Cái Tôi Đa Đoan Và Đầy Biến Động Trong Tình Yêu

Thằng bé mồ côi lạnh giá


Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ


(Giấc mơ của anh hề)


Và cái tôi tha thiết yêu thương của Lưu Quang Vũ, có lẽ được tỏ bày nhiều nhất qua những bài thơ tình, qua một thế giới đầy xúc cảm của tình yêu. Ở đó, mỗi dây thần kinh đều rung lên những thanh âm giao hoà, kết nối, và sự đắm đuối không cố công gọt giũa của anh khiến cho thơ anh có nhiều đoạn làm mê lòng người.

Nơi lá chuối che ngang như một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc

Se sẽ chứ không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ướt của làn môi…

(Vườn trong phố)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


Cái tôi dịu dàng mơ màng ấy, cái tôi run rẩy ấy, có một sức hấp dẫn ghê gớm, khiến “Vườn trong phố” đã trở thành bài thơ hấp dẫn biết bao bạn trẻ. Và sau này, sự tha thiết yêu thương ấy càng thể hiện mãnh liệt hơn“Rối rít trong lòng một nỗi em em!!!”. Có khi lại bao dung, che chở đến mềm lòng

Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 4

Em gầy đi đấy đôi vai nhỏ Lẫn với bờ cây lẫn với thuyền

(Thu)


Lại có khi, cái tôi đầy dịu dàng, khao khát .


Thành phố thân yêu không nhỏ bé như em Để anh ôm trong vòng tay che chở

(Ghi vội một đêm 1972)


Lại có khi trìu mến, giữ gìn.


Trái tim anh trong ngực em rồi đó

Hãy giữ gìn cho anh


(Thư viết cho Quỳnh trên máy bay)


Có khi đó là một cái tôi chẳng cần kiềm chế “Em cô đơn rồ dại của tôi ơi”, thậm chí, một tình yêu đến tận cùng, một nỗi nhớ tận cùng “Phải xa em anh chẳng còn gì cả. Chẳng còn gì kể cả nỗi cô đơn - ”

Có khi cái tôi ấy lại quyết đoán, bản lĩnh thế này: “Anh muốn đi tới đích cùng em – Anh phải đi đến đích cùng em” và dịu dàng trong một lời hứa.

Dù sướng vui hay cùng cực khổ đau Anh vẫn ở bên em mãi mãi.

(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên I)


Rồi trên những chặng đường dài của cuộc đời, đó là cái tôi đầy trải nghiệm khi hiểu hơn cái gì còn mất của tình yêu

Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay. Ta đã có những ngày vui sướng nhất Đã uống cả men nồng và rượu chát Đã qua đi cùng tận của con đường Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên

Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.


(Bài hát ấy vẫn còn là dang dở)


Cần phải thấy rằng, Cái Tôi trong văn chương, đặc biệt cái Tôi trữ tình trong thơ là cái Tôi của toàn bộ hoạt động sáng tạo tinh thần của nhà thơ được thể hiện qua tác phẩm. Nó thống nhất nhưng không đồng nhất với cái Tôi trong đời sống thực tại. Cái Tôi trữ tình xuất hiện khi tư duy lý luận thơ đã đạt đến một trình độ nhất định, nó là một sự thống nhất giữa cái tôi cá nhân, cái tôi xã hội và cái tôi nghệ thuật thẩm mỹ. Thế những với đời thơ Lưu Quang Vũ, thì nhiều khi cái tôi sáng tạo ấy đã nhập vào cùng cái tôi của đời sống thực tại. Người ta như thấy anh thở, sống, và yêu trên từng trang viết. Có thể vì anh quá

nhạy cảm, cũng có thể vì những dòng thác tình cảm của anh quá dạt dào. Lưu Quang Vũ cảm thụ đời sống, và tất cả thế giới quanh mình không chỉ bằng nhận thức mà bằng cả giác quan. Dường như cảm giác là hạt nhân đầu tiên của cảm hứng Lưu Quang Vũ, để gọi dậy những ý thơ, để tuôn trào những hình ảnh. Những cảm hứng liền dòng ào ạt, những hình ảnh đầy ắp – cả thực và mơ, đời sống và sách vở hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập. Vì thế, thơ Lưu Quang Vũ ít có sự rành mạch, rõ ràng, muốn phân chia bố cục có lẽ khó.

Anh viết như trong một cơn say, hay một người đang trong cơn mê ngủ, bất chấp sự cực đoan và phi lý trong những hình ảnh lẫn lộn:

Con gấu đói đi hai chân lộn ngược Anh hề buồn thổi sáo mắt rưng rưng Cô giáo cười, áo dài trắng bay tung

Hoa phượng đỏ lòa xòa nghiêng trước ngực Em che mặt, ngón tay đầy vết mực…

(Giấc mộng đêm)


Tưởng tượng nhiều, mê đắm, say sưa nhiều nhưng Lưu Quang Vũ lại rất chân thành. Và bởi lẽ chân thành, nên nó đi vào lòng người lâu đến thế. Anh đã nói thành thực, không giấu giếm về những khát khao yêu thương của mình.

Tôi khát khao yêu người Mà không sao yêu được

(Có những lúc)


Những câu thơ như thế, người ta nghĩ nó như một câu nói của cuộc đời, hằng ngày vẫn lắng nghe, nhưng khi đặt nó vào mạch cảm xúc, nó lại chợt da diết, nồng nàn. Cái sự bất lực ấy, có trong đó bao xa xót của con người, khi đối diện với chính lòng mình, tâm hồn mình, cuộc đời mình. Và thậm chí anh gọi tên cả

nỗi cô đơn đắng ngắt:

Tôi là đứa con cô đơn ngay khi ngồi cạnh mẹ Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào

Bàn chân hồ nghi giữa đường phố xôn xao… Tôi là người lính cô đơn ở giữa trung đoàn…

(Mấy đoạn thơ)


Những tâm tư quá nhiều nỗi buồn đến mức gần như tuyệt vọng! Nhưng không phải vô cớ mà anh nói nhiều về sự cô đơn đến thế. Cái cô đơn ấy bắt nguồn từ khát khao yêu thương, khát khao thể hiện tình yêu, nhưng bất lực với chính những yêu thương của mình. Giữa những sự cô đơn, tình yêu tưởng như là cứu cánh để những vết thương được khâu kín, những nỗi đau dịu đi, thì cũng là lúc:

Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi


(Anh đã mất chi, anh đã được gì)


Lưu Tuấn Anh (con riêng của Xuân Quỳnh) đã nói rằng đến giờ anh vẫn không thôi xúc động và ám ảnh về Bài thơ ấy vẫn còn là dang dở của “chú Vũ”, nó vừa da diết luyến tiếc cuộc sống quá ngắn ngủi, vừa mang sự mãn nguyện của một người đã làm xong nhiều việc lớn, những sự được mất trong đời cũng đã trải qua nhiều cùng với tháng năm:

Người đã sống hết tận cùng năm tháng Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên…

Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt


(Bài thơ ấy vẫn còn là dang dở)


Đó là một bài thơ thật hay, da diết, chân thành, đằm thắm. Ở đó, tất cả những động từ được dùng đều chia ở thời quá khứ - để chỉ những gì đã qua đã từng. Con người ấy, cả khi nói về sự vô hạn của cuộc đời và hữu hạn của đời người cũng tỏ ra rất đắm đuối biết bao. Cái đắm đuối bắt nguồn từ sự yêu thương da diết đã tạo nên sức hút lạ lùng trong thơ Lưu Quang Vũ khiến nhiều

người phải thú nhận rằng đã đọc thơ anh rồi thì luôn ám ảnh.

2.1.2. Cái tôi đa đoan và đầy biến động trong tình yêu


Trong phần cái tôi yêu thương đắm đuối, đã có một Lưu Quang Vũ đầy biến động, đa đoan trong tình yêu rồi. Nhưng thơ tình Lưu Quang Vũ là một mảng rộng lớn, nhiều màu sắc và tầng lớp, ở đó, có rất nhiều khía cạnh để khám phá phong cách thơ Lưu Quang Vũ. Cho nên, chúng tôi dành ra hẳn một mục để đi sâu khám phá về cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong tình yêu.

Vốn dĩ, thơ tình luôn là phần hấp dẫn nhất trong đời thơ của các thi sĩ. Lưu Quang Vũ không phải là ngoài lệ. Nhất là khi đời riêng Lưu Quang Vũ có nhiều lận đận, những mối tơ duyên không thành rồi hôn nhân tan vỡ. Với Lưu Quang Vũ, tình yêu không chỉ là điểm tựa, là nguồn sống, mà nó là nguồn cảm hứng nghệ thuật dồi dào. Đi qua từng giai đoạn với những mối tình, những cuộc hôn nhân, thơ tình Lưu Quang Vũ cũng luôn biến chuyển, với những giọng điệu, cung bậc khác nhau.

Điều đặc biệt ở thơ tình Lưu Quang Vũ là qua mỗi một giai đoạn thơ, người ta lại thấy những dấu ấn đậm nét của những mối tình, những người con gái, người đàn bà. Hay nói ngược lại, mỗi người đàn bà đến với đời Lưu Quang Vũ đều tạo nên một giai đoạn nhất định trong thơ anh. Anh không chỉ thành thực yêu cuộc sống mà còn thành thực trong tình yêu với những người đàn bà đến bên anh và cũng thành thực buồn khi họ bỏ anh ra đi. Mỗi một người đàn bà khi ra đi đều để lại cho người thi sĩ trẻ một vết thương lòng, để rồi cùng với những đau khổ trong cuộc sống cơm áo đời thường, đã lắng lại trong thơ anh những vần thơ đầy ám ảnh.

2.1.2.1 Những rung động đầu đời


Đi suốt chiều dài một đời thơ tình Lưu Quang Vũ, ta như được lạc vào một kho báu, có những viên ngọc tròn trịa, nhưng cũng có khi chỉ là những viên đá nhỏ thô ráp tuy nhiên đã mang vẻ đẹp óng ánh, đó chính là vẻ đẹp của những câu thơ mang vẻ trong vắt của một tài năng thiên bẩm – những vần thơ tình thuở học sinh, cái thuở “ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”.

Lưu Quang Vũ làm thơ từ nhỏ, nhưng có thể nói bắt đầu ghi dấu từ thời học cấp ba. Rời ghế trường trung học, vào bộ đội anh viết nhiều hơn và bắt đầu đăng báo. Năm 1968, hai mươi bài thơ đầu tay chọn in chung vào tập Hương cây Bếp lửa giới thiệu một hồn thơ trong trẻo, đắm đuối mơ mộng và cũng còn nhiều dấu vết của sách vở nhà trường. Đó là những câu thơ trong ngần và dễ yêu như thế này:

Ai xinh bằng cô bạn nhỏ mến thương?


(Tuổi thơ)


Đó là thời kì Lưu Quang Vũ học lớp 8, lớp 9, khi ở tuổi mới lớn, cậu bé Vũ đã có thói quen ghi lại những cảm xúc đầu đời trong sổ nhật kí. Vốn là một chàng trai tài hoa và nhạy cảm, thuở ấy, anh có rất nhiều những cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ, những tình cảm dịu nhẹ, những tình yêu tuổi học trò đầy mơ mộng. Trong sổ tay của anh ngày ấy có rất nhiều câu thơ viết về những người bạn gái cùng lớp:

Từ giã những cô bạn học


Lưu luyến nhiều nhưng cũng chóng quên nhau


(Những bạn khuân vác)


Còn rất nhiều non nớt, thậm chí chưa biết cách gọt giũa để có một câu thơ hình ảnh và trau chuốt hơn, nhưng chút ngô nghê thành thực ấy lại có một vẻ đáng yêu rất lạ. Có thể thấy, ở những câu thơ ngây thơ, trong trẻo này, người ta đã biết và tin, tâm hồn thơ trẻ này sẽ còn tiến xa:

Mái tóc dài ai cài hoa bưởi Buổi ban đầu vấn vương…

(Lá bưởi lá chanh)


Mùi lá bưởi lá chanh nên thơ đã trở thế giới của tuổi học trò hồn nhiên, đầy thương mến. Nhưng không chỉ hoàn toàn là những mộng tưởng, là những mê say về một thế giới ngập đầy hương sắc, đã có lúc, tâm hồn thơ trong trẻo buổi ban đầu ấy cũng mang chút ý vị chua chát, xót xa, nhất là khi nó đã bắt

đầu vương chút màu tình ái. Đó là cảm xúc của chàng trai mới lớn, đã kịp xao xuyến để nhớ lại những quãng đường đã qua, những thời thơ dại đã mất, và những kỉ niệm buồn thời còn đi học:

Chiều mênh mông trên dốc vắng ngoại ô Gương mặt em mưa ướt

Đôi mắt to tan vỡ cả trời chiều


(Không đề)


Cái thời hồn nhiên trong trắng ấy, nhưng trái tim đa cảm đã biết cất lời xa xót, đã biết ghi tạc những hình ảnh mơ mộng vào thơ một cách rõ ràng. Nhưng cũng có khi, cảm giác mất mát đó lại mơ hồ, không rõ rệt “Một dòng sông, một con đường xa vắng. Với niềm thương nhớ không nguôi”. Niềm thương nỗi nhớ thì vẫn còn đây nhưng có những điều của ngày xưa giờ đã khác:

Hai sắc hoa Ti-gon Bài thơ xưa của TTKH

Bài thơ thời đi học nhớ không em? Bài thơ cay đắng tuy điệu mà buồn Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt.

(Hoa Ti-gon)


Dường như Lưu Quang Vũ chín chắn và trưởng thành lên qua từng bài thơ. Những xúc cảm dần định hình một cách rõ nét, đậm sâu hơn, thế nhưng, vẫn có thể khẳng định rằng, những vần thơ buổi đầu của Lưu Quang Vũ, cái “buổi ban đầu lưu luyến ấy”, đã gợi mở một tâm hồn khoáng đạt, nhạy cảm, và vô cùng đa cảm. Thế giới thơ ấy đã mở ra với vô số những sắc màu. Trong 23 bài thơ được sáng tác từ năm 1967 trở về trước 1, có 83 lần xuất hiện các từ chỉ màu sắc (trung bình 3,6 lần xuất hiện / 01 bài). Trong đó, màu xanh ngập tràn


1 Sự phân chia các giai đoạn và các bài thơ trong thơ tình Lưu Quang Vũ của chúng tôi chỉ mang tính tương đối, dựa vào năm sáng tác, nội dung những bài thơ ấy và các mốc thời gian trong cuộc đời tác giả.

với 26 lần xuất hiện (chiếm 31,3%) tượng trưng cho tuổi trẻ của nhà thơ, những tình cảm tươi non buổi ban đầu, đồng thời thể hiện sức mạnh và khát vọng cống hiến 2. Chính điều đó cũng có thể thấy rằng, cái buổi ban đầu ấy của nhà thơ xanh non biết bao, đem đến cho chính bản thân Lưu Quang Vũ sự tiếc nuối, và cũng tạo cho độc giả dư vị xa xôi về cái thời nhiều xúc cảm, cái thời

mong manh nhưng trong sáng và đáng yêu mà ai cũng đã từng một lần trải qua và hiểu rằng sẽ không bao giờ trở lại trong cuộc đời.


2.1.2.2.Tình yêu đầu tiên


Tình yêu đầu tiên của Lưu Quang Vũ gắn với hai tập thơ đầu tiên “Hương cây” “Mây trắng của đời tôi”, cũng gắn với người phụ nữ đã trở thành một phần đời máu thịt của Lưu Quang Vũ, đó là diễn viên điện ảnh Tố Uyên – bé Nga của Chim vành khuyên – đã trở thành một hình tượng lấp lánh của điện ảnh Việt Nam.

Đây là tình yêu của chàng trai độ tuổi 20, trong sự ao ước về cuộc đời còn là sự ao ước về tình yêu, xây dựng một tình yêu mộng tưởng. Khi đó, tâm hồn trong sáng, lạc quan, dạt dào ước vọng, và tình yêu là mộng đẹp trong cuộc đời, tình yêu làm cuộc sống trở nên bay bổng và diệu kì:

Trong thành phố có một vườn cây mát Trong triệu người có em của ta…

Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc

Se sẽ chứ không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ướt của làn môi

(Vườn trong phố)


2 Xin xem thống kê chi tiết các từ chỉ màu sắc trong bảng Phụ lục, phần a) Những rung động đầu đời (Thơ trước năm 1968)

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí