Người Kể Chuyện Thuộc Dạng Bất Định


một cõi. Một cõi nhân gian như chia giành sẵn cho một đời người, Con người có thể sống huy hoàng trong đó , nhưng cũng có thể đau khổ trong đó. Ông Vũ suốt đời đau khổ, dằn vặt bởi quá khứ, một quá khứ chính ông cũng không hiểu. Tuổi trẻ với bao hoài bão lí tưởng nhưng khi về già vẫn khổ cực bị quản chế, chết không chết được, sống càng khổ hơn. Một cõi nhân gian bé tílà một sự trải nghiệm của cuộc đời trước dòng chảy thời gian.

Có những lúc người kể chuyện mang dáng dấp của Nguyễn Khải, có khi đồng nhất giữa người kể chuyện với tác giả qua cái tên “chú Khải”, “ông Khải”, hay “Khải”… Nguyễn Khải rất sáng tạo trong hình thức trần thuật của người kể chuyện, người kể chuyện có thể bày tỏ tình cảm thái độ cảm xúc của tác giả, thấu lồng các triết lí, quan niệm của nhà văn. Bên cạnh đó qua người kể chuyện nhà văn có thể phát hiện vấn đề, đưa ra những lời bình, lời nhận xét… mà không gây cho tác giả cảm giác bị ấp đặt, định hướng.

Trong Thời gian của người, Quân là một tình báo hoạt động ngầm trong lòng địch. Hàng ngày Quân vẫn sống với kẻ thù, kẻ thù ngay bên cạnh, ngay trước mặt. Quân mang trong mình hai thế giới: Thế giới thực của cuộc sống trong hàng ngũ địch, một thế giới nữa phải để trong tinh thần đó là lí tưởng và lòng yêu nước. Mỗi một giây sống của anh là một thử thách, là một trận đánh, anh phải sống trong giả, thật, thật mà là giả, giả nhưng thật. “Phải biết hóa thành người khác, chỉ có cái đầu và trái tim là giữ nguyên vẹn. Nhưng cái nguyên vẹn ấy lại luôn phá vỡ cái giả cách, con người thực của mình luôn trở về với chính mình. Không có sự trở về cái sâu thẳm, cái tiềm tàng, cái buộc phải ẩn giấu ấy thì người chiến sĩ tình báo không có sức mạnh đối đầu với kẻ thù…” [46,75]. Kể về chuyện của Quân, người kể chuyện mang tính đồng đẳng tạo khách quan cho câu chuyện. Nhưng nhiều lúc lại hòa nhập trong những lời bình luận, nhận xét của nhân vật để thể hiện quan niệm của nhà văn. “Quân hỏi lại: vậy hung ác có khả năng gây mầm bệnh


vào tương lai hay không” [40,54]. Đây vừa là câu hỏi của Quân vừa là của người kể chuyện để tác giả đưa ra quan niệm: “Bên cạnh Chúa có quỷ, bên cạnh phật có ma. Ma quỷ cũng dự phần bất tử để làm mặt đối lập, để thế giới này tiếp tục vận động và tồn tại. Cái thiện chưa thể tiêu diệt được hoàn toàn và vĩnh viễn cái ác. Nó luôn chỉ hơn cái ác có nửa vòng bánh xe thôi. Thế giới vẫn tồn tại và phát triển, con người mỗi ngày một tự do hơn, hạnh phúc hơn là nhờ nửa vòng bánh xe lấn lên ấy.” [46,102]. Quân sống và cống hiến vì điều đó bởi “Quá khứ là do người khác chuẩn bị cho mình, còn tương lai là phần mình chuẩn bị cho người khác” [46,15. Quân là “người chuẩn bị tương lai cho người khác” vì thời gian anh dâng hiến cho mọi người.

Thượng đế thì cườingười kể chuyện trong dạng thức cố định xưng “hắn”, “hắn” vừa là nhân vật chính, vừa là người kể chuyện vùa là nhà văn. Đây là sự độc đáo của nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết này. Nhân vật “hắn” (người kể chuyện) kể tất cả những gì về mình, từ nguồn gốc sâu xa của dòng họ Nguyễn, từ nỗi ám ảnh trong quá khứ, từ lúc rất nhỏ, cảm giác của một đứa trẻ bị hắt hủi và cảm giác phạm tội. “Hắn” bị vu là ăn cắp, cảm giác ấy đeo đuổi hắn đến già. “ Nỗi kinh hoàng bị vỡ ra, bị tan ra thành những mảnh băng nhỏ trong những giây đầu của một người lương thiện bỗng dưng bị vu là phạm tội mãi mãi hằn sâu trong tiềm thức của hắn, mãi mãi hắn hãi sợ mọi yếu tố cấu thành tội phạm” [36,21]. Cảm giác ám ảnh “hắn” mãi mãi là cảm giác đau đớn khi hắn mất đi đứa con trai bị chết đuối ở sông Hồng. Người đọc bị cuốn theo người kể chuyện trong những thời điểm lịch sử liên quan đến nhân vật. Người kể chuyện như biết trước tất cả nhưng không hẳn là hoàn toàn thụ động mà là sự đan xen trong lời kể là cái nhìn, cách đánh giá của tác giả. Có khi cách đánh giá về chính “đứa con tinh thần” của mình và về chính mình. Đó là khi “hắn” kể về các truyện ngắn, các tiểu thuyết của mình được viết ra như: Xung đột, Mùa lạc, Chủ tịch huyện… Có lúc là sự tranh


luận với chính mình “Hắn biết hắn, cả cái hay lẫn cái dở, cái gì có thể với tới và những gì mãi mãi chỉ nên đứng xa mà nhìn để giữ được cái thanh thản trong lòng lúc cuối đời” [30]. Hay những nhận định đối với cách mạng với cuộc đời , cách mạng đã làm “hắn” đổi đời “ không có cách mạng thì đến làm người tầm thường cũng khó nói gì nhà văn” [42]. Nếu không có cách mạng thì mãi mãi hắn sẽ bị ám ảnh là một đứa trẻ bị ruồng bỏ, học hành dang dở, tính cách yếu đuối, “chỉ xứng đáng có một thân phận hèn mọn, sống bám vào những ông anh bà chị giàu sang” [10]. Thượng đế thì cười là sự trải lòng của người kể chuyện về chính mình trước cuộc sống. Một sự trải lòng khô rát có khi cay đắng, tự ty, nhưng đó là một suy nghĩ chân thật của một con người chân thành. Những hào quang có được là kết quả hi sinh của bao người: người vợ, người bạn, người đồng đội… và cả bản thân mình. Tiểu thuyết này như một cuốn hồi kí cho các truyện ngắn và hồi kí của Nguyễn Khải và như một tuyên ngôn tư tưởng của nhà văn về cuộc đời, con người, chính trị và tôn giáo nữa.

3.1.1.2.2. NGƯỜI KỂ CHUYỆN THUỘC DẠNG BẤT ĐỊNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thông thường, trần thuật từ ngôi thứ nhất diễn ra khi có một nhân vật tôi đóng vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối, kiểu trần thuật này nếu không sáng tạo và linh hoạt sẽ trở nên đơn điệu. Trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980, Nguyễn Khải sử dụng linh hoạt các hình thức trần thuật, xây dựng hình tượng người kể chuyện linh hoạt uyển chuyển, người kể chuyện có khi cố định, có khi bất định. Người kể chuyện thuộc dạng bất định trong là câu chuyện “không chỉ được kể bởi nhân vật tôi, mà có nhiều vai ở ngôi thứ nhất kể những chuyện khác nhau từ những điểm nhìn khác nhau” [10]. Đây là sự đổi mới trong hình thức trần thuật của tiểu thuyết hiện đại và đương đại.

Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 trong dạng bất định tạo cho truyện được kể một cách tự nhiên, khách quan. Người kể chuyện không phải là người nắm giữ toàn bộ “bí mật” chân lí nữa. Người kể

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 11


chuyện có gương mặt riêng, cụ thể, sinh động, có cá tính, có lai lịch, tiểu sử, có ý kiến, có tư tưởng trước một vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Người kể chuyện cũng có ưu điểm, nhược điểm như mọi người bình thường. Có khi cũng “nông nổi bốc đồng”, thậm chí hồ đồ khi đánh giá con người, có khi cũng “ngại va chạm” hay “né tránh” cũng “háo danh” và hay “dỗi vặt”. Tuy nhiên ta thấy ở nhân vật này có cái mãnh liệt cái ý thức thường xuyên soi rọi để điều chỉnh tư tưởng hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Người kể chuyện này rất gần gũi với chúng ta: “chính sự gần gũi này làm cho những chiêm nghiệm giờ đây của Nguyễn Khải - những chiêm nghiện mang đậm dấu ấn của sự trải nghiệm cá nhân - thêm thấm thía và có sức thuyết phục …” [5].

Thời gian của người, người kể chuyện ở dạng cố định có vai trò mờ nhạt trong truyện, chỉ là cái cớ để câu chuyện xảy ra với sự xuất hiện của người kể chuyện thứ hai. Người kể chuyện không ở dạng cố định mà chuyển hóa sang dạng kể khác. Người đọc dễ dàng nhận ra những câu chuyện được lồng trong truyện và người kể chuyện được “đổi vai”. Quân kể kể cho mọi người nghe sự kiện đầu năm 1961, vụ tên mật thám Úc Arthur và sự phối hợp của anh với tổ chức ở Dầu Tiếng. Đó là một cuộc “đấu trí” căng thẳng của Quân. Người đọc được nghe chính ông Hai Riềng kể về cuộc đời đầy sóng gió của mình. Một thợ cạo mủ cao su, một chiến sĩ hoạt động cách mạng. Cuộc đời bấp bênh khi đưa vợ con về Sài Gòn khi bị thôi việc, nhưng rồi lại trở lại với cây cao su. Đời ông Hai Riềng đã gắn bó với cây cao su với vùng đất đỏ.. Ông Hai hiểu cây như hiểu chính bản thân mình, khi nào nó đói, khi nào hạn, nó cần gì và cho gì , “ông vẫn công nhận con người có quan hệ mật thiết với vườn cây. Người buồn cây có vui đâu bao giờ…” [46,25]. Ông Hai Riềng thực sự là một “ phù thủy về cây” và cả cuộc đời gắn bó với cây cho đến chết. Thời gian của người là sự đan xen của người kể chuyện với người


kể ở nhiều ngôi, nhiều vai, nhiều vị trí với những câu chuyện khác nhau. Nguyễn Khải đã tạo ra một cái tôi kể chuyện “ đồng đẳng” góp phần tạo nên tính chất “đa thanh” trong tiểu thuyết. Truyện được cuốn hút vào những câu chuyện của “tôi”, của Ba Huệ, của Quân, của cha Vĩnh, của ông Hai Riềng… với những thời điểm khác nhau của mỗi con người. Thời gian của mỗi con người là khác nhau, nhưng họ có cái chung đề hướng tới là dân tộc, đó là điều Nguyễn Khải muốn khẳng định cho những người anh hùng này. Mỗi họ đều có một thời gian đáng nhớ, thời gian cống hiến cho đất nước. Mảnh đất đỏ là nhân chứng cho sự cống hiến của họ. Thời gian trôi đi nhưng cũng có những dòng thời gian chết trong tiềm thức mỗi con người. Hãy sống để có những hào quang sáng đó trong cuộc đời, đó là điều Nguyễn Khải muốn khẳng định trong tiểu thuyết này.

Một cõi nhân gian bé tí người kể chuyện có lúc là chánh án Chính với chuyến về thăm quê. Chính kể cho mọi người về chuyến đi và về gia đình anh, cuộc sống ổn định khuôn mẫu của một gia đình công chức với cách dạy bảo con nền nếp. Gia đình ấy đầy sóng gió trong tư tưởng, đặc biệt là cách nhìn trước hiện thực xã hội. Ở tòa án Chính đã xét xử bao vụ án, thẩm vấn bao bị can và nghi án. Mỗi vụ án là một bài học đau đớn khiến anh chao đảo hoài nghi. Một chuyến thăm quê như để tạo dựng lại cuộc sống. Chính được nghe ở quê với đầy sự bất ngờ. Ông Vũ, một con người tuổi trẻ với bao hoài bão, ý chí chống Pháp, nhưng ông Vũ phải chạy chốn vì một nguyên nhân phạm tội không rõ. Cả cuộc đời ông là cả một hành trình chạy trốn. Quốc dân đảng tan dã, ông chạy sang Trung Quốc , sau đó về Sài Gòn và nay trên 90 tuổi được đưa về quả thúc tại quê nhà. Ông trở về quê với người con gái duy nhất đã ngoài 70 tuổi, về để con nuôi cha, người già hầu người già. Ông sống trong nỗi khổ. Ông Vũ bất lực trước cuộc đời, con gái ngã không nâng được ngồi khóc hu hu. Cháu ngoại (Hải) đay nghiến, trì triết ông vì cái lai lịch của


ông. Mỗi con người Chính gặp đều là những câu chuyện khác nhau. Người thì cơ hội, người thì làm ăn kinh tế giỏi, anh bộ đội đặt lí tưởng cao nhất, ông già bị quản chế… tất cả như có điểm chung họ đều có cái gì mong manh. Họ có một không gian bé tí rất mong manh, họ đều có nguy cơ phạm tội. Thế giới của Một cõi nhân gian bé tí là một thế giới của nỗi buồn trong cuộc đời, trong cái không gian chật hẹp của mình.

3.1.1.2.3. NGƯỜI KỂ CHUYỆN THUỘC DẠNG ĐA THỨC

Người kể chuyện thuộc dạng đa thức là lối kể chuyện hiện đại. Trong tác phẩm có nhiều người kể chuyện. Tôi không hiểu tất, tuốt, không “toàn tri”. Tôi biết rõ những chuyện về mình nhưng không tường tận chuyện của người khác. Vì vậy tác giả tổ chức nhiều cái tôi kể chuyện. Những cái tôi này là cái nhìn “hạn tri”. Cùng một câu chuyện có nhiều người kể khác nhau, ở nhiều vai, nhiều ngôi khác nhau, cùng kể về chuyện đó. Nó đã tạo nên nhiều điểm nhìn khác nhau , chính vì vậy tạo cho truyện hấp dẫn khách quan.

Một cõi nhân gian bé tí là mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thời thế. Người kể chuyện không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện về gia đình mình, về vợ con, lối sống cách nghĩ của một ông chủ trong gia đình đó, và chuyến đi trở về quê cũ Chính. Mỗi cõi nhân gian bé tí là một lớp chuyện dày đặc đan chéo nhau tạo nên mối liên hệ chằng chịt. Tác phẩm là cuộc gặp gỡ lịch sử của các kiếp người thuộc các thế hệ. Mọ Vũ là một nhân vật lịch sử đứng cạnh, đứng sau, đứng trong tôi, như là một “chỗ đứng của lịch sử”(tr5). Thời thế có nhiều biến động, lịch sử thay đổi, mọ Vũ trở thành “tội danh chính trị”, hơn 90 tuổi được đưa về quê quản thúc. Mọ Vũ là đại diện cho một thế hệ quá tin vào khả năng của chính mình mà thất bại, nay phải sống khổ sở, bất lực với con cháu, sống khổ sở mà chết cũng không được chết. Chính cũng là một con người lịch sử, một chánh án tòa án cũng luôn trăn trở với xã hội và sự đổi thay trong cuộc sống. Vì thời thế thay


đổi, chính cũng nhận ra cái thiếu hụt của bản thân mình, của thế hệ mình trước xu thế tiến lên của xã hội. Thời gian và tiền lương eo hẹp của một viên chức nhà nước không đủ nuôi sống bản thân chứ không nói gì nuôi vợ con. Chính là cả một thế hệ không dám vượt lên hoàn cảnh để thay đổi, cải tạo hoàn cảnh sống của mình. Bi kịch của Chính là bi kịch của thế hệ, bi kịch của cả một cơ chế xã hội. Những con người ngày nay như Hải (cháu ngoại mọ Vũ) phải gánh “tội lỗi” của ông ngoại. Học giỏi, có tài, mơ ước được làm người bình đẳng mà không được. Hải đã mạnh dạn trong tư duy và cách làm ăn, hải đang vươn lên làm giàu và bứt qua mọi kìm hãm. Hải đại diện cho một thế hệ mới, những con người phức tạp trong sự chuyển biến của cuộc sống “hôm nay”. Truyện còn được lồng trong các câu chuyện khác như: chuyện về Đàm (em họ của Chính), một nhà luôn trong mỗi thời thế đều xoay chuyển kiếm tiền; Chuyện về Tiến anh bộ đội “sống hoàn toàn cho một niềm tin”… Người kể chuyện không chỉ kể ra một chuyện mà là nhiều chuyện, trong nhiều điểm nhìn. Nhà văn đã đặt ra vấn đề thời thế và con người trước sự biến đổi của lịch sử.

Thượng đế thì cười, “hắn” không chỉ kể chuyện của riêng “hắn”, chuyện hắn kể ra trong sự đan xen chồng chéo với các chuyện khác. “Hắn”, một nhà văn có thể khẳng định là thành đạt, nghề nghiệp đã rong ruổi cả cuộc đời. Mỗi chuyến đi, mỗi cuộc gặp gỡ là sự ra đời của các tác phẩm nghệ thuật. thế nhưng với một gia đình nhỏ bé lúc ấy, với người vợ của mình “hắn” thấy còn thiếu hụt, đôi lúc “hắn” thấy mình có tội. Những gì “K” thu nạp được trong mỗi chuyến công tác là một câu chuyện về một con người như chủ tịch huyện và sự ra đời của tiểu thuyết Chủ tịch huyện, cuộc gặp gỡ Dương, chuyện về Dương và Mùa lạc. Mỗi mảnh đất “K” đến là một truyện. Vĩnh Linh, mảnh đất ác liệt trong cuộc chiến để “K” viết Đường trong mây Chiến sĩ… Một sự hỗn độn của các sự kiện, từ trong chiến tranh đến hòa


bình, nhưng liên kết lại người đọc thấy được đó là sự đối thoại của nhà văn với cuộc sống và là sự trải lòng của một nhà văn với bạn đọc.

3.1.2. ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT

3.1.2.1. KHÁI NIỆM ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT

Theo quan điểm của Umberto Eco, có ba yếu tố cấu thành tác phẩm văn xuôi: hư cấu nói chung và tiểu thuyết nói riêng là truyện (story), kết cấu (plot) và diễn ngôn (dicourse). Kết cấu là toàn bộ tổ chức của tác phẩm, là phương tiện quan trọng của khái niệm nghệ thuật. Kết cấu có nhiều chức năng như bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn nghệ thuật của tác giả. Điểm nhìn nghệ thuật là một khái niệm được đề cập khá sớm, đặc biệt là ở Anh và Mĩ.

Theo M.H.Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học Mĩ) điểm nhìn là chỉ ra: “ Những cách thức mà một câu chuyện được kể đến – một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [ 15].

Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương qua giữa các nhân vật với chủ đề trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì anh ta miêu tả” [67 ].

Phùng Văn Tửu quan niệm: “ Điểm nhìn được xác định trong hệ đa không gian, thời gian, tâm lí tạo thành góc nhìn. Điểm nhìn là kĩ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể”

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, điểm nhìn nghệ thuật: “Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí