Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 9

nhưng ở họ luôn tràn ngập khát vọng tình yêu, hạnh phúc và niềm tin tưởng vào tương lai. Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện khác nhau, Cao Duy Sơn đã khắc họa thành công hình tượng những con người miền núi với thế giới nội tâm sinh động, sâu sắc, nhiều chiều. Nhà văn luôn nhìn con người ở thế trần trụi nhất, với tất cả những gì vốn có của họ: xấu có tốt có, có cao cả có thấp hèn, có ích kỉ và lòng vị tha, có dục vọng tha hóa nhưng cũng có thức tỉnh, ăn năn... Từ đó thấu hiểu số phận bi kịch của con người miền núi và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Trong nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, cùng là người Cao Bằng, cùng viết về mảnh đất Cao Bằng và viết về những người dân tộc Tày ngoài Cao Duy Sơn còn có Vi Hồng. Cả Cao Duy Sơn và Vi Hồng đều là những nhà văn thành công với mảng đề tài viết về đề tài miền núi. Mặc dù vậy giữa hai nhà văn này vẫn tồn tại những điểm riêng biệt. Vi Hồng là nhà văn gạo cội, thuộc thế hệ trước, sáng tác trước nên có số lượng tác phẩm nhiều hơn của Cao Duy Sơn. Đặc biệt, mỗi nhà văn lại có một phong cách nghệ thuật mang những đặc trưng riêng biệt. Nếu như Vi Hồng khi viết về hiện thực con người miền núi, cuộc sống miền núi nhà văn sử dụng lối tư duy của văn học thế kỉ cũ - thế kỉ XX thì phong cách nghệ thuật Cao Duy Sơn lại mang đậm chất hiện đại của văn học thời kỳ đổi mới. Trên từng trang viết của nhà văn Cao Duy Sơn đều in đậm lối viết, tuy duy của đồng bào dân tộc thiểu số sau đổi mới; bản sắc văn hóa, môi trường văn hóa và con người đều thuộc giai đoạn đổi mới. Thêm một điểm khác nữa trong nghệ thuật xây dựng nhân vật giữa hai nhà văn này là nếu như nhân vật của Vi Hồng mang một vẻ thuần phác, giản đơn, tâm lý chưa phức tạp thì ngược lại nhân vật của Cao Duy Sơn thường phức tạp, đa chiều, đa diện, đa nhân cách, tốt xấu đan xen. Bằng ngòi bút khách quan của mình, Cao Duy Sơn đã buộc người đọc phải suy nghĩ về những con người, những số phận, những tính cách được khắc họa trong tác phẩm. Nói tóm lại, phong cách nghệ thuật Cao Duy Sơn mang đậm màu sắc đương đại, nó đối lập với màu sắc

truyền thống trong các sáng tác của Vi Hồng. Có thể nói Cao Duy Sơn chính là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Tiểu kết chương 2

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Cao Duy Sơn đã chuyển được điệu hồn của con người và cuộc sống ở quê hương xứ sở đến với bạn đọc trên khắp mọi miền của tổ quốc. Độc giả vừa ngỡ ngàng vừa thích thú say mê đón nhận những mạch nguồn mang đậm màu sắc dân tộc trên từng trang viết của nhà văn. Những cảnh sinh hoạt hàng ngày, những nét đẹp trong văn hóa truyền thống, đặc biệt là những con người miền núi thuần phác; có thế giới nội tâm sinh động, sâu sắc, nhiều chiều; nhỏ bé, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống nhưng luôn luôn giữ trong mình một tấm lòng nhân hậu, vị tha, một tình yêu chung thủy, một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống... tất cả đều được gói gọn một cách hài hòa trong những tác phẩm của nhà văn miền núi Cao Duy Sơn.

