Sở Gd&đt Quảng Ninh (2016) - 2242 /sgdđt-Gdtrh Ngày 09/9/2016 Hướng Dẫn Thực Hiện Nhiệm Vụ Gd Trung Học Năm Học 2016-2017.

Trong đó: r: Hệ số tương quan thứ bậc; Di: Hiệu số hai thứ bậc của hai đối tượng đánh giá thứ i; N: Số nội dung đánh giá (N=8).

Ta tính được

r 1 6(1 1 1 1 0 0 0 0) = 0.95

8(82 1)


Theo bảng trên, sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là khá đồng thuận và chặt chẽ, nghĩa là sự quan tâm và đánh giá của cán bộ QLGD và GV Ngữ văn trường THPT Hòn Gai về các biện pháp quản lý đề xuất được ủng hộ.

Kết quả khảo sát trên chứng tỏ hệ thống các biện pháp được đề xuất là phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai - thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, để triển khai công tác quản lý đạt hiệu quả phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

Kết luận chương 3


Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý HĐDH theo định hướng PTNL và các điều kiện thực tiễn GD ở nhà trường, đề tài đã đề xuất 8 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai, cụ thể là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

(1) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS; (2) Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS; (3) Quản lý việc thiết kế bài học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS của GV; (4) Chỉ đạo đổi mới PP, HTTC DH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ; (5) Chỉ đạo đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát PTNL HS; (6) Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV để tổ chức HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS; (7) Tăng cường quản lí GV trong việc bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Ngữ văn cho HS theo định hướng phát triển năng lực; (8)Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS.

Các biện pháp được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn, tính cấp thiết, tính đồng bộ, toàn diện, tính khả thi, tính hiệu quả. Qua khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp này có sự cần thiết và tính khả thi cao. Đó là cơ sở để tin tưởng việc áp dụng những biện pháp này vào thực tiễn quản lí HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn.

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai - Thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực HS - 13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Quản lý HĐDH theo định hướng PTNL HS là sự tác động của chủ thể quản lý tới quá trình dạy học nhằm đảm bảo dạy học không chỉ dừng ở mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực ở người học mà còn nhằm đạt mục tiêu cao hơn là phát triển năng lực cho người học để giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐDH, trên cơ sở GD học, khoa học quản lý, quản lý GD, QLNT, tác giả đã xây dựng hệ thống lý luận về quản lý HĐDH theo định hướng PTNL HS ở trường THPT Hòn Gai - thành phố Hạ Long. Luận văn đã trình bày nội dung và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS ở trường

THPT Hòn Gai - thành phố Hạ Long.

Để quản lý hoạt động dạy học phát triển năng lực HS đạt kết quả như mong muốn, cần có những biện pháp quản lý của người hiệu trưởng trên cơ sở phát huy những ưu điểm, khắc phục những vấn đề còn hạn chế của thực trạng.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý dạy học ở các nhà trường.Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất hệ thống 8 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai - thành phố Hạ Long theo định hướng PTNL HS. Các biện pháp được xây dựng đồng bộ, sát thực tiễn các nhà trường, qua khảo nghiệm cho thấy sự cần thiết và mức độ khả thi cao. Các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết ở mức độ cần thiết, mục đích của đề tài đã đạt được và giả thuyết của đề tài cũng đã được chứng minh. Nếu các biện pháp trên được áp dụng đồng bộ vào thực tế thì sẽ góp phần nâng cao vai trò quản lí nhà trường, nâng cao chất lượng GD, đáp ứng mục tiêu GD của các nhà trường, theo tinh thần đổi mới GD và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học và quản lý HĐDH môn Ngữ văn nói riêng, quản lí HĐDH các môn học nói chung ở các trường THPT.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD và đào tạo

- Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện dạy học theo định hướng PTNL HS, đưa thành tiêu chí chính trong đánh giá giờ dạy của GV.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, nghiêm túc các Sở GDĐT và các nhà trường chủ động xây dựng, phát triển chương trình nhà trường, chương trình GD địa phương, nội dung CT môn học phù hợp với đối tượng HS và đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Tổ chức tập huấn sâu rộng, hướng dẫn cụ thể hơn cho CBQL, GV về kiến thức, kĩ năng xây dựng CT nhà trường.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng, giao lưu, học tập kinh nghiệm cho cán bộ

, GV về công tác dạy học, quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS.

- Xây dựng lộ trình thống nhất, đồng bộ giữa đổi mới thi và kiểm tra với đổi mới nội dung, CT các môn học theo định hướng PTNL HS.

2.2. Đối với Sở GD và Đào tạo Quảng Ninh

- Chỉ đạo quyết liệt và giám sát chặt chẽ các nhà trường về việc xây dựng phát triển CT nhà trường và tổ chức dạy học theo định hướng PTNL HS. Đưa việc xây dựng, phát triển CT nhà trường thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí, chỉ đạo HĐDH.

- Tăng cường chỉ đạo, tổ chức hội thảo cấp cụm trường, các lớp tập huấn về xây dựng CT môn học, tổ chức dạy học theo định hướng PTNLHS cho GV.

- Huy động các nguồn lực đầu tư CSVC, trang TBDH đồng bộ, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng PTNL HS. Tham mưu với các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ GV trong việc học tập nâng cao trình độ, hỗ trợ các HĐDH theo yêu cầu đổi mới.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra HĐDH, trong đó quan tâm đến HĐDH theo định hướng PTNL HS

2.3. Đối với nhà trường

- Rà soát và hệ thống hóa cá văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngành GD, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS để nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về công tác này.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn nghiêm túc xây dựng CT nhà trường, kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo định hướng PTNL HS phù hợp với điều kiện thực tế. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và đưa vào đánh giá GV, bình xét thi đua cuối năm học.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD. Tích cực tham mưu đề xuất để tăng cường CSVC, TBDH cho nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động tập thể, trải nghiệm để tăng cường phát huy các kỹ năng PTNL HS.

2.4. Đối với GV

- Cần nắm chắc và hiểu sâu nội dung chương trình môn học, cấp học; xác định rõ mục tiêu dạy học bộ môn; nắm được đặc thù môn học mình dạy.

- Cần cải tiến các PP dạy học truyền thống và kết hợp đa dạng các PP dạy học phù hợp trong bài giảng trên lớp, sử dụng thành thạo các PP, KTDH hiện đại, các HTTC dạy học mới.

- Tăng cường sử dụng PTDH và CNTT hỗ trợ dạy học; sử dụng các KTDH phát huy tính tích cực và sáng tạo; chú trọng các PPDH đặc thù bộ môn; bồi dưỡng PP học tập tích cực cho HS.

2.5. Đối với HS

- Tích cực hoạt động trí tuệ, hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt của bộ môn Ngữ văn dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV như: năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học cảm thụ thẩm mỹ; ngoài ra năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học.

- Phát huy được hết tính tích cực, tự giác, chủ động và năng lực tự học qua mỗi giờ học môn Ngữ văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), GD Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý GD - một số khái niệm và luận đề, CBQL GD và đào tạo, Hà Nội.

3. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2013), Công văn 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 V/v Hướng dẫn triển khai thực hiện PP “Bàn tay nặn bột” và các PP dạy học tích cực khác.

5. Bộ GD&ĐT (2013), Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình GD nhà trường phổ thông.

6. Bộ GD&ĐT (2017), Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 Hướng dẫn thực hiện chương trình GD phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018

7. Bộ GD và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo 19. Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo, Hà Nội.

8. Bộ GD và Đào tạo (2012), Công văn số 609/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 15/02/2012 v/v tổ chức khảo sát chính thức PISA năm 2012.

9. Bộ GD và Đào tạo (2014), Công văn 5555/BG ĐT (ngày 8/10/2014) về hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới PP dạy học và kiểm tra, đánh giá của trường THPT và trung tâm GDTX

10. Bộ GD và Đào tạo (2015), công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 V/v tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên “ nghiên cứu bài học”.

11. Bộ GD và Đào tạo (2015), Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động GD ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS (tài liệu tập huấn).

12. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

14. Chính phủ (2014), Nghị quyết 44 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29.

15. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới PP dạy học ở trường trung học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

16. Trịnh Thị Kim Dung (2014), Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn của trưởng bộ môn ở một số Trung tâm giáo dục thường xuyên tình Hải Dương, Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lí giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

22. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại HĐDH, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về GD và khoa học GD, Nxb GD, Hà Nội.

24. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell-Heinz Odonnell, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

25. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên) (2015), Quản lí và Lãnh đạo nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), GD học Đại cương, Nxb GD, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Hộ (2007), Lý luận dạy học, Nxb GD, Hà Nội.

28. Đặng Thành Hưng (12/2012), "Năng lực và GD theo tiếp cận năng lực", Tạp chí Quản lí GD, Bộ GD&ĐT, số 43.

29. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

30. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell-Heinz Odonnell, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

31. Bùi Minh Hiền (2016), Quản lí giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

32. Đỗ Công Khanh (2014), Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS phổ thông theo cách tiếp cận năng lực, www.vvob.be/vietnam/files

33. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường,

Nxb GD, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Lê (1998), Khoa học quản lí nhà trường, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

35. Phan Trọng Luận (2004), PP dạy học Văn, Tập I; II, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

36. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về quản lý GD, Trường CBQL GD và đào tạo Hà Nội.

37. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật GD, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2012), Công văn số 2723/SGDĐT- GDTrH ngày 28 tháng 9 năm 2012 về việc Hướng dẫn dạy học bộ môn Ngữ văn định hướng PTNL HS và yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá.

39. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2014), Công văn 120 /HD-SGD&ĐT ngày 14/01/2014 Thực hiện trang bị, quản lý và khai thác sử dụng TBDH và phòng học bộ môn từ năm học 2013-2014.

40. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2014), Công văn 2541/ SGD&ĐT- GDTrH ngày 03/10/2014 V/v kết luận lớp tập huấn cốt cán diễn đàn đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS môn Ngữ văn năm học 2014 -2015.

41. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2015), Công văn số 2248/SGDĐT-GDTrH ngày 28/9/2015 của Sở GDĐT về đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV.

42. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2015), Công văn 1697/SGDĐT- GDTrH ngày 04/8/2015 V/v triệu tập Hội nghị tập huấn chuyên đề tổ chức dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn cấp THPT.

43. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2016) - 2242 /SGDĐT-GDTrH ngày 09/9/2016 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD trung học năm học 2016-2017.

44. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2017) - 2258/SGDĐT-GDTrH ngày 23/8/2017 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD trung học năm học 2017-2018.

45. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2017), Công văn 2824/SGDĐT - GDTrH ngày 19/10/2017 V/v thực hiện chương trình GD phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018

46. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2018), Công văn 805/SGDĐT- GDTrH ngày 12/4/2018 V/v tăng cường công tác quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả thiết bị đồ dùng, phòng học ứng dụng CNTT tiên tiến.

47. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

48. Phạm Viết Vượng (2000), PP luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí