Mức Độ Đánh Giá Của Các Cá Nhân Về Yếu Tố Liên Quan Đến Phương Pháp Xếp Hạng Của Cra


này chủ yếu đến từ ảnh hưởng của những người xung quanh cá nhân đó. Như vậy, tính chất lan truyền có thể phát huy tác dụng trong việc gia tăng nhu cầu sử dụng XHTNDN, từ những người – nhóm người sử dụng ban đầu có thể lan rộng sang các chủ thể khác. Do đó, các khuyến nghị về việc hoàn thiện quy định pháp luật về thúc đẩy sử dụng XHTNDN trên thị trường, thu hút sự quan tâm của các chủ thể tham gia vào thị trường, gia tăng đào tạo giáo dục về XHTN… sẽ phù hợp để gia tăng tác động của nhân tố này đối với việc sử dụng XHTNDN tại Việt Nam.

Đối với nhận thức kiểm soát hành vi (PBC), các mức điểm trung bình của biến quan sát cao hơn mức điểm của các biến quan sát trong nhân tố thái độ nhưng thấp hơn trong nhân tố quy chuẩn chủ quan. Cao nhất là mức điểm của biến quan sát về việc sử dụng là hoàn toàn do bản thân tôi quyết định (PBC4=5,3509) và mức độ tin tưởng có thể kiểm soát được việc sử dụng XHTNDN trong công việc của cá nhân đó (PBC2= 5,3439). Điều này chứng tỏ rằng các cá nhân tham gia khảo sát đều có nhận thức rằng họ hoàn toàn đủ khả năng trong việc sử dụng XHTNDN, họ có mức độ tự tin cao.

Trong đó niềm tin nhận thức (CB) của họ đối với Hệ thống xếp hạng của CRA, Tiêu chuẩn phân tích, Quy định của cơ quan quản lý và Các chuyên gia của CRA cũng ở mức cao, tất cả các mức điểm trung bình của biến quan sát đều trên 5,5 điểm. Các yếu tố này sẽ trở thành yếu tố cơ bản thúc đẩy các CRA tại Việt Nam có thể xem xét thực hiện để gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư, phân tích và nghiên cứu đối với hoạt động XHTNDN. Kết quả khảo sát cho thấy mức điểm trung bình về niềm tin đối với phương pháp của CRA là khá khả quan khi đều nằm ở mức cao (trong khoảng từ 5,29 đến 6,14/7). Tuy nhiên đánh giá chi tiết thì đang là thấp nhất trong thang đo niềm tin kiểm soát (CB) với hệ thống xếp hạng và tiêu chuẩn phân tích lần lượt đạt mức 5,44 và 5,47/7.


5.56

5.5439

5.54


5.52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.


5.5

Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 19


5.48

5.4737

5.46

5.4421

5.44


5.42


5.4


5.38

CB1

Nguồn lực công nghệ của CRA

CB2

CB3

Hệ thống xếp hạng của CRA Tiêu chuẩn phân tích của

CRA


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Hình 4.10. Mức độ đánh giá của các cá nhân về yếu tố liên quan đến phương pháp xếp hạng của CRA

Kết quả kiểm chứng trực tiếp với các doanh nghiệp niêm yết ngành thủy hải sản và xây dựng, bất động sản tại Việt Nam (Phụ lục 05) cho ra kết quả mô hình xếp hạng có sự chênh lệch khá lớn với mô hình của CRV đã công bố trong giai đoạn 2010 – 2016. Sự khác biệt này đến từ kết quả biến số tác động trong mô hình, ngưỡng cảnh báo rủi ro vỡ nợ và mức độ tác động. Nghiên cứu này không bác bỏ ý nghĩa của mô hình CRV đề xuất mà chỉ muốn chứng minh rằng phương pháp đó không hoàn toàn phù hợp với dữ liệu trong từng ngành nghề, chứ chưa nói đến là áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường như từ năm 2010 – 2016 CRV đã thực hiện sử dụng và công bố kết quả xếp hạng dựa trên mô hình đó. Vì vậy, nghiên cứu này không ủng hộ hành động XHTN theo kiểu đồng loạt mà thiếu các báo cáo chi tiết của từng doanh nghiệp của CRV trong thời gian này của CRV nói riêng và một số các CRA khác tại Việt Nam nói chung trong giai đoạn này. Sau đó, các CRA trong thời gian tới nên lưu ý các khuyến nghị về đẩy mạnh áp dụng các cải tiến công nghệ để hỗ trợ phát triển phương pháp trong hoạt động xếp hạng doanh nghiệp, đảm bảo các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức trong tiêu chuẩn phân tích, gia tăng chất lượng


thông tin cũng như có được nguồn nhân lực chất lượng để gia tăng mức độ tin cậy, chính xác của hệ thống xếp hạng.


4.4.2. Kết quả đánh giá danh tiếng, hành vi dự định sử dụng của các doanh nghiệp đối với CRA tại Việt Nam và các nhân tố tác động trong mô hình


Với thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là từ 1 đến 5 nên có thể chia mức độ đánh giá cơ bản của thang đo là 1 – 1,8: rất thấp; 1,8 – 2,6: thấp; 2,6 – 3,4 trung bình, 3,4 – 4,2: cao và 4,2 – 5: rất cao. Từ việc đánh giá về danh tiếng của CRA có thể lý giải mức độ hành vi dự định sử dụng dịch vụ xếp hạng của CRA từ các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết quả cho thấy hành vi dự định sử dụng dịch vụ của CRA cũng chỉ đang ở mức trung bình. Mức điểm đánh giá chung về hành vi dự định sử dụng đang là 3,3196. Trong đó về ý kiến “Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu” (PINT2) có mức điểm đánh giá trung bình là 3,0734. Đây là mức đánh giá trung bình và thấp nhất trong các biến của thang đo hành vi dự định sử dụng. Các doanh nghiệp mặc dù đều được thông tin PTR là tổ chức CRA duy nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó nhưng họ không thực sự xem đó là lựa chọn đầu tiên của họ khi nghĩ về dịch vụ xếp hạng. Không chỉ vậy, với ý kiến “Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại” (PPRE1) thì các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng chỉ đưa ra mức đánh giá là 3,1818. Các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang khá phân vân về việc có nên bỏ ra mức phí từ 70 – 100 triệu trên 600 triệu đồng (Phụ lục 10) để nhận được kết quả xếp hạng doanh nghiệp từ PTR hay không. Trong mẫu khảo sát thì có đến 90 ý kiến ở mức đánh giá 1 và 2, như vậy có thể thấy 31,47% các doanh nghiệp chưa sẵn sàng trả phí để được cung cấp dịch vụ xếp hạng từ CRA.


3.6000

3.4965

3.5000

3.4406

3.4056

3.4000


3.3000


3.2000


3.1000


3.0000


2.9000


2.8000

PINT1

PINT2

PINT3

PPRE1

PPRE2

3.1818

3.0734


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Hình 4.11. Mức độ đánh giá của các doanh nghiệp đối với hành vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN tại Việt Nam

Nguyên nhân của vấn đề này có thể được lý giải từ trong thang đo về danh tiếng của CRA có kết quả khảo sát cho kết quả mức trung bình chung của thang đo danh tiếng được đánh giá ở mức 3,05, cho thấy các doanh nghiệp có mức tin tưởng vào danh tiếng của CRA tại Việt Nam (cụ thể là Công ty Sài Gòn Phát Thịnh Rating) chỉ đang ở mức trung bình - đây là mức đánh giá không thực sự cao.

Trong thang đo danh tiếng, mức đánh giá cao nhất là Rep1 (được đánh giá cao trên thị trường) cũng đạt mức 3,2098 do đây là tổ chức đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm khảo sát được chính phủ cấp phép về hoạt động XHTN. Đó rõ ràng là một bước tiến lớn khi từ năm 2014 đến thời điểm khảo sát đã là khoảng thời gian khá lâu nhưng chưa có thêm tổ chức nào tham gia vào trong hoạt động của ngành XHTN tại Việt Nam. Mặc dù vậy các đánh giá về mức độ thành công (REP2), tiêu về chính trực chuẩn (REP3) và đáng tin cậy với bên thứ ba (REP4) thì đều đang ở ngưỡng cận dưới của mức trung bình. Điều này đặt ra rất nhiều thách thức cho PTR nói riêng và các CRA nói chung để có thể tạo thêm danh tiếng và sự tin tưởng trên thị trường Việt Nam.


R E P 1

R E P 2

R E P 3

R E P 4

3.2098

2.9860

2.9790

3.0070

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Hình 4.12. Mức độ đánh giá của các doanh nghiệp đối với danh tiếng của CRA


Tuy nhiên, các đánh giá trong tương lai như “Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA trong tương lai” (PINT1), “Công ty sẽ xem xét sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA nhiều hơn khi chúng tôi có nhu cầu trong tương lai” (PINT 3) đang có mức điểm đánh giá vượt trên trung bình và đạt mức khá cao là 3,4056 và 3,4406. Đồng thời biến “Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA nếu giá có tăng hơn trong tương lai” (PPRE2) cũng đạt mức điểm cao là 3,4965. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện còn đôi chút phân vân với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN của CRA nhưng trong tương lai tới họ sẽ tin tưởng nhiều hơn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA. Như vậy, triển vọng phát triển hoạt động của các CRA đang được doanh nghiệp đánh giá tốt và nếu như các hoạt động của CRA hiệu quả, CRA tạo lập được danh tiếng trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lòng trả phí, dù có cao hơn hiện tại, để được cung cấp dịch vụ XTHN cho họ.

Để làm rõ xu hướng thay đổi theo thời gian trong ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp. Từ năm 2018 đến năm 2019, PTR đã công bố chi tiết hơn về các hoạt động của họ về phương pháp, mức phí xếp hạng, các dịch vụ cung cấp. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng đạt được những kết quả thay đổi đáng khích lệ. Đồng thời với đó đầu tháng 2/2019 khi Nghị định 163/2018/NĐ-CP


của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực đã tạo ra thuận lợi cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Với nhiều sự thay đổi đáng kể trên thị trường theo hướng tích cực thì nghiên cứu kỳ vọng rằng các đánh giá của các đại diện doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi tương đối rõ rệt. Để kiểm chứng nhận định trên, kiểm định giá trị trung bình của thang đo danh tiếng và hành vi dự định sử dụng của các doanh nghiệp được thực hiện dựa trên giả thuyết về trung bình mức độ đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp đối với CRA không thay đổi theo thời gian và trung bình mức độ dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí không thay đổi theo thời gian

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của ý định hành vi tại hai thời điểm trước và sau, chưa đủ cơ sở để bác bỏ các giả thuyết H1d và H1e (kết quả tại Phụ lục 07).

Đối với đánh giá về danh tiếng tại thời điểm năm 2018, các doanh nghiệp đều đánh giá CRA tại Việt Nam ở mức thấp. Cao nhất trong các đánh giá là REP1 (2,4661/5) và thấp nhất là REP2 (2,1780) thể hiện sự nghi ngờ của các doanh nghiệp Việt Nam về khả năng thành công của PTR trên thị trường XHTNDN và chưa đánh giá cao về danh tiếng của tổ chức này. Đến thời điểm năm 2019 thì các kết quả này đã được cải thiện đáng kể. Các biến quan sát đo lường về danh tiếng của CRA đã tăng từ mức thấp lên mức trung bình. Trong đó, thấp nhất là REP3 (2,8571/5) và cao nhất là REP1 (3,1429). Điều đó thể hiện sự nỗ lực của PTR trong thời gian ngắn cũng đã được các đại diện doanh nghiệp ghi nhận và càng lúc họ càng có sự đánh giá tốt hơn về danh tiếng của PTR. Các đánh giá về danh tiếng ở mức thấp trong năm 2018 và ý kiến về PTR ở biến quan sát PINT2 – “Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu” và PPRE1 - “Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại” cũng bị đánh giá ở mức thấp (lần lượt là 2,3814 và 2,5169). Tuy nhiên đến năm 2019 thì tất cả các đánh giá về danh tiếng và hành vi dự định của doanh nghiệp Việt Nam với CRA doanh nghiệp đều ở mức trung bình và tăng lên so với thời điểm trước đó.

Như vậy, giá trị trung bình cho thấy đánh giá về danh tiếng của CRA và hành vi dự định sử dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam


đã tăng lên mức điểm cao hơn theo thời gian. Có thể rút ra ý tưởng về đánh giá mức độ phát triển của thị trường XHTNDN tại Việt Nam theo ý kiến của chính các doanh nghiệp thì cũng đang nằm trong giai đoạn thứ hai (thuyết phục) của các giai đoạn khuếch tán đổi mới. Đồng thời các đánh giá trong tương lai về CRA doanh nghiệp phần lớn đều ở tăng lên theo thời gian. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện tại đang còn phân vân với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN của CRA nhưng trong tương lai tới họ sẽ vẫn tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA.

Như vậy, triển vọng phát triển hoạt động của các CRA đang được doanh nghiệp đánh giá tốt và nếu như các hoạt động của CRA hiệu quả, CRA tạo lập được danh tiếng trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lòng trả phí, dù có cao hơn hiện tại, để được cung cấp dịch vụ XTHN cho họ. Đó là một kết quả đáng ghi nhận để tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường XHTNDN tại Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nét trong đánh giá chi tiết về các yếu tố tác động đến danh tiếng của CRA khi phần lớn các kết quả về sản phẩm dịch vụ cung cấp (PRO), đội ngũ lãnh đạo (LDS), đổi mới (INO)… đều có mức đánh giá cao trên 3,4.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố đang được các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá ở mức thấp hơn so với các nhân tố còn lại. Căn cứ vào hình 4.10, ta có thể tập trung xem xét các yếu tố có đánh giá thấp nhất như INO2, PER1, MET1, LDS4, GOV3

Thứ nhất, với INO2- CRA này là một công ty sáng tạo đổi mới có mức điểm 3,049 có thể lý giải từ chính thực trạng của PTR trong việc còn chậm so với kỳ vọng của doanh nghiệp trong ban hành, công bố các yếu tố cơ bản như mức phí, phương pháp xếp hạng, các sản phẩm dịch vụ xếp hạng cụ thể và kết quả thực hiện thực tế trên thị trường sau hơn ba năm hoạt động vẫn rất hạn chế, chưa có nhiều đổi mới. Vì vậy, PTR nói riêng và thị trường XHTNDN Việt Nam nói chung nên lưu ý đối với các khuyến nghị về chính sách thúc đẩy phát triển, phát triển sản phẩm dịch vụ, cải tiến công nghệ…


PER4 PER2 PER1 LDS4 LDS3 LDS2 LDS1 IND4 IND3 IND2 IND1 GOV4 GOV3 GOV2 GOV1 MET3 MET2 MET1 INO4 INO3 INO2 INO1 PRO5 PRO4 PRO3 PRO2

PRO1

-

0.5000 1.0000 1.5000 2.0000 2.5000 3.0000 3.5000 4.0000 4.5000

3.6399

3.5524

3.1014

3.1119

3.6469

3.7238

3.7203

3.7063

3.6259

3.1469

3.6469

3.1189

3.5839

3.6224

3.6783

3.1084

3.6503

3.6294

3.0490

3.6224

3.9441

3.9406

3.8846

3.5734

4.0245

3.4685

3.9860


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Hình 4.13. Mức độ đánh giá của các doanh nghiệp đối với các nhân tố tác động đến danh tiếng của CRA

Thứ 2, PER1 - CRA sẽ là một công ty có lợi nhuận có điểm trung bình đạt 3,1014, lý do đến từ sau gần ba năm hoạt động chính thức, PTR vẫn chưa thực sự phát triển được hoạt động tạo ra doanh thu và có được lợi nhuận đáng kể khi khi mới chỉ có hai khách hàng doanh nghiệp được công bố xếp hạng. Việc này cần có một hướng đi căn cơ để tạo nên sự thúc đẩy lớn cho PTR, các khuyến nghị về liên kết với

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí