, phá hoại tài nguyên đất nước”… [27, tr.391]. Ngoài ra, đối với những vấn đề liên quan đến quá trình điều tra của lực lượng Công an thì không phải tác phẩm báo chí đều được phát sóng, bởi đó là quy định của ngành trong việc đảm bảo bí mật thông tin.
* Về thủ pháp, kỹ xảo: Phóng sự điều tra truyền hình là câu chuyện có dòng chảy liên tục bằng hình ảnh và âm thanh. Đây là đặc trưng rất riêng biệt của phóng sự điều tra truyền hình so với phóng sự điều tra của các loại hình báo chí khác. Bởi,
các phương tiện diễn đạt và thể hiện của phóng sự điều tra truyền hình là sự hội lưu lắp ghép các cảnh quay được trong dòng hình ảnh liên tục có lời bình, tiếng động.
Các phương tiện diễn đạt và thể hiện của truyền hình thường được diễn đạt qua bối cảnh, khuôn hình, cỡ cảnh, những phương pháp bỏ qua, lặp lại, những thủ pháp dựng hình, những động tác máy quay, những thủ pháp xuống đen, mờ chồng, những khoảng lặng, những lời nói, tiếng động, âm nhạc... Trong phóng sự các phương tiện diễn đạt và thể hện này được phóng viên sử dụng tối đa và đầy sáng tạo trong từng cảnh quay. Khả năng kể chuyện bằng dòng hình ảnh liên tục có lồng tiếng về sự kiện và vấn đề là đặc trưng của phóng sự điều tra truyền hình mà phóng sự điều tra của loại hình báo chí khác không có. Ngoài những thủ pháp nghiệp vụ thường sử dụng ở các dạng phóng sự khác, phóng sự điều tra còn sử dụng một số thủ pháp như:
- Tiếp cận vấn đề theo sự kiện, theo đơn thư, dư luận quần chúng. Khai thác tài liệu, làm giàu và tăng độ tin cậy của tài liệu bằng cách khai thác trực tiếp, gián tiếp, đa chiều qua những nhân vật có liên quan, thẩm định trực tiếp đối tượng chính của vấn đề điều tra. Đưa mâu thuẫn lên đỉnh điểm và tháo gỡ xung đột.
- Các thủ pháp điện ảnh gồm: ống kính giấu kín, dựng lại hiện trường trên cơ sở tôn trọng hiện thực được sử dụng nhiều trong phóng sự điều tra truyền hình.
- Thủ pháp sử dụng ngôn ngữ có: hình ảnh mở đầu, các chi tiết hình ảnh gây ấn tượng có tác dụng chứng minh, so sánh... để nhấn mạnh trọng tâm thông điệp. Các thủ pháp khuôn hình, dàn dựng cũng được sử dụng trong qua trình phân tích, lý giải vấn đề.
- Các đặc tính chủ yếu như phản ánh logíc phát triển của vấn đề bằng hình ảnh và âm thanh, những đánh giá, bình luận vấn đề phải được phối hợp sử dụng nhịp nhàng tinh tế trong phóng sự điều tra. Do vậy, khi sản xuất phóng sự điều tra, phóng viên cần giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có lòng dũng cảm, say mê công việc, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Phải coi việc làm rò vấn đề là trách nhiệm, lương tâm, đạo đức của nhà báo, sẵn sàng vượt qua thử thách, trở ngại trong việc “săn lùng” tư liệu, vượt qua rào cản tâm lý, thậm chí cả sự nguy hiểm tính mạng.
1.3. Vai trò của phóng sự điều tra kinh tế truyền hình
1.3.1. Vai trò của phóng sự điều tra kinh tế trên báo chí
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của báo chí trong năm qua. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của báo chí trong việc định hướng dư luận cũng như nâng cao nếp sống văn hóa tư tưởng ý thức con người. Phóng sự điều tra mà cụ thể là phóng sự điều tra kinh tế góp phần quan trọng giúp báo chí làm tốt vai trò quản lý và giám sát, phản biện đối với các vấn đề kinh tế.
Thứ nhất: Phóng sự điều tra giúp báo chí đưa lên những sự thật chưa từng đươc công bố về nhiều vấn đề, vụ việc giúp tăng cường sự tin cậy cũng như vị trí không thể thay thế được của báo chí trong lòng công chúng. Bằng việc nêu lên vấn đề, phân tích những khả năng và nhân tố mới, phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, người thực hiện phóng sự điều tra rút ra những kết luận cần thiết, chỉ ra bản chất của sự vật và hiện tượng, đem lại câu trả lời xác đáng cho công chúng, tạo nên sự tin tưởng tuyệt đối của khán giả với các phóng sự điều tra.
Thứ hai: Phóng sự điều tra giúp báo chí định hướng chính trị tư tưởng tích cực, chủ động cho tầng lớp quần chúng. Với việc phản ánh những sự việc được giấu kín một cách công khai và đầy đủ, đưa ra nhiều luận chứng sát đúng theo quy định luật pháp, phóng sự điều tra đã giúp báo chí tăng cường hơn nữa nhiệm vụ định hướng nền chính trị tư tưởng một cách tích cực, chủ động và có nhiều sáng tạo trong thông tin. Giúp báo chí một lần nữa nâng cao vị thế tuyên truyền tư tưởng, chính sách cũng như luật pháp công bằng của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, làm tốt cầu nối giữa ý Đảng – lòng dân.
Thứ ba: Phóng sự điều tra mà ở đây là phóng sự điều tra kinh tế giúp báo chí đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, ổn định kinh tế đảm bảo an sinh phúc lợi xã hội và tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Phóng sự điều tra kinh tế đã thể hiện rất tốt vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực của xã hội mà nhất là đội ngũ cán bộ Đảng viên; phát hiện, đưa ra công luận những vụ án tham, liên quan tới nhiều cá nhân, tổ chức Đảng gây bức xúc xã hội; khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng,
chống, đẩy lùi tham nhũng… bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, tạo đồng thuận trong nhân dân.
TS. Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: “Báo chí điều tra là một bộ phận không thể thiếu nên nó cần được tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều hơn nữa. Báo chí điều tra kinh tế chống tham nhũng ở Việt Nam đang gặp phải một thách thức rất lớn, tuy các nhà báo đã rất tích cực nhưng cũng không thiếu những kẻ mượn danh nhà báo điều tra để làm trái đạo đức, trái pháp luật. Chính vì vậy, cần có sự phân định rò ràng trong cả lí luận báo chí về mục đích, nội dung, đặc điểm, phương pháp báo chí điều tra thúc đẩy xây dựng hệ thống lí thuyết và nguyên tắc làm báo điều tra trong khoa học báo chí, đặc biệt là định hướng dư luận khi đánh giá đúng về báo chí điều tra, từ đó tăng cường sức chiến đấu của báo chí cách mạng Việt Nam”.
1.3.2. Vai trò của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình
1.3.2.1. Đối với truyền hình
- Đối với việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của cơ quan báo chí: Phóng sự điều tra truyền hình không chỉ giúp công chúng có cái nhìn chân thực tin tưởng tuyệt đối về báo chí mà còn giúp các cơ quan báo chí điều tra có thể thực hiện được tốt tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của cơ quan mình đối với nền báo chí nước nhà và nhất là đối với chính khán giả của họ.
Bất cứ một cơ quan báo chí nào cũng đều có những nguyên tắc hoạt động riêng song đều chung nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước. Dựa vào đó hoạt động và tuyên truyền thông tin một cách xác đáng, trung thực.
- Đối với hoạt động kinh tế: Phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình đã đưa ra những hình ảnh chân thực nhất về bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, trong đó có các ngành kinh tế... giúp bình ổn hoạt động kinh tế vĩ mô, nâng cao an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Góp phần đưa tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân tới các cơ quan hoạch định chính sách phù hợp với nhân dân. Bên cạnh đó, việc đưa ra nhiều hiện tượng sai phạm trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, buôn lậu gian lận thương mại, các sai phạm của cơ quan tổ chức, góp phần đảm bảo giữ vững ngân sách, thống thất thoát lãng phí, góp phần giảm thiểu lạm phát, kinh tế phát triển bền vững...