Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 8

ngược lại họ có tiếng nói, giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ. Là một nhà văn có tên tuổi viết về đề tài miền núi, Cao Duy Sơn đã chọn cho mình một nghệ thuật xây dựng nhân vật riêng vừa làm nổi bật những nét cơ bản của con người miền núi đồng thời qua đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.

2.3.1. Nghê ̣thuât

miêu tả chân dung, ngoai

hình

Chân dung hay ngoại hình bên ngoài của nhân vật cũng được nhà văn dụng công xây dựng. Để có thể khắc họa thành công chân dung của những con người tiêu biểu cho tính cách của người miền núi, Cao Duy Sơn đã sử dụng hai bút pháp nghệ thuật khác nhau.

Xuất thân là một người con của quê hương núi rừng, Cao Duy Sơn hiểu, thuộc, nắm rõ kiểu tư duy quen thuộc của người dân quê mình. Từ việc thuộc ấy, nhà văn đã vận dụng nó một cách sáng tạo, có hiệu quả vào trong các sáng tác của mình. Miêu tả ngoại hình nhân vật, ông rất ít khi dùng cách miêu tả trực tiếp mà thường dùng phép so sánh, liên tưởng. Bằng cách miêu tả này, ngoại hình của nhân vật hiện lên vô cùng sinh động, sắc nét và đầy ấn tượng, tạo được dư ba trong lòng người đọc. Hơn nữa, không giống với một số nhà văn khác, khi so sánh, ông không sử dụng những hình ảnh cao siêu, xa vời khiến đọc giả khó hiểu mà thường sử dụng những hình ảnh, sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người miền núi.

Đây là ngoại hình của Ò Lình:

"Cặp chân dài của nó đã bắt đầu nối bắp, hai bờ vai vuông vức nằm dưới cái cổ cao và thẳng như được một bàn tay tuyệt mỹ tạo nên đỡ lấy khuôn mặt nhẵn nhụi và trắng trẻo, luôn động những nét tươi vui và hồn nhiên. Cái nét hồn nhiên tươi vui đó đã lấn át toàn bộ lớp lông màu vàng mịn trên cơ thể" [53, tr.76].

Ò Lình trong truyện là một cậu bé không giống người bình thường, cả cơ thể cậu được bao bọc bởi một lớp lông màu vàng óng. Tất cả mọi người thân,

mọi người dân trong bản đều nhìn vào bộ lông ấy mà đối xử với cậu. Cao Duy Sơn không như vậy. Miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn tuyệt nhiên không màng đến cái đặc điểm mà mọi người coi là quan trọng kia, ngược lại ông tập trung tuyệt đối vào cái "nét tươi vui và hồn nhiên" tỏa ra từ khuôn mặt Ò Lình. Cả thân hình cậu toát lên một vẻ đẹp hài hòa, cân đối, khỏe khoắn. Với cái nhìn và sự miêu tả này, nhà văn đã cho độc giả thấy thái độ cũng như quan điểm của bản thân khi đánh giá một con người. Ò Lình lớn lên tách biệt hẳn với xã hội loài người, trong sự bao bọc đầy tình thương của mẹ, sống hoang dã cùng muông thú và cây rừng. Trong cái không khí thanh sạch của thiên nhiên núi rừng ấy, tâm hồn cậu chưa một lần bị vẩn đục, bị tổn thương cho nên ở cậu luôn luôn toát lên sự tươi vui, hồn nhiên. Cái tươi vui ấy nổi bật đến mức có thể lất át đi toàn bộ lớp lông màu vàng đang bao phủ khắp cơ thể cậu. Đồng thời cũng chính sự hồn nhiên ấy mà cậu đã có một hành động thật cao cả: xông vào biển lửa để cứu sống lũ trẻ đang bị chết cháy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Miêu tả ngoại hình nhân vật, Cao Duy Sơn không miêu tả nhiều mà chỉ dùng một vài so sánh sơ lược đã có thể khắc họa thành công, gây được ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Khơ trong Hoa bay cuối trời "khỏe như con trâu tơ đực chưa vực cày" [55, tr.92], Phủ thì "có một cánh tay rất to rõ những múi cơ gồng lên cuồn cuộn, gạt những bắp chân giày xéo lên mặt đất đổ rạp như gạt những bẳng nước rỗng" [55, tr.97]. Vẻ đẹp cường tráng, thượng võ của các chàng trai miền núi đã được hiện lên rõ nét.

