Phong Cách Thơ Lưu Quang Vũ Thể Hiện Qua Cái Tôi Trữ Tình Và Nội Dung Phản Ánh Hiện Thực‌

Khi Lưu Quang Vũ còn sống, chỉ có tập thơ duy nhất được in chung với Bằng Việt là “Hương cây bếp lửa”. Những tập thơ sau này chỉ được in khi Lưu Quang Vũ đã qua đời, với sự nỗ lực của người thân và những bạn bè đồng nghiệp tri ân. Song về tổng thể, so với những nhà thơ cùng lứa, cùng thời, Lưu Quang Vũ viết không ít, và lại càng không mờ nhạt, thậm chí đó là giọng thơ hiếm thấy, không dễ dàng trộn lẫn.

Ghi danh trên thi đàn từ rất sớm với “Hương cây”, Lưu Quang Vũ là tiếng thơ được yêu mến, kì vọng ngay từ buổi đầu. Tuy nhiên, đường thơ của Lưu Quang Vũ không đi đường thẳng, mà luôn có những lối rẽ bất ngờ không định trước. Cả một thời kì dài, thơ Lưu Quang Vũ không được thừa nhận. Cũng có lẽ vì thế, khi viết về một thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ, nhiều cái tên đã được gọi ra, nhưng không có Lưu Quang Vũ, người ta quên, và cũng có thể cố tình không nhớ, hoặc không muốn công nhận sự tồn tại của nó.

Sau “Hương cây - bếp lửa”, cái nhìn cuộc đời trong veo, hồn hậu, phấn chấn của Lưu Quang Vũ đã mất dần đi. Sự măng tơ không còn nữa. Rời khỏi đời lính với ít nhiều tai tiếng, cuộc sống gia đình bất ổn, rồi thực tế cuộc sống nghiệt ngã, cuộc chiến tranh kéo dài, thơ Lưu Quang Vũ mất đi vẻ mát lành. Thơ anh bắt đầu đẫm nỗi buồn, băn khoăn, ưu tư, và đầy chất vấn. Phải nhìn nhận rằng, cả thời kì đó, người ta gạt nỗi buồn, nỗi đau, để cố mà sống, mà chiến đấu. Cái cố gạt đi đó, không phải là sự can đảm, nó chỉ là sự né tránh. Vì nếu chạm đến, người ta sẽ ngã quị và khó có thể đứng lên.

Nhưng, Lưu Quang Vũ, đã đứng lại đó, nhìn vào những thực tế trần trụi, vào nỗi đau của bản thân, của đời sống nhân dân lầm than khốn khổ, của cuộc chiến tranh hoang tàn, khốc liệt. Anh dám đưa tay sờ vào nỗi đau đó, gọi tên nó. Nhưng cũng vì thế, chỉ có một mình anh ở lại, bên đường. Những vần thơ thời kì đó của Lưu Quang Vũ được coi như là sự đen tối, hoang mang, không hợp thời cuộc, vì thế, tất lẽ, nó không được in và cũng chẳng được mấy người biết tới. Người ta chỉ nhìn ra sự “đau xót” mà không thấy trong đó ngập đầy “hi vọng” của con người khát sống và khát khao cống hiến.

Cho đến bây giờ, cái khoảng thời gian “đau xót và hi vọng” ấy đã có một độ lùi, để có thể nhìn lại, công bằng và khách quan hơn. Nhiều người đã

cho rằng, chính bởi Lưu Quang Vũ đã đứng tách ra một mình, sống trong chính dòng xúc cảm, giọng điệu mà cái thời đó, người ta “vừa thích vừa sợ” - đó là cái riêng của anh. Ở cái thời, người ta nói đến cái vui, thơ Lưu Quang Vũ hầu như chỉ có điệu buồn, ở cái thời mà người ta rạo rực tin tưởng, Lưu Quang Vũ suy tư và chất vấn, ở cái thời người ta chỉ biết lao về phía trước, Lưu Quang Vũ khựng người đứng lại. Và đó, là cái mà Lưu Quang Vũ khác người, hơn người.

Vương Trí Nhần đã từng viết “Quả thật là đặt bên cạnh những bài thơ đã biết, cả những bài thơ rất hay của thời chiến, thì những dòng thơ sau đây có được vẻ độc đáo không gì thay thế được. Chúng – và những gì tương tự như chúng – là một phần cuộc đời ta, vì lí do nào đó, có lúc ta phải lảng tránh, phải lãng quên, nhưng không vì thế mà nên chối bỏ chúng mãi mãi! Với riêng Lưu Quang Vũ, nối tiếp vào những vần thơ rất mơ mộng, rất trong sáng của anh trong Hương cây, những vần thơ sau đây cho thấy một Lưu Quang Vũ khác, Vũ của dằn vặt, đau xót, lầm lỡ, cô đơn, mà cũng là Vũ của những tha thiết muốn vượt lên trên mọi mệt mỏi, mọi hoài nghi để sống, để tồn tại…”. Và nhà phê bình cũng thành thật mà nói rằng “Tôi còn nhớ rất rõ cái cảm tưởng nước đôi dày vò bản thân mình khi nghe những bài thơ đó của Vũ: một mặt e ngại, cảm thấy nó đi ngược với tâm trạng chung, lạc quan chung nên không cần ai bảo, đã thấy là không phải. Nhưng mặt khác lại thích thú, cảm thấy ở đó, có một phần vui buồn của mình nên tìm kiếm vụng trộm, tán thành vụng trộm, thèm muốn trở lại với những dòng thơ đó, như thèm muốn nhìn thấy hình ảnh của mình…”.

Thực ra, không chỉ riêng nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, mà có rất nhiều người đã yêu, đã say thứ thơ ấy, nhưng yêu, say mà vẫn sợ hãi, nên chỉ yêu thích trong lòng, không biểu lộ, không ghi nhận, không dám đến gần.

Là một mảng màu có phần khác biệt trong diện mạo của cả thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ, nhưng phải nói rằng, chính vì có mảng thơ như Lưu Quang Vũ, thì thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ mới đủ tất cả những cung bậc, những sắc thái. Và ở một khía cạnh nào đó, thơ Lưu Quang Vũ mới thực sự phản ánh được cái phần sâu kín nhất của cuộc sống và tâm hồn thời bấy

giờ. Khi người ta cổ vũ cho chiến công, anh lặng thầm xót thương cho mất mát. Khi người ta nói về máu đổ, nhà sập, bom rơi, anh nói về sự tổn thương vĩnh viễn của tâm hồn. Lưu Quang Vũ đã nhìn thấy những phần chìm trong tảng băng trôi mà nhiều người không nhìn ra hoặc không dám nhìn ra. Anh Chi đã có những nhận định rất thấu tình đạt lí “Chúng tôi muốn thật rành mạch khi nhìn nhận thơ của Lưu Quang Vũ giai đoạn 1970 – 1972 và phải nói đó là những bài thơ buồn khổ. Nhưng cần phải nhìn nhận toàn diện hơn một nền thơ ca của một thời đại, cụ thể ở đây, là thời cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nền thơ như một dàn đồng ca bừng bừng khí thế, cốt động viên chiến đấu và chiến thắng. Nay thì toàn thắng rồi, có thêm 30 năm để nhìn lại, nhìn thấy, nền thơ phản ánh tâm hồn con người Việt Nam sẽ còn phiến diện nếu thiếu đi hiện tượng Lưu Quang Vũ. Văn chương ta đã thể hiện nhiều tổn thất về sinh mạng cũng như vật chất, nhưng tổn thất về tâm hồn con người, chỉ có nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ”.[36,333]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Như vậy, nếu như xét về mảng nội dung phản ánh hiện thực, Lưu Quang Vũ thực sự xứng đáng là thi sĩ cùa lịch sử, của con người, của thời đại khi anh không trốn tránh điều gì, thậm chí chấp nhận để cả nỗi buồn, nỗi đau, nỗi cay cực gặm nhấm và xâm chiếm mình. Và qua thơ anh, để thấy, thời đó, cái thời hào hùng oanh liệt ấy, cũng có biết bao nỗi xót xa, cay đắng, cũng có những con người đứng lại bên lề, để nhìn thấu tỏ, phía sau sự hào quang lấp lánh của tấm huân chương, của chiến thắng, là những mất mát chẳng mấy khi có dịp tỏ bày.

Xét về mặt giọng điệu, thì có lẽ, thơ Lưu Quang Vũ càng đặc biệt hơn nữa. Thơ anh là thứ thơ làm người ta yêu và say nhiều hơn là làm người ta phục. Vũ Quần Phương đã nhận xét rất tinh tế về Lưu Quang Vũ rằng, người ta yêu thơ Vũ không phải chỉ vì những khám phá đơì sống, mà vì những xúc cảm dào dạt và giọng thơ quá đắm đuối của anh. “Đắm đuối là một đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang, bao giờ anh cũng đắm đuối”. Ở một thời kì đó, người ta phần nào chuộng sự tỉnh táo, chắc khoẻ, giàu chất liệu cụ thể đời sống công nông binh, thơ đã ít mê say, khi ngay cả Xuân Diệu, nhà thơ tình nồng nàn, sôi nổi, đắm đuối nhất cũng chủ

Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 3

trương “chân chân chân thật thật thật”. Thậm chí có những khi, người ta phải thốt lên: Thơ cần phải mê hơn. Cho nên, dễ hiểu vì sao, giọng thơ đắm đuối của Lưu Quang Vũ dù có phần lạc điệu giữa dàn đồng ca chung vẫn được nhiều người yêu mến, dẫu rằng yêu mến trong dè dặt, kín đáo và âm thầm.

“Đắm đuối” trở thành phong cách thơ Lưu Quang Vũ. Trong lứa những nhà thơ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lưu Quang Vũ không có được giọng thơ sôi nổi như Phạm Tiến Duật, không giàu chất trí tuệ như Bằng Việt, Nguyễn Duy nhưng lại là một giọng thơ đắm đuối lạ lùng, thuộc nhiều phần cái tạng bẩm sinh của nhà thơ hơn là sự cố công gọt giũa.

Từ cả phương diện nội dung cũng như hình thức, với tất cả những gì để lại, Lưu Quang Vũ xứng đáng đứng vào hàng ngũ những nhà thơ chống Mỹ, có những đóng góp thực sự vào tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Trong phong cách chung của thời đại, phong cách thơ Lưu Quang Vũ là sự cá biệt, có thể gọi là dị biệt, nhưng chính sự dị biệt đó, làm nên nét riêng, nét hấp dẫn ở hồn thơ Lưu Quang Vũ mà thời gian mỗi lúc lại chứng minh thêm giá trị của nó. Soi vào thơ anh, ta thấy được những “kiểu lựa chọn tiêu biểu”, “những giá trị tinh thần và lịch sử”, từ đó có thể nhận diện cả tính cách, con người, cá tính sáng tạo của Lưu Quang Vũ, nhận diện được cả thời đại mà anh đã sống.

Chương 2. PHONG CÁCH THƠ LƯU QUANG VŨ THỂ HIỆN QUA CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC‌


Những tư liệu từ gia đình, người thân, bạn bè của Lưu Quang Vũ đều cho thấy, anh làm thơ từ rất sớm, biết “sáng tác” từ khi còn 4, 5 tuổi những bài thơ để hát ru em… Có thể nói, thơ là mối tình nghệ thuật đầu tiên của Lưu Quang Vũ, trước khi anh đến với văn xuôi, kịch. Và trong suốt quãng đời của mình, trong khi chia sẻ niềm đam mê và dâng hiến với những lĩnh vực khác, Lưu Quang Vũ cũng chưa bao giờ bỏ quên thơ. Chính vì thế mà thơ ca như một suối nguồn chảy dọc suốt cuộc đời nhà thơ, và cũng là nơi nhà thơ tìm kiếm sự thay đổi, tìm kiếm chính bản thân mình.

Cho đến nay, cái danh xưng “nhà biên kịch” đã gắn với Lưu Quang Vũ nhiều hơn, từ người trong nghề đến đông đảo quần chúng. Nhưng cũng có một bộ phận trong đó, yêu mến, và luôn nhớ đến một Lưu Quang Vũ – nhà thơ, thậm chí, là một nhà thơ có vị trí, có tầm cỡ. Trong giới văn chương đây đó đã có ý kiến đánh giá khẳng định, Lưu Quang Vũ là tài năng thơ lớn và thuộc loại hiếm. Nhưng cũng có điều dễ nhận biết, thơ Lưu Quang Vũ chưa có tính đại chúng cao, vì nhiều lí do từ chủ quan đến khách quan, trong đó, có một phần cũng vì, thơ Lưu Quang Vũ khá kén độc giả, không phải ai đọc cũng có thể hiểu, hoặc đồng cảm. Nhưng những người đã yêu thơ Lưu Quang Vũ thì cũng yêu đến đắm đuối, yêu đến cực đoan, như chính những dòng thơ anh viết.

Cảm nhận thơ Lưu Quang Vũ, không chỉ bằng một đôi mắt biết nhận diện con chữ, mà phải bằng một tâm hồn biết tự nguyện rung lên, khi bắt gặp những ngữ nghĩa đầy ắp ân tình. Lưu Quang Vũ đã sống, đã cống hiến ở nhiều lĩnh vực, và cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Nhưng thơ, sẽ mãi là phần sâu lắng nhất, ở đó, Lưu Quang Vũ thực sự là chính anh, một tâm hồn, một trái tim, một cuộc đời với vô vàn cung bậc. Đã có một sự thống nhất chung của giới phê bình khi cho rằng, kịch là nơi Lưu Quang Vũ giãi bày với cuộc đời, còn thơ là nơi anh giãi bày và đối diện với chính mình.“Kịch là trách nhiệm

của công dân Lưu Quang Vũ với xã hội, còn thơ là trách nhiệm của Vũ với

chính mình”. Đó là nơi anh thực thà nhất, dằn vặt nhất, và cũng con người nhất. Là nơi một cái tôi trữ tình không e ngại bày tỏ, luôn ắp đầy những xúc cảm mới mẻ với cuộc đời và con người.


2.1. Phong cách Lưu Quang Vũ thể hiện qua Cái tôi trữ tình


Cái “tôi” là một khái niệm triết học, đánh dấu ý thức của con người về bản thể tồn tại của mình, nó được hiểu là chủ thể trung tâm của hoạt động con người trong toàn bộ thế giới. Vì con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên có thể coi cái tôi vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động nhận thức, sáng tạo. Triết học Mác-Lênin khẳng định: Cái Tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con người, có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình.

Nỗ lực xác lập cái Tôi của các nhà thơ trẻ là biểu hiện của sự ý thức ngày càng mạnh mẽ về cá tính sáng tạo. Sáng tạo thơ là một hành động chủ quan, cái chủ quan tồn tại và trở thành trung tâm qui tụ mọi yếu tố khác như cảm hứng, tư tưởng, hình ảnh, giọng điệu, lời thơ… Cái chủ quan được biểu hiện cụ thể chính bằng cái Tôi. Có nhiều cách để xác lập cái Tôi cá nhân của mình, tiêu cực thì như chối bỏ cộng đồng, lật đổ mọi giá trị truyền thống; tích cực thì là vừa biết vượt qua cái cũ, vừa biết kế thừa những giá trị mỹ học truyền thống đang còn có tác dụng trong đời sống hiện đại để xây dựng nên những giá trị mới. Có trường hợp nhà thơ chính là nhân vật, là cái Tôi, là hình tượng trung tâm, đọc thơ chúng ta thấy giữa thơ và cuộc đời tác giả là một, là thống nhất. Ở trường hợp này cái Tôi đích thực là cái Tôi – nhà thơ. Có trường hợp, nhân vật trong thơ vẫn là Tôi, nhưng không phải nhà thơ. Đó là trường hợp nhà thơ đồng nhất cảm xúc với đối tượng miêu tả, nhà thơ hóa thân thành cái Tôi – trữ tình. Cái Tôi trữ tình là cái Tôi nghệ sĩ, nó được thể hiện qua các cung bậc cảm xúc, quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, đời sống tinh thần... của chủ thể [16, 42].

Cái Tôi trữ tình của Lưu Quang Vũ không phải bất biến mà thay đổi qua

từng quãng đời, từng quãng đường thơ, mang theo dấu vết của thời đại và của

những giai đoạn trong cuộc đời anh. Đó là cái tôi chan chứa yêu thương, khát khao và đắm đuối trong yêu thương nhưng lại bất lực với những yêu thương của chính mình. Một cái tôi đầy mâu thuẫn, yếu đuối mà quyết liệt, đầy say mê, nhưng cũng luôn sụp đổ và thất vọng.

2.1.1. Cái tôi tha thiết yêu thương, đắm đuối


Một trái tim, một tấm lòng Lưu Quang Vũ là những gì còn lại, kết tinh đậm nét trong thơ anh. Trải dài một cuộc đời thơ hơn 20 năm, người ta có thể nhận ra một Lưu Quang Vũ dạt dào xúc xảm, tha thiết yêu thương. Sẽ mãi mãi trong kí ức của những người cùng thời, và những thế hệ sau này, là một Lưu Quang Vũ, đắm đuối đến lạ lùng, đắm đuối trong mọi ngọn nguồn xúc cảm của yêu thương. Đắm đuối, tha thiết là đặc điểm suốt đời thơ Lưu Quang Vũ. Đặc điểm ấy ít thấy ở các nhà thơ khác cùng thời với anh khi mà cuộc sống kháng chiến lôi kéo hơi thở nghệ thuật (trong đó có thơ) vào sự tỉnh táo với những chất liệu lấy từ thực tế cuộc sống. Vào những năm 60 của thế kỉ XX, một vài nhà thơ có uy tín đã phải kêu gọi rằng: thơ cần mê hơn... Chàng trai trẻ Lưu Quang Vũ đã đáp ứng được yêu cầu đó.

Với Lưu Quang Vũ, đắm đuối là bản năng. Cuộc đời này, với tất cả những gì gồ ghề, ghê gớm, hay mềm mại, dịu dàng hay cả những chết chóc đều hiện lên trong biết bao da diết yêu thương, trong sự đắm đuối đến cùng cực.

Có ai nói cho lòng ta hiểu nổi Về cuộc đời ghê gớm ta yêu???

(Viết cho em từ cửa biển)


Một cuộc đời chung chung, nhưng cũng lại gần gụi là thế. Sau này, những câu thơ của Lưu Quang Vũ có một màu sắc chiêm nghiệm hơn, có khi những câu thơ như một sự đúc rút. Nếu không yêu thương đến da diết cuộc đời này, liệu có ai viết được những câu thơ “Phải biết yêu thương hi vọng đấu tranh Để giải thích và đổi thay cuộc sống…?”

Một phạm trù trang trọng hơn của cuộc sống, ấy là Tổ quốc, là quê hương. Từ buổi đầu, cái tôi trữ tình ấy đã biết bao trong trẻo khi nghĩ về đất nước với những buổi hành quân lên đường.

Chiều ấy các anh đi


Nắng nhạt vàng hoe gốc rạ Gió xạc xào qua luỹ tre

Em đứng nhìn theo sau cửa


Đất nước đánh thù, đường trăm ngả Các anh đi về đâu?

(Gửi tới các anh)


Sau này, sự trong trẻo mất đi, nhưng những da diết yêu thương thì vẫn còn đó. “Việt Nam ơi”, “Đất nước đàn bầu” vẫn mãi là một tiếng thơ mà ở đó, cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ có dịp bày tỏ những yêu thương dâng hiến của một người con đất nước, một công dân, và một tấm lòng đầy trắc ẩn.

Yêu Tổ quốc trong thơ Lưu Quang Vũ còn được cụ thể bằng tình thương với con người, với những trẻ nghèo, những cuộc đời nơi phố nhỏ ngoại ô, những đồng đội.

Ta bước đi, thương nhớ những năm nào

Ơi cái phố tuổi thơ, cái phố nghèo kháng chiến Hương đất hương cây bồi hồi bao kỉ niệm

(Phố huyện)

Chiến tranh mãi, bạn đã nằm dưới mộ Em nơi nào trong tít tắp chia xa

(Quán cà phê ngoại ô)

Người thiếu phụ già nua

Giọt nến trắng chảy ròng như nước mắt

(Những ngọn nến)

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí