Phong Cách Thơ Lưu Quang Vũ Qua Những Phương Thức Thể Hiện

Vũ nói rất nhiều về cái tuổi 17 của mình, cái tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” lẽ ra phải vô tư hồn nhiên sôi nổi thì lại luôn rất đăm chiêu. Nhưng “Cái buồn của anh là cái buồn trung hậu”, ngay từ những bài thơ đầu tiên của Lưu Quang Vũ , Hoài Thanh đã nhận xét như thế. Không cố ý làm lây truyền cái nôn nao buồn bã của mình, nên tiếng thơ của Vũ càng tội nghiệp, lẻ loi. Có lẽ cũng vì thế, anh già đi rất nhanh “Tuổi hai mươi khốn khổ của tôi ơi.Tuổi tai ương dằng dặc trận mưa dài”

Thơ Lưu Quang Vũ nói rất nhiều về mưa. Không hiểu thành phố hồi đó hay mưa hay là mưa trong lòng anh, trong trí tưởng tượng của anh (xin xem thêm về hình ảnh Mưa trong thơ Lưu Quang Vũ ở Chương 3 của Luận văn này).

Sở dĩ thời kỳ này Vũ nói nhiều đến mưa vì cảm giác ngập tràn trong anh là sự ngán ngẩm, thất vọng, bế tắc, không tin vào điều gì, không biết hướng về đâu:

Có những lúc tâm hồn tôi rách nát Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu!...

(Có những lúc) Người ra đi không biết đi làm gì Người ở lại không biết ở lại làm gì

(Tiễn bạn)

Tuy vậy, chàng trai trẻ ấy vẫn luôn theo sát từng diễn biến của chiến tranh, bắt đầu từ những buổi đầu tiên không thể nào quên, cái mốc đã làm thay đổi cuộc đời và bao số phận:

Cái năm 54

Ai mà quên được

Đất nước bắt đầu chia cách Bắt đầu cơn thảm kịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

(Những người đi năm ấy)

Chiến tranh, với Lưu Quang Vũ cũng như một vở kịch, một màn diễn trên sân khấu, nhưng lại là một tấn bi kịch. Ở những dòng thơ này, ta thấy xuất hiện bóng dáng nhà viết kịch thiên tài trẻ tuổi của sân khấu kịch Việt Nam thời bấy giờ, mảng nghệ thuật đã đưa anh lên tột đỉnh vinh quang, đã nuôi sống anh qua những tháng ngày khốn đốn nhất, đã làm cái tên Lưu Quang Vũ trở nên bất tử:

Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 9

Khắp nơi vào màn cuối cùng


Tấn kịch chiến tranh khủng khiếp


(Hải Phòng mùa đông)


Khi cuộc chiến qua đi, những nỗi đau vẫn chưa hề dứt, nỗi đau của từng số phận riêng trong cái hậu quả chung của đất nước:

Biết nói gì nữa em, cô gái hoang Của hải cảng tối

Của tấm chăn nghèo thời chiến tranh phá hoại Của nỗi buồn nội chiến

(Chiều cuối)


Còn ghê rợn tiếng gươm đao thù hận Còn nỗi buồn trống rỗng

Sau một đời chiến tranh


(Liên tưởng tháng Hai)


Lưu Quang Vũ sau Hương cây, nhất là Lưu Quang Vũ của những năm 70 hào hùng và cay đắng đã có những câu thơ, những bài thơ xé lòng như thế - những vần thơ chỉ được lưu trong trí nhớ và trong sổ tay. Báo chí những năm chiến tranh không thể giành chỗ cho những dòng thơ mang tâm sự cá nhân. Điều ấy xét trong thời điểm bấy giờ, có lẽ cũng có thể chấp nhận, bởi giọng thơ chủ yếu của những năm chiến tranh phải là giọng thơ hùng tráng. Cái người ta cần là một niềm tin, một khí thế để có thể tiếp tục cống hiến không

ngại ngần. Nhưng cùng với độ lùi của thời gian, sẽ có “một chỗ đứng dưới ánh mặt trời” cho những bài thơ xé lòng ấy, và tất nhiên, cũng cần một hệ qui chiếu mới khi người ta bắt đầu trở lại đánh giá và khẳng định những giá trị thực sự.