Để làm nổi bật những nét cơ bản của con người miền núi đồng thời qua đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân, nhà văn Cao Duy Sơn đã tự lựa chọn cho mình một nghệ thuật xây dựng nhân vật riêng, độc đáo. Tính cách, bản chất của con người miền núi trong truyện ngắn. Cao Duy Sơn được thể hiện thông qua ngoại hình và hành động bên ngoài của nhân vật. Đặc biệt để khắc họa thế giới nội tâm nhiều chiều của nhân vật một cách toàn vẹn và đầy đủ nhất, Cao Duy Sơn đã soi chiếu, miêu tả nội tâm nhân vật từ cả những dấu hiệu được hiện hình ở bên ngoài đến những dằn vặt, quằn quại, những rung động thẳm sâu bên trong. Trong đó, độc thoại nội tâm được nhà văn lựa chọn như một thủ pháp đắc địa nhất.

Chương 3

PHONG CÁ CH CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUÂT

̉ CHUYÊN

VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGƯ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


3.1. Xử lý cố t truyêṇ

Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 9

Theo các tác giả Giáo trình lí luận văn học "Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch" [15, tr.56]. Có thể nói cốt truyện chính là nòng cốt, là xương sống của truyện, tồn tại với hai tính chất cơ bản: Một là tính liên tục hữu hạn trong trật tự thời gian, sự kiện này đặt sau sự kiện trước và cứ thế cho đến khi kết thúc. Hai là các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả và bộc lộ ý nghĩa. Cốt truyện trong tác phẩm giữ nhiều chức năng quan trọng như gắn kết các sự kiện lại với nhau, bộc lộ xung đột của nhân vật, tạo ý nghĩa nhân sinh, tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Khảo sát truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy cốt truyện trong truyện ngắn của ông là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa các nhân vật.

3.1.1. Cốt truyên đơn tuyến

Hầu hết các truyện ngắn của Cao Duy Sơn thuộc loại hình cốt truyện hành động, được tổ chức theo quy luật nhân quả. Trong mỗi cốt truyện nhà văn lại xử lý một cách có nghệ thuật mối quan hệ theo tuyến sự kiện: tuyến sự kiện nhân - quả theo trình tự thời gian tự nhiên (biên niên) và tuyến sự kiện trật tự trước - sau theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện thường chỉ xây dựng một xung đột trung tâm và một nhân vật trung tâm. Hệ thống sự kiện của cốt truyện được diễn biến theo quy luật nhân quả và xoay quanh xung đột ấy, nhân vật trung tâm ấy. Chẳng hạn như cốt truyện của truyện ngắn Thằng Hoán lấy xung đột đời tư giữa Hoán và Làn Dì làm trung tâm. Theo đó, các sự kiện trong truyện được tổ chức theo quy luật nhân - quả.

- Sự kiện 1: Hoán xuất hiện với ngoại hình dị dạng (Nhân)

- Sự kiện 2: Hoán không lấy được vợ và bị trêu trọc vì ngoại hình xấu xí (Quả)

- Sự kiện 3: Làn Dì lỡ dở, đi đến bến nước đầu bản (Nhân)

- Sự kiện 4: Làn Dì trở thành vợ của Hoán (Quả)

- Sự kiện 5: Trong đêm tân hôn, khi Hoán ngủ cùng, Làn Dì đã hét lên kinh hãi (Nhân)

- Sự kiện 6: Làn Dì ngoại tình với tay thợ cả (Quả)

- Sự kiện 7: Làn Dì bỏ đi theo tay thợ cả (Nhân)

- Sự kiện 8: Làn Dì trở về nhưng không được sự đón nhận của đứa con, cô phải chấp nhận sự trừng phạt của tòa án lương tâm (Quả)

Trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng, lão Vược là nhân vật trung tâm, cùng với nhân vật này là hai xung đột kép: xung đột giữa con người với thiên nhiên và xung đột giữa tình yêu thương và sụ hận thù. Các sự kiện trong cốt truyện này cũng được tổ chức theo quy luật nhân - quả:

- Sự kiện 1: Vợ lão Vược bị hổ cắn chết (Nhân)

- Sự kiện 2: Lão Vược nuôi ý chí báo thù đối với con hổ đã giết vợ và cả muôn thú trong rừng (Quả)

- Sự kiện 3: Bé Na chơi đùa với con hổ con (Nhân)

- Sự kiện 4: Bé Na cứu con hổ con (Quả)

- Sự kiện 5: Lão Vược giết được hổ mẹ nhưng nhìn ánh mắt và dòng nước mắt ngây thơ của bé Na đã cắn dứt lương tâm (Nhân)

- Lão Vược từ bỏ hận thù (Quả)

Không chỉ có Thằng Hoán Cuộc báo thù cuối cùng, rất nhiều tác phẩm khác của Cao Duy Sơn cũng có kiểu cốt truyện này: Song Sinh, Nơi đây không một bóng người...

Với việc sử dụng kiểu cốt truyện đơn tuyến, Cao Duy Sơn đã đưa các tác phẩm của mình gần với kiểu cốt truyện cổ dân gian truyền thống và cốt truyện dân gian Tày. Ví dụ: truyện cổ tích Thạch Sanh

- Sự kiện 1: Vợ chồng bác tiều phu tuổi đã cao mà chưa có con, nên càng làm việc thiện giúp đỡ mọi người (Nhân)

- Sự kiện 2: Ngọc Hoàng cho thái tử xuống đầu thai làm con (Quả)

- Sự kiện 3: Lý Thông đi ngang qua chỗ ở của Thạch Sanh (Nhân)

- Sự kiện 4: Lý Thông trở thành anh em kết nghĩa và được Thạch Sanh giúp đỡ nhiều lần (Quả)

- Sự kiện 5: Thạch Sanh cứu công chúa khỏi hang đại bàng (Nhân)

- Sự kiện 6: Thạch Sanh trở thành phò mã và đánh đuổi giặc ngoại xâm (Quả)

- Sự kiện 7: Lý Thông hãm hại Thạch Sanh (Nhân)

- Sự kiện 8: Lý Thông hóa thành bọ hung (Quả)

Thông qua việc triển khai cốt truyện theo cốt truyện cổ dân gian, Cao Duy Sơn đã gián tiếp thể hiện được kiểu tư duy mộc mạc, đơn giản của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Bên cạnh là một đặc điểm, kiểu cốt truyện này cũng là một nhược điểm khi không thể tạo ra cho tác phẩm một sự đa dạng, phức tạp như chính cuộc sống mà hàng ngày chúng ta đang sống.

Mặc dù kế thừa kiểu cốt truyện từ trong truyền thống nhưng ở nhiều tác phẩm, nhà văn đã thể hiện sự sáng tạo nhất định của mình. Khác với cốt truyện trong các truyện ngắn Song Sinh, Nơi đây không một bóng người, Mưa phố... trong nhiều truyện ngắn khác, dòng thời gian tuyến tính bị xáo trộn, hệ thống sự kiện trình bày theo trình tự biên niên bị phá vỡ, thay vào đó, những hồi ức, những giấc mơ xuất hiện. Chính điều này đã tạo ra sự mới mẻ trong nghệ thuật trần thuật, tạo ra sự đa dạng trong cách kể, giọng kể của nhân vật người trần thuật.

Trong truyện ngắn Âm vang vong hồn, mở đầu truyện là cảnh lão Khuề đã già, sống trong vòm hang của núi Phia Phủ; sau đó từ hiện tại, tác giả mới để lão Khuề hồi tưởng lại quá khứ vừa ngọt ngào vừa cay đắng của mình. Khảo sát tỷ lệ tính theo số trang của những hồi ức về quá khứ và quãng thời gian hiện tại chúng tôi thấy: phần mở đầu truyện là hiện tại dài 5 trang, thân truyện nhân vật trở về với quá khứ dài 25 trang, đến kết truyện nhân vật lại trở về với hiện tại

dài 10 trang. Nhìn vào tỷ lệ, chúng ta dễ dàng nhận ra phần hồi ức về quá khứ lớn hơn gấp 1,5 lần phần miêu tả về hiện tại.

Ngoài Âm vang vong hồn, những truyện ngắn như Hoa bay cuối trời, Dưới chân núi Nục Vèn, Ngôi nhà xưa bên suối, Tượng trắng... cũng có sự xử lý tương tự trong nghệ thuật trần thuật.

Hơn ba mươi truyện ngắn, mỗi truyện lại ẩn chứa những sáng tạo riêng của nhà văn khi dụng công xây dựng cốt truyện nhưng đặc sắc nhất vẫn là cốt truyện trong truyện ngắn Hấp Hối.

3.1.2. Cố t truyên

trong mố i quan hê ̣đố i chiếu, tương phản giữa cá c nhân vât

Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn xuất hiện nhiều cốt truyện hư cấu do nhà văn sáng tạo nên. Mặc dù hư cấu nhưng vẫn mang đậm màu sắc miền núi. Các tình tiết, sự kiện, biến cố hư cấu trong truyện đều có liên quan đến con người và văn hóa miền núi. Trong đó nhiều cốt truyện được xây dựng dựa trên những hư cấu phản ánh mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa các nhân vật.

Một điểm đặc biệt, làm nên nét riêng, độc đáo trong sáng tác của Cao Duy Sơn là dù sử dụng yếu tố hư cấu nhưng khác với yếu tố hư cấu trong văn học viết dân gian hay trung đại, hư cấu trong cốt truyện của nhà văn không dựa trên yếu tố kì ảo, hoang đường mà luôn gợi cho người đọc cảm nhận về một hiện thực của đời sống con người nơi miền núi cao.

Trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng, cốt truyện được xây dựng xoay quanh mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa lão Vược với bé Na. Thông qua mối quan hệ đó bao ý nghĩa nhân sinh được thể hiện. Nhân vật trung tâm của truyện là lão Vược, cốt truyện được nhà văn xây dựng xung quanh cuộc đời của lão - một người thợ săn của vùng núi Keng Pảng. Kể từ khi người vợ hiền lành bị hổ vồ trong một lần đi đón lão, lão đã trở lên "cuồng dại", lão thề sẽ tìm và giết chết con hổ đó. Với mối thù sâu sắc trong lòng cùng với đó là "thú ham săn bắn đã ngấm vào máu của lão rồi" cho nên không chỉ con hổ đã cướp đi sinh mạng của vợ lão mà tất cả muông thú trong rừng đều trở thành mục tiêu săn bắn của lão.

Cao Duy Sơn đã rất khéo léo khi xây dựng thành công cốt truyện phản ánh mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa nhân vật lão Vược với bé Na - con gái lão thông qua những tình tiết được triển khai đầy lí thú và xúc động. Lão Vược săn đuổi muông thú để mưu sinh, nuôi sống cả gia đình nhưng chính người thân yêu nhất của lão lại bị thú dữ sát hại. Để rồi cả cuộc đời sau đó lão sống trong hận thù, không lúc nào tâm hồn lão cảm thấy thanh thản, vui vẻ. Đây chính là quy luật nhân quả của tự nhiên. Con người tàn hại tự nhiên, tự nhiên đáp trả lại con người. Sự tác động qua lại này có lẽ sẽ không có hồi kết nếu như không xuất hiện hành động của bé Na. Toàn bộ sự hận thù, sự khó chịu, nặng nề trong tâm hồn lão Vược đối lập hoàn toàn với tâm hồn hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của bé Na. Nhìn cảnh cha mình giết chết con hổ mẹ, rồi quay sang nhìn con hổ con vô tội đã mồ côi, trong lòng bé Na nảy sinh tình thương và sự thương cảm sâu sắc. Dòng nước mắt của bé Na đã làm lão Vươc thức tỉnh hoàn toàn. Lão nhận ra một điều rằng hận thù không đem con người ta đến đâu cả, giết được hổ mẹ trả thù được cho vợ nhưng tâm hồn lão đã thật sự thoải mái hơn? Vui vẻ hơn? Qua mối quan hệ đối lập, tương phản giữa lão Vược với bé Na, nhà văn đã gián tiếp gửi đến tất cả độc giả một thông điệp đầy tính nhân văn: hận thù chỉ khiến người ta càng ngày càng lún sâu vào đau khổ và sống giữa thiên nhiên đại ngàn, con người miền núi có mối quan hệ phụ thuộc vào thế giới tự nhiên. Tuy nhiên phụ thuộc để cộng sinh hay phụ thuộc để tận diệt cạnh tranh sinh tồn lại phụ thuộc vào thái độ ứng xử của từng cá nhân con người.

Trong truyện ngắn Nơi đây không một bóng người, Cao Duy Sơn cũng xây dựng được một cốt truyện vô cùng li kỳ với sự tương phản, đối lập giữa một bên là bà đỡ, Ò Lình, mẹ Ò Lình với một bên là cha Ò Lình, toàn bộ dân bản. Ò Lình là một đứa trẻ được sinh ra với "cái thân thể trần truồng đỏ hon hỏn đó, phủ một lớp lông màu vàng ướt nhớp nháp". Đó là thân thể của một "con khỉ" chứ không phải của một con người. Mặc dù đã có "lệnh" bỏ đứa bé dị dạng ấy nhưng bà đỡ không nỡ vứt bỏ lương tâm của mình, không muốn làm một việc mất nhân tính còn người mẹ đáng thương của Ò Lình, vì tính mẫu tử cao cả, bà đã bất chấp tất cả, từ bỏ tất cả

để đưa con chạy trốn khỏi cái nơi không có tình người ấy. Bà đưa Ò Lình vào rừng sâu, nơi không một bóng người để sống. Lớn lên giữa thiên nhiên rừng núi bao la cùng với muôn hoa, cỏ cây, thú vật nhưng Ò Lình lại mang trái tim nhân ái của một con người chân chính. Mặc dù bị người đời hắt hủi, từ bỏ, không công nhận là người nhưng đứng trước cảnh những đứa trẻ sắp bị chết cháy, Ò Lình đã không ngần ngại mà lao vào cứu chúng mặc cho toàn thân bị bỏng rát. Hành động đó chính là biểu hiện cao nhất của tình thương, của đức hi sinh và lòng vị tha cao cả. Đối lập hoàn toàn với bà đỡ, mẹ Ò Lình và Ò Lình là người được gọi là cha của Ò Lình và những người dân bản. Chỉ vì những quan niệm và những hủ tục lạc hậu mà họ sẵn sàng nhẫn tâm giết chết một mạng người, thậm chí đó còn là người thân của mình. Tất cả họ thực hiện hủ tục đó một cách lạnh lùng, thản nhiên như một việc làm bình thường vậy. Người đọc cảm nhận thấy dường như ở họ tình thương không hề tồn tại. Thậm chí họ mù quáng, kém hiểu biết, coi nặng hủ tục đến mức trước hành động xả thân cứu người của Ò Lình họ vẫn xua đuổi, hắt hủi em như một con vật, một điểm gở.

Với cái nhìn của một con người hiện đại, tấm lòng của một nhà văn nhân đạo, Cao Duy Sơn đã nhận ra những điều bất ổn, những hủ tục, quan niệm cần phải loại bỏ trong xã hội miền núi trong thời buổi hiện đại. Thông qua cốt truyện trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa các nhân vật trong truyện ngắn Nơi đây không một bóng người nhà văn gửi đến thông điệp rằng không nên nhìn bề ngoài của con người để đánh giá bản chất bên trong, là người hay vật thì phải dựa vào hành động, bản chất của họ để đánh giá. Đồng thời nhà văn cũng cảnh báo về một lối sống ích kỉ, tàn ác đối với chính đồng loại của mình đang tồn tại và được công nhận như một chuyện bình thường trong xã hội miền núi.

Song sinh cũng là một trong những truyện ngắn có cốt truyện trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa các nhân vật. Không chỉ vậy, sự đối chiếu, tương phản còn có phần phức tạp, đa chiều hơn khi nhà văn không chỉ để nhân vật này đối

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024