Tình Yêu Là Lẽ Sống: “Anh Yêu Em Và Anh Tồn Tại”

Trong hồi ức của một số văn nghệ sĩ hồi đó, bài thơ này rất được họ yêu thích, bởi nó vẽ lên một bức tranh tươi sáng, yên bình, hạnh phúc. Có thể thấy qua những vần thơ ấy một Lưu Quang Vũ tinh tế, dịu dàng và đầy xúc cảm. Sân khấu cuộc đời lúc đó dường như mở ra trước mắt chàng trai trẻ một vườn địa đàng ở ngay trong lòng thành phố lắm bon chen. Rồi tình yêu trở nên chín chắn hơn với một cuộc hôn nhân:

Những ngày qua không thể dễ nguôi quên Em lạc đến đời anh tia nắng rọi

Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới Mối tình đầu tóc dại tuổi mười lăm

(Từ biệt)


Mối tình ấy chính là nơi khởi nguồn, là điểm hình thành của nhân vật trữ tình Em sẽ có mặt trong suốt cả đời thơ và đời sống của Lưu Quang Vũ. Có lúc Em là người vợ, có lúc lại là người tình, là một nỗi khát khao không đạt đến, nhưng lúc nào hình ảnh Em cũng là sự cứu rỗi linh hồn đau buồn của nhà thơ.Sau này, Em ẩn trong nhiều tên gọi và hình hài khác nhau: Người đàn bà không có tên, Mùa thu, Hoa cúc vàng, Mắt một mí, Chị Hai, Bông Huệ trắng xanh…, gắn với những mối tình đi qua đời Lưu Quang Vũ, nhưng cô gái Em của mối tình đầu vẫn là một dấu ấn không dễ gì phai nhạt.

Thuở ấy, bạn bè mừng cho Lưu Quang Vũ, mừng cho kết cục tốt đẹp trong tình yêu đầu tiên của chàng trai mới lớn. Tình yêu ấy đắm say, nguyên vẹn và tinh khôi, đã nâng đỡ tâm hồn thơ của Lưu Quang Vũ, để những tác phẩm thời kì này đều hừng hực nhựa sống yêu đời, xen giữa những băn khoăn nghi ngại về tình yêu. Và những niềm hạnh phúc không nén nổi khi được trở thành người cha người mẹ:

Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy Cha chờ con càng yêu mẹ của con

(Gửi em và con)

Thời kì này, thơ Lưu Quang Vũ nhiều màu sắc nhất (19 bài mà có tới 107 lần sắc màu xuất hiện, trung bình 5,7lần / 01 bài). Đây là thời kì anh đang hạnh phúc trong cuộc hôn nhân đầu tiên của mình, vì thế không có gì khó hiểu khi màu đỏ với 26 lần xuất hiện nhiều nhất (chiếm 24,4%) thể hiện một tâm hồn đang ngập tràn hạnh phúc và ngất ngây trong những men say, hương vị của tình yêu 3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Nhưng rồi tình yêu đầu tiên nhiều mộng tưởng khi va vấp vào đời sống hôn nhân không như hình dung, và cuộc đời cơm áo với những lo toan khiến tình yêu dần phai nhạt sắc màu, những nỗi buồn cũng âm ỉ trong lòng thi sĩ, những vết rạn nứt trong đời sống và đời thơ đã nhanh chóng xuất hiện. Không còn giữ lại được những ngọn lửa ban đầu. Nỗi đau lớn đầu tiên trong cuộc đời của Lưu Quang Vũ lại chính là trải nghiệm của anh trong tình yêu đầu tiên khi cuộc hôn nhân tan vỡ. Đó là những tháng năm buồn bã, mất mát sau khi đành phải cay đắng, chua chát nói lời từ biệt:

Hai ta không đi chung một ngả đường dài. Không chung khổ đau không cùng nhịp thở. Những gì em cần anh chẳng có.

Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 5

Em không màng những ngọn gió anh trao. Chiếc cốc tan, không thể khác đâu em.

Anh nào muốn nói những lời độc ác. Như dao cắt lòng anh như giấy nát.

Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu


(Từ biệt)


Rồi sau này, còn nhiều lần hình ảnh “chiếc cốc tan” còn trở lại trong thơ Lưu Quang Vũ, như những đổ vỡ không bao giờ hàn gắn. “Không thể khác đâu em” anh hoàn toàn ý thức đó là điều tất yếu, nhưng nỗi đau thì không thế nào cưỡng lại “Như dao cắt lòng anh như giấy nát”. Có thể nói, trong thơ Việt

3 Xin xem chi tiết bảng thống kê các từ chỉ màu sắc trong Phụ lục, phần b) Những năm tháng hạnh phúc với Tố Uyên (Từ 1968-1971)

Nam, hiếm có bài thơ nào, thực thà đến vậy, đau đớn đến vậy, khi nói về những bi kịch của cuộc hôn nhân tan vỡ. Lưu Quang Vũ và cuộc hôn nhân đầu tiên, tình yêu đầu tiên, với khởi đầu đẹp đẽ và kết thúc buồn rầu, cũng là một trong những ảo tưởng đầu tiên lớn lao trong đời anh tan vỡ.

Và một bài thơ khác, khi Lưu Quang Vũ trải lòng mình với đứa con trai bé bỏng, Lưu Minh Vũ – quả ngọt của cây tình yêu nay đã không còn xanh nữa:

Con ơi con hãy tha thứ cho cha.


Cha chẳng thể nào sống cùng mẹ được. Đời cha nắng gắt.

Mẹ con cần suối mát của đồng vui. Con khôn lớn trên đời.

Hãy yêu thương mẹ. Và hãy hiểu cho cha...

(Nói với con cuối năm)


Có thể cảm nhận được trong những vần thơ nhức buốt này nỗi đau của một người đàn ông đa đoan, giàu tình cảm và cũng đầy trách nhiệm. Tình yêu đầu tiên đã mang đến cho anh nhiều đắm say, hạnh phúc và nhiều điều mới mẻ, cũng tôi luyện anh trở thành một người đàn ông từng trải hơn, từng trải với những thất vọng, đổ vỡ và những niềm đau.


2.1.2.3. Tình yêu những năm tháng đau xót và hi vọng


Những năm 1972, 1973, thơ Lưu Quang Vũ dường như như yếu đuối hơn, thiếu tự tin hơn và luôn viết cho một người. Không thể nào mà người ta không tò mò, rằng người phụ nữ ấy là ai? Đây chính là thời gian đau buồn và bế tắc nhất đời Lưu Quang Vũ: Hôn nhân thất bại, gia đình tan vỡ, công việc không ổn định, thơ anh như đi bên lề cuộc sống và không được chấp nhận.

Anh nhận ra, cuộc đời ngang trái không bao giờ như anh mơ ước! Có thể nói

đây là thời kì Lưu Quang Vũ hoang mang và gần như đổ vỡ về tất cả. Thế nhưng tình yêu vẫn đến với anh, và anh níu giữ tình yêu ấy đến mê mải, tuyệt vọng. Thơ anh viết nhiều, và thấm đẫm đau xót. Chính sự đau xót và bế tắc của anh khiến Lưu Quang Vũ trở thành người một mình một góc, lầm lụi bên cạnh dòng thơ hào sảng của cả thời kì bấy giờ.

Nhưng đau xót mà không ngừng hi vọng, những hi vọng mới về tình yêu. Bóng hình một nữ họa sĩ trở đi trở lại trong thơ anh thời kì này:

Em gầy như huệ trắng xanh Ngọn lửa nhỏ giữa hai vực thẳm Em tê dại, em âm thầm kiêu hãnh Em cô đơn như biển lạ lùng ơi.

….


Tóc em rối và áo em đỏ thắm


Những bức tranh nổi gió ở trên tường


(Lá thu)


Giọng em sáng như một chùm nắng nhỏ



Và gió thổi quanh em. Tóc rối Những bông hoa đã mất vụt bay về

(Hoa tầm xuân)


Màu áo em đỏ rực Cháy sau vòm cửa đêm

(Thơ tình viết cho một người đàn bà không có tên 2)


Nhiều người biết hình bóng Em – nhân vật trữ tình trở đi trở lại trong thơ Vũ thời kì này chính là nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền (con gái của nhà văn Kim Lân, chị gái của họa sĩ Thành Chương), một thần đồng hội họa của thập

kỉ 60. Tình yêu này, với Lưu Quang Vũ như một sự tìm kiếm mệt nhoài, cuối cùng đã thấy.

Đi tìm nhau suốt đời Sao bây giờ mới gặp

(Lá thu)


“Sao bây giờ mới gặp”, câu thơ như một sự dự cảm không hay về sự muộn màng. Và quả thực, dự cảm ấy không sai. Càng lúc, ta thấy một Lưu Quang Vũ đôi khi hoang mang, nghi ngại về chính mình, về chính tình yêu và cuộc sống anh hằng say đắm:

Môi tôi run những lời nói dại khờ Em ẩn hiện sao còn xa lạ thế

Tôi ảo tưởng quá nhiều ư? Có lẽ. Em cần gì gió lốc của đời tôi.

(Lá thu)


Có thể thấy, đó là nỗi hoài nghi của con người quá nhiều tin tưởng, quá nhiều khát khao. Ta cũng thấy Lưu Quang Vũ “Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện” ấy đã đi tìm tình yêu như một cứu cánh:

Người con giai đi tìm em mười năm Hắn từ mặt trận trở về

Từ quán rượu từ phố đông huyên náo Từ những câu thơ tuyệt vọng trở về… Em đi được với hắn không

(Người con giai đến phòng em chiều thu)


“Em đi được với hắn không”… Câu thơ ấy, lạ kì làm sao lại gợi hình một cách rõ nét đôi mắt đau đáu đợi chờ. Hi vọng chìm trong tuyệt vọng. Khẩn khoản, van xin, mà cũng đầy thách thức. Buồn rầu, khao khát nhưng cũng là

biết bao kiêu hãnh. Quả thực đúng là “những câu thơ tuyệt vọng trở về”. “Người con giai” ấy, vì tình yêu, đã biết bao nhẫn nại.

Lòng tôi như buổi sớm vẫn nguyên lành Em nhận lấy, em đừng e ngại mãi

(Lá thu)


Anh lại muốn yêu và muốn được yêu, lần này cũng mãnh liệt mê say không kém gì tình yêu đầu tiên ấy. Nhưng rồi, nó mãi chỉ là hi vọng, là ước mơ, khi tình yêu ấy, vẫn không có nơi để đến. Những cuộc tình của anh cũng như những cơn gió trong thơ anh, mỗi ngày một mạnh, để đến lúc anh chỉ còn gió bên mình chứ không còn gì nữa cả để đến được với tình yêu:

Bây giờ anh trong suốt như không khí Như gió hoang không hình không giới hạn Không nhà không chốn nghỉ không tên…

(Anh chẳng còn gì nữa)


Ở 32 bài thơ thời kì này, tần số xuất hiện của sắc màu tương đối thấp (khoảng 4,1lần / 01 bài 4), trong đó màu trắng vượt trội với 34 lần xuất hiện (tương đương 26% 5), tiếp theo đó là các màu đỏ và vàng6 xấp xỉ nhau. Giai đoạn này, Lưu Quang Vũ mất cân bằng trong cuộc sống, anh bị pha trộn giữa những cảm giác mất mát và cô đơn, gặp gỡ và chia li, yêu đương và thất bại. Bao quanh anh là sự trống rỗng, vô nghĩa lý, thi thoảng niềm hạnh phúc ít ỏi xuất hiện rồi lại nhanh chóng rơi vào tan vỡ, tiếc thương.

Mối tình đầy rung động giữa thơ và tranh, mối tình vừa muốn rũ bỏ vừa không thể dứt ấy đã không thể vượt qua nổi những bão gió của cuộc đời, nó chỉ làm cho kho tàng thơ Lưu Quang Vũ thêm những bài thơ yếu đuối, bất lực, cái yếu đuối bất lực của một người đàn ông vốn dĩ kiêu ngạo nhưng lại


4 Xin xem chi tiết trong bảng thống kê màu sắc ở Phụ lục, phần c) Tình yêu những năm tháng đau xót và hi vọng (Cuối 1971 – đầu 1973)

5 Chúng tôi xếp các màu trắng, bạc, ngà vào cùng một nhóm

6 Nhóm màu vàng bao gồm các từ hoàng vàng

luôn bị gục ngã trước tình yêu. Thêm một lần nữa, Lưu Quang Vũ đã xây dựng cho mình bao nhiêu hi vọng rồi lại phải đối diện với bao nhiêu đớn đau.

Mùa đông sắp tới rồi


Mùa đông này ta sẽ phải chia tay


Một chuyện chia tay có gì đâu em nhỉ….


(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên 1)


Giọng điệu bình thản là thế, dửng dưng là thế, nhưng nó chỉ là mặt biển yên của một lòng sâu động sóng. Cái cay đắng, bất lực, không gì cứu vãn “Có gì đâu mà tiếc mà buồn. Em biết đấy anh chẳng tin định mệnh” được thể hiện một cách day dứt như thế. Không tin định mệnh, nhưng cũng hiểu mình không thể không chấp nhận định mệnh, nên anh lặng lẽ với chính mình và với người yêu “Nhưng trên đời này chỉ ước mơ là có thật. Hai ta hãy là giấc mộng của nhau thôi”.

Như mọi cuộc chia tay, anh nhìn về nguyên nhân của nó. Nhưng sự tan vỡ không đến từ tình cảm, nó lại đến từ những oan trái của cuộc đời… “Cuộc sống chia rẽ chúng ta - Chỉ cái chết là nối gần nhau lại…”. Để rồi từ đó trong anh thêm một lần niềm tin tan vỡ.

Có gì đâu mà khóc


Hạnh phúc chỉ là điều bịa đặt


Nên tình yêu là chuyện viển vông thôi


(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên 1)


Và vì thế, Lưu Quang Vũ vẫn lênh đênh trên con đường kiếm tìm hạnh

phúc.


2.1.2.4.Tình yêu là lẽ sống: “Anh yêu em và anh tồn tại”


Con người luôn “mắc nợ những chuyến đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọt lửa không có thật” ấy cuối cùng cũng tìm được bến đỗ đời mình.

Sau này, Xuân Quỳnh được nhắc tới không chỉ là một nhà thơ nữ xuất sắc, mà còn được nhắc tới với tư cách người vợ, người đã tạo nên nguồn vui sống và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật lớn của Lưu Quang Vũ. Chị cũng là người đã mang đến cho thi sĩ họ Lưu 15 năm cuối đời hạnh phúc nhất. Cả hai đã bù khuyết cho nhau, và để lại trong thi ca Việt Nam một mối tình thơ rất đẹp. Từ khởi nguồn ước mong kiếm tìm hạnh phúc, trải qua bao cay đắng, ngọt bùi của Nhận và Cho, Được và Mất, cuối cùng hành trình thơ của Lưu Quang Vũ cũng tìm ra được một nhân vật Em hoàn hảo nhất.

Tình yêu ấy bắt đầu bằng sự e ngại của chính Lưu Quang Vũ, con người đã trúng tên từ cuộc đời và từ tình yêu, e ngại vì “Bây giờ anh chỉ còn là một chiếc cốc vỡ, một vết thương”. Và vì thế, họ đến với nhau không dễ dàng, khi cả hai đều đã trải qua quá nhiều mất mát, lỡ làng, đổ vỡ. Đúng như Vương Trí Nhàn đã nói “Đến một tuổi nào đó, rồi người ta sẽ không dễ đến với tình yêu, lại càng không dễ từ bỏ nó, sự dang dở là thường trực, đủ mọi trạng thái của sự dang dở thay nhau ngự trong lòng”. Khi Lưu Quang Vũ đến với Xuân Quỳnh, là lúc mà cả hai đã “không dễ đến với tình yêu nữa”. Thì đó, anh thẳng thắn bày tỏ nỗi lòng:

Sao tôi lại muốn em tin

Khi chính tôi cũng chẳng tin ai cả…

(Mấy đoạn thơ)

Mất mát khiến người ta dễ hoài nghi về cuộc đời. Anh nhận diện lòng mình “Lòng tôi trắng mà mùa thu gió độc”… Thế nhưng, dẫu thế nào tình yêu cũng là điều không thể tránh.

Em sập cửa lại rồi

Tôi đã nhận bao cái tát Của đời của bạn thân

Tôi còn gì mà đau khổ nữa Chỉ biết tự mỉm cười…

(Mấy đoạn thơ)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023