sắc dân tộc Việt Nam. Nó đã thể hiện mong ước của người dân Việt Nam về một cuộc sống hạnh phúc đó là cuộc sống gia đình có vợ có chồng.
Đầu tiên là bức tranh về cảnh rước dâu, với những phong tục cổ truyền:
“Một cụ già râu tóc trắng như bông Mặc áo đỏ cầm hương đi trước đám. Dăm sáu cụ áo mền bông đỏ sẫm
Quần nâu hồng, chống gậy bước theo nhau”.
(Đám cưới mùa xuân - Đoàn Văn Cừ) thì trong thơ Anh Thơ ta lại bắt gặp những hình ảnh:
“Tiếng pháo nổ - nổ qua vài tiếng pháo Một ông già trịnh trọng rước hương đi Cười theo bước, vài chàng trai trâng tráo Mấy cô nàng bỏm bẻm nhai trầu thi”.
(Đám cưới - Anh Thơ)
Không khí của đám cưới như rực rỡ hơn, tươi tắn hơn bởi trang phục, bởi dáng điệu cử chỉ của những người tham dự đám cưới: những chàng trai thì mặt mày hớn hở, súng sính quần lụa, áo sa huê; các bà thì làm duyên làm dáng với “nón nghệ” đội đầu, “khăn mặt đỏ” cầm tay như trong Đám cưới mùa xuân của Đoàn Văn Cừ:
“Bọn trai tơ mặt mày coi hớn hở Quần lụa chùng nón dứa áo sa huê Một vài bà thanh lịch kiểu nhà quê Đầu nón nghệ tay cầm khăn mặt đỏ”
(Đám cưới mùa xuân - Đoàn Văn Cừ) còn trong thơ Anh Thơ thì lại là hình ảnh của các bà lão với những vật dụng, trang phục khác nhau:
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách thơ Anh Thơ - 6
- Cảnh Sinh Hoạt Lao Động Nơi Làng Quê.
- Những Lễ Hội, Phong Tục Mang Đậm Bản Sắc Văn Hoá Dân Tộc.
- Phong cách thơ Anh Thơ - 10
- Hình Ảnh Con Người Trong Bức Tranh Quê.
- Hình Ảnh Con Người Trên Những Nẻo Đường Kháng Chiến.
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
“Rồi thì đến một, hai bà lão
Người vải điều, người cầm chuỗi chinh xu”
và lũ trẻ con thì:
“Hai bên đường lũ trẻ con thao láo
Dương mắt nhìn quên vạch yếm vòi bú”
Có thể thấy Anh Thơ đã tái hiện trong bức tranh về đám cưới của mình rất nhiều đối tượng: từ các cụ ông, cụ bà đến đám trai làng “trâng tráo”; các cô gái cho đến lũ trẻ con… mỗi người một dáng vẻ, một điệu bộ đã tạo cho bức tranh đám cưới thêm sinh động, thêm đông vui. Song đẹp nhất, rực rỡ nhất vẫn là chú rể và cô dâu vì hôm nay hai người là trung tâm của ngày vui:
“Chú rể thẹn, ngập ngừng đưa bước chậm Quần chúc bâu sột soạt chưa phai hồ
Áo nâu thắm cô dâu nghiêng nón thấm Đôi má đào tràn lệ nhớ nhà cô”.
(Đám cưới - Anh Thơ)
Hình ảnh chú rể thẹn thùng, e ngại khi niềm hạnh phúc đang dâng trào và đặc biệt là những giọt lệ của niềm vui, niềm sung sướng, của cô dâu khi về nhà chồng, khi phải xa gia đình, xa người thân yêu.
Nếu như đám cưới là ngày vui mừng đưa hai người về bến hạnh phúc thì đám ma lại là ngày buồn tiễn đưa một người rời xa cõi trần. Do đó không khí buồn não cô đơn bao trùm lên cảnh vật, lên con người:
“… Đàn, sáo nhịp dài đưa đường não nuột Cỗ quan tài lẳng lặng tiến nghiêm trang
Theo liền cữu vài ba ông chống gậy Dăm bảy bà rũ tóc khóc sầu bi”.
(Đám ma - Anh Thơ)
Người buồn đau còn cảnh thì sầu não, nỗi buồn thương ẩn dấu lên gương mặt của mỗi con người và ta cũng bắt gặp không khí đau thương đó trong thơ Đoàn Văn Cừ:
“Cổ đòn sơn đỏ người theo kín Tiếng khóc như ri ảo não hồn”
(Tục làng - Đoàn Văn Cừ)
Có thể nói vẻ đẹp văn hóa làng quê hiện lên qua cảnh sắc thiên nhiên, qua những sinh hoạt của con người hay những phong tục tập quán đã được Anh Thơ tái hiện thật sinh động. Đó là một miền quê trong sáng, êm ả, tươi vui đầy sức sống với những cảnh sắc thiên nhiên vừa gần gũi, vừa bình dị thân quen. Đó là cảnh lao động sinh hoạt tại phiên chợ quê hay ngày mùa song đều toát lên một không khí hăng say miệt mài với những con người cần cù lao động. Hoặc là những phong tục tập quán đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc… Tất cả, tất cả đã đưa chúng ta trở về với cội nguồn của dân tộc, trở về với những nét đẹp của văn hóa truyền thống.
1.2. Cảnh quê, tình quê trong thơ Anh Thơ sau Cách mạng tháng Tám.
Cách mạng tháng Tám - 1945 thành công đã mở ra cho nước ta một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của độc lập tự do. Nhân dân Việt Nam đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình. Văn học cũng khép lại một chặng đường để tiến đến một chặng đường mới. Cách mạng tháng Tám thành công “đã mở ra cho văn học nghệ thuật những chân trời bao la, sáng sủa, và làm cho sáng tác văn học có những nguồn sống mới dồi dào vô tận”. Cách mạng đã giúp văn nghệ sĩ và hồn thơ của họ. Trong niềm hân hoan đó, Anh Thơ đã mở rộng hồn mình, đón nhận luồng gió mới, cuộc sống mới sôi nổi và vô cùng phong phú. Anh Thơ tham gia cách mạng, hăng hái và vui say và chính từ lòng nhiệt thành ấy mà Anh Thơ đã trưởng thành dần, vượt qua dòng chật hẹp của nhân sinh cũ, tiếp nhận sự dìu dắt
của Đảng để rồi dần dần trở thành một cán bộ cách mạng, một nhà thơ cách mạng. Rồi kháng chiến bùng lên, Anh Thơ bị cuốn hút bởi làn sóng cách mạng, bà sáng tác, mong đem ngòi bút của mình góp phần làm nên chiến thắng. Anh Thơ đã trải qua rất nhiều công việc khác, gắn bó với đời sống cách mạng và kháng chiến như 1945, Anh Thơ tham gia cách mạng rồi được bầu vào Ban Thường vụ Phụ nữ tỉnh Bắc Giang; 1948 làm ở Báo Phụ nữ Việt Nam; 1950 bà được điều sang Ty văn hóa Thông tin tuyên truyền tỉnh Bắc Giang. Năm 1953, bà phụ trách công tác phụ nữ và là đội phó đội chèo trong đoàn văn công TW; 1954 bà tham gia cải cách ruộng đất; 1956 bà là một thành viên trong đoàn nhà văn Việt Nam đầu tiên sang thăm Liên Xô và khi Hội Nhà văn thành lập, bà được bầu vào BCH Hội. Năm 1960, Anh Thơ về công tác biên tập tại NXB Văn học đồng thời đi dự lớp đại học buổi tối, lớp nghiên cứu văn học do Viện văn học tổ chức. Năm 1965 - 1969, Anh Thơ đi thực tế sáng tác tại tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh; bà được bầu vào Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, chấp hành hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội. Năm 1970 - 1975, Anh Thơ về công tác tại tạp chí Tác phẩm mới, làm biên ủy phụ trách thường trực, đi thực tế các tỉnh phía Nam…
Có thể thấy, Anh Thơ đã đi rất nhiều nơi từ Bắc vào Trung vô Nam; bà làm nhiều công việc khác nhau; trong nhiều điều kiện và hoàn cảnh sống cũng khác nhau chính vì vậy đời sống cách mạng, kháng chiến; những bức tranh thôn dã dọc đường chiến tranh, tình cảm quân, dân đã in đậm trong thơ của bà.
Nếu như trước cách mạng tháng Tám - bức tranh thiên nhiên trong thơ của Anh Thơ chỉ gói gọn trong cảnh quê hương của bà (tỉnh Bắc Giang) thì sau cách mạng và kháng chiến, bức tranh thiên nhiên đó đã được mở rộng, phong phú, đa dạng, ở nhiều vùng, nhiều miền khác nhau.
Trước hết là hình ảnh con đường. Con đường trong Bức tranh quê là hình ảnh con đường của làng quê, của những cánh đồng lúa chín vàng, còn trong thơ Anh Thơ sau cách mạng thì hình ảnh con đường là hình ảnh quan trọng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Ta bắt gặp trong thơ Anh Thơ, hình ảnh con đường
xuất hiện rất dày đặc và trở thành một biểu tượng sống động, một không gian vận động của cách mạng Việt Nam.
Trước hết đó là con đường đi chiến đấu của cán bộ cách mạng - con đường Bắc Sơn đầy khó khăn, vất vả nhưng lại rất đẹp, rất lãng mạng:
“Rồi cùng đi công tác Rừng Bắc - sơn bát ngàn Xuống dốc lại lên đèo Nhớ nhau trong tiếng hát
Có lúc tiện đường qua khu anh Hoa mai nở trắng giữa rừng xanh Vài cô gái núi chăm cầy cuốc Dăm lớp xa nhà mái gập ghềnh”.
(Tình cán bộ - Anh Thơ)
Hình ảnh rừng Bắc Sơn “xuống dốc”, lại “lên đèo” gợi ra cảnh một con đường đầy chông gai, gập ghềnh, khúc khuỷu. Đó là con đường mà cán bộ và chiến sĩ cách mạng phải vượt qua song mặc cho đường có đầy trở ngại, đầy chông gai những người chiến sĩ cách mạng vẫn yêu đời, vẫn luôn nhớ đến nhau, nhớ tiếng hát ngân vang khắp núi đèo. Và chính niềm tin yêu cuộc sống đó đã giúp họ nhìn cảnh vật như đẹp hơn, ấm áp hơn khi hoa mai nở trắng rừng, có con người lao động chăm chỉ và thấp thoáng xa xa nhà ai đó ẩn hiện - phong cảnh vừa thật hùng vĩ mà lại cũng rất đẹp rất nên thơ.
Khung cảnh đó gợi cho ta nhớ đến những câu thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai pha luông mưa xa khơi”.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Quang Dũng cũng đã tái hiện lại con đường hành quân của các chiến sĩ Tây Tiến đó là con đường gập ghềnh, hiểm trở dữ dội có dốc, có núi, con đường đó như đang dựng đứng lên, như đang muốn hất tung những bàn chân người lính.
Trong chiến tranh con đường cách mạng không chỉ khó khăn, gian khổ, vất vả mà còn hơn thế nữa, đó là con đường nguy hiểm - nguy hiểm đến cả tính mạng:
“Chị du kích khoác áo tơi, Mò mẫm trên đường tối Pháo sáng vụt ngang trời, Chị băng đồng bước vội”.
Hiện lên trong tâm trí người đọc là hình ảnh con đường tối om và chị du kích đang mò mẫm đi trong bóng tối gợi cho ta có cảm giác lo sợ, rùng rợn bởi dưới mặt đất thì tối tăm, còn trên bầu trời là pháo sáng của địch, là tiếng súng địch đang dồn dập mọi phía; tất cả mọi nguy hiểm như đang rình rập xung quanh chị. Thế nhưng, người phụ nữ dũng cảm kia vẫn băng qua cánh đồng ngập tràn toàn nước mưa để tiếp tục chiến đấu - qua đó đã làm nổi bật phẩm chất cách mạng anh hùng của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và của con người Việt Nam nói chung.
Cũng là con đường cách mạng song trong thơ Tố Hữu lại là con đường chạy dài qua các địa danh vừa thênh thang, vừa tít tắp:
“Đường ta rộng thênh thang tám bước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường cách mạng dài theo kháng chiến…”.
(Ta đi tới - Tố Hữu)
Nếu trong thơ Tố Hữu là con đường hiện diện cụ thể, trực tiếp ta như nhìn thấy được bằng mắt; con đường gắn liền với các địa danh, thì Anh Thơ bên cạnh việc miêu tả con đường trực tiếp (con đường Bắc Sơn) nhà thơ còn miêu tả con đường gián tiếp qua sự cảm nhận của cá nhân:
“Ngoài kia thôn xóm còn êm ả, Rừng núi say vùi giữa giấc sương. Cô lắng tai nghe đêm lạnh giá:
Những bàn chân nhỏ đã lên đường!”.
(Cô giáo kháng chiến - Anh Thơ) hay: “Trên quãng đường dài sương thấm lạnh
Cho buồn thương nhớ bớt mông mênh”.
(Trăng sáng tình yêu của chúng con - Anh Thơ)
Ta bắt gặp sự cảm nhận của cô giáo kháng chiến đó là khi mà thôn xóm còn đang im ắng, vắng lặng, tĩnh mịch, mặc cho đêm sương giá lạnh, mặc cho rừng núi heo hắt, các em nhỏ đã lên đường đến trường để đón nhận cái chữ, điều này đã khiến cho cô giáo thêm ấm lòng bởi tấm lòng ham học của các em.
Hình ảnh con đường còn ghi dấu sự tàn phá, những vết tích của chiến
tranh:
“Má đã đi từ bờ sông giới tuyến,
Qua Đông Hà, Quảng Trị, Thừa Thiên. Nắng đổ mái tôn, đất cày bom đạn,
Không một bóng cây xanh che làng xóm êm đềm”.
(Vui chung rồi có nỗi vui riêng)
Chiến tranh đã phá hủy bao nhà cửa, làng mạc, đồng ruộng của người dân
khiến cho con người phải sống trong cảnh lầm than, tăm tối và những tội ác mà giặc Mĩ gây ra đã khiến cho người dân phải căm phẫn do đó con đường đầy vết tích chiến tranh nhưng cũng là con đường của những chiến công, những chiến
thắng vang dội của các anh giải phóng. Những tin chiến thắng đã về khắp xóm làng, đã mang lại cho con người một cuộc sống mới:
“Ai về Minh Khôi ga ngói đỏ Hàng dừa chen bóng xanh hàng cọ Đêm đêm tàu vẫn đến sân ga,
Rộn rã tiếng còi vang biển lúa”.
(Tổ săn máy bay Minh Khôi - Anh Thơ)
Không còn dấu tích của chiến tranh mà thay vào đó là những màu sắc của cuộc sống mới đang tràn ngập trên mọi con đường: màu đỏ của ngói mới, màu xanh của dừa, của cọ và tiếng còi tàu đang rộn rã thúc giục.
Trong chiến tranh có hi sinh, mất mát nhưng chúng ta không hề bắt gặp trong thơ Anh Thơ sự đau buồn mà ta bắt gặp hình ảnh con đường của ngày hội thương binh thật tưng bừng, náo nhiệt, có đủ cả già, trẻ, trai, gái, ai cũng phấn khởi “Có cô áo mới ngắm mình trong gương” để đón chào các anh thương binh:
“Trên đường bô lão xênh xang,
Áo khăn trịnh trọng hàng hàng đứng trông.
Cờ bay phấp phới rực hồng, Kìa ai áo biếc trên đồng lúa xanh”.
(Ngày hội thương binh - Anh Thơ)
Con đường ở đây đã hoàn toàn đối lập với con đường ra mặt trận trong chiến tranh. Nếu con đường chiến trận là con đường gian nan, hiểm trở thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng thì con đường này đã bừng dậy không khí ấm áp, vui tươi, hạnh phúc của những ngày hòa bình. Hình ảnh “cờ bay phấp phới”; “rực hồng”, “áo biếc”, “đồng lúa xanh” là những hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống yên bình, vui tươi đang trở lại trên quê hương.