Cùng với năm tháng, những biến thiên của đất nước, Vũ đã có nhiều đổi thay trong quan niệm, bổ sung thêm nhiều cấp độ trong nhận thức. Những đổi thay ấy đều bắt nguồn từ chính trong con người anh:

Người mài mực cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô, người cùng Quang Trung đi đánh giặc

Quang Trung trên bành voi, người cầm dáo xông lên phía trước

Quang Trung lên làm vua, người về nhà cày ruộng Bị lão trương tuần quát nạt cũng run.

(Người cùng tôi)


Lưu Quang Vũ đã có thời gian bình tâm suy nghĩ lại về chiến tranh khi làm thơ cho Năm thế giới hòa bình. Giọng thơ đã bớt đi cái cay đắng rách xé vì anh đã thấy, đã tin hơn vào cái thiện, và vào con người của thế giới này. 34 bài thơ trong tập Di cảo mới được xuất bản gần đây lại là một thời kì thơ anh ngập tràn màu sắc (trung bình 5,5 lần các từ chỉ màu sắc xuất hiện / 01 bài). Những bài thơ trước đây được coi là “khoảng lặng” của thơ thời chiến thực ra lại rất nổi trội tình yêu quê hương đất nước và khát vọng được cống hiến (màu xanh chiếm ưu thế với 24,5%), bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thời gian trắng, về những lẽ phải trái ở đời (màu trắng chiếm 23%, màu đen với 21%), thể hiện được cái tầm của một người từng trải. Đây chính là mảng thơ đặc biệt nhất của Lưu Quang Vũ, bởi sự “soán ngôi” của sắc đen trước sắc đỏ của tình yêu và sắc vàng của mất mát, u buồn. Mảng thơ bấy lâu bị phê phán nhất lại chính là nơi anh đã bỏ qua những hạnh phúc riêng tư của

mình, chỉ để lo và nghĩ về cuộc đời, về đất nước, quê hương với bao suy tư, trăn trở và khát khao cống hiến 11.


Tiểu kết


Có thể thấy, trong mảng nội dung phản ánh hiện thực này là một Lưu Quang Vũ gần với kịch hơn – là một con người với phần công dân lớn mạnh khi anh chạm đến mọi vấn đề của đời sống, của con người, và là một người có trách nhiệm, một người yêu nước đến tận cùng. Chiến tranh, đói nghèo, cái chết, sự dối lừa, niềm tin…tất cả được đặt ra trong thơ anh, với một ngòi bút gần như kí sự, mang đậm tính ghi chép…Có thể thấy nếu trong cái tôi trữ tình là một Lưu Quang Vũ đầy riêng tư, thì ở những đề tài, những mảng nội dung phản ánh hiện thực đời sống, lại là một Lưu Quang Vũ đại chúng hơn, anh dũng cảm, mạnh mẽ đặt ra những vấn đề bức thiết của đời sống. Và sâu thẳm, là một Lưu Quang Vũ - người con của đất nước, của dân tộc, tha thiết yêu và khát vọng dâng hiến, xây dựng cho đất nước này tốt đẹp, tươi sáng hơn.



11 Xin xem chi tiết bảng thống kê màu sắc ở Phụ lục, phần e) Những bài thơ “nằm im” (Từ năm 1973 – 1988)

Chương 3. PHONG CÁCH THƠ LƯU QUANG VŨ QUA NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN

Xưa nay, lí luận văn học vẫn xem xét tác phẩm cũng như tác giả trên hai phương diện, nội dung và hình thức. Ở chương hai, chúng tôi đã khám phá phương diện phong cách Lưu Quang Vũ trên bình diện cái tôi trữ tình và nội dung phản ánh hiện thực. Trong chương ba, chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá phong cách Lưu Quang Vũ qua những hình thức nghệ thuật mà nhà thơ thường sử dụng.

Như chúng ta đã biết, hình thức nghệ thuật không tồn tại tự nó mà luôn luôn nằm trong sự thống nhất chặt chẽ, biện chứng với nội dung, và nó chỉ có ý nghĩa khi là một hình thức mang tính nội dung. Đối với một tác giả, khi hình thức mà họ thường sử dụng giúp cho người đọc nhận diện phong cách, thì nó phải đảm bảo những yêu cầu nhất định: tồn tại trong những liên hệ rộng lớn và có xu hướng hình thành truyền thống, hệ thống.

Đối với thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi cũng đi theo con đường đó, tức là khám phá những phương thức biểu hiện nổi trội, trở thành một xu hướng mà nhà thơ thường hay sử dụng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến giọng điệu, cách cảm thụ đời sống, thể thơ, những hình ảnh lặp đi lặp lại trở thành một môtip.

3.1. Giọng điệu


Đối với thể loại trữ tình nói chung, và thơ nói riêng, giọng điệu có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố giúp người đọc nhận ra cái riêng của từng nghệ sĩ. Thơ là một “điệu hồn”, thơ “phát khởi tự trong lòng”, là bản tốc kí tâm trạng, giọng điệu thơ chính là giọng điệu tâm hồn, là nhịp đập trái tim của người nghệ sĩ. Trong thơ ca Việt Nam ta đã bắt gặp nhiều giọng thơ mang đậm bản sắc riêng: Tú Xương chửi đời chua cay và thách thức, Xuân Diệu “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”, Xuân Quỳnh hồn hậu mà sắc sảo, Phạm Tiến Duật sôi nổi, khỏe khoắn mà thông minh, dí dỏm.

Trong dòng chung của những tiếng thơ cùng thời, Lưu Quang Vũ đã tìm cho mình được một giọng điệu riêng. Chủ đạo và xuyên suốt trong suốt đời thơ

Lưu Quang Vũ là một giọng điệu đắm đuối, miên man. Trong niềm vui, trong nỗi buồn, trong sự say mê, yêu thương và hi vọng…. Lưu Quang Vũ đều đắm đuối. Đây chính là điểm khiến thơ Lưu Quang Vũ khác người và hơn người; cũng là nét để những người đọc khi đã đọc thơ anh thì đều cũng sẽ yêu đắm đuối như thế.

Có thể nói từ Hương cây (1968), Mây trắng của đời tôi (1989) đến Bầy ong trong đêm sâu, thơ của Lưu Quang Vũ lôi cuốn người đọc không ở sự chau chuốt lời lẽ, ngôn từ với những kĩ xảo, ngón nghề mà chính ở một giọng thơ đắm đuối, nồng nàn da diết nhưng lại rất chân thành giản dị. Nếu Xuân Quỳnh làm thơ tự nhiên như người đàn bà phải sinh con đẻ cái, thì Lưu Quang Vũ làm thơ như người đàn ông, lớn lên phải lấy vợ, tậu trâu, xây nhà…Làm thơ, với anh, như một sự kí thác, gửi gắm, như một sự tự bộc lộ những gì đã có trong lòng anh, với những “tin yêu cuộc đời theo cách của tôi”. Lưu Quang Vũ lặng lẽ và trung thành với “tín ngưỡng” riêng trong thơ của mình.

Khi tất cả giới văn nghệ sĩ chuộng sự mê man đắm đuối thì Lưu Quang Vũ cũng đắm đuối mê man. Nhưng sau này, những nhà thơ cùng thời bắt đầu biết tỉnh táo hơn, “chân chân thực thực” hơn, Lưu Quang Vũ vẫn không thay đổi, anh nuôi dưỡng sự đắm đuối với thơ một cách bền bỉ, chưa bao giờ hụt hơi, đuối sức. Sự đắm đuối đó bắt nguồn từ những dòng cảm xúc quá mạnh mẽ, cuộn chảy, nó cuốn đi những gì thuộc về sự sắp đặt và cố ý. Nên, thơ Lưu Quang Vũ đắm đuối trong sự tự nhiên, viết như không, dẫn dắt người đọc từ đầu đến cuối:

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt Ai người sau nói tiếp những lời yêu?

(Tiếng Việt)

Thơ Lưu Quang Vũ nhiều say đắm và da diết, kể cả với những sự việc rất bình thường như Cái máy nước đầu ngõ, Lưu Quang Vũ cũng có thể viết say sưa:


nàn:

Ôi hạnh phúc thấm đầy nước mát Lan trên má ta những giọt sáng ngời

Nhìn bầu trời trên trận địa phòng không, anh cũng có cảm xúc rất nồng


Ngày ấy hay đâu trời ta xanh thế kia Như nay nhìn qua đầu ruồi ngọn súng…

(Trên cầu Long Biên)


Sự nồng nàn rất hay gặp trong thơ Lưu Quang Vũ, cũng là một chứng

tích cho cảm xúc trong thơ anh. Nhưng thơ tình yêu của Lưu Quang Vũ mới là say đắm nhất, có những câu say đắm lạ lùng trong thời chiến tranh như:

Nơi vòm lá rì rào xao động cơn mưa Quả ngọt chín khi mùa ve lại đến

Những chân trời màu hồng những chân trời màu tím Những ngôi sao bàng bạc cả hoàng hôn

(Vườn trong phố)


Chính sự đắm đuối này đã qui định rất nhiều hình thức thể hiện trong thơ anh, nó phá vỡ mọi khuôn khổ, mọi định hướng.

Điều tôi nói phải chăng là quá muộn. Em u buồn em có nhận hay không?

Em gầy như huệ trắng xanh. Ngọn lửa nhỏ giữa hai vực thẳm. Em tê dại em âm thầm kiêu hãnh. Em cô đơn như biển lạ lùng ơi.

Đi tìm nhau suốt đời.


Sao bây giờ mới gặp…


(Lá thu)


Thơ Lưu Quang Vũ có nhiều đoạn tuyệt hay và đôi chỗ chưa hay, và thường thì đó là những đoạn tình không theo kịp ý. Lưu Quang Vũ thường tập trung vào một số thứ tình cảm chủ đạo trong lòng anh, nên cái tình chưa được phong phú, mạch thơ của anh chưa được dồi dào. Có lẽ là do Lưu Quang Vũ chỉ tuân theo mạch tình cảm, cảm xúc của mình, trong khi sự gắn bó với cuộc sống chưa phải là sâu sắc và toàn diện, do lý tưởng vẫn chưa tìm được điểm tựa vững chắc để có cớ vươn lên. Trong nhiều bài thơ, mạch thơ chốc chốc lại bị đứt, và có cảm giác hẫng khi chuyển tiếp.

Bỗng ào ào nước mênh mông


Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ


(Qua sông Thương)


Hai câu thơ diễn tả niềm vui rất giản dị, tươi vui, nhưng khi anh diễn giải cụ thể cái niềm vui ấy:

Mang về bóng làng, bóng người, bóng đá Những đò trái chín gặp nhau

Những nòng súng thép ngẩng chào nhau

(Qua sông Thương)


Thì nghe lại nhàn nhạt, cập kênh, niềm vui ấy lại nặng về giải thích. Hoặc khi nói về cái náo nức của Thủ đô buổi sáng qua những tiếng động Trên cầu Long Biên:

Tiếng bắp cải nặng vai tròn kĩu kịt


Tiếng guốc lanh canh tiếng cười ríu rít


Đã quá đủ cho sự sinh động, cho một sức sống căng đầy, nhưng mạch cảm xúc lại đuổi anh đi mãi, khiến đôi khi Lưu Quang Vũ sa vào dài dòng kể lể.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí