Phong cách thơ Anh Thơ - 10

Và con đường xuất hiện trong thơ Anh Thơ không chỉ phản ánh về thực tại chiến tranh mà nó còn phản ánh thực tại cuộc sống, đó là con đường ra ruộng để sản xuất, để cấy cày:

“Tôi đã thấy trên bờ đê tấp nập

Bóng những người váy, áo rách lua tua. Mặt còn xanh, tay gầy mang hái sắc

Bước xuống đồng, hò gặt lúa thi đua”.

(Mùa chiêm mới) hay: “Ruộng bên ni, ruộng bên tê lộng lẫy,

Bóng nông dân tươi thắm giữa đồng xanh. Đây mùa đầu cả xóm thôn vui cấy,

Ruộng của mình, từng thửa ruộng đấu tranh”.

(Mùa cấy đầu tiên)

Người nông dân dù trong hoàn cảnh sống nào “váy, áo rách lua tua”; “mặt còn xanh, tay gầy” hay hình ảnh người nông dân “tươi thắm”, họ xuống đồng cấy lúa hay hò nhau gặt lúa đều toát lên một vẻ đẹp lao động hăng say, miệt mài vẻ đẹp của con người trong cuộc sống mới.

Và con đường trong thơ Anh Thơ khiến ta nhớ đến con đường ra ruộng để sản xuất của người hậu phương hay cũng chính là con đường phơi phới niềm vui về tương lai trong thơ Nguyễn Bính:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

„Trời cao vời vợi một mùa xuân Ta đi chào núi ta đi nhé

Phơi phới tình quê của xuất quân”

Phong cách thơ Anh Thơ - 10

(Nguyễn Bính)

Có thể thấy, hình ảnh con đường trong thơ Anh Thơ những năm sau cách mạng và kháng chiến đã thay đổi rất nhiều so với tập Bức tranh quê. Con đường trong Bức tranh quê là con đường của thôn xóm, của làng mạc, quanh quẩn

trong một địa danh - đó là quê hương Bắc Giang, còn con đường ở đây là sự phản ánh không gian tồn tại của cả dân tộc, của cả đất nước đi từ trong khói lửa chiến tranh, từ trong đau thương đến những ngày đất nước hòa bình, thống nhất:

“Đường tình cảm còn dài theo đất nước Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng

Em đến thẳng quê anh bằng con tàu Thống Nhất Ôi con tàu biết mấy yêu thương”

(Ôi con tàu biết mấy yêu thương - Anh Thơ) Nếu như hình ảnh con đường được Anh Thơ nhắc đến nhiều thì hình ảnh ruộng vườn cũng chiếm một vị trí không nhỏ trong thơ bà. Theo thống kê thì có

khoảng hơn 20 bài thơ là Anh Thơ nhắc tới hình ảnh ruộng vườn. Ruộng vườn

đồng quê là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi người dân Việt Nam, bất cứ người dân nào từ khi còn bé cho đến khi giã từ cuộc đời cũng đều sống gắn bó với đồng ruộng và đồng ruộng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam bởi ruộng đồng đã phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên, lao động và cuộc sống con người.

Trước cách mạng, Anh Thơ đã từng tả cảnh làng quê với những đặc trưng có đàn sáo, có tiếng diều, có đàn trâu thủng thỉnh gặm cỏ, hay đồng lúa vàng chín rộ cùng cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp, tràn đầy sức sống… sau cách mạng vẫn là cánh đồng đó nhưng đã được mở ra nhiều chiều ở nhiều vùng miền khác nhau. Đó là cánh đồng đẹp như một bức tranh vẽ với nương ngô xanh mướt và những chú trâu đang gặm cỏ:

"Gió qua nượng ngô phây phẩy Bên con trâu gặm cỏ ngon lành".

(Những con chỉ đỏ)


hay: "Tôi đứng ngắm nương đồi thoai thoải Xanh xanh tít tắp màu xanh trải

Những búp tơ non óng mượt mà

Những búp chè xuân chát ngọt, thơm hoa".

(Tiếng hát hái chè)

là những cánh đồng chè với một màu xanh tít tắp đến tận chân trời, màu xanh của những búp chè non, màu xanh của mùa thu hoạch, mùa bội thu, màu xanh của sự sống.

Cánh đồng là nơi tập trung các hoạt động sản xuất của con người như cấy cày, vụ chiêm, vụ mùa:

"Nước Cụ về, một buổi chiều tươi mát, Với bàn tay cán bộ dìu dắt dân.

Khắp ruộng, vườn cuốc cào lên tới tấp Dựng lại mùa sản xuất biếc trời xuân".

(Mùa chiêm mới)

hay đó là mùa cấy đầu tiên sau khi đất nước ta giành được hoà bình, người dân được làm chủ đất nước, không còn cầy thuê, cuốc mướn, không còn cảnh một nắng hai sương làm ra hạt thóc, hạt gạo mà không được hưởng, thay vào đó là hình ảnh những người nông dân vui sướng, hạnh phúc khi giờ đây họ được làm chủ ruộng vườn:

"Ruộng bên ni, ruộng bên tê lộng lẫy Bóng nông dân tươi thắm giữa đồng xanh. Đây mùa đầu cả xóm, thôn vui cấy,

Ruộng của mình, từng thửa ruộng đấu tranh".

(Mùa cấy đầu tiên)

Những câu thơ của Anh Thơ khiến ta liên tưởng tới hình ảnh con người được làm chủ đất nước trong bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi):


"Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát…"

hay cả cánh đồng hiện lên một màu xanh mượt mà của lúa, của rau của đảo và màu xanh đó đang trải dàn ra khắp mọi nơi:

"Lúa xanh, dần trải mọi miền

Rau xanh, xanh đảo, xanh lên tiếng cười".

(Người cán bộ phụ nữ Côn Đảo)

màu xanh đó không chỉ bao trùm lên cảnh vật mà còn "xanh lên tiếng cười" điều đó đã chứng tỏ một cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc đang tràn ngập trong mỗi con người.

Đồng ruộng hiện lên trong thơ Anh Thơ với những không gian, những gam màu sắc khác nhau. Nếu ở trên là không gian ruộng vườn mang màu xanh nhẹ nhàng, thanh thoát thì đây lại là một cánh đồng được tác giả miêu tả với nhiều sắc màu khác nhau:

"Ruộng đất phì nhiêu, phù sa thắm bãi Những mía cam chín ngọt quanh làng Bắp cải tròn cuộn gió mùa đông

Những trái ngô vàng, chuối vườn quả nặng Những tôm cá xúc giữa đồng trưa nắng".

(Từ quê xưa ánh điện sáng quê này)

Tác giả đã quan sát rất tỉ mỉ từng đường nét từ chất đất đến mùi vị, màu sắc hoa trái của cảnh vật trên cánh đồng của bà con nông dân tại xã Yên Thạch, huyện Yên Bình, Yên Bái khi bà đi thực tế để rồi tác giả đã ghi lại được hình ảnh đất đai phì nhiêu màu mỡ cùng với bàn tay chăm sóc của con người đã làm nên một cánh đồng trù phú với đầy đủ sản vật nào mía, nào cam, bắp cải, ngô vàng, chuối nặng quả và tôm cá, một cuộc sống ấm no, đầy đủ và yên vui.

Bên cạnh cảnh ruộng vườn, tác giả cũng chú ý miêu tả đến cảnh vườn cây bởi nói đến người dân quê là nói đến ruộng vườn và nói đến người dân quê là cũng phải nói đến vườn quê. Vườn quê nơi ta trồng biết bao loại cây từ những cây ăn quả như: cây cam, cây quýt, cây mít, cây dừa… cho đến những loại cây phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vườn quê trong thơ Anh Thơ cũng vậy, cũng phong phú đa dạng, cũng chân thực như cuộc sống ngoài đời vậy.

Ta bắt gặp hình ảnh một khu vườn với khoai, sắn, với đàn gà và một giàn mướp cạnh bờ giếng:

"Sau vườn khoai, sắn tăng gia

Trước sân đất mị, đàn gà vàng xinh. Giàn mướp dựng xanh xanh bờ giếng",

(Nhà tôi)

Tất cả đã tạo nên một khung cảnh sống thật yên bình, thật nhẹ nhàng mà đầm ấm, cho đến những cây ăn quả quen thuộc, đó là cây na với trăm mắt nhưng vừa thơm lại vừa ngọt:

"Bỗng vườn ai rủ một cành na

Trĩu xuống đầu tường trái tròn mở mắt

Múi hé trắng dày hương thơm ngào ngạt…".

(Cây na cổ tích)

Hay hình ảnh cây chuối nghiêng nghiêng như che nắng cho cháu ngủ ngon giấc:

"Từ nơi êm ả góc vườn toả ra, Từ nơi nhịp võng nắng trưa

Chuối nghiêng rèm mắt, bà ru cháu nằm?".

(Bóng chuối)

Và ngay cả những loại cây rất bình dị tưởng như không ai để ý tới như cây sung vừa chua vừa chát; cây vối cho ta nước uống mát, ngọt hay cây xoan hoa tím cũng được Anh Thơ đưa vào thơ của mình:

"Từ bờ ao ngập ánh trăng

Chòm sung, cành vối, ngọn xoan thầm thì…"

(Bóng chuối)

Vườn cây trong thơ Anh Thơ thật nhẹ nhàng và thơ mộng, tác giả đã quan sát từ xa đến gần, từ vườn cây chung chung đến cả những cái rất cụ thể, chi tiết, không chỉ có cây sung, cây xoan, cây vối mà cả những chiếc lá cũng được Anh Thơ tái hiện:

"Sau buổi nông trường về, sum họp gia đình Nhìn vườn đẹp tầng tầng cây lớn

Lá sắn xoè như hoa, lá mít dày hơn hớn, Chuối đẻ con rồi, vịt lách bè rau".

(Chuyện về một hố bom vùng kinh tế mới Củ Chi)

Trong khu vườn đó không chỉ có cây cối mà còn có âm thanh của tiếng chim tu hú. Bài Tiếng chim tu hú được viết 1954 đến nay vẫn là bài thơ hay trong sự nghiệp sáng tác của Anh Thơ:

"Bỗng tiếng chim tu hú Đưa từ vườn vải xa Quả bắt đầu chín lự… Ngọt như nỗi nhớ nhà".

(Tiếng chim tu hú - Anh Thơ)

Trong khu vườn đang tĩnh lặng, bỗng từ đâu vẳng tiếng chim tu hú khắc khoải như báo hiệu mùa hè đã đến, những quả vải trong vườn đã chín đỏ, ngon ngọt. Và tiếng chim tu hú hay cũng chính là tiếng lòng, là tâm trạng riêng tư của người con gái đi vào khói lửa chiến tranh; tình thương của tác giả đối với người

cha già ở quê nhà hay đó còn là hình ảnh của thế hệ trẻ trong tình thương nhớ và chiến đấu.

Có thể thấy không gian của những khu vườn thật là đa chiều, phong phú; cả rộng lẫn hẹp, cả gần lẫn xa, cả khái quát lẫn cụ thể chi tiết. Mỗi khu vườn như một bức tranh thiên nhiên đưa người đọc về với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nơi thôn quê và đằng sau bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đó chính là tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước của nữ thi sĩ Anh Thơ.

Do từng trải qua nhiều công việc khác nhau và sống gắn bó với đời sống cách mạng và kháng chiến như làm báo, công tác phụ nữ, cứu thương, bình dân học vụ, văn hoá thông tin, văn công, biên tập viên văn học do đó Anh Thơ đã đi rất nhiều nơi, từ miền Bắc vô Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, cả vùng cao đến miền biển chính vì thế trong thơ Anh Thơ, ta bắt gặp cảnh thiên nhiên ở nhiều địa danh, vùng quê khác nhau. Nhưng cái hay, đặc sắc trong thơ Anh Thơ đó là các địa danh trong thơ Anh Thơ không phải được nêu ra theo tính chất liệt kê, kể lể về cái sự đi phong phú của mình mà mỗi địa danh gắn liền với cảnh đẹp và gắn liền với những sự việc, hiện tượng để từ đó thể hiện tình cảm gắn bó của tác giả đối với cảnh vật và con người ở mỗi nơi.

Khi lên Bắc Sơn công tác, Anh Thơ đã viết những câu thơ ca ngợi cảnh đẹp thơ mộng của Bắc Sơn vào mùa xuân:

"Mùa xuân đào nở khắp vùng

Dừng chân soi bóng suối trong thoáng buồn"

(Chị cán bộ kháng chiến) hay cảnh hùng vĩ, trùng điệp, hiểm trở của Bắc Sơn:

"Rừng Bắc Sơn bát ngát, Xuống dốc lại lên đèo"

(Tình cán bộ) hình ảnh Bắc Sơn cùng nhân dân đánh giặc:

"Bắc Sơn mồ lấp giặc hèn,

Bắc Sơn còn đỏ sắc cờ".

(Cô gái Bắc Sơn)


Hình ảnh quê hương Bắc Giang với những ký ức tuổi thơ, với những kỷ niệm về bao lần trốn cha làm thơ, với đàn em thơ nheo nhóc, còi cọc luôn in đậm trong tâm hồn Anh Thơ.

Đó là một Bắc Giang vào mùa đông giá lạnh với khung cảnh thật yên bình:

"Ngoài kia thôn xóm còn yên ả, Đồng núi say vùi giữa giấc sương".

một cuộc sống thật thanh bình, xóm làng tĩnh mịch trong đêm đông và cảnh vật cũng đang chìm đắm trong giấc ngủ say.

Hay quê hương Bắc Giang hiện lên với con sông gắn liền tuổi thơ như trong bài hát chúng ta vẫn thường nghe:

"Quê hương ai cũng có một dòng sông êm đềm Con sông xưa gắn bó với tuổi thơ đời tôi…"

và con sông gắn bó với Anh Thơ là con sông Thương - vừa thương vừa nhớ:

"Nắng hè hoa gạo đỏ

Nước sông Thương trôi nhanh Trên bờ đê bước rảo

Gió nam giỡn lá cành"


(Tiếng chim tu hú)

nhưng con sông Thương đó - quê hương Bắc Giang đó còn gửi gắm cả nỗi nhớ của một người con gái dành cho quê hương, dành cho người cha già tóc bạc:

"Cha già thêm tóc bạc Chống gậy bước lên đồi Thương một mùa vải đỏ Má hồng con đang tươi…".

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023