Mặc dù, coi trọng ngoại hình nhân vật nhưng không phải nhân vật nào Cao Duy Sơn cũng miêu tả ngoại hình. Chẳng hạn như cùng là nhân vật lí tưởng nhưng các nhân vật nam: thầy Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối), Bường (Mùa én gọi bầy)... đều không hoặc ít được miêu tả ngoại hình. Ngược lại, các nhân vật nữ mang tính lý tưởng lại được nhà văn dồn nhiều tâm sức nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp đầy nữ tính của những cô gái miền sơn cước. Khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của họ, ông thường sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng của truyện cổ dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Bút pháp này giúp cho nhà

Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 8

văn xây dựng được những bức chân dung mang vẻ đẹp chung cho những con người miền núi. Dình mang vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm: "Mặt nàng đẹp như bông hồng đào trong nắng. Nụ cười bẽn lẽn, mắt chớp như cánh vẫy của loài bướm hoa" [55, tr.93], Ếm cũng "đẹp như hoa... mỗi khi cười trời như sáng bừng lên, hoa xuân lay lắc vui nhường lại nhan sắc" [55, tr.49]. Ở đây, chúng ta bắt gặp một sự tương đồng giữa Cao Duy Sơn và đại thi hào Nguyễn Du:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

(Truyện Kiều)

Dù cách nhau hàng thế kỉ nhưng cả Cao Duy Sơn và Nguyễn Du đều lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là một vẻ đẹp hài hòa, trong sáng, thuần khiết đến mức thiên nhiên phải nhường, phải thẹn, phải tâm phục khẩu phục mà cúi đầu.

Bút pháp thứ hai mà Cao Duy Sơn sử dụng để miêu tả chân dung tiêu biểu cho tính cách của con người miền núi là bút pháp tương phản. Đây là bút pháp vẫn thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học dân gian, chúng ta vẫn thường bắt gặp những chàng trai đẹp ẩn trong chiếc sọ dừa hay trong những bộ da cóc xù xì, xấu xí; những ma nữ, hồ ly hóa thân thành những cô gái đẹp để mê hoặc lòng người...

Trong các truyện ngắn của mình, Cao Duy Sơn cũng sử dụng bút pháp tương phản để tạo ra những nhân vật đối lập nhau nhưng chủ yếu là ông sử dụng bút pháp này để tạo ra sự tương phản giữa hình thức (chân dung bên ngoài) với nội dung (tâm hồn bên trong) trong cùng một nhân vật. Hoán trong truyện ngắn Thằng Hoán có một ngoại hình quái dị nhưng ẩn chứa sau cái ngoại hình ấy lại là một trái tim cao thượng và nhân hậu. Ngược lại với Hoán là Làn Dì. Làn Dì có một vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp nhưng bản chất lại là một

con người bội bạc, phản trác, tàn nhẫn. Cái bản tính lẳng lơ của Làn Dì đã được thể hiện ngay qua đôi mắt: "nước da xanh tái, các nét khuôn mặt khá gọn, đôi mắt to có đuôi dài, luôn chực cười vui vẻ với mọi người". Hay nhân vật Lơ trong Những đám mây hình người vì hoàn cảnh xô đẩy mà phải mang trên mình một tấm thân nhơ nhuốc nhưng ẩn chứa trong tấm thân ấy là một tấm lòng "thanh sạch như nước suối Bó Slao ấy"...

Thực ra, không chỉ có các tác giả trong nước mà bút pháp tương phản trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật văn học cũng được các nhà văn lớn trên thế giới sử dụng. Điển hình như trong tác phẩm nổi tiếng Nhà thờ đức bà Pari của V. Huygô, Quadimôđô có một ngoại hình xấu xí đến kinh sợ, xấu đến mức hắn không dám ló mặt ra ngoài để cho người ta nhìn thấy nhưng lại có một tâm hồn tràn đầy yêu thương, nhân ái. Hay Phan Kim Liên trong bộ tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Kim Liên là một người con gái đẹp, vẻ đẹp của cô làm khuynh đảo mọi đàn ông mỗi khi nhìn thấy nhưng tâm địa của con người ấy lại không hề đẹp đẽ như ngoại hình mà mọi người vẫn nhìn thấy. Đó là một kẻ bại hoại về nhân cách và đạo đức, sẵn sàng vì vinh hoa phú quý mà ra tay giết hại chồng.

Như vậy, với những bút pháp linh hoạt, Cao Duy Sơn đã khắc họa thành công những bức chân dung ngoại hình đầy ý nghĩa, mang đậm hương vị của mảnh đất vùng cao.

2.3.2. Nghê ̣thuât

miêu tả nôi

tâm nhiều chiều

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, thế giới nội tâm của nhân vật luôn là một vấn đề phức tạp và khó nắm bắt do vậy không phải nhà văn nào cũng đủ bản lĩnh để đi sâu khai thác vấn đề này, hoặc cũng có nhà văn mạnh dạn đi khai thác nhưng lại khai thác không đến nơi, không đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Với tư cách là người kể chuyện, người dẫn chuyện, nhà văn có thể sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật thông qua độc thoại nội tâm, đối thoại

nội tâm hoặc qua những biểu hiện của nét mặt, ánh mắt, nụ cười...nhằm bộc lộ ra những cảm xúc, nghĩ suy và tâm trạng của nhân vật. Hầu hết các nhà văn dân tộc thiểu số khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình đều chịu ảnh hưởng của thi pháp dân gian, với quan niệm” ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Hệ thống nhân vật thường được phân định thành hai tuyến rõ ràng: Thiện - Ác, Tốt

- Xấu. Những nhân vật chính diện thường được miêu tả như tiên như bụt. Ngược lại, nhân vật phản diện lại xấu xa, ti tiện đến tận cùng. Còn với Cao Duy Sơn, tác giả luôn nhìn nhận nhân vật với mọi uẩn khuất tốt xấu đan xen.

Để khắc họa thế giới nội tâm nhiều chiều của nhân vật một cách toàn vẹn và đầy đủ nhất, Cao Duy Sơn đã soi chiếu, miêu tả nội tâm nhân vật từ cả những dằn vặt, quằn quại, những rung động thẳm sâu bên trong đến những dấu hiệu được hiện hình ở bên ngoài.

Cũng giống như nhiều nhà văn khác, Cao Duy Sơn cũng chọn độc thoại nội tâm làm thủ pháp đắc địa để làm nổi bật nội tâm nhân vật. Trong văn học hiện đại hiện nay, đây là thủ pháp giữ một vị trí khá quan trọng, có hiệu quả nghệ thuật cao trong việc để nhân vật tự ý thức về bản thân. Theo các nhà nghiên cứu, lí luận văn học, độc thoại nội tâm chính là một hình thức đặc biệt của đối thoại. Cụ thể hơn, Pospelov trong "Dẫn luận nghiên cứu văn học" đã viết: "Lời độc thoại nội tâm là lời không nhắm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người với người" [52, tr.31]. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng đề cập đến những dạng thức xuất hiện của độc thoại nội tâm: "Ngôn ngữ trực tiếp không diễn nên lời của các nhân vật, hoặc ngôn từ của tác giả nhân danh mình mà nói nhưng cũng có thể sử dụng từ vựng hay giọng điệu của nhân vật hoặc cũng có thể là đối thoại bên trong" [52, tr.57].

Âm vang vong hồn là một câu chuyện buồn về một mối tình dang dở. Khuề yêu Ban và được Ban đáp lại với một tình yêu chân thành, trong sáng. Ban ao ước được gắn bó trọn đời với Khuề nhưng cái mà cô nhận được lại chỉ là sự ê chề, tủi hờn; hơn thế nữa là sự nghi ngờ, phủ nhận mọi tình cảm tốt đẹp

của người yêu. Cao Duy Sơn đã rất tài tình khi ban đầu vẽ ra một tình yêu đẹp thật đẹp, rồi sau đó ông lại đặt tình yêu đó vào một thử thách chông gai để kiểm nghiệm xem trước khó khăn, trước những rào cản, trước những hiểm nguy, liệu tình yêu ấy có còn nguyên vẹn? Câu trả lời khiến cho nhân vật nữ chính và cả người đọc đau lòng. Trước sự đàn áp, uy hiếp của hai người đàn ông cùng yêu Ban, Khuề chỉ biết run rẩy lo sợ, không hề có một chút ý nghĩ chống trả lại; rồi Khuề lại ao ước đến sự giúp đỡ của một đấng siêu nhiên nào đó để có thế trốn chạy khỏi đó thật nhanh: "Khuề run rẩy thầm nghĩ: Phen này khéo chết! Ý nghĩ chống trả bỗng tan rã, đôi mắt mờ đi vì hoảng sợ, Khuề ao ước có phép lạ vách đá sau lưng nứt rạn đột ngột rồi biến khỏi đây trong nháy mắt! (...) Tai Khuề ù đặc, mặt méo xệch một cách thảm hại." [53] Thậm chí, sự hèn nhát, bạc nhược, đớn hèn còn khiến cho Khuề nghi ngờ tình cảm chân thành của Ban, cho rằng Ban với những người kia cùng bàn mưu giết mình và rồi sau đó anh phủ nhận tình yêu, phủ nhận tất cả những giây phút hạnh phúc mà họ vừa mới có với nhau: "Từ thẳm sâu nỗi sợ hãi, Khuề run rẩy với ý nghĩ "Hay tất cả bọn người này bày mưu giết mình. Cả Ban nữa...?", "Không... đừng tin... Tôi không nhận lời yêu cô ấy. Tôi với Ban không có chuyện gì với nhau cả" [53].

Chính sự hèn yếu, không dám bảo vệ tình yêu ấy đã khiến cho Khuề sau đó phải sống một cuộc đời cô đơn, chìm đắm trong sự day dứt, ân hận khôn nguôi. Đến mấy chục năm sau, tâm trạng nhân vật lại được soi chiếu một lần nữa khi nhà văn để cho nhân vật từ hiện tại nhìn về quá khứ. Cảm giác cay đắng, ân hận, dằn vặt trong tâm hồn lão Khuề được đẩy lên đến tận cùng trên đường đưa bà Ban về nơi an nghỉ cuối cùng, lão tự đay nghiến mình: "Trời ơi, giá như ngày đó tay lão cứ nắm lấy hai hòn đá thế này, giáng thẳng vào đầu gã thợ rèn và phó cối, thì đời lão giờ đâu đến nỗi này... Hèn quá, ngu quá Khuề ơi!" [50]. Phải chăng sự ân hận đã quá muộn màng? Dù sao nhân vật cũng đã phải trả giá cho sự hèn nhát của mình, chỉ đáng tiếc cho một tình yêu đã không thể trọn vẹn. Đọc truyện ngắn chúng ta thấy rằng: sự bạc nhược, sợ hãi của

nhân vật Khuề đã được nhà văn soi chiếu ở cả hai chiều đó là từ bên trong với những suy nghĩ, ước mơ, suy đoán và từ những dấu hiệu bên ngoài hiện lên ở khuôn mặt, ở đôi mắt: "đôi mắt mờ đi", "mặt méo xệch một cách thảm hại" (mặc dù bên trong vẫn là chủ yếu). Với sự soi chiếu nội tâm nhân vật từ nhiều chiều như vậy, nhà văn đã làm cho sự đớn hèn của một con người hiện lên với chân dung, hình hài cụ thể.

Khác với thế giới nội tâm nhiều chiều của nhân vật Khuề trong Âm vang vong hồn được soi chiếu chủ yếu từ bên trong, thế giới nội tâm nhiều chiều của nhân vật Hoán trong truyện ngắn Thằng Hoán lại được nhà văn soi chiếu chủ yếu thông qua những biểu hiện bên ngoài. Tâm trạng của nhân vật Hoán kể từ giây phút phát hiện ra vợ phản bội ngay tại chính căn nhà của mình, chỉ có duy nhất một lần được soi chiếu từ bên trong. Hoán tỏ ra hoài nghi và thắc mắc khi bất chợt thấy ánh đèn trong buồng bị tắt đột ngột, cùng với đó là tiếng động lạ phát ra trong đó: "Hình như trên giường có hai người đang nằm. Ai thế nhỉ?". Còn lại tất cả những diễn biến tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của Hoán đều được soi chiếu thông qua dáng vẻ bên ngoài, qua giọng nói, qua hành động và đặc biệt là qua đôi mắt:

"Hoán sững người, đôi mắt trợn trừng như người lên cơn động kinh nhìn cắm vào thân thể lõa lồ của Làn Dì"

"Vụt! Một cánh tay vung ra"

"... giọng trầm đục như rít qua kẽ răng"

"Đôi bàn tay thường ngày vẫn chậm chạp, nay nhanh nhẹn và chính xác đến kì lạ"

"Hoán nhìn hắn lạnh lùng rồi cất giọng bình tĩnh"

"Đôi mắt vằn đỏ nén cơn giận dữ đang đè nặng ngực, làm cái u trên vai cứ trồi lên thụt xuống"

Sự kinh ngạc, tâm trạng sục sôi, tức giận, dữ dội trong lòng Hoán được biểu hiện tất cả qua đôi mắt, giọng nói, qua hành động tát vợ và bất ngờ bùng

lên mạng mẽ bằng hành động xông tới rạch mặt nhân tình của vợ. Tính cách, tâm trạng, thái độ, tình cảm của nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua hành động là thủ pháp mà ta thường bắt gặp trong văn học các dân tộc thiểu số bởi lẽ người miền núi thường trầm lặng, yêu ghét phân minh, không hề suy tính đắn đo được hơn, phản ứng tức thời không khoan nhượng với cái xấu. Hay nói cách khác đó chính là bản tính hồn nhiên, trung thực, thẳng thắn của người miền núi.

Cao Duy Sơn không tự bó hẹp mình trong bất kỳ phương thức miêu tả nội tâm nào, ngược lại ông luôn luôn tìm tòi, đổi mới và sáng tạo cách khai thác, miêu tả của mình. Từ đó tạo cho tác phẩm một sự linh hoạt, hấp dẫn đối với độc giả. Khắc họa nội tâm nhiều chiều của nhân vật, có khi nhà văn thiên về những biểu hiện bên trong, có khi lại thiên về những dấu hiệu bên ngoài và nhiều khi lại kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai chiều khám phá này. Chẳng hạn như tâm trạng của nhân vật Khàng trong truyện ngắn "Dưới chân núi Nục Vèn" được nhà văn miêu tả theo chiều hướng từ biểu hiện bên ngoài đến suy nghĩ bên trong. Kể từ sau khi cách mạng thành công, do là con lý trưởng nên theo quy định, Khàng phải giao trả số ruộng đất mà lão đang nắm độc quyền lại cho người nghèo, lão cũng không được tự ý làm những gì mà lão muốn. Bắt đầu từ đây, lão ôm trong lòng một mối hận thù sâu sắc. Với ngòi bút của mình, Cao Duy Sơn đã khắc họa sự thay đổi về ngoại hình từ đó làm nổi bật lên bản chất tàn ác, thâm hiểm của lão Khàng:

"Lão bỗng nhếch mép cười, cái miệng mấy chục năm đã đóng kín nay lại mở, (...) Duy có đôi mắt con rắn của lão vẫn lạnh, lão gật gì khoái trá. (...) Chỉ còn lão Pạc thôi, lão mà gật thì cả bản này sẽ nghe theo. Tối nay ta sẽ sang nhà lão tìm cái lời gió nhẹ chui vào tai, nói cái điều quả núi to sắp đổ, thì cái đầu lão sẽ chuyển thôi..." [54, tr.201].

Khảo sát truyện ngắn Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy nhân vật trung tâm trong các bức tranh của ông đều là những con người miền núi. Đó là những con người nhỏ bé, bình dị, có số phận bất hạnh, có cuộc đời nhiều ngang trái

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí